12 thg 3, 2015

Sống đẹp- Cha mẹ và con cái

Dạy trẻ văn hóa không làm phiền người khác

Tính xấu của một số người là hay làm phiền người khác: Nói chuyện ầm ĩ nơi công cộng, chen lấn, xô đẩy nhau khi xếp hàng hay ăn buffet...
Dạy con văn hóa không làm phiền người khác rõ ràng là không dễ khi tất cả chúng ta đều đang có cái gì đó làm phiền người xung quanh; khi chúng ta luôn sống dựa vào mọi người, cộng đồng; khi chính chúng ta còn chưa ứng xử phù hợp. Tuy nhiên, nếu chung nhau làm, lũ trẻ sẽ khá hơn thế hệ đi trước.
1-1346-1426048717.jpg
Ảnh: thesmartlocal.com
Dưới đây là một số nguyên tắc các cha mẹ cần lưu ý khi dạy con thành những người biết ứng xử văn minh lịch sự:
Gương mẫu
Trong nhiều trường hợp, các cha mẹ nên lưu ý những hành vi có thể gây ảnh hưởng hoặc làm phiền người khác, như nói quá to trong một tập thể, quán ăn, trong đám đông..., vứt rác lung tung, chen lấn xô đẩy, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm… Khi chúng ta ngưng làm những hành vi trên, đám trẻ sẽ vô cùng hài lòng vì nghĩ rằng: Thiên hạ có sai gì thì sai, nhưng người mà chúng yêu thương và kính trọng nhất là cha mẹ chúng sẽ không bao giờ làm những việc xấu, gây ảnh hưởng đến người khác. Chính chúng cũng sẽ thay đổi thái độ ngay để phù hợp với gương “người tốt, việc tốt” mà chúng được học tập.
Đề nghị con quan sát những hành vi xấu ngoài phố
Khi con quan sát, cha mẹ nên phân tích cho con thấy những hành vi đó làm phiền những người xung quanh thế nào và người bị làm phiền sẽ cảm thấy bực bội đến mức nào. Những hành vi làm phiền nơi công cộng thường là nguyên nhân gây xung đột, vì thế, việc giảm thiểu các hành vi đó sẽ giúp giảm thiểu các xung đột dẫn đến những vụ xô xát không đáng có. Khi con đã có những kết luận riêng của mình, con sẽ tự biết cách điều chỉnh hành vi cho khỏi làm phiền đến người khác.
Luôn nhắc nhở khi con đang ở nhà
Khi con mè nheo cái gì đó, nếu cha mẹ đang bận, cha mẹ có thể nói với con một câu nói nhỏ: “Theo cha/mẹ, con đang làm phiền đến cha/mẹ đấy”. Lời nhắc đó diễn ra thường xuyên thì lũ trẻ cũng sẽ hiểu được thông điệp không làm phiền người khác và sẽ điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
Khi lũ trẻ có mâu thuẫn, cha mẹ nên để chúng tự giải quyết mâu thuẫn của mình, tuyệt đối không can thiệp
Sau đó một thời gian (có thể một vài ngày), nghĩa là khi mâu thuẫn đó đã giải quyết xong, cha mẹ sẽ phân tích rõ ràng xem ai làm phiền ai và làm phiền thế nào. Lúc đó, đám trẻ sẽ nhận thức rõ mình đã làm hành vi gì và tại sao người kia lại tức giận. Cách thức đó giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn lần sau tốt hơn.
Xin lỗi con
Các cha mẹ nên tự tập cho mình thói quen xin lỗi bất kể ai, bất kể lúc nào khi ta làm phiền ai đó, như đi ngang qua họ, buộc phải làm phiền… Con sẽ nhìn theo và học hỏi cha mẹ rất nhanh. Dĩ nhiên, con cũng không ngoại lệ. Cha mẹ nên tập thói quen xin lỗi con nhiều hơn. Đơn giản là:
- Mẹ xin lỗi, mẹ có thể đi qua trước mặt con được không? (Thay vì “Tránh ra cho mẹ đi nào”).
- Bố xin lỗi, bố có thể xem sách vở con được không? (Thay vì quát “Đưa vở ở lớp ra đây!”).
Dạy con xin lỗi
Cha mẹ có thể nói với con: Khi con va vào ai đó hoặc buộc phải bước qua trước mặt ai để đi, hoặc… buộc phải làm gì đó ảnh hưởng đến người ta thì con cần có câu xin lỗi. Lời xin lỗi đó vừa lịch sự vừa đảm bảo mình có thể “làm phiền” trong trường hợp bất khả kháng. Như vậy, việc hình thành thói quen xin lỗi cũng sẽ diễn ra tự nhiên hơn. 
Dạy con không làm phiền người khác là tạo lập cho con thói quen cư xử văn hóa và lịch sự. Điều này thật sự hữu ích cho trẻ trong hiện tại và tương lai.
Tiến sĩ giáo dục Vũ Thu Hương
Giảng viên khoa Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội

11 thg 3, 2015

Phong bì và nhà giáo

Ở hai phía phong bì

----------------------------
http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/o-hai-phia-phong-bi-3109673.html    
------------------------------------------------------------------     
Ngày 20/11, chủ đề mà nhiều người sẽ bàn đến nhất, có lẽ vẫn là cái phong bì. “Mâu thuẫn phong bì” được thể hiện trong nghề giáo rất rõ ràng.
Thực ra, một đợt “tri ân” của phụ huynh tập trung vào một ngày cũng không tạo ra số tiền quá lớn. Chỉ đơn giản nó đã là một tập quán lâu năm, bây giờ kể cả thu nhập của thầy cô có viên mãn rồi, trừ khi đóng cửa “đi trốn” vào ngày này, thì khi phụ huynh đến cũng không thể nào cứ đẩy đi đẩy lại cái phong bì trên bàn.
Một cô giáo có thâm niên 15 năm trong nghề chia sẻ với tôi: Mỗi khi phụ huynh đến với phong bì, người thì để trong túi quà nho nhỏ, người thì để thẳng phong bì trên bàn nhưng tất thảy đều chung một cách nói đại ý: Chút quà cảm ơn cô đã quan tâm đến cháu, cô đừng suy nghĩ. Phụ huynh sẽ nằn nì bằng được. Rất mệt mỏi. Để khỏi mệt, cô đành tặc lưỡi nhận và rồi lại rơi vào những khủng hoảng giá trị khác.
Tôi sẽ gọi đó là “mâu thuẫn phong bì”, bởi vì ở đây, người đưa tin rằng trách nhiệm tạo ra cái văn hóa phong bì là của kẻ nhận, còn người nhận thì một mực nói rằng tôi cũng khó xử, trách nhiệm đầu tiên phải là của cái ông chìa nó ra. Chuyện xin-cho này khó rạch ròi như chuyện gà có trước hay trứng có trước.
Trong “mâu thuẫn phong bì”, không phải lúc nào người nhận và kẻ đưa cũng cảm thấy thoải mái. Nhưng bởi vì ai cũng tin rằng trách nhiệm tạo ra thứ văn hóa ấy là của phía bên kia nên nó cứ được duy trì theo một quán tính kiên định.
Ở hai phía phong bì, đôi bên cùng chấp nhận một cơ chế xin-cho mà họ hiểu rằng có thể sẽ hại mình. Phụ huynh thì gián tiếp dạy con về sự thiếu trung thực. Thầy cô thì tự làm tổn thương lòng tự trọng và làm thu hẹp thị trường giáo dục của chính mình.
Ở hai phía phong bì, cả hai bàn tay yếu ớt đều bị chi phối bởi một áp lực vô hình từ chính cái phong bì. Và đó không chỉ là vấn đề của ngày 20/11 hay của nghề giáo.
Nhưng thỉnh thoảng, cũng có những người sẵn sàng hành động chống lại áp lực vô hình đó. Mùa 20/11 này, nổi lên câu chuyện của trường THPT Anhxtanh ở Hà Nội, nơi mà các thầy chỉ nhận “phong bì gạo” - nghĩa là thay vì hoa và phong bì theo kiểu truyền thống, các em học sinh và phụ huynh sẽ đem gạo đến trường, để quyên góp cho người nghèo. Nói như thầy hiệu trưởng Đào Tuấn Đạt: “Vì hoa sẽ tàn mà xã hội còn nhiều người khó khăn”.
Thầy Đạt giải thích cơ chế phản ứng trong trường hợp này: nếu tôi truyền cho các em cảm hứng từ việc làm từ thiện, thì chính các em sẽ “giáo dục lại” (thầy dùng nguyên văn từ này) cha mẹ về văn hóa quà biếu. Trong một hoạt động có ý nghĩa như thế, chính các em sẽ phản ứng, sẽ cảm thấy xấu hổ với bạn bè và thầy cô nếu cha mẹ muốn duy trì “phong bì”, và ngăn chặn phụ huynh.
Thầy Đạt cũng thừa nhận với tôi rằng nếu đã để phụ huynh đến nhà cầm theo phong bì, thì cũng khó mà đẩy đi đẩy lại được, chỉ có nhận thôi. Và các thầy đã hóa giải điều khó nói đó bằng cách triệt tiêu cái phong bì ngay từ trong ý tưởng.
Điều quan trọng của câu chuyện trường Anhxtanh, không phải là bao nhiêu tấn gạo đã được quyên góp, mà là ở hai phía phong bì, đã có một phía quyết định rằng mình sẽ phải hành động để thoát khỏi sự chi phối của nó.
Ở hai phía phong bì, nếu như không phía nào tin rằng trách nhiệm thuộc về mình, thỏa hiệp và đổ lỗi cho bên kia, thì phong bì sẽ vẫn là một tập quán không thể gọi là văn hóa.
Đức Hoàng
Ý kiến bạn đọc ()
Tôi là một giáo viên đã 7 năm, thì mấy năm đầu còn trẻ nên ngại ngùng nhận cái phong bì nhưng rồi trong cả trường thấy ai cũng nhận tôi cũng nghĩ là bình thường vì thật sự nghĩ chắc cái phong bì vài trăm cũng chỉ là họ thay bó hoa cảm ơn, vì họ nghĩ mua hoa thì phí, để tiền cho thầy cô tiện sử dụng. Nhưng sau vài năm đi làm tôi đã không nhận cái phong bì nào nữa từ phụ huynh vì tôi đã nghĩ rằng, tôi dạy học sinh cấp 3 là những đứa trẻ đã biết suy ngẫm sâu sắc và tôi muốn đc chúng nhìn tôi với ánh mắt trong veo đầy kính trọng. Thế nên tôi đã ko hề nhận phong bì mấy năm nay. Phụ huynh xin đến nhà thì tôi từ chối, ban đầu rất khó khăn nhiều nguoi đến trường chờ ngay cổng rồi đẩy qua đẩy lại món quà nhưng thực ra chỉ khó khăn 1 lần thôi, một ngày lễ mình từ chối là những nhưngx ngày lễ sau họ biết mình sẽ ko nhận và họ ko làm thế nưa. Tôi thường nói với PH " Em ghi nhận tấm lòng của PH nhưng xin gửi lại món quà vật chất để cho tôi được thấy thoải mái lương tâm" Tôi nghĩ nếu tôi đã nghèo thì nhẫn thêm vài cái phong bì cũng ko giàu lên mà lương tâm lại bị dằn vặt, lại giảm đi sự tôn kính 
GV - 13:39 20/11/2014
Sao Thầy không nhận và dùng tiền ấy giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Lương tâm đau đánh giá ở việc nhận tiền, nó được đánh giá thông qua cách dùng tiền.
Vinh Nguyễn - 14:14 20/11/2014
Tôi cũng có người cô ruột như vậy, học sinh đến chơi thì được chứ không nhận phong bì, và cũng không dạy thêm, hs nào chưa hiểu gì thì cứ tới nhà cô sẽ giúp
justin1912 - 16:56 20/11/2014
Ở một trong hai phía phong bì, Tôi vừa tặng cho thầy giáo của con tôi bằng HAI TAY một phong bì. Tôi biết rằng thầy của con có hai cháu đang đến trường, với phong bì đó tôi hy vọng Thầy sẽ yên tâm hơn trên bục giảng để thực hiện thiên chức của Thầy. Nếu thu nhập của Thầy khá hơn, tôi đã tặng Thầy một cành hoa. 
Châu Quang Phúc - 11:22 20/11/2014
Một cách tự giải thích để thấy lòng nhẹ nhõm hơn ! Tuy nhiên, nếu cần giúp đỡ chắc chắn còn có quanh ta cả chục, vài trăm, hàng triệu hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được chia sẻ và giúp đỡ hơn thế !
vietnam - 19:21 20/11/2014
Bạn thương Thầy mà hạ đi giá trị của Nhà giáo, và nhân cách Thầy của bạn nếu người ấy là Thầy thực sự! Chúng ta có thể giúp vào những lúc khác mà không phải 20.11 bạn ah!
alienbenzen - 08:37 21/11/2014
Công ơn của Thầy Cô vô cùng to lớn , xin đừng bàn luận đến phong bì . Điều này làm tổn thương Phẩm giá người làm công việc Giáo dục ./.
Trần anh Tiến - 10:07 20/11/2014
Tại sao không phải bàn về phong bì vì đó là một thực tại xã hội xấu cần dẹp bỏ, hơn nữa còn cần phải bàn về ngày 20/11, có nên tổ chức ring rang tốn kém như hiện nay không, có nước nào làm như vậy không hay là ...  
@Phạm Ngọc Phú: Theo tôi, đây là ngày kỷ niệm của một ngành cũng chỉ nên tổ chức như các ngành khác. Tri ân các nhà giáo là việc xã hội nên làm. Xong đề nghị ngành GD không nên lạm dụng tổ chức lễ kỷ niệm rình rang tốn ...  
Ly Ngan - 14:37 20/11/2014
Xin nói thẳng, tôi biết rất nhiều thầy cô sẽ không vui nếu ngày 20/11 không có quà hoặc phong bì. Tuy nhiên, công bằng mà nói, dù bạn có phong bì cho thầy cô hay không thì các thầy cô vẫ đối xử với con bạn như những trẻ ...  
toilatranthimai - 11:31 20/11/2014
Bạn đã nhầm! bây giờ đa số là,ngay cả những đứa trẻ 3 tuổi như con nhà tôi,ngày 19-11 khi đón con về cô giáo chủ nhiệm đã để săn chiếc phong bì lòi ra túi áo vét màu đen, ra tiễn các cháu,mà ngày thường không thấy cô này ...  
Revo - 15:00 20/11/2014
nhầm to rồi, suy từ con mình ra thôi. Thật ra cũng biết giáo viên họ cũng phải "phong bì" chỗ khác mà, rồi lương thấp + lắm khoản phải chi, haizz
bsthaibinh - 15:20 20/11/2014

Bạn chọn mình là VACXIN hay VIRUT?

Thứ tư, 11/3/2015 | 06:57 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Chỉ một người đứng lại


http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/chi-mot-nguoi-dung-lai-3155790.html

Đó là một buổi chiều Pattaya, tôi thuê xe máy đi chơi. Xe máy ở xứ này rẻ, nên xe thuê là một chiếc thuộc hàng “xịn” và “cảm giác đi trên xe mới khá phấn khích. Nhưng đây cũng là một “vương quốc xe máy”, với bối cảnh giao thông khá giống nước ta: dù hạ tầng phát triển hơn nhưng Thái Lan cũng nổi tiếng vì những đám kẹt xe dài hàng cây số.
Trong khi đứng đó, trên cái xe mới, lòng đầy ức chế trong đám kẹt xe chật ních trên đất Thái, tôi nhìn thấy cái vỉa hè: phẳng, rộng, độ cao không chênh so với mặt đường là bao nhiêu. Trên vỉa hè tất nhiên không có bãi trông xe hoặc hàng quán xếp đầy ghế nhựa. Và tôi bị thôi thúc mãnh liệt là hãy phóng xe máy lên mà lao đi, trên cái vỉa hè trống trải ấy.
Ở bất kỳ đâu trên đất nước tôi, nó đã chật kín người leo lên. Và tôi biết, chỉ cần một người leo lên, sẽ có người thứ hai, và thứ ba, rồi cứ thế, trở thành một “văn hóa leo lề” như quê hương mình. Không lực lượng cảnh sát nào kiểm soát được một đám đông hàng trăm chiếc xe leo lề băng băng tiến.
Nhưng tất cả đều đồng lòng đứng lại, dưới lòng đường – trong một đám kẹt xe dài vài cây số. Họ dửng dưng với cái vỉa hè theo một cách khó chịu. Mà không phải bởi phía trước có cảnh sát. Cảnh sát xứ này ít thấy đứng chốt.
Tôi trở về Hà Nội, còn chưa kịp quên cái vỉa hè thông thoáng những đoàn xe máy Thái Lan đầy nhẫn nhịn, thì đúng một ngày sau vợ tôi bị đâm xe. Một chiếc xe công vụ đâm vào đuôi xe máy khi xe dừng lại. Dừng lại khi đèn vừa chuyển sang màu đỏ.
Giảm tốc trước đèn vàng và dừng lại ở những giây đầu tiên của đèn đỏ là một việc làm nguy hiểm. Bản thân tôi mỗi lần quyết định làm điều đó cũng phải ngoái đầu lại sau (dù có gương chiếu hậu), chắc chắn rằng không có xe tải mới “dám” làm.
Nhưng tôi nhận ra, rằng nếu mình là người đầu tiên “tiếp cận” với đèn đỏ ở ngã tư, nếu mình cố tăng ga, thì những người sau sẽ cùng mình vượt. Nếu mình đứng lại, thì gần như toàn bộ những người phía sau cũng giảm tốc – cho dù thỉnh thoảng có “rủi ro” như vợ tôi đã gặp. Vấn đề của leo lề hay vượt đèn đỏ, dường như là câu chuyện của người đầu tiên. Chúng làm tôi nhớ đến một học thuyết của Gustave LeBon, tác giả cuốn “Tâm lý học đám đông”. Đó là “lây nhiễm tinh thần” (contagion mentale). LeBon tin rằng sự lệch lạc trong tinh thần của một người có thể lây nhiễm: “Sự bóp méo đầu tiên bởi một người nào đó sẽ là hạt nhân của tác động lây nhiễm” - nhà triết gia viết.
Có thể tình trạng giao thông lộn xộn ở nước ta, cái đuôi xe vỡ nát của vợ tôi và tập phim chụp X-quang của cô ấy, là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân: văn hóa, hành pháp, hạ tầng giao thông, hay thậm chí là quản lý hành chính. Nhưng tôi vẫn tin rằng trong bối cảnh khó khăn này, mỗi thành viên trong đám đông vẫn có quyền tự quyết định hành động: họ có quyền “lây nhiễm” một cú rồ ga phóng qua đèn đỏ, lên vỉa hè, hoặc làm điều ngược lại. Họ có thể trở thành mầm bệnh hoặc vaccine. Nếu tin vào thuyết lây nhiễm tinh thần của LeBon, thì một người, mười người, một trăm người có thể tạo ra những thay đổi cực lớn.
Hãy quay trở lại với buổi chiều Pattaya lộng gió kia. Tôi đứng cạnh cái vỉa hè cuốn hút ấy, và bất ngờ có một chiếc xe máy rồ ga phóng lên vỉa hè. Chỉ một vài giây sau, tôi nhìn thấy chiếc thứ hai, rồi thứ ba. Thú vị nhất, họ không phải là những người bản địa: đó là những “ông Tây” cũng đang thuê xe máy đi dạo phố như tôi. Họ biết rằng mình có thể làm được điều đó sau khi có ví dụ đầu tiên.
Là vaccine hay là mầm bệnh, là người lây nhiễm hay người bị lây nhiễm, và tạo ra một đám đông như thế nào, bạn cũng có quyền chọn lựa. Và đó chắc chắn không chỉ là vấn đề trong giao thông.
Đức Hoàng
 
Ý kiến bạn đọc ()
Tham gia giao thông trên đường Hà Nội cùng với đám bạn đại học, khi tôi dừng lại trước đèn đỏ và không leo lên vỉa hè, chúng nó cười tôi vì hâm. Khi đi bộ sang đường, tôi đi đường vòng để không đi lên cỏ chúng nó bảo ...  
Blue - 09:01 11/3
Cố gắng duy trì bạn nhé!
Mong sao những cái khùng, cái hâm mà bạn nói được nhân rộng ra nữa, càng nhiều người hâm càng tốt
thuy trang Ho - 23 giờ trước
 
Giao thông, Thái cũng giống ta
Cũng là đường tắc, cũng là kẹt xe
Khác chăng, họ chẳng leo lề
Băng qua đèn đỏ như quê hương mình
Mong rằng nếp sống văn minh
Ta nên học bạn khi mình kẹt xe!
 
Ở Việt Nam đèn vàng là tín hiệu tăng tốc cho tất cả các phượng tiện giao thông.
 
Ngồi cà kê cả ngày không sao chờ 3 giây đèn đỏ như là cực hình vậy, không lạ khi thấy còn vài giây nhưng vẫn cố vượt qua rồi chống xe châm điếu thuốc. Hết biết nói sao luôn.
Raid3r - 10:06 11/3
 
Không ở đâu văn hóa giao thông tồi tệ hơn ở một Hà Nội hỗn tạp!
Trong Hung Le - 21 giờ trước
 
Tui đi qua Lào á, đường phố cũng vô cùng trật tự luôn. Khi đi xe trên đèo vắng, từ phía xa thấy xe máy bọn tui là họ đã tự động hạ pha xuống rồi. But ở VN, trên đường QL6, có bữa đi tối, hạ pha xuống xin ...  
LÊ VŨ - 12:32 11/3
 
LUẬT PHÁP LỎNG LẺO, DÂN KHÔNG BIÊT SỢ LÀ GI .LÀM THÂT NGHIÊM DẦN DẦN SẼ ĐI VÀO QUY CỦ THOI
Thuy Hoang - 22 giờ trước
 
Khi người ta bị thiệt thòi nhiều quá thì khi dành được cái gì có lợi cho mình dù chỉ là một chút là người ta cũng cố dành. Họ leo lề, vượt đèn đỏ nghĩ cũng thật tội nghiệp cho họ !
Thiệt thòi là như thế nào vậy bạn? Chẳng lẽ chạy sau người khác là thiệt thòi? chậm mấy giây, chờ đèn đỏ là thiệt thòi, bị kẹt xe là thiệt thòi?
Lam Minh Nhut - 3 giờ trước
 
Nói đơn giản và dễ hiểu thì đó là ý thức giao thông của mỗi người thôi.