13 thg 12, 2015

CÂU CHUYỆN HÒN ĐÁ XÙ XÌ

 BÀI LÀM VĂN SỐ 1:
Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống
(Hoặc một tác phẩm văn học)
Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về
CÂU CHUYỆN HÒN ĐÁ XÙ XÌ
 (Trích SGK Ngữ văn 10 tập 1, trang 63,64)

Lớp: 10A1
STT: 12
 
 



BÀI LÀM
Ông bà ta có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đúng như thế, để đánh giá một vật ta không chỉ nhìn vào sự hào nhoáng, vẻ bề ngoài mà ta phải xem xét về công dụng, lợi ích mà vật đó đem lại. Và đó cũng là bài học mà tôi đã rút ra từ câu chuyện “Hòn đá xù xì” được viết bởi tác giả Giả Bình Ao – một nhà văn tinh thông về văn hóa truyền thống Trung Quốc. 
Câu chuyện kể về một hòn đá xấu xì, không ra một hình thù nào cả, cũng chẳng có công dụng gì cho người đời. Hòn đá luôn bị mọi người trong làng chê bai ghét bỏ. Thế nhưng có thể sẽ không ai biết rằng ẩn sâu trong vẻ bề ngoài xấu xí của hòn đá là một sự vĩ đại vô cùng cho đến khi nhà thiên văn tới. Chính hòn đá ấy đã từng vá trời, từng tỏa nhiệt và ban phát ánh sáng cho mọi người. Sau khi biết được điều đó, mọi người trong làng ai cũng vô cùng xấu hổ và còn oán trách tại sao hòn đá lại im lặng và chịu đựng bấy lâu nay. Từ câu chuyện ta có thể thấy được hòn đá tuy xấu xí nhưng chúng ta không nên xem thường nó chỉ vì vẻ bề ngoài vì có thể ta sẽ phải bất ngờ trước sự vĩ đại của nó.
Đôi khi, chúng ta thật ngốc nghếch khi chỉ nhìn nhận vẻ bề ngoài, so sánh mọi thứ với nhau rồi đánh giá chúng mà không biết rằng ẩn sâu trong từng cá thể là một nét đẹp đặc biệt, sự vĩ đại vô cùng. Cũng như hòn đá xấu xí kia, không thể làm những việc bình thường như xây tường, lát bậc, cũng không ra một hình thù đẹp đẽ nào cả. Có lẽ vì thế mà hòn đá ấy luôn bị mọi người trong làng chê bai, ghét bỏ, ngay cả hoa cũng không mọc trên mình nó. Kể cả khi cho hòn đá ấy thì cũng không ai nhận, thế nhưng mặc dù nhận bao nhiêu sự ghét bỏ của mọi người nhưng nó vẫn im lặng chịu đựng mà không ai biết rằng đó là một hòn đá rơi từ vũ trụ. Cho đến khi nhà thiên văn đến ngôi làng, điều đó đã thay đổi hoàn toàn số phận của hòn đá cũng như cách nhìn của mọi người xung quanh đối với nó. Một hòn đá xấu xí, vô dụng chẳng thể làm được việc gì, ấy thế mà mấy trăm năm trước, chính nó, chính hòn đá ấy đã vá trời, đã từng tỏa nhiệt và ban phát ánh sáng cho tổ tiên, không những thế nó còn đem lại lòng ngưỡng mộ và cả sự ước ao nữa. Đó là những điều mà mọi hòn đá thông thường chẳng thể nào làm được. Khi biết được điều đó, ai ai trong làng cũng đỏ mặt, xấu hổ vì mình đã quá xem thường hòn đá cũng như oán giận tại sao nó lại im lặng chịu đựng bấy lâu nay. Qua đó tác giả cũng muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng không nên xem thường người khác chỉ vì vẻ bề ngoài của họ và chúng ta cũng đừng bao giờ so sánh mình với người khác mà quên mất rằng chúng ta vốn dĩ đã vô cùng đặc biệt, vì chúng ta không cần giống bất kì ai.
Từ câu chuyện “Hòn đá xù xì” hình ảnh hòn đá đã được tác giả ẩn dụ tượng trưng cho các tầng lớp thấp trong xã hội cũng như những con người bần hèn luôn bị mọi người chê bai. Bằng nghệ thuật ẩn dụ tác giả đã cho chúng ta thấy rằng mặc dù bị mọi người chê bai nhưng họ chỉ biết im lặng và nhẫn nhịn. Cùng với việc sử dụng các hình ảnh đối lập đã cho thấy đây không phải là một hòn đá xấu xí, vô dụng không có giá trị mà nó chính là hòn đá từ vũ trụ rơi xuống, chính điều đó đã làm cho hòn đá trở nên khác biệt so với các hòn đá thông thường. Và với sự xấu xí của nó, tác giả đã viết “nó lấy xấu làm đẹp”, đúng như thế đó là nét đẹp riêng của một hòn đá rơi từ vũ trụ -một hòn đá “độc nhất vô nhị”.
Qua đó, ta cũng đã thấy được tính hiện thực của câu chuyện trong cuộc sống. Một cuộc sống bất công của sự phân chia giai cấp, địa vị trong xã hội. Những người nghèo khó nhưng có tài lại không được mọi người công nhận và đối xử bất công. Tác giả cũng đã rất sáng tạo khi sử dụng hình ảnh hòn đá để phản ánh thực trạng của cuộc sống đầy bất công đó.

Câu chuyện “Hòn đá xù xì” của Giả Bình Ao quả là một câu chuyện giàu ý nghĩa cho thấy rằng chúng ta không nên đánh giá người khác chỉ vì vẻ bề ngoài mà hãy đánh giá thông qua tư cách, đạo đức và tâm hồn của họ. Bởi vì trong cuộc sống có những sự vật, sự việc tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là điều mà tác giả muốn nhắn nhủ tới mọi người.

12 thg 12, 2015

Ngu dốt là thù địch

Họ và tên: Hồ Công Thành ----Lớp: 10A1-----STT: 35
                                       Bài viết số 1
Đề: Cảm nhận của anh về ý nghĩa xã hội được đề cập đến trong đoạn văn dưới đây:
  “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ làm tên lính hèn nhát”
     Trích “Học đường” trong “Tâm hồn cao thượng”, EDMON DA AMICIS – Hà Mai Anh dịch

BÀI LÀM:
        Trong cuộc sống, chỉ những ai chịu khó học tập thì mới có thể bắt kịp với sự văn minh của nhân loại và họ được ví như những vị tướng dũng cảm. Còn những kẻ ngu dốt thì sẽ bị thế giới bỏ lại và bị ví như những con rùa rút cổ. Vì vậy tác phẩm “Học đường” trong “Tâm hồn cao thượng” có viết : “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ làm tên lính hèn nhát”. 
          Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức. Và những kiến thức đó dẽ là hành trang trong suốt cuộc đời ta. Như một vị tiến sĩ có học thức sẽ giúp cả thế giới đi lên, còn một tên không chịu học thì sẽ là gánh nặng cho xã hội và tất nhiên sẽ bị xã hội coi thường. Vậy nói đơn giản thì học sẽ giúp ta rất nhiều còn không học thì sẽ bị coi thường.
       Học tập giúp ta rất nhiều trong đời sống. Đầu tiên là nó sẽ cho ta các kiến thức căn bản để biết cách làm người, cách đối nhân sử thế. Sau đó sẽ cho ta kiến thức, những thứ vô giá. Từ những kiến thức đó ta sẽ có thể nuôi sống bản thân, cống hiến cho xã hội, giúp đỡ mọi người,… Cuối cùng thì học tập giúp ta bắt kịp thời đại, không bị lạc hậu. Bởi vì học tập sẽ là nền tảng căn bản cho mội thứ. Một em bé mới sinh ra thì phải học nói mới biết nói. Một người học viết thì mới biết viết, … Và từ những kiến thức căn bản đó mà ta tìm tòi ra cái mới, giúp ích cho mọi người. Cuối cùng thì học tập giúp ta có địa vị cao và được mọi người kính trọng hơn.
        Nhưng thực tế thì quá phũ phàng, có một bộ phận người dân vẫn cho rằng việc học là vô ích, tốn thời gian. Họ không chịu đi học mà chỉ suốt ngày rong chơi để rồi phí cả cuộc đời. Từ đó ta thấy được  là ý thức của một bộ người dân còn chưa cao. Đồng thời, lỗi một phần cũng từ cha mẹ họ đã không khuyến khích họ học tập. Hoặc cũng một phần do ảnh hưởng từ đời sống gia đình, nền kinh tế của gia đình …
         Do đó, chúng ta nên có những hành động thiết thực để ngăn chặn nạn thất học của người dân. Cụ thể như các tổ trưởng tổ dân phố nên đến từng nhà và tuyên truyền cho mọi người hiểu về lợi ích của việc học đồng thời nên hỗ trợ cho con em nhà nghèo có điều kiện học tập. Cha mẹ nên khuyến khích con em mình đi học. Cuối cùng ngoài việc học ở trường, ta còn có thể học tập từ bạn bé, sách báo.
         Nói tóm lại là việc học vô cùng quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người và sự phát triển của nhân loại. Chúng ta cần lấy việc học làm đầu và coi ngu dốt là kẻ thù lớn nhất của chúng ta.


                

8 thg 12, 2015

TPHCM: Khủng bố của IS vào đề thi học kỳ I

Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM) thi học kỳ I môn Văn đã đưa vấn đề tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vào phần thi Nghị luận xã hội.
Sáng 7/12, các em HS Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM) bắt đầu bước vào thời gian thi học kỳ I, liên quan đến đề thi môn Văn, Tổ Văn của nhà trường đã đưa vấn đề đang được cả thế giới quan tâm vào phần thi Nghị luận xã hội (3 điểm).
Câu hỏi như sau:

Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.

Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.

Câu nói này tuy ngắn nhưng đầy xúc động của người đàn ông yêu hòa bình này chắc hẳn sẽ khiến cho người dân ở khắp nơi trên thế giới phải rơi nước mắt và suy ngẫm.

Bày tỏ suy nghị của anh/chị về câu nói của người bố trong bản tin trên.

Chia sẻ về đề thi, em Lam Điền - HS lớp 12A15 cho biết: Khi đọc đề em thấy rất tâm đắc, đề thi hay có tính thời sự, hợp với hướng đề mở để chúng em quan tâm hơn đến vấn đề thời sự, chính trị hiện nay. Từ đó, chúng em thoải mái bày tỏ quan điểm, hiểu biết của mình về vấn đề nêu ra trong bài, phẫn nộ với hành động tàn ác của bọn khủng bố, bày tỏ sự yêu chuộng hòa bình, niềm tin vào cái thiện, chính nghĩa sẽ chiến thắng cái ác.

Ngoài ra, đề thi rất có tính nhân văn đầy ý nghĩa về hình ảnh người bố trò chuyện với cậu con trai.

Thầy giáo Đỗ Đức Anh - giáo viên bộ môn Văn, người phụ trách ra phần thi Nghị luận xã hội nói trên cho biết: Vấn đề liên quan đến khủng bố IS đang được xã hội quan tâm, qua quan sát, tìm hiểu các em học sinh cũng rất quan tâm, các em còn thay avartar chia sẻ với nước Pháp, chia sẻ video, những câu chuyện cảm động liên quan đến vụ tấn công của IS ở Paris ngày 13-11 vừa qua.

Thêm vào đó, sau khi xem xong video nói trên, nghe câu nói của người đàn ông, người bố trong đoạn video, bản thân tôi thấy câu nói đó rất sâu sắc, ý nghĩa, cảm động có tính giáo dục, thể hiện sự yêu chuộng hòa bình… và tôi nghĩ đến việc các em học sinh cũng có thể có những suy nghĩ như mình nên đã ra đề thi để các em có thể sẻ chia bày tỏ tỏ suy nghĩ đó.

Thông qua bộ môn này, thông qua bài thi, các em với có thể gửi đến những tình cảm chân thành, lời sẻ chia với Paris và thắp lên trong các em tình yêu hòa bình, tình yêu con người, lòng nhân đạo…

Còn với một số em, có thể câu chuyên về khủng bố có thể các em chưa đọc kĩ, video các em có thể chưa xem nhưng câu nói đó chắn chắn các em sẻ hiểu được giá trị của an yên, hòa bình, biết phẫn nộ trước tội ác, biết sống nghĩa tình, nhân hậu hơn.

Có thể thấy, để xây đắp hòa bình trong bối cảnh thế giới hiện nay, đó không chỉ là chuyện to lớn vĩ đại của các chính trị gia mà bắt nguồn từ những hành động nhân ái từ chính mỗi người bình thường.
Nguồn GDTĐ