Trong chúng ta ai cũng có một công việc trước hết để kiếm sống, sau là làm giàu. Có người thành công, có người thất bại. Có người rất hài lòng, có người bất mãn, có người coi đó chỉ là một bước tạm thời trong lúc “quá độ”. Và ai cũng mong muốn sẽ thành công. Nhưng mọi người đã làm việc ra sao? Kết quả thế nào?
Một chị giúp việc tốt bụng làm trong một gia đình ở Hà Nội đã 9 năm, chị được chủ nhà rất tin tưởng, thân thiết như ruột thịt. Ngoài mức lương luôn khá hơn những “đồng nghiệp” xung quanh một chút, chị còn được mua bảo hiểm xã hội để sau này về già có lương hưu.
Nhưng cũng ra Hà Nội làm giúp việc, một cô bé mới 16 tuổi đã giết chết chủ nhà một cách dã man nhằm cướp của, để rồi bây giờ nhận mức án 18 năm tù. Cha mẹ đau lòng, xã hội nhức nhối, và tương lai của cô sau này sẽ ra sao?
Một cậu sinh viên Bách Khoa mới ra trường làm lập trình viên trong một công ty tin học. Bắt đầu với mức lương “phó bình dân”, chẳng hề gì, cậu cần mẫn học hỏi đàn anh để hoàn thành bằng được trách nhiệm của mình. Chẳng bao lâu sau cậu thành thạo mọi việc, dự án cậu quản lý chẳng ai phải phàn nàn. Sau 8 năm, bây giờ cậu là một trong những trụ cột “cứng” rồi, không những lương thưởng cao công ty còn chia cổ phần để gắn bó với cậu lâu dài.
Cậu này có cô bạn cùng lớp đại học luôn tự coi mình là “ngôi sao tương lai”, đi xin việc ở đâu cũng khoe khoang về những khả năng “hơn người”. Bởi vậy khi nhận được công việc bình thường cô cho rằng không “xứng tầm”. Sau khi làm một thời gian chẳng có gì thay đổi, cô kết luận “sếp” không biết đánh giá “đúng chất” con người, cô tìm một công ty khác. Nhưng lãnh đạo của công ty mới hình như cũng không biết “nhìn nhận”, chẳng mấy chốc cô lại chán. Rốt cuộc, 8 năm trời nay cô chạy hết công ty này sang công ty khác, vào Nam ra Bắc đủ cả, cứ lâu lâu lại thấy cô lãnh lương “thử việc”. Cô cũng chán ngán cảnh này tới stress và thường than vãn với mọi người là “không hiểu sao số tôi đen thế”. Có bạn nào giống cô ấy không? Xin thưa rằng số phận chỉ tạo hoàn cảnh còn quyết định kết quả xấu tốt ra sao là do con người chúng ta suy nghĩ và hành động có đúng đắn hay không mà thôi.
Có ông chủ 8x cũng “số đen”, vừa lĩnh án 9 năm tù. Bản thân tôi đã từng có vài lần tiếp xúc, đó là một chàng trai thuộc diện thông minh, năng động, khả năng ngoại giao, kinh tế đều được. Có lẽ nhờ đó cậu nắm bắt được tâm lý muốn kiếm tiền “vừa nhanh, vừa dễ, vừa nhiều” của thiên hạ nên cậu đã “tạo điều kiện” cho họ. Chương trình đầu tư tài chính đa cấp hưởng lãi cao (nhưng kết quả là mất cả chì lẫn chài) của cậu chỉ trong một thời gian ngắn đã thu hút mấy ngàn nhà đầu tư gửi tiền vào. Tôi thấy tiếc cho đời cậu, có tài mà vận dụng không đúng chỗ, kết cục thê thảm hôm nay là điều hiển nhiên. May mà pháp luật sớm phát hiện ra cách “làm ăn” này và “thu xếp” cho cậu được ngồi “đúng chỗ” của mình cho tới khi bóc xong 9 quyển lịch.
Những ông chủ làm ăn bốc giời, hớt váng, hoặc bất chấp lương tâm, đạo lý (cho ra đời những sản phẩm rởm, những dịch vụ làm khốn khổ người sử dụng, trở thành mối nguy hại cho xã hội) thì những đồng tiền trái đạo này sớm hay muộn cũng phản chủ, cũng tan tành bởi quy luật cuộc đời. Các bạn trẻ hăng hái làm giàu đừng quên rằng chỉ những sản phẩm, dịch vụ tốt, có ích cho con người, cho xã hội mới tồn tại được lâu bền và đem lại sự giàu có, thành đạt đích thực cho các bạn.
Cuộc sống có những quy luật không thể đi ngược lại. Thực tế đã chứng minh ông trời chẳng cho không ai cái gì. Ta được cái này thì mất cái khác, đúng với những công sức, tâm huyết mình bỏ ra.
Người làm công bình thường (lương “ba cọc ba đồng”) thì ít lo nghĩ, có thời gian tận hưởng cuộc sống. Chỉ vất vả lúc chưa xong việc thôi, cứ hết giờ làm là thoải mái vô tư. Tài năng và công sức cống hiến tới đâu hưởng tới đó. Vận mệnh của công ty đã có “sếp” chịu trách nhiệm, mình cứ lương thưởng đầy đủ là êm ru. Còn các ông chủ thì chẳng bao giờ có khái niệm hết giờ, xong việc hay nghỉ ngơi thực sự. Nhìn họ bình thản vẻ bề ngoài thôi, trong đầu bề bộn lo toan và công việc. Ai đã từng trải qua mới hiểu việc đưa một sản phẩm hoặc một dịch vụ mới ra thị trường, rồi phát triển thành một thương hiệu mạnh nó “xương” như thế nào. Những người thành công quả là đáng khâm phục, họ phải đổ bao nhiêu công sức, thời gian, trí tuệ, tiền của mới có được thành quả mà mọi người nhìn thấy. Và họ luôn thèm cái cảm giác “như bác nông dân cày xong thửa ruộng”, được ăn thấy ngon miệng, ngủ ngon giấc, đầu óc không phải phân tán, ưu tư. Làm gì cũng có cái giá của nó là thế đấy.
Khi chúng ta chọn cho mình con đường tương lai không cần phải cố “đua” theo một trào lưu nào, hãy để cuộc đời cho công việc mình yêu thích và có khả năng thực sự, để bạn có niềm đam mê, thấy mình đã quyết định đúng, nếu thất bại cũng không hối hận. Và trước hết phải có tâm, có đức, có lòng nhiệt huyết, có trách nhiệm thì việc gì cũng mang lại thành công. Không phải ai cũng tìm được đúng ngành học, đúng hướng đi ngay từ đầu. Bạn cứ hoàn toàn tự tin chuyển đổi sang việc khác phù hợp với mình hơn. Chẳng có nhẽ gì mà chỉ mấy năm học đại học là quyết định cả cuộc đời (những sáu, bảy chục năm sau đó) phải “theo nghề”. Hiện nay số người làm không đúng ngành học ban đầu và đã thành công rất nhiều, người ta vẫn có câu “tay trái to hơn tay phải” mà!
Nếu bạn trẻ nào chọn con đường làm chủ thì hãy xác định đó là cả một quá trình vất vả, gian nan, đã đam mê rồi thì quyết đầu tư tới cùng, phải kiên trì làm bằng được. Nếu chọn con đường trở thành một người làm công thì dù ở đâu cũng hãy vận dụng hết tài năng, tâm huyết, để trở thành “cây cổ thụ” trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Cả hai lựa chọn trên đều có cơ hội thành công và thất bại như nhau.
Mỗi người có một sự nghiệp riêng, làm công hay làm chủ cũng vậy, quan trọng là ai sẽ thành công? Cho dù làm gì cũng chỉ là một “con đường” mà bạn lựa chọn, không có con đường nào tốt hơn, vấn đề là ai sẽ đi tới đích?
Thành đạt không quan trọng là bạn làm thuê hay làm chủ. Theo tôi, trả lời được những câu hỏi dưới đây là ổn rồi:
(1) Việc bạn đang làm có chân chính, lương thiện không ?
(2) Việc đó có đúng với khả năng và ước vọng của bạn không ?
(3) Bạn đã suy nghĩ và làm việc hết mình chưa ?
(4) Sản phẩm (hoặc kết quả công việc) của bạn đã tốt nhất chưa ?
(5) Thu nhập có xứng với công sức bỏ ra hay không?
(2) Việc đó có đúng với khả năng và ước vọng của bạn không ?
(3) Bạn đã suy nghĩ và làm việc hết mình chưa ?
(4) Sản phẩm (hoặc kết quả công việc) của bạn đã tốt nhất chưa ?
(5) Thu nhập có xứng với công sức bỏ ra hay không?
Các cụ ta vẫn nói “có đức mặc sức mà ăn”, càng ngày tôi càng thấy câu nói đơn giản này có ý nghĩa to lớn, đúng đắn và sâu sắc. Hơn bao giờ hết, câu nói này rất phù hợp và cần được nêu cao trong xã hội ngày nay, đặc biệt là với những bạn trẻ đang xây dựng sự nghiệp tương lai, bằng con đường nào cũng vậy. Nhớ nhé bạn trẻ, cái tâm, cái đức chính là nền tảng cho mọi thành công đích thực. Năm cũ đã qua rồi, chúc các bạn một năm mới thành công, hạnh phúc.
Nguyễn Đức Giang (Công ty Vinno)
Bàn tay - năm ngón không bằng nhau!
Tôi hoàn toàn đồng ý với Giang về tiêu đề, những lý luận kết hợp với thực tiễn của của bạn. Tôi xin bổ sung và chia sẽ trải nghiệm của mình như sau: Năm ngón tay không bằng nhau!!!!:
1. Ngón giữa: Cao nhất, xứng với chữ TÂM.
2. Ngón trỏ: xứng với chữ Đức, là ngón chỉ đường.
3. Ngón giáp út: xứng với chữ THỜI, thời thế có thể thay đổi con người.
4. Ngón út: xứng với chữ VẬN, vận mệnh của mỗi con người
5. Ngón cái: xứng với chữ TÀI, ngón to nhất (chiếm khoảng 1/3 bàn tay), ngón này có thể kết hợp với tất cả các ngón khác để làm nên sức mạnh. Nhưng ngón này lại là ngón thấp nhất trong bàn tay.
Chúc các bạn có những trải nghiệm sâu sắc hơn!
Tất cả đều do tâm tạo!
Đọc bài viết này xong, tôi cảm nhận rất đúng! Chúng ta nên hiểu "Cái Tâm là gốc của thành công", bởi vì "Tất cả đều do tâm tạo" ( nếu các bạn đọc bài viết "Cuộc sống của dân tộc Kogi tại Nam Mỹ " thì các bạn sẽ thấu hiểu sâu sắc hơn). Ý kiến của tôi ở đây là : chữ "TÂM" chính là tĩnh tâm, là thấu hiểu bản thân, ý thức về bản thân, phải nỗ lực tìm hiểu VỀ MÌNH, vì biết mình chính là biết được vũ trụ và biết được vũ trụ thì tất hiểu được các định luật thiên nhiên", " đời sống là một sự màu nhiệm, nếu con người biết mài giũa THÂN và TÂM để ý thức đời sống một cách trọn vẹn thì người ta sẽ ý thức được những việc khác phi thường hơn", dùng cái TÂM để sống thuận theo các định luật thiên nhiên và dùng THÂN để hành động theo cái TÂM dẫn lối thì thành công chắc chắn đến với các bạn!
BẠN CHỈ CÓ THỂ THỰC SỰ THÀNH CÔNG KHI BẠN HIỂU ĐƯỢC CHÍNH BẢN THÂN MÌNH MONG MUỐN GÌ, CẦN GÌ, ĐAM MÊ GÌ, THÍCH THÚ GÌ VÀ BIẾT HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO THUẬN THEO CÁC ĐỊNH LUẬT THIÊN NHIÊN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU ĐÓ! Và cái cuối cùng bạn nhận được chính là HẠNH PHÚC! Tôi là một sinh viên năm 2 đại học, cũng như các bạn trẻ khác, tôi muốn được giàu có. Nhưng tôi luôn luôn hiểu : "Đừng khát vọng chỉ vì sự giàu có và cố sức lao động cật lực để được giàu sang. Thay vì vậy, hãy nỗ lực vì hạnh phúc, để yêu người và được người yêu. Quan trọng hơn hết là đạt đến sự an bình trong tâm tưởng và tĩnh lặng trong suy nghĩ " ( câu này được tôi trích dẫn từ cuốn sách "NGƯỜI BÁN HÀNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI" ).
Và tôi cũng muốn trích dẫn thêm, Tiến sỹ Vũ Minh Khương trong bài viết " Năm mới, nói chuyện đổi mới tư duy" có nhận xét rằng: " Hầu hết các doanh nhân giàu có và có tiếng tăm lừng lẫy đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng SAY MÊ VÀ TÂM HUYẾT TẠO NÊN GIÁ TRỊ MỚI ĐẶC SẮC CHO XÃ HỘI chứ không phải tham vọng làm giàu bằng mọi giá. Sự giàu có dường như là hệ quả chứ không phải là động lực chính yếu cho nỗ lực vươn lên của họ". Tôi xin được chia sẻ một vài suy nghĩ của tôi với mọi người, mong rằng ý kiến của tôi được mọi người đánh giá và nhận xét để giúp tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về sự thành công và từ đó tạo nên hướng đi riêng cho thành công của chính bản thân mình, và quan trọng hơn cả là TẠO NÊN HẠNH PHÚC CHO BẢN THÂN VÀ CHO MỌI NGƯỜI!
Chữ Tâm
Chữ "Tâm" - ĐỘC TỰ thế mà hay!
Thành - bại, nên - hư tại chữ này.
Thành - bại, nên - hư tại chữ này.
Cứ mãi vật lộn rồi sẽ đến đâu
Kính chào tất cả mọi người !
Tôi là một độc giả thường xuyên của VnExpress, và gần đây rất quan tâm đến mục này cũng bởi xuất hiện những bài viết có chất lượng cao, dạy cho chúng ta rất nhiều bài học đáng quý, và chân thành.
Tôi rất "tâm huyết" với bài viết của anh Giang (xin phép được gọi như vậy cho gần gũi). Đọc các comment có nhiều ý kiến chưa hoàn toàn đồng ý tôi thấy có những cái đúng và chưa đúng. Nếu hiểu sai ý xin phép thứ lỗi. Chưa đúng ở chỗ nào? là ở cái chỗ tiêu đề bài viết và nội dung trong đó không có một từ nào khẳng định chỉ cần có TÂM là sẽ thành công. Cái tâm chỉ là gốc rễ. Nó giữ vững thành công trước sóng gió cuộc đời.
Nó cho bạn sự thanh thản và niềm tin khi bạn thất bại. Nó là kim chỉ nam giúp bạn định huớng trên con đuờng đi tới thành công. Định nghĩa thành công với mỗi con người một khác nhau. Nhưng thành công nào mà làm đất nước giàu có, làm cho người dân ấm lo hạnh phúc mới là thành công lớn.
Đúng ở chỗ nào? là ở cái chỗ bạn đã chỉ ra được thành công không hề dễ dàng đạt được. Bạn nhắc nhở các bạn trẻ phải thật tỉnh táo, sáng suốt trước những lựa chọn của mình. Bởi cuộc sống bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có TỐT và Xấu. Để đạt được thành công không hề đơn giản và chỉ cần có TÂM, mà phải nếm trải đủ vị của cuộc đời, với tinh thần cầu tiến và ý chí không bao giờ từ bỏ. Khởi đầu, song hành và kết thúc, chữ TÂM sẽ giúp chúng ta không thấy hối hận, hay hổ thẹn cho những việc mình đã làm. Có một câu rất hay mà tôi luôn dùng để vực lại tinh thân mình sau mỗi lần "vấp ngã" là : KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ CŨNG THÀNH NHÂN.
Xin cảm ơn và tha thứ nếu có điều gì chưa đúng về bình luận của tôi.
DỂ MÀ KHÓ "Cái Tâm là gốc của thành công"
“Cái Tâm là gốc của thành công” Một câu nói bao gồm nhiều ý nghĩa, nghe sau dễ quá nhưng khi thực hành không dể chút nào, không phải lúc nào những người giàu có hay thành công là điều có chữ tâm đâu, có khi tài sản của họ lên tới hàng triệu đô hay họ đã trở thành người nỗi tiếng nữa kìa…
Góc độ nào đó chữ TÂM giống như một nguồn vốn vôn tận trong mỗi con người chúng ta không có vật chất nào có thể so sánh được, chỉ có điều chúng ta biết cách sài nó hay không? Nhưng khi một con thuyền muốn về tới đích an toàn chưa hẵn phải đi đường chính mà bằng mọi cách nào đó mà vẫn về đích mới là chuyện đáng nói
“Cái Tâm là gốc của thành công” có thể nói về mặt nào đó có những tương đồng với câu “ có đức mặt sức mà ăn” có tài mà không có đức sẽ là người vô dụng, có đức mà không có tài lại càng vô dụng hơn . Có tài lẫn có đức cũng chưa hẵn là người thành công. Nhưng những người thành công mỉ mảng luôn luôn phải được hội những yếu tố không kém phần quan trọng đó là “ Thiên - Thời - Địa - Lợi – Nhân – Hoà “.
Bản thân tôi rất tâm đắt bài viết của tác giả Nguyễn Đức Giang (Công ty Vinno).
5 câu hỏi bạn đặt ra theo tôi nếu người nào trả lời đươc thì chỉ đạt chỉ 20% cơ hội thành công mà thôi.
(1) Việc bạn đang làm có chân chính, lương thiện không ?
(2) Việc đó có đúng với khả năng và ước vọng của bạn không ?
(3) Bạn đã suy nghĩ và làm việc hết mình chưa ?
(4) Sản phẩm (hoặc kết quả công việc) của bạn đã tốt nhất chưa ?
(5) Thu nhập có xứng với công sức bỏ ra hay không?
“Cái Tâm là gốc của thành công” có thể nói về mặt nào đó có những tương đồng với câu “ có đức mặt sức mà ăn” có tài mà không có đức sẽ là người vô dụng, có đức mà không có tài lại càng vô dụng hơn . Có tài lẫn có đức cũng chưa hẵn là người thành công. Nhưng những người thành công mỉ mảng luôn luôn phải được hội những yếu tố không kém phần quan trọng đó là “ Thiên - Thời - Địa - Lợi – Nhân – Hoà “.
Bản thân tôi rất tâm đắt bài viết của tác giả Nguyễn Đức Giang (Công ty Vinno).
5 câu hỏi bạn đặt ra theo tôi nếu người nào trả lời đươc thì chỉ đạt chỉ 20% cơ hội thành công mà thôi.
(1) Việc bạn đang làm có chân chính, lương thiện không ?
(2) Việc đó có đúng với khả năng và ước vọng của bạn không ?
(3) Bạn đã suy nghĩ và làm việc hết mình chưa ?
(4) Sản phẩm (hoặc kết quả công việc) của bạn đã tốt nhất chưa ?
(5) Thu nhập có xứng với công sức bỏ ra hay không?
y kien
trong cuoc song lam bat cu viec gi cung vay can phai co tam voi cai nghe ma minh lua chon.neu khong co tam voi nghe thi khong som thi muon cung chan nan va that bai voi nghe minh da lua chon.vi vay theo kinh nghiem lam viec cua toi nen khuyen cac ban tre moi bat dau chon nghe hay chon cho minh mot nghe ma minh yeu thic va dam me vi no. thi nhat dinh cac ban se thanh cong.
toi chuc cac ban thanh cong.
Bài viết rất sâu sắc
Phải công nhận bài viết rất hay, làm cho tôi sáng tỏ ra rất nhiều, cảm ơn Giang. sống trên đời này sống sao cốt cho thoãi mái với những gì của bản thân mình, hãy suy nghĩ làm sao tạo ra nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống muôn màu này, chứ đừng lúc nào cũng săm soi, ganh ti với người khác, chê trách điều này thế nọ không hơp với mình.
Con người có tấm lòng vị tha, bao dung, độ lượng, để sự ích kỹ của bản thân ra một bên thì mới mong có một cuộc sống có ý nghĩa, mới thấy cuộc đời này đẹp biết bao.
Bài học
Bài viết vừa tổng hợp lại những sự kiện có thật trong cuộc sống vừa đưa ra bài học tưởng chừng như đã cũ rồi nhưng nó rất có ý nghĩa đối với tất cả mọi người, nhất là những người vừa ra trường, vừa bước vào đời. C
ảm ơn anh đã nhắc nhở, đó cũng là điều mà em đôi lúc hay quên, tiên trách kỷ hậu trách nhân. Mọi thứ đều có giá của nó cả.
In ra cho con của mình đọc
Cảm ơn tác giả rất nhiều. Bài viết tôi rất tâm đắc và sẽ áp dụng cho chính mình và in ra cho con của mình đọc.
Bạn đã nói hộ những gì tôi đang nghĩ
Cảm ơn bạn Nguyễn Đức Giang. Tôi sẽ gửi bài này của bạn cho những nhân viên trẻ của tôi trong công ty. Tôi tin chắc rằng bạn đã ,đang và sẽ là một người thành công cả trong sự nghiệp và gia đình.
Chúc bạn cùng gia đình năm mới sức khỏe, hạnh phúc!
Chúc bạn cùng gia đình năm mới sức khỏe, hạnh phúc!
Bài viết của anh sẽ chắp thêm đôi cánh cho thế hệ trẻ chúng em
Đọc xong bài viết của anh em chiêm nghiệm thêm được rất nhiều điều về cái tâm, lòng nhiệt huyết và trách nhiệm của tuổi trẻ vì em cũng còn trẻ lắm, nếu ko muốn nói là rất trẻ, chỉ là một cô sinh viên mới ra trường và bước những bước đi chập chững hòa nhập vào cuộc sống, vào môi trường công việc. còn rất nhiều cơ hội, thách thức sẽ còn mở ra trước mắt em đòi hỏi sự bình tĩnh, bản lĩnh và nhẫn nại nhưng quan trọng hơn hết thảy đó là đạo đức nghề nghiệp, là mong muốn xây dựng một môi trường làm việc thấn ái và chuyên môn nghề nghiệp ngày càng tốt hơn.
Em may mắn vì được gia đình tạo điều kiện để dc đi theo một con đường khá ngay ngắn trong học hành, ra trường em cũng may mắn có một công việc với mức thu nhập tương đối khá. Tất cả những điều đó làm em cảm thấy mình cần pải nỗ lực để xứng đáng hơn. Em hi vọng rằng những bài viết của anh sẽ chắp thêm đôi cánh cho thế hệ trẻ chúng em, những con người nhiều hoài bão và lắm ước mơ bay cao và bay xa hơn nữa.
Cảm ơn anh,
Em may mắn vì được gia đình tạo điều kiện để dc đi theo một con đường khá ngay ngắn trong học hành, ra trường em cũng may mắn có một công việc với mức thu nhập tương đối khá. Tất cả những điều đó làm em cảm thấy mình cần pải nỗ lực để xứng đáng hơn. Em hi vọng rằng những bài viết của anh sẽ chắp thêm đôi cánh cho thế hệ trẻ chúng em, những con người nhiều hoài bão và lắm ước mơ bay cao và bay xa hơn nữa.
Cảm ơn anh,
Chữ Tâm kia mới bằng ba (mươi) chữ Tài
Cảm ơn anh Giang đã chia sẻ những suy nghĩ rất sâu sắc. Em tin là điều này đã giúp cho rất nhiều người có thêm niềm tin vào công việc, cuộc sống. Mong rằng mỗi người có thể tự tìm thấy hạnh phúc trong công việc của mình. Vì hạnh phúc là thứ ta cảm thấy, chứ không phải là thứ ta có thể giành lấy được.
Cuộc đời như dòng sông chảy mãi Ngàn đời sông chỉ chảy về biển khơi Con thuyền Tâm sẽ hướng về đâu? Để đi tìm một bến bờ hạnh phúc Sẽ đi ngược không kể dòng nước. Sẽ mãi long đong tìm cách vượt dòng? Rồi ngày mai khi tay mỏi buông chèo Một đời gắng sức tựa bọt nước tan Hay thuyền Tâm kia khéo nghĩ Sao ta không thuận theo dòng Vì ngàn đời tự nhiên vẫn thế Ta ung dung giữa sóng nước muôn trùng Đời này ta chỉ có một con thuyền Còn dòng sông, từ ngàn đời đã thế Và ngàn đời sau sông vẫn chảy Con thuyền Tâm hãy khéo tay chèo
Bài viết hay nhưng chỉ đúng với từng hoàn cảnh thôi
Đúng là một con người cần có cái Tâm để làm việc nhưng đôi lúc cái Tâm đó là cái gì đó để mà người ta coi thường và lợi dụng (đối với nhưng người xấu, những kẻ đồng nghiệp ganh tị và hơn thua).
Tùy vào từng môi trường mà mình có thể đặt cái chữ Tâm, có những chổ mà ta đặt chữ Tâm vào đó để làm việc nhưng cũng có những chỗ ta đặt chữ "Tâm - Tính -Toán" vào đó.
Bởi vậy trong cuốc sống ta luôn phải làm việc với từ " Thật " = Thật lòng, thành thật với công việc. Với từ "Nhẫn" - Nhẫn nại, tận tụy với công việc. Và cuối cùng là với chử "Tâm" = Tâm huyết với nghề, với việc làm của mình.
Nhưng cuối cùng là gì hả các bạn đó là THẬT NHẪN TÂM - Đó là kết quả của những tâm huyết của mình đối với công việc đó bạn.
Bạn nói rất đúng
Mình đọc hết bài viết của bạn, và thấy luôn từ tiêu đề của bạn là rất đúng, thường thì những người có tài thì mới có tâm :), chúc bạn thành công trong năm mới, gia đình hạnh phúc.
Có Tâm còn phải có Tài và Đức nữa
Bài viết của ông Quang dưới đây quả là sâu sắc. Nhưng, tôi thiết nghĩ trong nguyên tắc làm ngừơi, chúng ta phải quan niệm chữ Tâm phải đi với chữ Tài và Đức.
Có chữ Tâm vẫn chưa đủ, có lòng mà không có sức (khả năng) thì sẽ càng làm càng hư chuyện. Có tài mà không có đức thì rất dễ xa ngã và đi vào con đường lầm lỗi. Tương nhiên chúng ta có thể đạt được Tài và Đức từ chữ Tâm.
Mình thấy một phần trong mình
Vấn đề bạn nói là những vấn đề chung mà những người mới ra trường mắc phải. nhiều lúc mình thấy bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, có lúc thấy thật mệt mỏi và bi quan, nhưng giải pháp nào để tim ra đường đi cho nhưng con người bị rơi vào những hoàn cảnh bạn nói đây. Có lẽ chỉ chính bản thân những người đó quyết định con đường đi của mình nhỉ.
Dể Nghe Dể Đọc Dể Hiểu Nhưng Khó Thực Hành
Rất Hay!
“Cái Tâm là gốc của thành công” Một câu nói bao gồm nhiều ý nghĩa, nghe sau dễ quá nhưng khi thực hành không dể chút nào, không phải lúc nào những người giàu có hay thành công là điều có chữ tâm đâu, có khi tài sản của họ lên tới hàng triệu đô hay họ đã trở thành người nỗi tiếng nữa kìa…
Góc độ nào đó chữ TÂM giống như một nguồn vốn vô tận trong mỗi con người chúng ta không có vật chất nào có thể so sánh được, chỉ có điều chúng ta biết cách sài nó hay không? Nhưng khi một con thuyền muốn về tới đích an toàn chưa hẵn phải đi đường chính mà bằng mọi cách nào đó mà vẫn về đích mới là chuyện đáng nói.
“Cái Tâm là gốc của thành công” có thể nói về mặt nào đó có những tương đồng với câu “ có đức mặt sức mà ăn” có tài mà không có đức sẽ là người vô dụng, có đức mà không có tài lại càng vô dụng hơn . Có tài lẫn có đức cũng chưa hẵn là người thành công. Nhưng những người thành công mỉ mảng luôn luôn phải được hội những yếu tố không kém phần quan trọng đó là “ Thiên - Thời - Địa - Lợi – Nhân – Hoà “.
Bản thân tôi rất tâm đắt bài viết của tác giả Nguyễn Đức Giang (Công ty Vinno).
(1) Việc bạn đang làm có chân chính, lương thiện không ?
(2) Việc đó có đúng với khả năng và ước vọng của bạn không ?
(3) Bạn đã suy nghĩ và làm việc hết mình chưa ?
(4) Sản phẩm (hoặc kết quả công việc) của bạn đã tốt nhất chưa ?
(5) Thu nhập có xứng với công sức bỏ ra hay không?
5 câu hỏi bạn đặt ra theo tôi. Nếu trả lời đươc thì chỉ đạt chỉ 20% cơ hội thành công mà thôi.
( Lê Đức Dũng )
“Cái Tâm là gốc của thành công” Một câu nói bao gồm nhiều ý nghĩa, nghe sau dễ quá nhưng khi thực hành không dể chút nào, không phải lúc nào những người giàu có hay thành công là điều có chữ tâm đâu, có khi tài sản của họ lên tới hàng triệu đô hay họ đã trở thành người nỗi tiếng nữa kìa…
Góc độ nào đó chữ TÂM giống như một nguồn vốn vô tận trong mỗi con người chúng ta không có vật chất nào có thể so sánh được, chỉ có điều chúng ta biết cách sài nó hay không? Nhưng khi một con thuyền muốn về tới đích an toàn chưa hẵn phải đi đường chính mà bằng mọi cách nào đó mà vẫn về đích mới là chuyện đáng nói.
“Cái Tâm là gốc của thành công” có thể nói về mặt nào đó có những tương đồng với câu “ có đức mặt sức mà ăn” có tài mà không có đức sẽ là người vô dụng, có đức mà không có tài lại càng vô dụng hơn . Có tài lẫn có đức cũng chưa hẵn là người thành công. Nhưng những người thành công mỉ mảng luôn luôn phải được hội những yếu tố không kém phần quan trọng đó là “ Thiên - Thời - Địa - Lợi – Nhân – Hoà “.
Bản thân tôi rất tâm đắt bài viết của tác giả Nguyễn Đức Giang (Công ty Vinno).
(1) Việc bạn đang làm có chân chính, lương thiện không ?
(2) Việc đó có đúng với khả năng và ước vọng của bạn không ?
(3) Bạn đã suy nghĩ và làm việc hết mình chưa ?
(4) Sản phẩm (hoặc kết quả công việc) của bạn đã tốt nhất chưa ?
(5) Thu nhập có xứng với công sức bỏ ra hay không?
5 câu hỏi bạn đặt ra theo tôi. Nếu trả lời đươc thì chỉ đạt chỉ 20% cơ hội thành công mà thôi.
( Lê Đức Dũng )
cảm ơn bài viết của bạn
Từ khi ra đời để tự lập kinh doanh, tôi cũng đã tự nhủ với chính bản thân của mình, có làm bất cứ công việc gì cũng phải đặt cái tâm, cái đức lên hàng đầu. Mặc dù nhiều khi " Thương trường như chiến trường". tôi cũng không dám " dẫm đạp lên người khác" để có được thành công của mình. Sự thành đạt luôn luôn phải đi cùng sự "thanh thản". Giàu có mà không " thanh thản" thì cũng như những người thất bại khác mà thôi.
Cảm ơn tác giả đã nói lên những điều mà tôi, cũng như các bạn trẻ đã ấp ủ từ lâu. Chúc mọi người thành đạt và hạnh phúc với những gì mình đã làm.
Bài viết xuất sắc
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Giang trong bài viết này. Là một người làm kinh doanh, tôi luôn đề cao cái "tâm", điều này đã giúp tôi bỏ qua được những lợi ích trước mắt và cố gắng làm việc để mang lại những sản phẩm tốt nhất cho cộng đồng. Trước mắt tôi có thể kiếm được ít tiền hơn, nhưng tôi cảm thấy thoải mái với đồng tiền mình kiếm được, dần dần tạo dựng niềm tin với các đối tác, sản phẩm mang lại lợi ích cho xã hội. Điều này chẳng phải là những nhân tố quyết định thành công trong tương lại hay sao? Và tôi cũng tin vào quy luật bất biến trong vũ trụ này, đó là "Luật nhân quả".
Bạn hãy mang lại điều tốt đẹp cho xã hội, cho con người thì cuối cùng điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.
Cuộc sống phức tạp lắm bạn à
"Con đường đi đến sự thành công là rất nhỏ và hẹp"
"Quan nhất thời dân vạn đại", "thời thế thế thời", "thức thời mới là trang tuấn kiệt" bạn Giang hiểu như thế nào về 3 câu này.
"Quan nhất thời dân vạn đại", "thời thế thế thời", "thức thời mới là trang tuấn kiệt" bạn Giang hiểu như thế nào về 3 câu này.
Thêm nữa muốn hạnh phúc và sự thành đạt cũng như bất kỳ điều gì không tự nhiên mà có được, đều cần phải cố sức giành lấy.