29 thg 11, 2010

Tự thể hiện mình bằng cách yêu và ôm hôn thắm thiết trong lớp học?

Yêu là cứ phải hôn trong lớp?


TTO - Những đoạn video clip, hình ảnh các cặp đôi mặc đồng phục học sinh trung học "vô tư" ôm hôn nhau thắm thiết ngay trong lớp học đang lan truyền trên mạng với mức độ chóng mặt và gây nhiều phản ứng trái chiều.

Bản lĩnh “rởm”?

Mới đây, một đoạn video clip dài 1 phút 20 giây quay cảnh 2 học sinh được cho là ở Phúc Kiến, Trung Quốc hôn nhau say đắm ngay trong lớp học đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Đoạn video miêu tả khá tường tận từ lúc hai học sinh này có những cử chỉ thân mật ngay tại bàn học rồi tiến đến cửa sổ, ôm hôn say đắm trước đông đảo bạn bè.

Chưa đầy một ngày sau khi bị tung lên mạng, đoạn video clip này thu hút hơn 90.000 lượt truy cập và nhiều tranh cãi từ thế giới mạng đến dư luận ngoài đời.

Theo nhiều bạn trẻ, việc có những cử chỉ thân mật ngay trong lớp học một phần là để chứng tỏ tình yêu của người trong cuộc, một phần để chứng tỏ bản lĩnh “người lớn” của họ. M.Tr. (học sinh lớp 12T1, trường THPT N.B.K., TP.HCM) cho biết: “Hôn nhau ở những nơi kín đáo là chuyện… quá thường. Thể hiện nó ngay trong lớp học mới có cảm giác mình là người lớn, mình được bạn bè nể phục”.

Mong muốn thể hiện bản lĩnh.. rởm trước mắt bạn bè, nhiều học sinh vô tình trở thành nhân vật chính trong những đoạn clip “nóng” chuyền tay của giới học trò. Thử tìm trên trang Google với từ khóa “học sinh hôn nhau”, bạn sẽ thấy hàng loạt “chiến tích” của các học sinh hôn nhau được cho là ở Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh, TP.HCM… Người trong cuộc xem đó là bản lĩnh nhưng người ngoài cuộc sẽ nghĩ gì về bản lĩnh “không biết ngượng” này?

Những "khán giả" bất đắc dĩ lên tiếng

Nếu các nhân vật trong những đoạn video clip trên mong muốn phô diễn tình cảm của mình trước mọi người thì “khán giả” của họ chỉ xem đó là những trò lố không hơn không kém. V.Nghi (trường THPT N.K.) nói: “Đúng là tôi cũng có chút tò mò, có chút “ngưỡng mộ” những bạn dám hôn nhau trong lớp. Nhưng "ngưỡng mộ" ở đây là sao các cặp đôi có thể lộ liễu đến mức đó. Nhất là về phía bạn nữ. Khó mà chấp nhận hình ảnh một người bạn gái vô tư để bạn trai muốn làm gì thì làm, thậm chí còn chủ động thân mật. Trong mắt mọi người, cô gái ấy mất duyên rồi”.

Bên dưới các đoạn video hôn nhau trong lớp học, vô số những lời chỉ trích gay gắt nhằm thẳng vào các nhân vật chính. Điều đó cho thấy cái “phô” của giới trẻ chẳng những vấp phải cái nhìn khắt khe của người lớn mà còn bị chính bạn bè của mình lên án. L.K.Ngân (học sinh lớp 11, trường THPT N.B.K., TP.HCM ) chia sẻ: “Vài lần chứng kiến những trường hợp như vậy, tôi chỉ thấy bất ngờ và hơi... ghê. Trường học không phải công viên. Các cặp tình nhân không phải diễn viên và chúng tôi càng không muốn trở thành khán giả bất đắc dĩ”.

Học sinh hôn hôn nhau và "hơn thế nữa" ngay tại lớp - nơi vốn dành cho việc học tập, vui chơi lành mạnh - là cách hành xử thiếu tôn trọng trường lớp, bạn bè.

Tẩy chay cảnh "nóng" trong lớp

Để hạn chế tình trạng này, một số trường đã ban hành những quy định rất cụ thể như trường Kings of Wessex ở Cheddar (Anh) với quy định học sinh bị bắt gặp hôn nhau trong khuôn viên trường sẽ bị phạt, thậm chí bị đình chỉ học.


Ngay cả những “khán giả bất đắc dĩ” cũng vô cùng bức xúc khi đến lớp mà phải thường xuyên xoay mặt đi hay vờ ra ngoài mua thức ăn để không phải “ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái”.

N.N.T.T. (học sinh lớp 10 trường trung học T.H., TP.HCM) kể lại rằng, lớp bạn có một đôi quen nhau chưa được hai tháng đã vô tư hôn hít thân mật trong lớp. Thậm chí, chàng trai còn táo bạo sờ soạng bạn gái mình ngay trước mặt bạn bè. Để đối phó với tình trạng phải thường xuyên “rửa mắt” vì những pha tình cảm nóng bỏng, các thành viên trong lớp quyết định không chọc ghẹo, không lấy đó làm đề tài bàn tán sôi nổi như trước nữa. Không còn khán giả, hai diễn viên cũng chẳng biết phô diễn tình cảm với ai. Thế là những pha tình cảm mùi mẫn của họ vơi dần.

Bạn có đồng ý rằng nếu tôn trọng chính tình cảm của mình thì bạn sẽ chọn một nơi kín đáo để thể hiện những cảm xúc chứ không phải lớp học?

11 thg 11, 2010

Thông tin về HIV- AIDS

Mỗi ngày 1.000 trẻ nhiễm HIV ra đời...
TTO - Tuy thuốc ngừa lây HIV từ mẹ sang con đã có từ lâu, nhưng mỗi ngày trên thế giới vẫn có hơn 1.000 trẻ em sinh ra với căn bệnh hiểm nghèo trong người. Một nửa trong số đó sẽ không sống nổi để ăn mừng sinh nhật lần 2.
Lý do một phần do hệ thống y tế thiếu hụt, một phần do nhiều phụ nữ mang thai không hề hay biết mình bị nhiễm HIV.
Nhưng ngay cả khi hai điều kiện trên được đáp ứng, vẫn phải trông chờ vào sự nỗ lực của người phụ nữ.
Không có gì phải xấu hổ
Khi Babalwa Mbono hay tin mình dương tính HIV vào một ngày cuối năm 2002, cô rất hoang mang. Xã hội Nam Phi còn kỳ thị người nhiễm HIV. Làm sao để báo tin này cho chồng và gia đình? Làm sao để bảo vệ đứa bé? Làm sao để bảo vệ mình? “Có quá nhiều câu hỏi mà tôi không thể trả lời”,

5 thg 11, 2010

Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

Đề : Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
------------------Bài làm
Tục ngữ Việt Nam là một kho tàng quý giá cất giữ niềm tin, nhận thức, tư tưởng, phản ánh xã hội xưa và nay của nhân dân ta. Có thể nói tực ngữ là túi khôn, là tri thức bách khoa dân gian của dân tộc.
Đề tài của tục ngữ vô cùng đa dạng và phong phú. Chúng nói về các hiện tượng tự nhiên, quan hệ giữa con người va thiện nhiên, nói về đời sống vật chất, tinh thần, về các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và xã hội…nhưng nổi bật hơn cả là đề tài lao động với cặp chủ đề công lao - hưởng thụtrong câu tục ngữ sau:
“ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
Có lẽ khi đọc câu tục ngữ này lên thì ai cũng biết nó có nghĩa là “ tay có làm thì hàm mới có nhai, tay không làm thì hàm không có cái để nhai” nhưng câu tục ngữ này không mang ý nghĩa đơn giản như thế mà nó còn mang một ý nghĩa khác – một ý nghĩa giáo dục con người.
Trong câu tục ngữ xuất hiện nhiều hình ảnh “ tay làm, hàm nhai, tay quai, miệng trễ” tượng trưng cho sức lao động, thành quả đồng thời là sự công bằng trong xã hội. Hình ảnh “tay làm” thể hiện sức lao động của con người. Ngược với hình ảnh này là hình ảnh “tay quai” thể hiện sự lười biếng, không làm việc. Nếu như chăm chỉ, cần cù thì bản thân sẽ nhận được thành quả “hàm nhai” xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Một ví dụ đơn giản trong môi trường học đường đó chính là những bạn học sinh giỏi. Có phải là tự nhiên mà họ học giỏi hay là họ phải cố gắng học tập ngày đêm ở nhà lẫn ở trường để được như thế? Trên đời đúng là có những người khi sinh ra đã rất thông minh nhưng nếu như họ không cố gắng tích lũy thêm kiến thức thì làm sao có thể trở thành giỏi được. 
Những hình ảnh hoán dụ đơn giản, bình dị, gắn bó thân thiết với mỗi người nhưng thể hiện nhiềy ý nghĩa sâu sắc : “ Có lao động thì mới có thnàh quả; không lao động sẽ không có thành quả, không tạo ra được của cài vật chất. Nổi bật trong câu tục ngữ là nghệ thuật đối lập giữa vế một “tay làm hàm nhai” với vế hai “tay quai miệng trễ”, kèm theo đó là cặp từ đối nhau như tay làm đối với tay quai, miệng nhai đối với miệng trễ đã một phần nào đó nói lên nghệ thuật đặc trưng của tục ngữ Việt Nam.
Nhờ những liên tưởng đồng thời gắn với những hình ảnh quen thuộc đã làm cho những triết lí khô khan, những tư tưởng đạo đức trở nên dễ hiểu, đơn giản nhưng chắt lọc, thấm nhuần vào tư tưởng người Việt Nam như câu tục ngữ “ Tay lam hàm nhai, tay quai miệng trể” đã nhắc nhở, giáo dục cho bản thân mỗi người nên siêng năng, cần cù lao động và sự công bằng trong việc phân phối thành quả lao động. Còn những kẻ lười nhát, không siêng làm việc thì sẽ chẳng bao giờ có của cải, vật chất, mãi mãi không thể giàu có.
Để có được thành quả “hàm nhai” xứng đáng, bản thân mỗi người phải biết tự lao động, cố gắng, phải biết nắm bắt những cơ hội, điều kiện đến với mình. Điều kiện và cơ hội chỉ là một phần nhỏ trong thành quả, quan trọng là ở bản thân mỗi người phải làm thế nào. Người biết lao động thì sẽ thành công còn những người lười biếng thì sẽ bị gạt bỏ khỏi xã hội này. Trên mỗi bước đưởng thành công không bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.