26 thg 10, 2013

ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA 2015


Tích hợp môn học, làm bộ SGK chuẩn
Chương trình giáo dục trong nước sau năm 2015 sẽ hướng đến việc học sinh làm được gì sau khi học chứ không phải là học được cái gì.

Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 sẽ triển khai trên cơ sở dạy học tích hợp, kết hợp chủ đề, tích hợp nội môn, liên môn, xuyên môn trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học - công nghệ. Thông tin trên được đề cập tại hội thảo Hệ thống môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 26-10.
Cần một chương trình chuẩn              
Nhiều đại biểu thống nhất cao rằng cần phải có một chương trình sách giáo khoa (SGK) chuẩn mới có một nền trí thức vững bền.
PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Chuyên trách về đổi mới chương trình SGK sau năm 2015, nhấn mạnh nội dung của các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông cần được xây dựng một cách tổng thể, xuyên suốt từ tiểu học đến THPT, đảm bảo tính thống nhất, hệ thống và liên thông giữa các cấp học, môn học và giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp và hoạt động giáo dục sau phổ thông.
Khi mà học trò lựa chọn, thầy giáo lựa chọn để học thì chứng tỏ chương trình đó đạt hiệu quả và chất lượng.
Theo nhóm nghiên cứu Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD&ĐT), khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, để có thể xác định được kế hoạch giáo dục, trước hết phải hình dung có bao nhiêu lĩnh vực học tập, bao nhiêu môn học và hoạt động giáo dục. Trên cơ sở đó xác định phạm vi, cấu trúc, mức độ của nội dung từng môn học, từng hoạt động giáo dục.
Theo GS Nguyễn Xuân Hãn, chương trình SGK là nền móng của ngành giáo dục. “Chương trình giáo dục là cốt lõi của nền học vấn, chúng ta đã ba lần đổi mới về giáo dục nhưng từ năm 1980 đến nay chúng ta chưa hề có chương trình SGK chuẩn từ phổ thông đến đại học” - GS Hãn nói.
GS-TS Đinh Quang Báo, Thường trực Ban Soạn thảo Đề án đổi mới chương trình SGK, đề nghị Bộ GD&ĐT phải xây dựng một bộ SGK chuẩn, bên cạnh đó động viên, khuyến khích những nhà xuất bản cùng các tác giả khác dựa vào chương trình cùng pháp lệnh biên soạn SGK. “Thực tiễn sẽ là đơn vị thẩm định tốt nhất đối với bộ SGK đó” - GS Báo nói.
Không phải cứ na ná nhau là tích hợp!
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng chương trình giáo dục của Việt Nam hiện cắt khúc, thiếu sự đồng nhất, không có một chuẩn mực chung nào. Do vậy, cần phải gộp chung lại theo hướng giảm bớt số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn, học sinh tự chọn môn học, khắc phục được tính dạy dàn trải, phát huy được năng lực riêng của học sinh. Hướng đến việc học sinh làm được gì sau khi học chứ không phải là học được cái gì.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tích hợp cần phải tính toán thật kỹ lưỡng, gộp môn nào, lĩnh vực nào. Căn cứ vào đâu để tích hợp những môn này vào một nhóm, môn kia vào một nhóm. Các nước tích hợp như thế nào, khi đưa vào Việt Nam phải cải tiến ra sao.
Hệ thống môn học theo đề án đổi mới
Tiểu học: Gồm các môn bắt buộc: toán, tiếng Việt, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, đạo đức (các lớp 1, 2, 3). Lớp 4 và lớp 5 hình thành hai môn tìm hiểu tự nhiên (gồm các chủ đề vật lý, hóa học, sinh học, khoa học trái đất) và môn tìm hiểu xã hội (gồm các chủ đề về lịch sử, địa lý, giáo dục sức khỏe, kinh tế gia đình). Ngoài ra, còn có bốn hoạt động giáo dục: thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, tập thể và các môn học tự chọn.
THCS: Gồm bảy môn bắt buộc: toán, ngữ văn, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục công dân và công nghệ. Cấp THCS cũng có bốn hoạt động giáo dục: thể dục, nghệ thuật, hướng nghiệp và tập thể và các môn học tự chọn.
Cấp THPT: Sẽ thực hiện phân hóa ở lớp 10 với khối lớp 11 và 12. Theo đó, lớp 10 sẽ phải học 11 môn bắt buộc gồm: ngữ văn, toán, giáo dục công dân, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, tin học, công nghệ. Lớp 11 và lớp 12 sẽ chỉ còn ba môn học bắt buộc đó là: ngữ văn, toán và ngoại ngữ. Tự chọn bắt buộc ba trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, tin học, công nghệ, giáo dục công dân và xã hội học. Các hoạt động giáo dục bắt buộc ở cả ba khối cấp đều gồm: thể chất, hướng nghiệp, quốc phòng an ninh và tập thể. Học sinh THPT được lựa chọn môn học chuyên sâu thuộc các môn trong chương trình học tùy theo năng lực, sở thích.
HUY HÀ

9 thg 10, 2013

Đề thi HS giỏi xuất hiện Bà Tưng, Ngọc Trinh gây tranh cãi


Thứ Tư, 09/10/2013 15:25

(NLĐO) – Trao đổi với PV Báo Người Lao Động chiều 9-10, Sở GD-ĐT Hải Phòng xác nhận đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 năm học 2013-2014 khiến cư dân mạng xôn xao liên quan đến 2 “hotgirl” tai tiếng bà Tưng và Ngọc Trinh là có thật.

Đề thi học sinh giỏi được chia sẻ trên mạng
 
 
Đề văn như sau:
 
Câu 1: Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?" Mới đây, cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "Bà Tưng") khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: "Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền".

Từ những hiện tượng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: "Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ”.

Sau khi đề văn được phát tán trên mạng xã hội, nhiều bạn đọc phản ứng gay gắt về cách ra đề của Sở GD-ĐT Hải Phòng. Bạn Hòa Nguyễn bức xúc: “Phát ngôn của một số người bình thường trong xã hội cũng đưa vào đề thi… Phát ngôn của những người buộc phải có trách nhiệm xã hội thì không thấy đâu”.

Bạn Minh Tam nói: Sở này ngộ nha. Dạy trẻ ghi nhớ tên tuổi hai bà Trưng, ai lại dạy trẻ nhớ hai "Tưng" này chớ.

Đồng quan điểm trên, nhiều ý kiến cho rằng đề thi sẽ góp phần quảng bá tên tuổi cho 2 “hotgirl” tai tiếng, làm khó dễ cho các học sinh ngoan hiền. Nickname Andy Pham viết: Đề bài gợi ý kiểu này thì chắc chắn sẽ có em nghiêng về sự cổ súy chứ kết quả chưa chắc là sự phản ánh ngược lại

Vuong Phan Ra nhận xét: Đề kiểu này mấy em ngoan hiền đầu óc trong sáng không biết Bà Tưng hay Bà Tửng lại mệt đây ... Cách tốt nhất cho các em tìm hiểu về nhân vật là Google. Ôi thôi một loạt những hỉnh ảnh khỏa thân, thả rông vô tình bày ra trước mắt, các em được công khai chiêm ngưỡng mà không sợ phụ huynh rớ đến ...

Tuy nhiên, nhiều thành viên mạng xã hội cũng bày tỏ ý kiến đồng tình với đề thi và cho rằng đây là sự đổi mới tích cực, sáng tạo trong cách ra đề. Bạn Kien Tran viết: Hoan nghênh Sở GD-ĐT Hải phòng vì đã phá cách. Văn học nghệ thuật là phải đề cao sự sáng tạo và bộc lộ quan điểm cá nhân.

Nickname Ha Ngoc bình luận về đề văn: Đề thi văn thông thường có 2 phần đặc trưng là nghị luận xã hội và phân tích tác phẩm văn học. Phần nghị luận xã hội chiếm 30% - 40% số điểm, phần chính mới là phân tích văn học. Đề thi thế này rất thường thấy ở các trường chuyên, không phản giáo dục gì cả vì văn học là phản ánh hiện thực xã hội.

Bạn Quynh Nguyen nhận xét: Đề hay. Người trẻ nên có quan điểm riêng về thực trạng xã hội. Bây giờ ở đâu cũng nghe tên 2 cô gái này, vậy đề thi hỏi đúng với những gì giới trẻ chứng kiến thì có gì sai?

Nickname Hao-Nhien Q. Vu viết: Chuyện thiệt hả? Nếu vậy tui hoan nghênh Sở GD-ĐT Hải Phòng. Từ lâu nay, cứ tưởng giáo dục Việt Nam suốt ngày toàn phân tích các bậc thánh hiền... chứ biết tìm nguồn từ đời thường, thậm chí những nhân vật bị chê bai lên xuống, là một bước tiến bộ tư duy vượt bậc. Bác nào chê, trước khi chê bác thử viết bài làm theo đề này mà vẫn giữ được tư cách cá nhân không bị sa đà vào những chuyện nhảm, lúc đó bác mới biết đề này đáng khen chứ không phải chê.

Chiều 9-10, trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Vũ Văn Trà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng xác nhận đây đúng là đề thi chọn học sinh giỏi môn ngữ văn của thành phố dành cho học sinh lớp 12. Tuy nhiên, khi hỏi cụ thể về việc tại sao sở ra đề thi như vậy, ông Trà từ chối trả lời.
 
L. Thoa
[Quay lại]
CÓ 25 Ý KIẾN

  • khachvanglai
    0Thích  
    09/10/2013 15:51
    Ủng hộ đề thi, đề thi rất hay, rất đời thường.
  • Gái quê
    1Thích  
    09/10/2013 15:59
    Thưa thầy, chúng em không biết hai cô đó là ai ạ!!!
  • bé Út
    16Thích  
    09/10/2013 15:59
    Tại sao không ra đề thi đại loại: Nếu thấy cha mẹ hoặc người thân đang đút lót phong bì để được giải quyết ưu tiên ở các cơ quan hoặc bệnh viên, trường học..thì em có cảm nghĩ thế nào và theo em thì mỗi cá nhân cần làm thế nào để cải thiện tình trạng tiêu cực này? (Vì bất kể xã hội tiến bộ hoặc xã hội thời Thúy Kiều, nếu phong bì mãi là chất bôi trơn, không có không xong thì dĩ nhiên ước mơ của trẻ già lớn bé đều là..có thật nhiều tiền).
  • vothisau
    6Thích  
    09/10/2013 16:00
    Sở GD-ĐT Hải Phòng bị tẩu hỏa nhập ma rồi ! Đề thi này chắc chắn lại được viết thành sách .