22 thg 10, 2009

Nhớ nguồn

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam.

7 thg 10, 2009

Sống thật với bản thân, với gia đình và xã hội

Sống ở đời,mỗi người đều có một cách sống riêng,một quan điểm riêng.Nhưng dù là ai,dù mang quan điểm sống thế nào,mỗi con người vẫn cần phải là một thể thống nhất giữa bên trong với bên ngoài,một sự kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thế xác.Như trong vở kịch Hồn Trương Ba,Da Hàng Thịt,nhà văn Lưu Quang Vũ có viết:
“Không thể bên trong một đằng,bên ngoài một nẻo được.Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
“ Bên trong”,nghĩa đen dùng để chỉ nơi khuất tầm mắt,nơi không nhìn thấy được,nhưng ở đây lại có nghĩa là phần nội tâm,phần sâu sắc trong tâm hồn của mỗi con người,nơi chứa đựng tất cả những suy nghĩ,đánh giá của con người về những gì diễn ra xung quanh.Còn “bên ngoài”,là nơi có thể quan sát được rõ ràng,nơi không có gì che lấp,nhưng ở đây,ta hiểu “bên ngoài” là nơi con người dùng để biểu lộ cảm xúc của trái tim,cảm xúc của tâm hồn.”Toàn vẹn”,toàn vẹn không phải là không có sai sót,toàn vẹn không phải là phải hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ nhặt,toàn vẹn ở đây chỉ đơn giản là con người ta được sống thật với lương tâm,với bản thân của mình.
Con người ta cần nên sống thật với chính mình.Vì con người vốn là một thể thống nhất giữa tinh thần và thể xác,và nếu không sống thật với chính mình,con người sẽ gây ra đau khổ,tai hoạ cho gia đình,cho những người xung quanh,và làm cho chính mình bị tỗn thương khi suốt ngày phải giấu cảm xúc,phải mang bộ mặt giả tạo như mang một chiếc mặt nạ,như thế thì làm sao có thể sống tốt,làm sao có thể mang đến hạnh phúc cho những người thương yêu xung quanh họ.
Nhưng giữa đời thường,có mấy ai dám sống thật với chính bản thân mình?Còn vướng bận giữa những toan tính đời thường,mấy ai có can đảm nói thật hết những suy nghĩ của mình.Ví như một công nhân đi làm,khi nghe giám đốc nói về một vấn đề nào đó,nghĩ rằng giám đốc nói sai,nhưng là công nhân,có ai dám nói thẳng thừng rằng cấp trên của mình đã sai.Hay như một học sinh đứng trước giáo viên,khi được hỏi rằng có hiểu bài cặn kẽ hay không,thì dù thế nào,người học trò ấy vẫn sẽ trả lời rằng có,dù đôi khi sự thật không phải là như vậy.Chối bỏ bản thân có đôi khi là đánh mất luôn cả cơ hội để thay đổi mọi thứ.Nếu như người công nhân sống thật với chính mình,có thể sẽ gây được ấn tượng với cấp trên,và có thể được thăng tiến hơn,học sinh nếu nói thật long mình với giáo viên,khi đó,khoảng cách giữa thầy và trò sẽ được rút ngắn hơn,và kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện hơn nhiều.
Ngay từ bây giờ,cần xây dựng cách sống thật với bản thân cho mọi người,cho xã hội,để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.Để không còn những lúc dối người,dối mình,để mỗi cá nhân trong một tập thể có thể có thể phát huy được toàn vẹn năng lực của bản thân.Khi biết sống thật với chính mình,người ta sẽ biết cách trân trọng chính mình và rồi sẽ là đến trân trọng những người xung quanh,sẽ không còn ai làm hại ai,cuộc sống sẽ được xây dựng tốt đẹp hơn rất nhiều.
Như vậy,quan niệm sống thật với bản thân như đã được đề cập đến trong đoạn văn của nhà văn Lưu Quang Vũ là lời nhắc nhở chung cho tất cả mọi người,hãy sống thật với bản thân.Có thể nói,sống thật với chính mình là một trong những chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người.

12a12-Tan-0910

6 thg 10, 2009

Lời hay ý đẹp

Thật lòng thì có bạn bè. 

Chăm chỉ thì có công việc. 

Và chân thành thì mới có cuộc đời.

----------------------------------
"Nếu đẹp , bạn hãy đáng với nhan sắc của mình , nếu xấu bạn hãy làm cho người ta quên cái xấu của bạn bằng kiến thức của bạn ". ---Nicole---

Các bạn tiếp tục đăng những lời hay ý đẹp mà mình tâm đắc vào "NHẬN XÉT" nha...

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
----------
"Hãy chỉ nghĩ về con đường dẫn tới thành công và đừng tìm cớ biện minh cho thất bại"
Cuộc sống sẽ luôn mỉm cười với những ai hướng về phía trước!

Ta cần có ý chí và nghị lực

Đề : Làm sang tỏ ý nghĩa của câu : “ đường đi khó không khó vì ngăn song cách núi mà khó vì long người ngại núi e sông” ( Nguyễn Bá Học).

Bài làm
Trong cuộc đời thăng trầm, mỗi người cần phải tự trang bị cho mình những kĩ năng sống nhất định. Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng được hạnh phúc, sẽ có những lúc ta cần phải có ý chỉ và nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Nhưng ta cũng cần phải hiểu rằng những khó khăn thử thách đó chúng ta vẫn có thể vượt qua được nều chúng ta cố gắng và có đủ nghị lực để vượt qua. Giống như câu nói của Nguyễn Bá Ngọc : “Đường đi khó không khó vì ngăn song cách núi mà khó vì long người ngại núi e sông”.
Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thánh công. Cũng như câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh :
“ Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắc làm nên.”
Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Thái Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của mội người.Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vươn lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó là chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đếm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sang đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dùm , có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với nhựng ai mún đi đến được thành công.
Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực đề vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loại người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được. chúng ta cứ thử một lần bước qua những thủ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sống, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đính cũng phải tạo điều kiện để mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống. Đễ mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chỉ thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.
Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lức sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”
12a12-Tuấn-0910

5 thg 10, 2009

Sống trọn nghĩa nặng tình

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại,bởi vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn.Chúng ta có thể tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức.Ngay từ xa xưa,cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình.Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
“ Uống nước nhớ nguồn ”
Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân ?
“Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước,mạch nước từ núi,từ rừng ra suối,ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông,không bao giờ cạn.Thứ nước khởi thủy đó trong mát,tinh khiết nhất.Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy.Từ hình ảnh cụ thể như vậy,người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn.”Nguồn” có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất,tinh thần cho xã hội.Còn “uống nước” đó chính là sử dụng,đón nhận thành quả ấy.Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy,trong cuộc sống,không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc,không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên,tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra.Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phải nghĩ đến những ai đã tạo ra nó.Mặt khác,người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức,thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh.Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ.Đó là sự công bằng trong xã hội.
Hơn nữa,lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh,với tập thể,tạo ra một xả hội thân ái kết đoàn.Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng.Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.
Ngược lại,thiếu tình cảm biết ơn,sống phụ nghĩa quên công,con người trở nên ích kỉ,vô trách nhiệm,những kẻ ấy sẽ bị người đời chê trách,mỉa mai,bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bên cạnh đó,ta thấy “Uống nước nhớ nguồn” còn là đạo lí của dân tộc,là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy.Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ người đào giếng”, “Đường mòn ân nghĩa chảng mòn”, “Ai mà phụ nghĩa quên công,thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm”…
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy.Sống dưới mái ấm gia đình,có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành,họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đổi bằng những giọt mồ hôi,nước mắt của cha mẹ,thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình.Dưới mái học đường,nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành.Đó là gì,nếu không phải là vô ơn với thầy cô?Trong xã hội cũng không ít kẻ “uống nước” nhưng đã quên mất “nguồn”.
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình:con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa,thủy chung,vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt.Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xữ một cách vô ơn,bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ.Học tập câu tục ngữ này,cụ thể là phải biết ơn,bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng.Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ,còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp,trường.Sống trong cuộc đời,ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang,giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn.Suy rộng ra là con cháu vua Hùng,thuộc dòng dõi Lạc Hồng,ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc.Thừa hưởng cuộc sống tự do,thanh bình phải biết khắc ghi công ơn cua các anh hùng liệt sĩ,khi “bưng bát cơm đầy”,ta phải cảm hiểu”muôn phần đắng cay” của những người nông dân…Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước,ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi,nước mắt và xương máu,tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ.Nói như Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước,bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.Trong tưong lai,hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương,hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách “trả ơn” quý báo nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn “ ăn cháo đá bát”,có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn.Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị,hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc,người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở,cảnh tỉnh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trải qua bao thâm trầm của thời đại,ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian…Đọc lại lời dạy của tổ tiên,ta không khỏi tự nhủ với lòng mình:Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội,sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc,sống chân thành trọn nghĩa trọn tình,có trứơc có sau.
12a6-38-0910

Lý tưởng là ngọn hải đăng

Những con thuyền đang ngày đêm lênh đênh trên biển cả đều rất cần một ngọn hải đăng để dẫn đường, soi sáng cho chúng tìm đến bền bờ an toàn và b ình y ên. Chúng ta cũng vậy, khác chăng ngọn hải đăng của chúng ta chính là lý tưởng sống – nó chắp cánh đưa ta bay cao cùng những ước mơ và chỉ đường cho ta đến bến bờ hạnh phúc của cuộc sống. Nhà văn Nga Lép Tôn – xtôi nói: “ Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.”
Vậy “lý tưởng sống ” là gì mà lại có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn như vậy đối với cuộc sống mỗi con người? Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Còn “ngọn đèn” là thứ ánh sáng tuy lung linh, huyền ảo nhưng lại có sức toả sáng mạnh mẽ, nhất là trong đêm tối. Nó giống như cô tiên xinh đẹp, tiếp thêm niềm tin và hy vọng, soi sáng và dẫn dắt ta tới thành công. “Phương hướng kiên định” là mục tiêu, đích đến đã được xác định rõ r àng và không thể thay đổi. “Cuộc sống”, đặc biệt là một cuộc sống đẹp chính là hạnh phúc, là khát khao của mỗi con người khi sống trên thế gian này.Tóm lại, Lép Tôn- xtôi muốn nhắn nhủ chúng ta: Đã làm người cần phải sống có lý tưởng, có mục đích rõ ràng trong cuộc sống. Đó chính là điều làm chúng ta khác biệt, tiến hoá so với các loài khác. Nếu chúng ta sống không có lý tưởng thì cuộc sống khi đó sẽ rất vô nghiã, không còn đáng sống nữa.
Theo em, sống ở đời, ai cũng khao khát hạnh phúc. Nó có một ma lực vô hình và mãnh liệt thúc giục chúng ta tìm kiếm. Hơn nữa, trong sâu thẳm mỗi con người, không ai không mong ước có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn.
V ậy ni ềm h ạnh ph úc l ớn lao nh ất c ủa m ột con ng ư ời l à g ì? Đ ó ch ính l à có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời. B ởi l ẽ lý tưởng sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh, th ử th ách. Ch ắc h ẳn b ạn đ ã t ừng nghe c âu : “ t ồn tai hay kh ông t ồn t ại. Đ ó l à m ột v ấn đ ề!”. V ậy b ạn đ ã bao gi ờ t ự v ấn b ản th ân m ình t ồn t ại tr ên đ ời v ì l ý do g ì? Một câu hỏi c ó th ể b ạn xem l à rất dễ nhưng nó c ũng làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình. Có thể bạn cũng đã t ìm được một mục đích, m ột l ý t ư ởng sống cho riêng mình, đi ều duy nh ất b ạn n ên l àm l à xem lại mục đích, l ý t ư ởng đó có thật sự cao đẹp hay không th ôi. Ch úng ta đang c ùng sinh s ống v à l àm vi ệc trong m ột t ập th ể, c ộng đ ồng n ên l ý t ư ởng s ống c ủa ch úng ta n ên h ư ớng v ề m ọi ng ư ời, v ề qu ê h ư ơng, đ ất n ư ớc. C ó c âu h át n ổi ti ếng c ủa nh ạc s ỹ Tr ịnh C ông S ơn :"Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi....". Ý ngh ĩa s âu s ắc m à Tr ịnh C ông S ơn mu ốn g ửi g ắm t ới ch úng ta l à: “hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...” Qu ả th ật v ậy, ch úng ta c ần ph ải bi ết cho đi! Đ ó c ũng l à m ột ph ần c ủa s ống đ ẹp, c ủa l ý t ư ởng s ống cao đ ẹp.
L ý t ư ởng s ống c ủa m ỗi ng ư ời kh ông c ần ph ải qu á xa v ời hay l ớn lao. Quan tr ọng l à ch úng ta ph ải s ống c ó l ý t ư ởng nh ưng n ó ph ải th ực t ế, c ó ý ngh ĩa cao đ ẹp ch ứ kh ông vi ễn v ông, xa v ời v à th ực hi ện n ó b ằng con đ ư ờng ch ân ch ính. Ta s ống cho ta, cho nh ững ng ư ời ta th ư ơng y êu, cho m ọi ng ư ời. V ì v ậy, ch úng ta ch ỉ t ìm th ấy h ạnh ph úc khi “ m ình v ì m ọi ng ư ời”. Ch ỉ nh ư v ậy , m ọi ng ư ời m ới c ó th ể v ì m ình. M à nh ân ch ứng đi ển h ình nh ất cho l ý t ư ởng s ống đ ẹp ch ính l à B ác H ồ k ính y êu c ủa ch úng ta. L ý t ư ởng c ủa c ả đ ời Ng ư ời kh ông l à g ì kh ác ngo ài “con đ ư ờng C ách M ạng”, đ em “Đ ộc l ập - T ự do - H ạnh ph úc” đ ến v ới mu ôn d ân. V à Ng ư ời đ ã c ống hi ến tr ọn v ẹn ni ềm tin, c ả cu ộc đ ời v ì l ý t ư ởng s ống cao đ ẹp đ ó.
Ch úng ta c ần t ôn vinh nh ững con ng ư ời s ống c ó l ý t ư ởng cao đ ẹp nh ư B ác nh ưng c ũng đ ừng qu ên ph ê ph án nh ững k ẻ ăn b ám x ã h ội, s ống kh ông c ó l ý t ư ởng m ục ti êu v ư ơn l ên trong cu ộc s ống nh ư nh ững đ ư ờng d ây ch ăn d ắt tr ẻ ăn xin đang l àm đau l òng, nh ức nh ối x ã h ội ta g ần đ ây. Đ ó v ừa l à h ành vi v ô nh ận đ ạo, kh ông c ó t ính ng ư ời v ừa l à h ành vi ti êu bi ểu nh ất cho nh ững con ng ư ời s ống kh ông c ó l ý t ư ởng!
B ản th ân l à h ọc sinh, nh ững ng ư ời tr ẻ, n ăng đ ộng c ủa th ế k ỷ 21 hi ện đ ại, nh ững ng ư ời ch ủ t ư ơng lai đ ất n ư ớc, ch úng ta ph ải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại. đ ầu ti ên, ch úng ta c ần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị, điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.
Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc con ng ư ời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Ch úng ta đ ã th ấu hi ểu l ời nh ắn nh ủ c ủa b ác L ép T ôn - xt ôi! V ậy h ãy c ùng c ống hi ến h ết m ình cho nh ững l ý t ư ởng s ống cao đ ẹp, h ãy theo ch ân Ng ư ời v à c ùng nhau th ực hi ện l ời nh ắn nh ủ thi êng li êng c ủa B ác:” Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em”, tr ở th ành l ớp thanh ni ên kh ông bao gi ờ ch ùn b ư ớc tr ư ớc nh ững kh ó kh ăn, th ử th ách gian nan nh ư Ng ư ời mong mu ốn.
12a6-06-0910

Bài học về lòng biết ơn

Mỗi người có mặt trên trái đất này đều có một cội nguồn.Ông cha ta xưa có câu:“Uống nước nhớ nguồn” và đến tận bây giờ câu tục ngữ ấy vẫn luôn đeo đuổi ta từ khi được sinh ra. Vậy thế nào là “uống nước nhớ nguồn”?
Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng hàm ý thật sâu xa."Uống nước" là điều chúng ta làm mỗi ngày, nhưng hai chữ này bao gồm nhiều ý nghĩa khác nữa. “Uống nước” tượng trưng cho người hương thụ thành quả,"nhớ" nói đến một thái độ, một tấm lòng biết ơn, “nguồn” là nguồn cội,cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng, “nhớ nguồn” là nhắc nhở những người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy những thành quả của người làm ra chúng. “Uống nước nhớ nguồn" có thể hiểu theo hai nghĩa đen:đây có thể là lời khuyên, khi nào uống nước thì phải nhớ nguồn, cũng là lời của ta tự nhủ mình rằng: uống những giọt nước này ta không thể quên từ đâu ta có nước để uống.Vậy “uống nước nhớ nguồn” thể hiện truyền thống đạo lí cùa con người Việt Nam rằng cần phải biết ơn, trân trọng những người đã làm ra thành quả cho ta hưởng đến ngày hôm nay.
Thật vậy, mọi sự vật đều có nguồn gốc.Của cải,vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc bạn thưởng thức một chén cơm, bạn cảm thấy vị ngọt, nhưng với tôi chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng, mặn vì họ đã bỏ biết bao công sức để làm ra những hạt gạo ngày hôm nay.Bạn có thấy không sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc,các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay, tạo cho ta một tinh thần vững mạnh .Việc xây dựng đền đài, lăng tẩm không chỉ để nhớ ơn những việc mà họ đã làm cho Tổ quốc mà đó còn la sự nhắc nhớ ta không bao giờ được quên nguồn gốc của mình. Nguồn gốc, nguồn cội không phải dễ có, ta cần phải biết trân trọng. Nhớ về nguồn cội thôi chưa đủ, ta cần phải biết ơn và đó là nét đẹp đạo lí làm ngươi của con người việt nam.Người Việt chúng ta luôn là những người sống với lòng biết ơn, không bao giờ quên tổ tiên, nòi gióng, biết bảo vệ quê hương Tổ quốc.
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”
Bốn câu lục bát mà mỗi người dân trên đất nước Việt Nam này không bao giờ quên vì đó là những lời nhắc nhở con cháu “Dòng máu lạc hồng” luôn nhớ về cội nguồn của mình.Điều đó đã góp phần tạo nên nhiều phẩm chất cao quý của dân tộc, tạo nên những giá trị tinh thần cao đẹp mà trong đạo lý “uống nước nhớ nguồn”nổi lên như một truyền thống tiêu biểu và tôn vinh những người đã sinh ra mình, những người có công với làng xóm, với quê hương, đất nước.Không những thế, người Việt Nam không bao giờ quên những người người đã dạy dỗ mình. Nhờ có cha mẹ, ta đã được nuôi lớn tới ngày hôm nay, nhớ có thầy cô mà ta có đủ vốn kiến thức để vững tin bước vào cánh cửa tương lai tốt đẹp. Tất cả những điều đó là biểu hiện của một con người luôn "Ăn trái nhớ kẻ trồng cầy, uống nước nhớ người đào giếng."
Sâu kín trong tâm hồn, chúng ta không phải là những người vô ơn. Tuy nhiên, vì đời sống máy móc, bận rộn; vì những lo lắng trong cuộc sống; có khi vì mệt mỏi, chúng ta đã không còn thì giờ suy nghĩ đến những thành quả mà họ đã tạo nên. Đó là điều mà ta cần khắc phục vì không khéo, nguồn cội sẽ đi vào quên lãng khi con người chỉ biết cuốn theo thời gian mà không ngừng nghỉ. Song, ta cần phê phá những kẻ “ăn cháo đá bát”, “có mới nới cũ”,đó là loại người lừa thầy phản bạn, bất hiếu, là một kẻ lười học, phá hoại tài sản của đất nước như việc quên đi nguồn cội mình, coi thương nguồn gốc của mình thì đó là việc đáng trách, ta cần phải loại bỏ.
Qua câu tục ngữ trên, ta càng thầy được đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Suy nghĩ đến bốn chữ ngắn ngủi trong câu tục ngữ, "Uống nước nhớ nguồn," tôi thấy những chữ này dạy ta những bài học vô cùng quý giá trong tinh thần biết ơn. Ta cần biết trân trọng, kính trên nhường dưới, sống có tình có nghĩa. Tôi và bạn hãy cố gắng học tốt để góp phần cồng hiến làm nên những thành quả cho lớp người đi sau.
12a6-13-0910

Lý tưởng sẽ dẫn dắt chúng ta

Trong cuộc sống của mỗi con người, ai cũng có một lí tưởng để sống, để làm việc, học hành. Có lí tưởng thì ta mới có được một sự quyết tâm để vươn tới những thành công sau này. Có lí tưởng đặt ra thì mọi ước mơ và cố gắng của chúng ta sẽ không bao giờ lãng phí. Nhà văn Nga Lép Tôn-xtoi đã nói rằng: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Vậy chúng ta suy nghĩ thế nào về câu nói này của Tôn-xtoi khi mà ngày nay, xã hội ngày càng tiến bộ, đời sống và nhân dân đang ngày một vươn xa ?
“Lí tưởng” là mục đích cao cả, là những gì tốt nhất mà chúng ta cần phải đạt đến. “Ngọn đèn” là một dụng cụ chiếu sáng, nhưng đó chỉ là nghĩa đen, ta còn có thể hiểu theo nghĩa bóng là một người dẫn đường, một người bạn đồng hành cùng chúng ta trên con đường đi tìm lý tưởng, soi rọi cho chúng ta thấy được những chướng ngại vật đang cản trở con đường, giúp ta tới đích một cách dễ dàng. “Phương hướng kiên định” là sự quyết định của con người về hướng đi của mình, là suy nghĩ của bản thân về việc phải làm và sẽ làm trong tương lai, thể hiện được nghị lực, quyết tâm của người đó để không lùi bước trước khó khăn thử thách. “Cuộc sống” là đời sống hiện tại với những quá trình sống cùng những hoạt động của xã hội. Câu nói của Tôn-xtoi muốn nêu cao tầm quan trọng của lí tưởng, là người dẫn đường đưa chúng ta đến thành công, nếu không xác định lí tưởng thì ta sẽ không có nghị lực mà không có nghị lực thì sẽ không phát triển được trong cuộc sống này.
Câu nói của Tôn-xtoi rất đúng trong mọi thời đại. Sống có lý tưởng sống cao đẹp là sống luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện bản thân, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. Có lý tưởng đúng đắn thì ta sẽ vượt qua mọi thử thách, đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống đầy gian nguy. Chỉ cần có lý tưởng thì những gì ta muốn đều có thể đạt được rất dễ dáng, chỉ cần ta cố g8ang1 vươn lên, không quản ngại. Nhưng chỉ nói thôi thì không đủ, chúng ta cần phải thực hành. Và để thực hành được thì không phải ai cũng làm được.
Trong cuộc sống, ta có thể bắt gặp được những lý tưởng cao đẹp thể hiện rõ nét và nhiều nhất là những người nghèo khổ. Tuy nghèo nhưng họ đã thể hiện được một lý tưởng cao đẹp có thể giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Những chương trình truyền hình dành cho người nghèo điển hình như chương trình “Vượt lên chính mình”, những gia đình nghèo khổ khi tham gia chương trình này đều thể hiện được lí tưởng vươn lên để thoát khỏi nợ nần để phát triển kinh tế gia đình và hội nhập trong xã hội. Đó là những tấm gương điển hình cho chúng ta thấy được ý chí vượt lên, vượt qua mọi thử thách của con người và lí tưởng cao đẹp của họ. Nhưng trái với hình ảnh này lại có những người không định sẵn cho mình một lí tưởng, đặc biệt là lớp trẻ bây giờ, những nhà giàu có khá giả, chỉ biết nghĩ tới tiền, sử dụng tiền vào những việc vô ích, không màn đến tương lai của mình. Một số người lại cho rằng mọi thứ do ông trời sắp định sẵn nên cũng chẳng them quan tâm đến lí tưởng là gì. Đó là những người không thể chấp nhận trong xã hội, rồi đến một lúc nào đó họ sẽ không thể tồn tại được trong một xã hội như thế này nếu như không có lí tưởng đúng đắn.
Bản thân mỗi chúng ta cần phải xác định rõ ràng mục đích lí tưởng ngay từ những lúc còn đang ở trong bậc sư phạm để khi ra đời chúng ta hãy lấy đó làm nền tảng để đưa chúng ta đến với thành công trong công việc cũng như những thứ khác trong xã hội này. Tuy vậy, nhiệm vụ trước mắt là phải học tập thật tốt, cần hình thành cho mình kĩ năng tự lập, không phụ thuộc vào người khác. Khi ra đường, cần phải có những hành vi tốt, không để lại hình ảnh xấu cho bản thân mình cũng như xã hội.
Vậy mỗi người chúng ta cần phải thực hiện cho mình một lí tưởng cao đẹp để khi ra đời ta xem đó là nền tảng của một bước đường tiếp theo, bước đường đưa ta vào đời và dẫn ta tới ngưỡng cửa của thành công
12a6-32-0910

Để từ đó tôi yêu người

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã dạy bảo con cháu rằng “Tiên học lễ, hậu học văn”. Và một trong những đức tính quan trọng và cần thiết của con người là phải có ơn, có nghĩa. Trong kho tàng dân ca Việt Nam, có rất nhiều câu tục ngữ nói về điều này như là : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”, … và “Uống nước nhớ nguồn” là câu cụ thể nhất, vừa ngắn gọn, vừa hàm súc. Có thể nói đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.
“Uống nước” là cụm từ mà hiểu theo nghĩa bóng có nghĩa là tiếp thu hay thừa hưởng một cái gì đó từ ai. “Nhớ” – một động từ, ý chỉ sự thương nhớ, hay rộng hơn có nghĩa là biết ơn. “Nguồn” là một danh từ , ý chỉ cội nguồn, nơi xuất phát và mở đầu. Ta có thể thấy câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” ẩn chứa nhiều ý nghĩa lớn lao. Nó không đơn thuần là lời dạy của ông bà, mà còn là một là tự nhắc nhở đến chúng ta phải biết sống có tình, có nghĩa. Sống trên đời, khi sử dụng hay sở hữu một thứ gì đó, ta luôn phải đặt cho mình câu hỏi : “Những thứ này ở ra?”, “Ai đã tạo ra chúng?”, “Ta phải sử dụng chúng như thế nào?”, …, để từ đó, ta biết trân trọng hơn, yêu quý hơn những gì mình đang có.
“Uống nước nhớ nguồn” – câu tục ngữ thể hiện truyền thống, phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam qua bao thời đại. Thiết nghĩ, nó sẽ luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, dù xa xưa hay hiện đại. Khi ta biết mang ơn một ai đó, tức là ta đã biết cách xử sự đúng đắn với người đó.
Theo định luật bảo toàn năng lượng thì “Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”. Thật vậy, trong tự nhiên, mọi vật trên đời này đều có nguồn, có cội. Ông bà ta vẫn hay nói “Chim có tổ, người có tông”. Câu tục ngữ “Uống nước, nhớ nguồn” như một lời nhắc nhở đến thế hệ con cháu chúng ta phải nhớ đến tổ tiên. Đất nước ta, để có được hòa bình, độc lập, chủ quyền như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đấu tranh gian khổ, hi sinh máu thịt. Ngày nay, lớp trẻ đã biết giữ gìn, phát huy và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới, đẩy mạnh kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng tốt hơn. Đó chính là những hành động thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta trong kỉ nguyên mới – kỉ nguyên của độc lập, bình đẳng và phát triển.
Nói như thế, nhưng vẫn có một số bộ phận những người chỉ quan tâm đến bản thân mình, chỉ biết hưởng thụ, chứ không biết góp công vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; sống như thế thì “vàng có chất thành núi, rồi cũng sẽ lỡ”. Những con người đó đã không chỉ đánh mất danh dự bản thân, gia đình, xã hội. Họ đã lao vào những cuộc ăn chơi triền miên, lười lao động, gây ra tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự và để lại những hậu quả khôn lường. Những việc làm đó thể hiện sự vô tâm, không biết quý trọng tài sản vô giá đã được đánh đổi bằng chính sinh mạng của đồng bào ta. Những con người vô trách nhiệm này thật đáng lên án và bị xã hội trừng trị.
Có “Uống nước, nhớ nguồn” thì ta mới thấu hiểu được sự gian khổ, khó khăn của những người đã tạo ra những thành quả đáng trân trọng, cũng như của chính bản thân ta. Để từ đó, ta biết cố gắng, phấn đấu hơn nữa cho xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Biết mang ơn và trân trọng những gì mình có, ta sẽ trở nên rộng lượng hơn, không ích kỉ và sẽ sống có ích hơn cho mọi người và xã hội.
Là học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, cách tốt nhất là chúng ta phải cố gắng, siêng năng, chăm chỉ. Vì một khi ta học tập tốt, nghĩa là ta đã biết nhớ ơn và trân trọng từng con chữ mà thầy cô đã dùng hết tâm huyết tryền đạt.
Từ câu tục ngữ “Uống nước, nhớ nguồn”, người xưa muốn nhắc nhở ta không ngừng cố gắng, phấn đấu để ngày một tiến bộ. Ngoài ra, ta nên tiếp thu một cách có chọn lọc những cái hay, cái đẹp của người khác để làm phong phú thêm cho bản thân, đất nước và trành được những sai lầm mà người khác đã phạm phải. Mỗi con người chúng ta dù đi đâu, làm gì thì vẫn là người Việt Nam, ta phải luôn ghi nhớ những gì mà tổ tiên đã dạy bảo, phải sống “có trước, có sau” và sống cho xứng đáng là một “con người”. Xin mượn một câu hát thay cho lời kết “… để từ đó tôi yêu người, để từ đó tôi yêu tôi …”.
12a6-02-0910

Giữ lấy truyền thống dân tộc

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răng đe dạy và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết mà mỗi người ai cũng phải có như là: “một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.....các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người... Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thể hiểu tận tường những ý từ của ngươì xưa muốn răng dạy chúng ta thông qua câu tục ngữ này.
Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu. “Nước” là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con ngươì và cây cỏ sẽ bị hủy diệt, không có sự sống. “Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chỉ là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. “Nước” chính là những thành quả mà cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau.
Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào là “uống nước nhớ nguồn” và tại sao khi “uống nướ”c chúng ta phải “nhớ nguồn”. Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sống của mình để chiến đấu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tuự mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đến những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yếu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thương xây dựng nhà tình nghĩa tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệ sĩ và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể..., từ đó hình thành một xã hội thân ái, đoàn kết.Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tăng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố, phường xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giống như vậy...thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nếu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng những thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí.
Để thực hiện tốt việc nhớ nguồn, trước hết chúng ta phải biết tự hào về truyền thống, văn hóa của dân tộc, phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương và sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm.Ta phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống của nước nhà ngày một phong phú.Về phần mình, chúng ta phải học tập nghiêm túc để sau naỳ tạo ra được chính thành quả cho mình, cho xã hội, đó chính là biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn.
Qua câu tục ngữ này, chúng ta đã rút ra được bài học cụ thể cho bản thân: “uống nước nhớ nguồn” trước hết là nhớ công sinh thành, dưỡng dục của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người xung quanh, công lao của những thế hệ đã đi trước. Chúng ta phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, phải biết quý trọng và giữ gìn những thành quả mà mình đươc hưởng.Ta hãy học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lí làm người và truyền thống dân tộc.
12a6-29-0910

Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không... chính là nhờ công học hành của các cháu

Sống trên đời, mỗi người chúng ta thường tự hỏi liệu đâu là sức mạnh thực sự của con người? Và nhà khoa học người Anh Francis Bacon (thế kỉ XVI-XVII) đã nói một câu rất nổi tiếng:”Tri thức là sức mạnh”.Vậy có phải sức mạnh chính là lượng tri thức mà ta sở hữu?
Đầu tiên, ta được biết tri thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh nhưng lúc nào cũng có liên quan đến những khái niệm như hiểu biết, ý nghĩa, thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi và kích thích trí não trong các lĩnh vực khoa học, tự nhiên, xã hội,…Đối với mỗi con người, tri thức là “hành trang” mà chúng ta giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp, quá trình tri giác, học tập, tiếp thu, giao tiếp, tranh luận, lý luận, rèn luyện, thực hành hay kết hợp các quá trình này…như trong câu:”Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.Vì vậy, nếu ta có thể sở hữu được càng nhiều tri thức thì cũng đồng nghĩa với việc ta đang có sức mạnh và lợi thế trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người, mọi phạm vi của xã hội.
Qủa thật, “tri thức là sức mạnh”, là hành trang và là chìa khóa mở cửa tương lai. Điều này đã được chứng thực từ những bài học lịch sử quý báu từ nước bạn như: sinh ra ở đời Thục Hán, là người đất Dương Đô, Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh tài trí hơn người, thông thạo binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn,tài đức lưỡng bị,… làm quân sư cho Lưu Bị.Ông đã bao lần vận dụng các tri thức , suy đoán và nhìn xa trông rộng về thời tiết, về chiến thuật và cả tâm lí địch để đánh thắng bao trận vẻ vang, lưu danh muôn thuở vào sử vàng như trận Xích Bích lẫy lừng, vang dội. Chính vì sức mạnh của tri thức nơi ông nên ông được hậu thế gọi là “vạn đại quân sư”, coi là tấm gương sáng cho muôn thuở…Riêng trong lịch sử Việt Nam, năm 938, Ngô Quyền đã áp dụng kế đóng cọc dưới lòng sông Bạch Đằng để đánh bại quân Nam Hán và xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa mùa xuân năm 939. Qua đó, ta càng thấy được sức manh của tri thức.Thế vì sao tri thức là rất quan trọng cho phát triển ở thế giới hiện tại? Đơn giản là để sống, chúng ta phải biến đổi những nguồn lực mà chúng ta có thành đồ vật mà chúng ta cần; vì ngày mai tốt đẹp hơn, con cái chúng ta được giáo dục và trang bị những khả năng thích nghi cao hơn, môi trường tự nhiên - xã hội được cải thiện tốt hơn... thì chúng ta phải có tri thức. Dự báo, đến đầu thế kỷ XXI, gần hai phần ba GDP trong những nước OECD chủ chốt là dựa vào việc tạo ra và phân phối tri thức.Nhìn lại thế kỷ XX, tri thức đã chuyển hoá rất nhanh thành công nghệ phục vụ đời sống. Chẳng hạn ở lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, trước đầu thể kỷ XX, trung bình phải mất 30 năm để lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn; nhưng đến cuối thế kỷ XX, khoảng cách đó rút ngắn xuống còn 5 năm hoặc ngắn hơn nữa.Hiện nay, khoảng cách trên tiếp tục được rút ngắn, và việc thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến việc tạo ra, trao đổi và quản lý tri thức đang là vấn đề trung tâm của sự phát triển toàn cầu. Nhờ vào tri thức mà những sản phẩm "trong mơ" thành hiện thực, những sản phẩm đắt đỏ thành giá rẻ... trong khi tính năng lại tăng lên. Đơn cử, trong vòng 20 năm cuối cùng của thế kỷ XX, chi phí cho một chiếc máy tính đã giảm hơn 10.000 lần, còn khả năng hoạt động của nó lại tăng lên tương ứng (hơn 10.000 lần).Thế nên, trong công cuộc phát triển của mỗi một quốc gia cũng như toàn cầu, một khi người dân nắm bắt được những cách thức mà qua đó tri thức có thể cải thiện được đời sống của họ thì họ sẽ được kích thích để tìm ra những tri thức mới, và bản thân họ trở thành tác nhân của sự phát triển..Tuyên ngôn có tính cách mạng của Francis Bacon (1561-1626): "Tri thức là sức mạnh" - hiện đang đúng hơn bao giờ hết. Ngày nay, chúng ta đem so sách Tri thức với Ánh sáng (Báo cáo tình hình phát triển thế giới của WB, 1998) và gọi tri thức là "thế phẩm toàn năng tối hậu" (nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ Alvin Toffler). Gọi "thế phẩm", vì nó trôi nổi khắp hành tinh; gọi "toàn năng", vì nó vô tận và vô địch; gọi "tối hậu", vì nó là yếu tố linh hoạt nhất, quan trọng nhất của tất cả các yếu tố sản xuất, dù ta có đo được hay không.
Hiện tại,nhu cầu và tầm quan trọng về việc tiếp thu tri thức càng được nâng cao hơn, tiêu biểu là việc phổ cập giáo dục ở toàn quốc và ước mơ thi đậu Đại học càng gia tăng…Đặc biệt hơn khi ở một số quốc gia đang phát triển và phát triển như Hàn Quốc, Nhật thì việc thi đậu Đại học càng mang yếu tố quyết định hơn nữa. Điều này rất đáng khen và tự hào.Việc có được chiếc bằng Đại học dường như thể hiện được tri thức, học vấn của con người và trở thành bước đệm vững chắc cho tương lai họ.Tuy nhiên, chúng ta không nên quá áp đặt nặng nề vào việc học và chiếc ghế Đại học vì nếu ta làm như vậy thì việc học sẽ trở thành áp lực, thậm chí sẽ dẫn đến tỉ lệ tự tử vì rớt Đại học tăng cao và tạo bằng cấp giả để đối phó…Thế thì chẳng phải càng tệ nạn hơn sao? Càng đáng phê phán hơn ! Tóm lại tri thức chính là sức mạnh có thể đem so sánh với hình ảnh cây quyền trượng, chiếc vương miện quyền lực của vua chúa thời xưa rất uy quyền và mạnh mẽ thế nhưng nếu vị vua không biết dùng những quyền lợi đó để phụng sự cho dân thì âu cũng sẽ bị thất bại, bị ghét bỏ, trở thành vết nhơ trong lịch sử.
Vì vậy, để không trở thành những “vị vua” thất bại, chúng ta phải học,trau dồi tri thức một cách chọn lọc,”học, quý ở tinh”,học vì những mục đích đúng đắnnhư để trau dồi nhân cách, để làm người, để biết rồi đưa cái biết ra mà hòng giúp ích cho gia đình, xã hội và phải không ngừng ham, hiếu học:”Mỗi ngày mình biết them những điều chưa biết,mỗi tháng chẳng quên những điều đã biết, như vậy cóp thể coi là người hiếu học”,”Học, học nữa.”.Sách Trung Dung có câu:”Học cho rộng,hỏi cho kĩ,nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sang tỏ,làm cho hết sức.”.Học vấn , học hành, trau dồi tri thức có như thế mới học làm người được… Tuy nhiên, thế giới chúng ta đang tồn tại sự bất bình đẳng cố hữu trong mọi vấn đề liên quan đến tri thức, trong đó đáng chú ý là việc tiếp cận với tri thức. Dường như khoảng cách này ngày càng tăng khi tỷ lệ ứng dụng tri thức bị chậm lại và bị gián ở nơi này hay đối tượng này, thì ở nơi kia (đối tượng kia) lại thuận lợi và gia tăng. Một khi khoảng cách này ngày càng mở rộng thì thế giới của chúng ta sẽ bị phân tách sâu sắc hơn nữa. Bởi vì nguồn vốn và các nguồn lực khác cho phát triển và do phát triển đem lại ngày càng chảy vào các nước lớn và tập trung trong tay những người giàu. Là bởi vì họ nắm giữ những hệ thống tri thức khổng lồ và cực mạnh; họ được trang bị hầu như tất cả trong khi những người nghèo gần như trắng tay. Họ lướt trên mạng Internet trong khi nhiều người khác còn mù chữ. Thế nên, trong niềm phấn chấn của chúng ta về xa lộ thông tin toàn cầu, đừng quên hàng triệu người khác, hàng triệu ngôi làng và khu ổ chuột đó đây không có điện thoại, điện năng hoặc nước sạch; hay những đứa trẻ đi học không có bút chì, mực viết, sách vở; và phần lớn đồng loại của chúng ta chưa biết hoặc chưa được sờ đến chiếc máy vi tính; hơn một nửa dân số thế giới chưa bao giờ được gọi hay nhận một cuộc điện thoại nào. Đối với người nghèo, điều hứa hẹn của thời đại thông tin và toàn cầu hoá về sự đổi thay, với khẩu hiệu tri thức cho tất cả mọi người trong ngôi làng toàn cầu, có lẽ cũng tỏ ra xa xôi như một vì sao xa lắc. Phải chăng đang tồn tại và không thể xoá bỏ khu vực ngoại vi trong ngôi làng toàn cầu ấy, vì những lý do đã được toan tính? Tuy nhiên, cơ hội "nhảy vọt" cho những nước nghèo và người nghèo không phải là không có. Họ có thể tiếp cận với tri thức một cách thành công bằng chính khả năng thực hiện quá trình hấp thụ, ứng dụng, chuyển tải và sáng tạo tri thức mới với hiệu quả cao nhờ biết tranh thủ những kênh thông tin vừa tầm. Vấn đề trước tiên đối với mỗi quốc gia và cá nhân, chính là sử dụng giáo dục như là chiếc chìa khoá để tiếp cận, mở rộng, nâng cao, tham dự vào quá trình... và gia nhập vào dòng chảy của tri thức nhân loại. Làm sao để hàng tỷ tế bào thần kinh trong mỗi bộ óc con người được nuôi dưỡng, bồi bổ và hoạt động thật tốt. Đây chính là điều có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi người, mỗi quốc gia - dân tộc, cũng như toàn thể loài người. Và như vậy, lại phải trở về giải quyết bài toán ban đầu về ăn - uống, ở - mặc, đi lại, học hành, việc làm... cho "một con người".Trong gia đình, trong nhà trường,các bậc sinh thành, thầy cô không nên đặt nặng kết quả, thành tích học tập lên con mà nên cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện học sao cho thoải mái, dễ tiếp thu và ham học-sẽ hiệu quả hơn.Đặc biệt, trong xã hội, chính phủ, Nhà nước, các đơn vị cấp cao nên quan tâm, tạo cơ hội cho tất cả trẻ em, người lớn trong cả nước được tiếp cận với nền giáo dục, với con số, con chữ…như tài rợ, giúp đỡ mở các lóp học tình thương, lớp học bổ túc cho người nghèo, gặp nhiều khó khăn…đồng thời tìm kiếm công ăn việc làm cho họ để họ có thể chuyên tâm trong việc học hơn…
Câu nói của Francis Bacon : "Tri thức là sức mạnh” quả thực rất chính xác trên mọi mặt. Vì thế nếu một đất nước nếu thiếu tri thức thì cũng đồng nghĩa với việc yếu kém. Bác Hồ đã từng nói: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu đươc hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu." (Bác viết trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường" - Tháng 9/1945). Là thế hệ trẻ, chúng ta càng hiểu rõ những điều cần và phải làm vì tương lai nước nhà trong tương lai: phải không ngừng cố gắng trau dồi tri thức. Riêng bản thân tôi, câu nói:”Tri thức là sức mạnh” sẽ mãi là hành trang không thể thiếu trên con đường xây dựng đất nước ngày mai…Hãy chứng tỏ sức mạnh bằng chính tri thức mà bạn có được…
12a6-16-0910

Nhân bất học bất tri lý

Người xưa có câu :
“Ngọc bất trác, bất thành khí
Nhân bất học, bất tri lý”
Nghĩa là ngọc mà không được mài dũa thì không thể trở thành món đồ có giá trị, cũng như người mà không học thì không biết được lý lẽ. Câu nói đó đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Và ngày nay, để xác định một lần nữa mục đích của học tập, UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.”
Học là trau dồi kiến thức tổng quát, là tiếp thu những cái hay, cái mới, cái tiến bộ sáng tạo... là nâng cao khả năng chuyên môn và các kĩ năng khác, đồng thời là hoàn thiện nhân cách của bản thân. Trước hết là chúng ta “học để biết”, để nhận thức được đúng, sai, tốt, xấu, hiểu rõ được các vấn đề. Quả thật là nếu không có học gì cà thì bản thân chúng ta sẽ không có hiểu biết để đánh giá, nhận định đúng một sự việc, vấn đề.
Điều quan trọng hơn là sau khi hiểu được, biết được thì ta phải “làm”, phải vận dụng những gì đã học được vào thực tiễn đời sống. Có như vậy ta mới biết biết được thành quả của việc học đã đem lại, đồng thời thông qua đó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào các hoạt động chung của xã hội.
Mặt khác chúng ta còn “học để chung sống” để tạo dựng các mối quan hệ giữa người với người được hòa thuận, tốt đẹp, đầm ấm hơn nhờ tiếp thu những qui tắc giao tiếp, cách ứng xử và sự tinh tế, nhạy bén trong từng nền văn hóa. Có như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên hòa hợp và có ích với cộng đồng.
Hơn thế nữa là chúng ta còn “học để tự khẳng định mình”, để chứng tỏ bản thân mình học là vì mục đích rõ ràng với ý chí phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu đó. Đó là một quá trình lâu dài và đòi hỏi bản thân người học sự siêng năng, chăm chỉ, sự kiên trì, bền bỉ tới cùng. Tất nhiên thành quả của quá trình “học và làm”như vậy sẽ đem lại nhiều lới ích và xứng đáng với công sức mà ta đã bỏ ra. Như vậy câu nói của UNESCO khẳng định rằng học tập là bước cơ bản cung cấp cho ta tri thức đồng thời hướng dẫn ta sử dụng tri thức vào các mục đích tốt đẹp.
Câu nói của UNESCO đã mở ra cho ta hai khía cạnh chính của việc học: thứ nhất là học phải thông qua việc tiếp thu kiến thức trên lý thuyết; thứ hai là học phải ứng dụng thực hành trong thực tế. Hai phạm trù này luôn sóng đôi với nhau, bổ sung cho nhau và không thể tách rời được. Đây cũng là một trong những bước chính yếu để việc học của một người đạt được kết quả cao. Từ đó tạo cho nền tảng phát triển vững chắc, có năng lực trong công việc chuyên môn, rèn luyện nhân cách bản thân tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ hơn về cả “bộ mặt” lẫn con người.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những người học với mục đích đối phó, qua loa cho có. Do vậy mà họ nắm kiến thức một cách hời hợt, không sâu không chắc. Những dạng người này cho dù có đạt được thành tích cao trong học tập thì cũng rất khó thành công một cách bền vững cho sau này được.
Tóm lại mỗi người trong chúng ta cần ý thức rõ việc học tập, xác định mục tiêu cụ thể, đúng đắn cho bản thân và nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu để tạo lập cho bản thân sự tự tin bản lĩnh mạnh mẽ về năng lực của bản thân, rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách cao đẹp.
12a6-Ngọc Tâm-0910

Nỗ lực học là trách nhiệm của thanh niên

Lênin từng có câu: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói trên đã khẳng định tầm quan trọng thiết yếu của việc học. Và để việc học của chúng ta đạt được kết quả tốt đẹp thì mỗi cá nhân cần xác định rõ mục đích học tập cho bản thân. Vì lẽ đó mà UNESCO đã đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khằng định mình”. Vậy chúng ta hãy cùng làm rõ vấn đề trên.
“Học” là sự tiếp thu kiến thức ở nhiều lĩnh vực không chỉ từ nhà trường mà còn từ cuộc sống. Ông bà ta khi xưa thường khuyên con cháu: “ Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học”. Thật vậy, để mở mang sự hiểu biết cũng như tích luỹ tri thức quý giá thì con người ta luôn phải trải qua quá trình học tập không ngừng nghỉ. Bạn có thể biết được những điều hay, mới lạ, bổ ích bằng cách tìm tòi học hỏi qua sách vở, qua thầy cô ,bạn bè cũng như từ thực tế cuộc sống. Chỉ cần luôn cố gắng và có tinh thần ham học hỏi, chắc chắn ta sẽ giải đáp được những điều ta muốn biết và hơn nữa là hiểu thêm về những điều ta chưa biết. Nhờ vậy mà bản thân luôn bắt kịp với thời đại, với sự phát triển vượt bậc của xã hội.
Bên cạnh việc học để tiếp thu kiến thức, chúng ta còn cần xác định cho mình một mục đích học tập quan trọng khác nữa , đó là “học để làm”.Ta có thể hiểu “học để làm” ở đây là vận dụng những kiến thức mình đã học vào cuộc sống. Hay nói rõ hơn là học cho tương lai, học để mai sau có thể kiếm được công việc , nghề nghiệp ổn định nhờ đó nuôi sống bản thân và cống hiến sức lực , trí tuệ cho đất nước…
Vậy còn “học để chung sống” là như thế nào? Hẳn ai cũng biết,cuộc sống quanh ta vốn muôn màu muôn vẻ, đa dạng và vô cùng phức tạp với nhiều mối quan hệ. Việc “học” trong trường hợp này được hiểu là học cách đối nhân xử thế, học những điều hay lẽ phải cũng như cách sống đẹp. Quan hệ giữa người với người đi đến tốt đẹp, hoà hảo hay mâu thuẫn, xung đột đều là do chúng ta quyết định. Nếu biết cư xử phải lẽ với nhau, biết nghĩ cho nhau, cho tập thể thì hẳn mỗi người đểu cảm nhận được niềm hạnh phúc khi cho đi và nhận lại. Mặt khác, “học để chung sống” còn là học tập và tuân theo những chuẩn mực về đạo đức, pháp luật để trở thành một cong dân gương mẫu , góp phần xây dựng bộ mặt văn minh, tích cực cho đất nước.
Cuối cùng là “học để tự khẳng định mình”. Ai mà không muốn được mọi người kính nể, ai mà không muốn đạt được địa vị cao cũng như gặt hái được thành công trong cuộc sống. Thế nhưng không phải muốn là có thể có được mà ta phải trải qua sự rèn luyện, học tập chăm chỉ. Vì lẽ đó mà mỗi chúng ta phải luôn nổ lực tìm tòi kiến thức, cố gắng học thật giỏi để chứng minh được mình là người hữu ích và khẳng định tài băng của chính bản thân.
Có thể nói, bốn yếu tố trênđóng vai trò hết sực quan trọng cho sự học. “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” là yêu cầu tiếp thu kiến thức rồi vận dụng nó vào thực hành, vào hành động trong cuộc sống từ đó hoàn thiện nhân cách và khẳng định chính bản thân. Là học sinh, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải ra sức học tập văn hoá để ứng dụng kiến thức đã học vào thức tế. Nhưng học giỏi vẫn chưa đủ mà ta còn phải rèn luyện nhân cách , đạo đức. Có những người rất giỏi giang, thành đạt nhưng chỉ biết có bản thân mình mà không nghĩ đến tập thể, không bao giờ biết giúp đỡ cộng đồng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Như vậy là họ đã bỏ qua việc học để chung sống với xã hội. Cũng có những bạn chẳng xác định được mình học để làm gì. Các bạn ấy chỉ học qua loa, đối phó sao cho đủ điểm, học chỉ vì nghĩ ba mẹ ép buộc mà không hiểu rằng việc học có ý nghĩa rất quan trọng cho tương lai của mình. Bởi lẽ đó, mỗi học sinh hãy luôn có ý thức học tập và có trách nhiệm với chính bản thân cũng như gia đình và xã hội.
Tóm lại, việc học là rất quan trọng không chỉ với mỗi cá nhân mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội. Do đó, mỗi chúng ta, nhất là thế hệ thanh niên thế kỉ XXI hãy xác định cho mình mục đích học tập và phấn đấu nổ lực hết mình để mai này trở thành công dân có ích, góp phần xây dựng đất nước thêm giàu mạnh.
12a6-11-0910

Lý tưởng là một thang thuốc mạnh

Sống trên đời ai cũng phải xác định cho mình một lý tưởng,mục đích sống để có đích đến và điểm dừng. Vì thế ,Lép Tôn-xtôi nói rằng : “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường.Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định,mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.Câu nói trên khiến cho chúng ta càng phải suy ngẫm về vai trò của lý tưởng trong cuộc sống.
“Lý tưởng”là gì? Lý tưởng là những tư tưởng cao cả, tốt đẹp nhaát định hướng cho cuộc sống của con người. “Ngọn đèn”dùng để thắp sáng,chiếu sáng. “Phương hướng kiên định” chính laø khả năng quyết định một ý kiến một suy nghĩ khó phá vỡ. “Cuộc sống”,chỉ hiện thực đời sống với toàn bộ quá trình hoạt động của xã hội.Như vậy, lý tưởng là tư tưởng tốt đẹp soi đường để ta đi đến tương lai một cách hoàn thiện. Không có lý tưởng,ta sẽ không có mục đích để phấn đấu đi đến thành công. Lý tưởng giúp ta có được những lý do để bắt đầu sống một cuộc sống thật sự chứ không phải chỉ tồn tại.Ngoài ra,sống có lý tưởng sẽ giải quyết sự nhàm chán,nó còn dẫn đường,soi sáng định hướng cho ta đích đến.Lý tưởng còn giúp ta dám chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình,thay vì chạy theo đám đông hoặc trôi nổi vô định trong cuộc đời.Lý tưởng là nguồn động lực,chất xúc tác giúp ta đạt được những gì mong muốn dù gặp khó khăn nguy hiểm.
Trong cuộc sống, dù lúc nhỏ hay đến khi già, ai cũng có ước mơ, hoài bão và luôn muốn biến ước mơ,hoài bão và lý tưởng cao đẹp đó thành sự thật.Thế nhưng, thực tế ngày nay không ít thanh niên có cuộc sống buông thả,không nghĩ đến tương lai hoặc theo đuổi những lý tưởng tầm thường,tiêu cực đáng chê trách. Với họ sống để hưởng thụ và chơi cho hết mình. Họ không biết rằng họ đang lấy quá khứ và hiện tại để làm khổ tương lai của mình.Cũng có trường hợp,nhiều người đặt ra lý tưởng cho chính bản thân mình rồi lại từ bỏ vì nó quá xa xôi hoặc thiếu bản lĩnh,sự kiên trì.Nhiều người khác cho rằng hiện tại và tương lai đã được số mệnh định sẵn nên họ chấp nhận buông xuôi.
Ngược lại, vẫn có nhiều người sẵn sàng khắc phục khó khăn và thử thách để thực hiện những ước mơ cao đẹp của mình .Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí,dù bị liệt hai tay,nhưng thầy không mặc cảm mà phấn đấu trở thành một nhà giáo ưu tú. Vì lý tưởng đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự do ,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt qua biết bao gian khổ,hy sinh để dẫn dắt con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến bến vinh quang .
Là học sinh,lý tưởng tốt đẹp nhất là học hành giỏi giang,đạo đức gương mẫu,rèn luyện trở thành một người “vừa hồng vừa chuyên”.Trong gia đình,là một đứa con ngoan.Ngoài xã hội là công dân tốt, để chuẩn bị một hành trang tri thức vững vàng,góp phần đưa đất nước tiến nhanh tiến mạnh,không thua kém bè bạn trên thế giới.
Lý tưởng sẽ hướng ta đi trên những con đường mà điểm dừng của nó chính là một tương lai,một cuộc sống hằng mong đợi. “Lý tưởng là một thang thuốc mạnh,nó tăng cường sức lực cho người có tài năng và giết chết kẻ yếu kém”(Paul Bourget).
12a6-Thiên Thanh-0910

Học hành không phải là những hành lang thẳng tắp

Cuộc đời không phải là những hành lang thẳng tắp để ta có thể dễ dàng đi qua mà không gặp một vật cản nào. Đôi lúc, ta cũng bị lạc lối, đi vào ngõ cụt hoặc muốn từ bỏ tất cả. Nhưng bao giờ cũng vậy, nếu chúng ta có tri thức thì mọi chuyện sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. Đúng như nhà khoa học người Anh Phơ-răng xít Bê-cơn đã nói “Tri thức là sức mạnh”, vậy ta suy nghĩ như thế nào về câu nói trên?
“Tri thức” là vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người của nhân lọai nói chung, còn theo nghĩa hẹp thì là kiến thức tích lũy được của mỗi người nhờ vào quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, rèn luyện, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, suy nghĩ, hay kết hợp các quá trình này. Tri thức là sức mạnh trên mọi lãnh vực họat động của đời sống con người, mọi phạm vi của xã hội...
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sức mạnh nào đã khiến dân tộc ta tồn tại vững vàng và phát triển mạnh mẽ? Sức mạnh nào đã khiến dân tộc ta vượt qua muôn ngàn gian khó hiểm nguy, khắc phục được mọi phá hoại của thiên tai, đánh đuổi được kẻ thù xâm lược? Ðó là sức mạnh ở trình độ hiểu biết của nhân dân, là điều quan trọng bậc nhất trong ba phẩm chất cơ bản của con người là nhân, trí, dũng.Trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trí tuệ Việt Nam đã phát huy sức mạnh cực lớn của mình khi nêu những phương châm lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, khi định ra sách lược và chiến thuật linh hoạt ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, trước những kẻ thù khác nhau, trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau. Còn trong lĩnh vực khoa học, tri thức giúp cho con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực, cùng những phát minh, sáng chế, chế tạo, phục vụ cho nhu cầu của xã hội và con người như khoa học công nghệ, khoa học quân sự, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn. Không có tri thức thì không thể có những chiến lược kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường, kinh tế tri thức là cầu nối để giao lưu với các cường quốc trên thế giới. Nếu không có tri thức thì không thể kinh doanh bền vững và cũng sẽ khó có được thành công. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cung cách làm ăn, chiến lược kinh doanh, tác phong cũng như trình độ tiếp cận khoa học công nghệ tiến tiến của mỗi doanh nghiệp.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, sự phát triển kỳ diệu của nhân tố trí tuệ đang đóng một vai trò quyết định. Thất bại hay thành công, suy vong hay tồn tại của mỗi dân tộc cũng như của mỗi tập thể hay mỗi con người trước hết phụ thuộc vào điều kiện có đáp ứng được yêu cầu đang nóng bỏng về trí tuệ hay không? Vấn đề nâng cao dân trí được các vị tiền bối cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra từ lâu, nay đang trở thành một vấn đề bức thiết.Nâng cao dân trí là một nhiệm vụ rộng lớn bao quát mọi mặt của tư duy con người. Trí tuệ của con người ngày nay đã trở thành một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và phong phú. Sự phát triển toàn diện của mỗi con người trong thời đại chúng ta phải là sự phát triển toàn diện của mỗi con người về mặt hiểu biết.
Thế hệ trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải học tập để nắm vững lấy tri thức vì “tri thức là sức mạnh”. Có tri thức, các bạn mới có thể có những bước tiến vượt bậc trong học tập và trong công việc, giúp ích cho xã hội mai sau. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi.
Là một học sinh tôi tự hứa sẽ học tập thật tốt, có trách nhiệm đối với gia đình và đất nước chấp hành đúng nghĩa vụ công dân, nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân bằng việc tìm tòi, học hỏi và sáng tạo qua sách báo, các phương tiện truyền thông để chuẩn bị hành trang thật tốt bước vào cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
12a6-27-0910

Học là những nấc thang...

Việc học là nhu cầu quan trọng và tất yếu của mỗi người, nhất là khi thế giới đang từng bước chuyển mình sang nền kinh tế tri thức. UNESSCO-tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới có đề xướng mục đích học tập như sau :”Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” đã mở ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ.
Trong lời đề xướng từ “học” được lặp lại bốn lần với bốn mục đích khác nhau nhưng bổ sung nhau. Vậy học là gì? Học là tiếp thu kiến thức , trau dồi thông tin là bỏ ra hàng giờ trong nhà sách để tìm kiếm thông tin, là lắng nghe và ghi chép cẩn thận nhưng điều thấy cô giảng…và đề tài học là vô cùng phong phú. Từ con người, xã hội, thế giới xung quanh cho đến cách học làm người Và “biết” chính là hệ quả của “học”. biết là nắm thông tin , kiến thức về một sự vật, hiện tượng nào đó. Ví dụ như hiệu biết về lịch sử văn hóa, về khoa học hay đơn giản là biết cách làm một cách bánh. Học để biết nhằm trau dồi kiến thức, phong phú tâm hồn, nâng cao nhận thức của mỗi con người.
Mục đích thứ hai của việc học là để làm việc. Một trong những niềm vui của con người là được lao động. Làm hay lao động là dùng sức lực và trí tuệ đệ xây dựng hoặc vận hành một việc gì đó. Làm thợ xây dựng, kỹ sư…Vậy để làm việc yêu cầu về kiến thức là tất yếu. Ngoài ra mục đích quan trọng khác của việc học là để chung sống. Tại sao chung sống lai cần phải học? Vì chúng ta đang sống trong môt cộng đồng với đơn vị nhỏ là mỗi hộ gia đình, đơn vị lớn là các quốc gia. Là nơi mà mọi người cùng nhau làm việc, học tập, vui chơi. Đó là lý do chúng ta cần có những nguyên tắt đối xử, xã giao giữa người với người, để mọi người có thể chung sống một cách hòa hợp, vừa lòng nhau. Và điều đó cũng cần phải học.
Học để tự khẳng định mình là mục đích cuối cùng. Tại sao lại nói học để tự khẳng định mình? Đọc câu này ta lại tự hỏi: “Gía trị của con người được đo bằng gì?” Bằng bằng cấp, chiếc ghế xã hội họ đang ngồi hay những việc họ làm? Có lẽ là tất cả những điều đó. Tự khẳng định mình là xây dựng vị trí, chổ đứng của mình trong xã hội, trong mắt cha mẹ, bạn bè và người thân. Vậy mục đích của việc học đã được xác định rõ ràng. Học để cò kiến thức, để tâm hồn thêm phong phú, để nhận thức con người được nâng cao. Học để làm việc, lao động, kiềm sống. học để biết cách sống hòa hợp trong một cộng đồng và học để khẳng định vị trí của mình.
Nội dung đề xướng của UNESSCO gồm hai khía cạnh. Khía cạnh đầu tiên là nền tảng, bước thang vững chắc để hoành thành các mục đích khác là “học để biết”. Đó là yêu cầu tiếp thu kiến thức. theo em chữ biết ở đây mang nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều lĩnh vực, con người và xã hội. Kiến thức của nhân loại là bao la và menh mông. Mỗi giây phút trôi qua là một phát minh, thông tin mới xuất hiện, đòi hỏi chúng ta phải liên tục cập nhật nếu không muốn bị bỏ lại trong thế giới mà công nghệ thông tin đang chiếm lĩnh. Tuy nhiên cái “biết” ở đây là biết có chọn lọc. vì trong một lượng thông tin khổng lồkhông phải cái nào cũng đúng và giúp ích cho chúng ta. Khía cạnh thứ hai “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” chính là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức vào hành động trong cuộc sống, từng bước hoàn thiện nhân cách. Đây không phải là một vần đề dễ dàng. Người ta hay nói :”học đi đôi với hành”. Nhiều người tuy trong tay có tấm bằng đại học nhưng nhiều nơi vẫn không nhận vì thiếu kinh nghiệm. Những mục đích đó đòi hỏi thời gian, nhưng khi đã vận dụng được thì rất tuyện diệu. tôi có một tấm gương về học để tự khẳng định mình xin được chia sẻ với mọi người. đó là chú tôi. Hồi nhỏ nhà nghèo, gia đình đông con chú đã phải sớm bươn chải cuộc đời,từ nghề bán bán mì đến xách nước mướn. Năm mười bốn tuổi đã phải xa cha mẹ, cùng với chị đi mưu sinh ở nơi xa. Lớn một chút thì đi ở cho người ta.Đến khi lấy vợ, làm nghề vá xe, người ta vẫn bảo chú là thằng cu ly. Không nói gì vẫn luôn cố gắng nỗ lực. từ nghề vá xe sang sửa xe rồi mua bán đồ cũ của xe máy. Dần dần chú cũng đã mở được một tiệm của mình, không phải chịu cảnh năng gió suơng dầm. chú luôn tìm tòi, học hỏi sáng tạo trong cách mua bán. Trải qua rất nhiều năm tháng cực khổ chú cũng đã ổn định cuộc sống nàh cửa đàng hoàng. Chú luôn là tấm gương sáng để tôi noi theo Vì thế chúng ta cần phê phán những người học mà thiếu mục đích : học qua loa, đối phó.
Có nhiếu bạn trẻ bảo rằng học là vì cha mẹ ép buộc, học để cha mẹ vui lòng, hay học chỉ vì không muốn thua đứa bạn mà mình ghét. Chúng ta cần xác định học là vì chính bản thân, vì tương lai, vì ước mơ. Mỗi người cần hoạch định một mục đích học tập rõ ràng, vì có mục đích thì mới có phấn đấu. Là học sinh, nhất là đang học năm cuối, mục đích học tập cho con đường tương lai là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng là yếu tố không thể thiếu. Em tin rằng một người biết hoạch định tương lai và phấn đấu không ngừng thì sẽ đạt được điều mong muốn.
12a6-Huê Thảo-0910

Học để làm gì?....

Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người.
“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới.
Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.
Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức.
Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.
Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè.
12a6-03-0910

Mỗi sáng mai thức dậy, hãy sống thực với bản thân là đang góp phần làm cho đời thêm tươi sáng

Trong cuộc sống bận rộn, nhộn nhịp và hối hả, có khi nào bạn dành ít thời gian cho bản thân để nhìn lại chính mình? Bạn đã sống thật với chính mình chưa? Có khi nào bạn ước mình là một ai khác trong khi bạn sinh ra để là chính bạn? Những tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của mình có khi nào bạn chối bỏ nó? Trong vở kich Hồn Trương Ba, da hàng thịt nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “ Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Tôi muốn là tôi toàn vẹn.” Chúng ta hãy thử tìm hiểu bản thân mình qua câu nói trên.
Bên trong là trong tâm trí, suy nghĩ, tình cảm, tư tưởng, bên trong tâm hồn con người… Bên ngoài là ngoài thể xác, ngoài cử chỉ hành động, ngoài môi miệng, ánh mắt, nét mặt… “Không thể bên trong một đằng, bện ngoài một nẻo” là không thể trong tâm trí suy nghĩ cách khác mà lại hành động cách khác. Bạn không thể yêu thương quan tâm một người mà khi gặp mặt thì khó chịu, gay gắt. Bạn không thể ghét một người lại tỏ ra thân thiện, hòa nhã. “ Tôi muốn là tôi toàn vẹn” nghĩa là tôi muốn được là chính bản thân mình, , tôi muốn làm những việc mà tâm trí, bộ óc tôi suy nghĩ, tôi muốn sống thực với chính bản thân mình, sống thực với mọi người, sống bằng cả con tim, tâm hồn và thể xác. Vậy thực chất ý nghĩa của câu nói trên là: “ Con người phải sống thật với chính bản thân mình”
Tại sao con người phải sống thật với chính bản thân mình? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy thử xem một người sống giả dối thì như thế nào nhé! Mỗi người đều có quan điểm và cách sống khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm và cách sống của mỗi cá nhân một phần bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì lợi ích của bản thân, vì tính ích kỉ mà không ngừng đấu tranh giành giựt thậm chí bất chấp thủ đoạn để đạt được những ham muốn của mình, thậm chí đánh đổi cả niềm đam mê, tình yêu, lý tưởng. Những người sống giả dối với bản thân mình, giả dối với mọi người chỉ làm những điều của xác thịt ưa muốn, sẵn sàng thay đổi quan niệm, cách sống, thay đổi con người mình để đạt được mục đích. Một người sống giả dối với chính mình cũng như với mọi người thường thì có một cái tâm xấu. Vì vậy sẽ luôn gây ra những sự tranh cãi bất hòa, xung đột, hiểu lầm, luôn tìm cách hãm hại những người họ ghét nhưng bề ngoài lại luôn tỏ ra quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ. Như vậy thật là nham hiểm.Nếu sống như vậy thì tâm hồn sẽ vô cùng đau khổ và cũng có thể gây ra đau khổ cho người khác. Con người là một thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác, bên trong bên ngoài phải hòa hợp với nhau. Vì vậy cách tốt nhất là hãy sống thật với chính bản thân mình.
Sống thể hiện con người thật của chính mình, đừng bao giờ thay đổi bản thân mình vì mỗi chúng ta là kết tinh của những sự kỳ diệu. Trong khu vuờn rộng lớn của cuộc sống, hãy tỏa hương, khoe sắc dưới ánh mặt trời ấm áp. Một mùi hương đặc trưng, không bao giờ bị lẫn lộn. Một màu sắc sặc sỡ vô song của riêng bạn. Hãy sống thật với chính mình, đừng tự lừa dối bản thân mình cũng đừng vì bản thân mình mà lừa dối mọi người. Trong Châm ngôn có câu: “Trong lòng đầy dẫy thì miệng nói ra”. Trong lòng suy nghĩ như thế nào thì hãy nói và làm như thế ấy. Như vậy mới được mọi người yêu mến, tin cậy và tôn trọng.
Mỗi chúng ta hãy cố gắng mỗi sớm mai thức dậy xây dựng cho mình một tâm hồn trắng trong luôn hòa hợp với một thân thể khỏe mạnh, xây dựng cho mình thói quen suy nghĩ và hành động luôn đi đôi, tình cảm và lý trí luôn đồng hành để chúng ta không phải hối tiếc khi nhìn lại chính mình.
Chúng ta hãy thử là chính mình, hãy thử sống thực với bản thân. “ Khá giữ tấm lòng con hơn hết vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra” hãy luôn giữ cho tấm lòng mình trong trắng thì khi mình sống theo tâm hồn, theo con tim, theo suy nghĩ thì sẽ góp thêm một bông hoa đẹp, ngát hương cho khu vườn cuộc sống thêm rực rơ,rạng ngời.
12a12-22-0910

Đường đi không khó nếu có niềm tin vào bản thân

Khi được hỏi về bí quyết của sự thành công, một con người thành đạt sẽ trả lời rằng: “ Tuy có rất nhiều những yếu tố khác nhưng sự quyết tâm cao độ và nghị lực bền bỉ là những yếu tố hàng đầu để dẫn đến thành công ”. Nhà văn Nguyễn Bá Học đã từng nói: “ Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông ” Vậy, điều mà ông muốn nhắn gửi đến chúng ta là gì ?
Ở đây, câu nói của ông có thể hiểu đơn giản rằng: nếu bước đi trên con đường gập ghềnh, chông gai mà cảm thấy quá đỗi khó khăn và mệt nhọc thì lí do duy nhất chỉ có thể là sự lo sợ, e ngại của con người trước thiên nhiên bao la, hùng vĩ. Hay khái quát hơn, “đường đi” còn ngụ ý là con đường đời không bao giờ bằng phẳng, lúc nào cũng đầy những sóng gió, tai ương. Và những người dễ dàng bị khuất phục, mềm yếu trước những đợt sóng dữ dội ấy chính là đã thiếu mất sự quyết tâm và nghị lực trong cuộc sống.
Thật vậy, lời Nguyễn Bá Học nói quả không sai! Ví như thế hệ học sinh ngày nay, hiếm khi có một đứa trẻ nào chịu khó tìm tòi, thích thú với những bài tập khó. Thay vào đó, chúng thường than vãn và sẵn sàng loại bỏ những bài tập hay như thế. Hoặc như một số loại người trong xã hội, khi vừa mới gặp thử thách đã vội đổ lỗi cho hoàn cảnh và tìm cách thoái lui. Như vậy, há chẳng phải đã đánh mất những cơ hội quý báu rồi sao ?
Nếu nói rằng: bản chất của những khó khăn, trắc trở trong đời người không phải do hoàn cảnh tạo ra thì cũng không hẳn là đúng. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng đều ý thức rõ những bất công, những bi kịch trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Chỉ khác nhau ở chỗ, ai có khả năng đối diện với chúng và cố gắng vượt qua, tiến lên phía trước, không ngại gian khổ mà thôi !
Chính sự quyết tâm, nghị lực mạnh mẽ sẽ là động lực đưa ta đến với đỉnh vinh quang, đến bến bờ hạnh phúc. Những kẻ biếng nhác, dễ đầu hàng trước khó khăn sẽ làm cho xã hội càng tồi tệ hơn, đất nước kém phát triển. Trái lại, những con người chịu thương chịu khó, có óc cầu tiến sẽ làm giàu đẹp hơn đất nước mình, và họ rất đáng được trân trọng. Sự nỗ lực, cố gắng hết mình bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng. Như ông cha ta đã nói: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim ”.
Hiểu được như vậy, chúng ta càng phải mạnh mẽ hơn nữa, quyết tâm hơn nữa để chung tay góp sức xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn, phát triển hơn trước những bất cập về kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội chưa thể khắc phục. Về phía bản thân mình, tôi luôn tự nhủ phải rèn luyện khả năng nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề, phải học cách đứng vững trên đôi chân của mình mà bước qua sóng gió một cách tự tin và lạc quan nhất. Làm được điều đó, chúng ta mới có thể dễ dàng tồn tại trong cái vòng đời vốn lẩn quẩn và đầy những bất trắc, hiềm nguy này.
Quả thực, nhà văn Nguyễn Bá Học đã dành cho chúng ta một lời khuyên bổ ích, một lời cảnh tỉnh cho những ai đã, đang và sẽ rơi vào tình trạng bế tắc trước những khó khăn trong cuộc sống. Nếu có niềm tin vào bản thân, từ đó nuôi dưỡng ý chí, nung nấu nghị lực và quyết tâm hành động thì sẽ dễ dàng đạt được mục đích tươi đẹp của cuộc đời mỗi con người: “Đó chính là sự thành công và niềm hạnh phúc ! ”.
12a12-Thanh Vân-0910
Trong cuộc sống, có lẽ không ai là không cần tới sự có mặt của những người bạn. Tình bạn là một tình cảm rất trong sáng và rất đáng trân trọng. Một tình bạn bền chặt sẽ giúp ta có thêm nghị lực để vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Nhưng để tìm được một người bạn như thế và xây dựng cho mình một tình bạn đẹp là điều không dễ dàng bởi không phải ai cũng có được những người bạn thật sự. Phải chăng: “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”?
Câu trên nói đến một tình cảm chân thật, bền vững, nói đến một người không ngại ngần gian khổ để giúp đỡ ta, một người sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận ta cho dù ta có phạm sai lầm như thế nào đi nữa. Đó chính là tình bạn và người bạn thật sự mà ta cần. Tình bạn là thứ tình cảm cao đẹp có thể giúp con người ta vượt qua mọi gian lao khó khăn trên đường đời. Người bạn thật sự là người gắn bó với ta ngay cả khi tất cả những người bạn khác xa lánh ta. Câu trên còn nói đến lòng vị tha và bao dung của con người với nhau trong tình bạn: khi ta mắc phải một sai lầm lớn đến nỗi mọi người bỏ ta ra đi thì bạn vẫn đến với ta.
Hiểu đơn giản thì bạn là người mà ta quen biết. Từ khi còn nhỏ cho tới khi trưởng thành, chúng ta quen biết rất nhiều người và chúng ta gọi họ là bạn. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai ta quen biết cũng đều là bạn của ta. Có ai dám khẳng định rằng tất cả những người được ta gọi là bạn đó sẽ đến bên ta mỗi khi ta cần có một chỗ dựa về tinh thần? Một khi ta đã xem ai là bạn của mình nghĩa là người đó với ta phải có một mối quan hệ rất thân thiết, gần gũi ở một mức độ nào đó. Đó là một con người biết đồng cảm và chia sẻ sâu sắc với ta mọi chuyện buồn vui trong cuộc sống, là người bạn luôn lắng nghe những tâm sự của ta khi ta có chuyện rắc rối, luôn bên ta những khi ta gặp khó khăn và giúp ta vượt qua cơn hoạn nạn. Trong cuộc đời, một người có thể có rất nhiều bạn nhưng người bạn luôn quan tâm đến ta có thể chỉ có một.
Ý kiến “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi” có thể được xem như là một định nghĩa về tình bạn. Ý kiến này có mặt đúng và cũng có mặt chưa chính xác. Thực tế từ cuộc sống, ta có thể thấy rất nhiều điều chứng minh được tính đúng đắn của ý kiến trên. Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Bạn lúc cần mới là bạn đích thực”. Tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng hai câu đều có điểm chung về mặt nội dung. Đó là khi tất cả mọi người đã rời xa ta vì một lí do nào đó, người đến bên ta, ở lại cùng ta, chia sớt những nỗi niềm của ta thì đó mới đúng là người bạn đích thực của ta. Chẳng hạn, khi ta gặp phải chuyện buồn hay một trở ngại nào đó trong cuộc sống, một chướng ngại vật rất khó vượt qua thì nếu là bạn ta ắt hẳn sẽ ở lại bên ta động viên tinh thần ta hay cùng ta bàn bạc và tìm ra những phương án giải quyết. Có không ít trường hợp: một số người tự hào có rất nhiều bạn nhưng đến khi gặp phải khó khăn thì tất cả những người bạn kia đều ra đi, chẳng ai ở lại cùng giúp đỡ. Những người bạn chỉ xứng đáng là bạn tốt khi họ không bỏ mặc ta lúc ta sa ngã. Họ sẽ giúp ta tìm lại chính mình khi mà quanh ta không còn ai, mọi người đều bỏ ta ra đi. Nếu có được những người bạn như thế thì quả thật ta rất may mắn.
Tuy nhiên, ý kiến này cũng không hoàn toàn đúng. Liệu những người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi đều là bạn của ta? Thực tế cuộc sống cũng chỉ ra rằng: trong nhiều trường hợp, có người đến với ta nhưng lại không phải là bạn ta. Chỉ khi ta gặp những khó khăn không biết chia sẻ cùng ai, mọi người lần lượt bỏ ta đi,... thì lúc đó ta sẽ nhận ra đâu mới là tình bạn thật sự. Ví dụ khi ta là một người giàu có và thành đạt, có nhiều người tìm đến ta nhưng không phải họ đều là bạn của ta. Những người đó có thể đến với ta với những mục đích riêng như cầu cạnh, nhờ vả, lợi dụng... chứ không vì mục đích chia sẻ, giúp đỡ và biết đâu một ngày khi ta gặp sóng gió họ lại lạnh lùng bỏ đi, không một chút bận tâm, lo nghĩ. Họ cũng không xứng đáng để được ta xem là bạn. Lúc ấy ta sẽ nhận ra rằng thế nào là một người bạn đích thực. Ông bà ta từ xưa đã dạy rằng ta phải biết thận trọng khi chọn bạn mà chơi: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu ta kết giao với những người bạn xấu thì có thể chính họ sẽ là người khiến ta phạm phải những lỗi lầm lớn lao, đẩy ta đến hoàn cảnh mọi người bỏ ta đi. Khi đó, họ đến với ta có chăng chỉ là lôi kéo ta dấn sâu hơn vào con đường không có lối thoát...
Tình bạn được xây dựng từ nhiều mối quan hệ nhưng một người bạn thực sự theo đúng nghĩa là người chấp nhận được con người thật của ta, là nơi cho ta nương tựa và không bao giờ bỏ rơi ta. Bạn là người luôn có mặt khi ta cần. Bạn là một nửa mà ta còn thiếu. Nếu ta gặp vấn đề gì, người bạn tốt sẽ luôn có mặt để lắng nghe. Một người bạn thực sự là người ngăn ta đừng phạm sai lầm và giúp ta nếu ta chẳng may sai sót. Bạn là người có thể thay đổi cuộc sống của ta dù chỉ là một phần nhỏ, là người có thể làm cho ta cười dù ta đang rất buồn và làm cho ta tin rằng thế giới này thật sự tốt đẹp. Khi ta ngã quỵ trước những chướng ngại trên đường đời, bạn sẽ nâng ta lên và dìu ta bước đi tiếp trên con đường đầy những chông gai đó. Bạn sẽ tạo thêm cho ta nghị lực và niềm tin để phấn đấu vươn lên từ sau những lần ta vấp ngã. Người bạn bình thường sẽ tỏ ra khó chịu khi ta trễ hẹn với họ nhưng người bạn thật sự sẽ hỏi ta đã gặp phải chuyện gì. Người bạn bình thường lắng nghe những vướng mắc của ta nhưng người bạn thật sự sẽ cùng ta giải quyết những vướng mắc đó. Người bạn bình thường luôn mong muốn ta sẽ giúp đỡ họ nhưng người bạn thật sự luôn có mặt khi ta cần sự giúp đỡ. Một người bạn thật sự là người mà khi ở cạnh họ, ta cảm thấy bình yên và vui vẻ vì ta biết họ luôn quan tâm tới mình. Họ có thể tới nhà ta sau buổi tan trường khi ta nghỉ học mà không có lí do. Họ là người mà ta có thể nói bất cứ điều gì mà không phải lo lắng đến việc họ sẽ tiết lộ những bí mật của ta. Họ sẽ không cười vào những sai lầm cũng như những ý tưởng ngốc nghếch của ta. Họ không bao giờ làm tổn thương ta và nếu có không may làm ta tổn thương thì họ sẽ ra sức bù đắp chứ không lẩn tránh. Họ sẽ cùng cười với ta khi ta vui nhưng sẽ không khóc cùng ta khi ta buồn mà họ sẽ tìm cách giúp ta lấy lại nụ cười. Một người bạn tốt sẽ luôn ở bên cạnh ta.
Cuộc sống của ta sẽ không bao giờ được như cũ nếu ta mất đi một người bạn tốt. Người bạn thật sự sẽ luôn là đôi vai cho ta tựa vào mỗi khi ta buồn. Dù là việc vui hay buồn, là sự tan vỡ hay hàn gắn, bạn bè sẽ bên chúng ta để chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn, cho ra những lời khuyên đúng đắn... Bạn bè luôn có mặt khi mọi hy vọng của ta dường như đã tắt. Robin Morgan đã nói rằng: “Ở lại là một từ tuyệt diệu trong ngôn từ của tình bạn".
Ngày nay để có được một người bạn tốt không phải là điều dễ dàng nhưng nếu ta mở lòng mình ra đón lấy những tình cảm tốt đẹp từ bạn bè xung quanh thì có được một người bạn tốt lại là một điều không khó. Tôi hy vọng mỗi chúng ta trên bước đường đời đầy chông gai sẽ luôn có bên mình những người bạn thực sự. “Người bạn tốt là người anh em ruột mà thượng đế quên không gửi vào gia đình của bạn”. Mọi người hãy trân trọng và giữ gìn cho tình bạn của mình luôn bền chặt. Trước hết, ta hãy sống sao cho mọi người thấy yêu mến và cần ta những lúc khó khăn hay hạnh phúc thì sẽ có người đến bên ta để cùng ta chia sẻ. Khi cả thế giới quay lưng lại với ta thì người ở bên ta sẽ là người bạn đích thực.
12a12-Kim Ngân-0910

Học không chỉ để học....

Lí thuyết và thực hành luôn là hai mặt song song cùng tồn tại trong mỗi vấn đề. Tục ngữ Việt Nam có câu " Trăm hay không bằng tay quen ". Trong cuộc sống ngày hôm nay, lời dạy đó có nhiều điều khiến ta phải suy ngẫm.
" Trăm " trong từ cổ nghĩa là nói, cả câu được hiểu là " nói hay không bằng làm giỏi ". " Trăm " cũng có thể hiểu là nhiều, " hay" nghĩa là biết. " Trăm " và " hay " hiểu như trên thì còn có nghĩa là " biết nhiều không bằng làm giỏi ". Khái quát lên thì nội dung cả câu là: lí thuyết không bằng thực hành.
Qua câu nói trên ta thấy người xưa đề cao vai trò của thực hành hơn. Trong một số trường hợp, thực hành có giá trị hơn lí thuyết. Cũng như nấu ăn, chẳng thể lúc nào cũng khư khư mớ lí thuyết suôn mà phải bắt tay vào bếp làm thì mới có thể nấu ăn ngon được. Dựa trên lí thuyết cơ bản ban đầu làm nền tảng, ta có thể sáng tạo thêm nhiều phương pháp nấu ăn mới lạ hơn tăng thêm mùi vị và tính hấp dẫn cho món ăn.
Nhưng trong một số trường hợp khác, lí thuyết lại có giá tri chỉ đạo thực hiện. Lí thuyết là nền tảng mở ra phương hướng dẫn dắt mọi hoạt động của con người. Trong hoàn cảnh hiện nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước ta ngày đêm trăn trở, tìm hướng đi đúng đắn nhất để khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong ước. Đó là những lí thuyết đúng để hướng dẫn ta thực hành tốt. Nhờ đó, nhân dân ta đã bước đầu gặt hái được những thành công đáng kể.
Xét như trên thì tùy trường hợp mà thực hành hay lí thuyết biểu hiện được giá trị và ưu thế của nó. Lí thuyết và thực hành cần phải đi đôi với nhau, không thể tách rời nhau ra được. Như Bác Hồ khẳng định " Học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy ", học là tiếp thu ý kiến qua sách vở, tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, cùng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. Hành vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học không để làm gì cả.
Học không chỉ bó hẹp trong nhà trường, không chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Cuộc sống quanh ta còn có nhiều điều mới lạ cần ta khám phá, không có giới hạn nên ta phải học tập không ngừng. Ở mọi lứa tuổi nào cũng cần phải học, học thầy, học bạn, học mọi nơi mọi chốn, " đi một ngày đàng học một sàng khôn ". Song song đó cần phải có một thái độ học hành nghiêm chỉnh, không học vẹt, học mớ lí thuyết suôn mà phải kết hợp với thực hành, có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.
Hiểu được điều đó em càng có ý thức hơn trong việc học tập của mình. Em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp " học " phải " hành" để kết quả học tập ngày càng tốt hơn như ông bà vẫn nói " Trăm hay không bằng tay quen ".
12a12-Thùy Ngân-0910

Người bạn thật sự của ta là ai?

Đôi lúc trong những khoảng lặng của cuộc sống ta suy nghĩ được rất nhiều điều , trong đó có một câu hỏi “Bạn thật sự của ta là ai?”. Vâng , ta đang nói đến bạn , là người bên cạnh ta lắng nghe ta khi ta ngập trong thất bại , là người không ruồng bỏ ta khi ta mất phương hướng , một người bạn thật sự khiến cho ta tin vào câu nói “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”
Bạn , để diễn tả theo một cách thông thường thì đó là người mà ta đã biết , nhưng nếu để nói chính xác về nghĩ từ “bạn” thì không những người đó là người ta biết mà còn là người gần gũi , họ quý mến con người thật sự ở trong ta , làm chỗ dựa tinh thần và họ không bao giờ bỏ rơi ta . Tôi từng lắng nghe một câu nói “Ở lại là một trong những ngôn từ tuyệt diệu ở tình bạn . Đấy là khi họ đến với ta khi ta cần chứ không phải họ đến với ta khi ta không cần đến sự giúp đỡ , đến rồi đi , cuộc sống cho ta rất nhiều “người quen biết” nhưng ta phải tự tìm thấy cho mình những người bạn là “người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi” , dù có thể ta chỉ gặp một người là bạn thật sự .
Có một câu nói ""Tình yêu là vàng ,còn tình bạn là bạc.Vàng tuy quý hơn nhưng lại ít giá trị sử dụng hơn bạc" . Tình bạn vốn là điều kì diệu của cuộc sống , cuộc sống ban cho ta một ai đó để sẻ chia , để nương tựa , để cùng khóc khi buồn , để cùng cười khi hạnh phúc . Lúc ta gần như sụp đổ trong đau khổ thất bại , ta sẽ giống như một người không biết bơi đang vùng vẫy giữa biển khơi bao la , tất cả những con thuyền đi qua đều từ chối giúp đỡ , rồi … ta tuyệt vọng , nhưng không , hoá ra cuộc sống lại không nhẫn tâm đến vậy , ta chợt nhận ra , có một con thuyền đang đến giúp đỡ ta , dù nó chỉ là một con thuyền nhỏ bé không to lớn hào nhoáng như những con thuyền mà ngày xưa ta gọi là “bạn” . Giá trị đích thực của một người bạn thật sự là rất to lớn , là cả một hạnh phúc . Một người bạn đúng nghĩa luôn mang đến cho ta nụ cười , khi ta thất bại sẽ không nói rằng “Tớ đã bảo rồi mà không nghe” , ở bên cạnh họ ta thấy an toàn , thấy ấm áp cả khi được lắng nghe và ngược lại . “Sự giàu có tạo ra tình bạn nhưng chính nghịch cảnh , bất hạnh thử thách nó” , câu nói của Frorello La Guardia , cuộc sống là vậy , có rất nhiều những người đến với ta khi ta đang ở nốt vinh quang , họ không chần chừ cùng ta bước lên chiếc xe đẹp , thử một chiếc áo đắt tiền , ăn một món ăn tuyệt hảo hay đặt chân đến những nơi sang trọng . Nhưng rồi khi ta không còn gì , họ sẽ chần chừ khi cùng ta đi bộ , thử một chiếc áo bình thường , ăn một món ăn bình dân hay đặt chân đến những nơi không hào nhoáng . Sau bao thăng trầm ấy , ta sẽ biết ai là bạn thật sự , là người chấp nhận đi cùng ta dù cho sự việc có như thế nào .
Bạn có tin tình bạn sẽ đứng vững giữa hai thế giới , sự sống và cái chết ? Câu trả lời có thể thật khó tin nhưng nó là sự thật , để minh chứng cho điều này , tôi xin mạn phép kể lại một câu chuyện mà tôi tình cờ đọc được trong Hạt giống tâm hồn . Câu chuyện nói về hai người bạn , họ là Court và Wesley . Vào năm lên bốn tuổi , Court gặp Wesley tại lớp dự bị của một trường giáo dục đặt biệt , cả hai cậu bé đều có khối u ở não , đây chính là nguyên nhân ngăn cản sự phát triển của họ . Khối u dường như là sợi dây lien kết hai người họ với nhau , họ tìm thấy ở nhau sự đồng cảm , rồi cả hai nhanh chóng kết bạn và trở nên than thiết với nhau . Năm lên mười một tuổi , cậu Wesley đã phải trải qua hai cuộc phẫu thuật khá nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự sống của cậu , tuy nhiên bên cạnh cậu luôn có người bạn thân thiết tên Court , nhưng rồi thần chết đã mang Wesley đi . Một năm sau thì bệnh tình của Court cũng bắt đầu nguy hiểm , và khi nằm ở phòng cấp cứu , Court chợt nói rằng “Wesley đang ở đây và bạn ấy nói rằng “Đừng lo , mọi việc rồi sẽ ổn thôi mà” , Court dù đã không qua khỏi nhưng ai cũng nhìn thấy nụ cười còn lại trên môi cậu bé , vì đến tận giây phút cuối cùng , cậu biết mình không bao giờ phải cô đơn , Wesley luôn ở cạnh cậu như ngày xưa , mãi mãi là như thế . Câu chuyện thật sự rất cảm động , ta đọc nó để rồi ta nghiệm ra được Tình bạn chính là một điều kì diệu .
Ai mà không muốn có đựơc một người bạn thật sự , một người bạn “đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi” , nếu bạn chỉ ngồi đó và chờ đợi thì nên nghe qua câu nói của Eurupide “Cách duy nhất để có bạn tốt là chính bản than mình phải là một người bạn chân thành” hay như Tố Hữu đã viết rằng :
“Lẽ nào vay mà không trả?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Hãy để bản thân mình là một người bạn tốt trước đã . Hãy yêu thương bằng tất cả tấm lòng , hãy học cách cho đi không chờ nhận lại , học cách tha thứ cho những lỗi lầm , hay học cách chấp nhận con người của bạn mình …. Đôi khi chính những điều giản đơn lại là nguyên liệu cho một công thức kì diệu , ta sẽ nhận được nhiều hơn nếu ta có một trái tim chân thành . Vì tình bạn thật sự nó đôi khi giản đơn và bị quên lãng trong những vòng xoay của cuộc sống , có khi nó chỉ là một bờ vai khi ta chợt bật khóc , một nụ cười khi ta cần sự cảm thông , một cái siết tay cổ vũ khi ta tham gia một buồi biểu diễn hay có khi chỉ là im lặng để nghe , để chia sẽ với nhau … Tình bạn vốn dĩ là không có khuôn mẫu , chỉ có chính cách ứng xử của ta mới là thước đo lòng chân thành .
Cuộc sống không phải luôn là một cái thảm đỏ trải đầy hoa hồng , nó là một con đường dài đầy chông gai , có thể ta sẽ ngã , có thể ngã nhiều , nhưng qua những cái đau đó ta nhận ra được ai mới là người bạn thật sự của ta , không xa đâu nhưng cũng không quá dễ dàng để có được . Ngay bây giờ , nếu bạn đã tìm được cho mình người bạn đó , hãy trân trọng và thương yêu họ , còn nếu bạn biết là mình cần tìm kiếm người bạn đó , hãy là một người bạn như người bạn mà bạn muốn tìm thấy , hãy là “ngừơi đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”.
12a12-Hoàng Thy-0910