30 thg 11, 2011

Suy ngẫm: Lối sống của giới trẻ hiện nay?

Báo động tình trạng xuống cấp đạo đức trong giới trẻ
Đạo đức giới trẻ đang có xu hướng đi xuống, tình trạng vi phạm pháp luật và tâm lý buồn chán ở các em nhiều hơn.
Đó là những thực trạng đã được các chuyên gia chỉ ra tại Hội thảo "Vi phạm pháp luật và đạo đức trong học sinh Thủ đô - Thực trạng và giải pháp" do Thành đoàn Hà Nội tổ chức sáng 30/11.

Giới trẻ đang buồn chán?
Tham luận tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Tung, chia sẻ, một kết quả điều tra năm 2010 cho thấy, sau 5 năm, tình trạng bi quan, chán nản trong thanh niên có chiều hướng tăng lên một cách đáng lo ngại. 

Cụ thể, có 73,1% thanh niên từng có cảm giác buồn chán; 27,6% từng "rất buồn," thấy mình vô tích sự đến nỗi làm cho bản thân không muốn hoạt động như bình thường. Có tới 21,3% từng thất vọng hoàn toàn về tương lai và 4,1% nảy sinh ý nghĩ tự tử. 

Đặc biệt, xu hướng chung là càng ở nhóm tuổi trẻ hơn thì mức độ và tỷ lệ buồn chán càng cao. Có tới 75% người được hỏi trong độ tuổi 14-17 và 18-21 từng trải qua trạng thái đó, trong khi ở nhóm tuổi 22-25 là hơn 65%.

Trong cuộc khảo sát khác của Phó Giáo sư Tung, trong số trên 2.000 thanh niên tham gia trả lời thì có đến 84,5% cho biết họ “chưa bao giờ” nghĩ đến việc tự tử, nhưng cũng có 10,6% cho biết họ “hiếm khi”, 3,5% “thỉnh thoảng” và 1,4% “thường xuyên hay “rất thường xuyên” nghĩ đến việc tự tử.

Theo ông Tung, thông thường thì tuyệt đại đa số thanh niên sẽ tự mình hoặc với sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và bạn bè để vượt qua được các trạng thái khủng hoảng “buồn bã,” “chán nản.” Nhưng nếu trong những điều kiện nào đó, tình trạng khủng hoảng nói trên bị tác động theo chiều hướng tăng nặng thì sẽ là nguyên nhân chính làm cho thanh niên rơi vào xu hướng sống buông thả.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, bốn đặc điểm và xu hướng lối sống tiêu cực của thanh niên Việt Nam hiện nay là: buông thả bản thân; hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật; ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm và nhiệt tình của tuổi trẻ; sống hời hợt, a dua theo các trào lưu “thời thượng,” tiếp thu xô bồ ảnh hưởng văn minh, văn hóa từ bên ngoài.

Đưa ra một con số cụ thể hơn, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, cho biết, từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn thành phố đã phát hiện, xử lý 968 đối tượng trong lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường vi phạm pháp luật hình sự. Riêng năm 2011 đã phát hiện, xử lý 110 đối tượng, gia tăng so với các năm trước.

Không chỉ tăng về số lượng, mức độ nghiêm trọng của các vụ án cũng tăng lên. Nếu như những năm 2000 trở về trước, lứa tuổi học sinh, sinh viên khi thực hiện các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, thường cố ý gây thương tích không nguy hại lớn, thì những năm gần đây tính chất, mức độ của tội phạm lại nguy hiểm hơn, hành vi vi phạm hết sức đa dạng và phức tạp.

Đặc biệt có một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên đã tham gia vào các băng, ổ nhóm tội phạm phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; hậu quả hết sức nghiêm trọng.
 
Học sinh nữ đánh nhau là một thực trạng đáng buồn đang gia tăng thời gian gần đây.

Cần bắt đầu từ gia đình

Theo Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Xã hội học, một trong những giải pháp đầu tiên để giảm thiểu những suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn của giới trẻ là sự giáo dục từ gia đình.

Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái trong hơn trong mọi vấn đề, nhất là đạo đức, củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc giáo dục xã hội hóa thế hệ trẻ. 

"Sự gương mẫu trong cách ứng xử, lối sống, trong làm việc… của cha mẹ chính là phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất tới con cái. Những bậc cha mẹ sống với nhau hòa thuận chung thủy và có tình nghĩa với nhau là tấm gương sáng cho con cái noi theo," ông Bình nói.

Đồng quan điểm này, Đại tá Nguyễn Đức Chung cũng cho rằng, nguyên nhân trước hết của những sai phạm trong học sinh là từ phía gia đình. 

“Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của các em,” ông Chung nhận định.

Theo ông Chung, vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em, đặc biệt là vai trò của cha mẹ, là hết sức quan trọng. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài, từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. 

Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. 

Những sai lầm cha mẹ thường mắc phải là lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng (chiều chuộng hoặc hành hạ), gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội. 

Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù, mồ côi…, trẻ em thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm dẫn đến mất phương hướng khi hành động, dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội.

Bên cạnh đó, phát biểu tại hội nghị, các chuyên gia cũng cho rằng, cần thiết lập tốt hơn nữa mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để xây dựng hệ thống phòng ngừa liên hoàn giữa ba môi trường. 
Theo Vietnam+

Suy ngẫm: Học tập và căn bệnh thành tích ...

Mù chữ vẫn lên lớp 7
Một học sinh 15 tuổi, đang học lớp 7A5 của Trường THCS Đống Đa (TP Quy Nhơn), không đọc, viết được gì ngoài việc “thuộc lòng” cách viết tên mình và tên cha. HS này khẳng định: “Em đã không biết cách đánh vần, đọc chữ từ năm lớp 1!".
Ngày 30/11, cô Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa (TP Quy Nhơn) khẳng định em Nguyễn Văn Nhất (15 tuổi - tổ 11, khu vực 2, phường Đống Đa, Quy Nhơn, Bình Định), đang học lớp 7A5 của trường “vẫn lên lớp đều đều chứ không phải thi lại môn nào, chỉ có điều, em này không ghép âm, ghép vần được”. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế thì em Nhất không đọc, viết được gì ngoài việc “thuộc lòng” cách viết tên mình và tên cha là Nguyễn Văn Thanh.
Em Nhất cũng khẳng định: “Em đã không biết cách đánh vần, đọc chữ từ năm lớp 1! Hàng ngày, khi lên lớp em nhìn theo nét chữ thầy cô viết trên bảng rồi chép lại, còn đến kỳ thi hay kiểm tra em nhìn bài bạn mà chép y chang”.
Theo các học sinh cùng lớp với Nhất, các thầy cô cũng biết chuyện này nhưng không thấy nói gì hay có biện pháp nào giúp đỡ Nhất, nhiều lần lớp đề nghị cho Nhất ngồi riêng nhưng cô chủ nhiệm không đồng ý và giải thích: “Cứ để em Nhất ngồi giữa các bạn mà chép bài lên lớp. Có gì qua năm tính”. Từ lớp 1 đến lớp 7, dù mù chữ “toàn tập” nhưng Nhất chỉ bị ở lại một lần năm lớp 4. 
Theo H.Trọng
SGGP

28 thg 11, 2011

Điều học sinh không được vi phạm

ĐỀ: Suy nghĩ của anh chị về các hành vi học sinh không nên
làm như ”làm việc riêng trong giờ học, sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc”.
Bài làm.

Vấn nạn học sinh thường hay lo ra, làm việc riêng trong các giờ học đã trở nên khá phổ biến và nó cứ dửng dưng diễn ra tại các tiết học trong lớp. Những hành dộng lo ra không đúng của các bạn học sinh tưỡng chừng như vô hại. Nhưng thực tế thì điều ấy lại gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho các bạn sau này.

          Vậy, những việc mà các bạn học sinh không nên làm trong giờ học là như thế nào? Những việc mà học sinh không nên làm trong giờ học là không nên nói chuyện riêng, làm việc khác như học môn này mà lấy môn khác ra học. Và tệ hơn là việc các bạn sử dụng điện thoại di động để nhắn tin hay sử dụng máy nghe nhạc. Những hành vi vô ý thức ấy sẽ gây ra những tác hại rất lớn.Vì khi thầy cô đang giảng bài thì các bạn lại lo ra để rồi những bạn học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoặc tất cả những kiến thức, thông tin bài học mà thẩy cô đang giảng dạy. Và trên thực tế hiện nay, khi nền khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các phương tiện thông tin phát triển một cách ồ ạt. Do đó, chúng ta không thể nào tránh được hiện tượng mỗi bạn học sinh nào cũng có một “ chú dế yêu” bên cạnh như vật bất li thân. 
          Tuy là một vật dụng hữu ích nhưng liệu các bạn đã sử dụng nó đúng cách và đúng mục đích chưa? Chính xác là chưa! Điện thoại di động thì chúng ta có quyền sử dụng vào giờ nghỉ giải lao, giờ ra về nhưng tuyệt đối các bạn không nên sử dụng trong giờ học. Vì như thế sẽ gây ra sự xao lãng trong bài giảng mà thầy cô đang giảng. Có thể hôm nay, chúng ta không đễ tâm và bỏ qua một số chi tiết bài học. Tuy một ngày, những kiến thức mà chúng ta vô tình bỏ qua thì tương đối nhỏ. Nhưng các bài học lúc nào cũng có mốc xích với nhau. Cho nên, nếu các bạn không hiểu chỗ này thì làm sao có thể hiểu tiếp chỗ kia. Dần dần, rồi nó sẽ  trở thành một lỗ hỏng kiến thức nặng nề đem lại cho các bạn một kết quả học tập không mong muốn. Mà nguyên nhân dẩn đến kết quả xấu ấy chính là do những hành vi vô ý thức trong giờ học của chúng ta gây nên. Điển hình như nếu chúng ta nghe nhạc trong giở học thì làm sao có thể tập trung vào bài học. Rồi còn việc các bạn học môn này mà lấy môn khác ra học là vô cùng không tốt. Điểu ấy dẫn việc các bạn sẽ không nắm dược bài đang học. Vì sự xao lãng trong lớp nên đa số nhiều học sinh không hiểu bài thì lại tìm đến phương pháp học thêm. Có thể, nếu đi học thêm thì nhiều sẽ củng cố lại được bài học. Nhưng nó thực sự rất tốn kém!.Vậy tại sao chúng ta lại không cố gắng rén luyện tính tập trung vào giờ học trên lớp để có thể gánh bớt một phần khó khăn cho cha mẹ.
               Như các bạn thấy, những hành động vô ý thức trên nếu cứ tiếp tục diễn ra thì hoàn toàn không tốt chút nào. Và nếu như ta có ý thức không làm những việc riêng như trên trong giờ học mà kèm theo đó là biết kết hợp với phương pháp học đúng đắn thì tất nhiên ta sẻ đạt được những kết quả học tập tốt như mong muốn. Chẳng những thế, nếu bạn không làm việc riêng trong các tiết học của thầy cô là bạn đã một phần nào thể hiện được sự tôn trọng với thầy cô và thể hiện được đạo đức của bản thân.
             Riêng bản thân tôi, tôi sẽ cố gắng tập trung vào việc học tập trên lớp và không lo ra đễ có thể đạt được một kết quả học tập tốt. Để làm được như vậy, tôi sẽ cố gắng chăm chỉ chuẩn bị bài, học bài ở nhà thật kĩ và sử dụng điện thoại di dộng, máy nghe nhạc chỉ khi thật sự cần thiết. Đặc biệt là không sử dụng trong giở học!

Tóm lại, chắc hẳn qua bài viết trên, các bạn đã một phần nào hiễu rõ về tác hại của việc lo ra, không tập trung trong lớp học là vô cùng nguy hại. Chính vì thế, từ nay chúng ta nên xem xét lại hành dộng của bản thân. Vì nếu như ta cứ tiếp tục phạm sai lầm như trên thì sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn ngoài những điều bất lợi. Thế nên, chúng ta hãy cùng nhau từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính mình nhé!

Quyền lợi chính đáng của người HS

HỌ & TÊN : NGUYỄN ĐỖ NHƯ QUỲNH
LỚP : 10A15
ĐỀ 6 : Suy nghĩ và hành động của anh (chị) về quyền của học sinh được bảo vệ, được đối xử bình đẳng dân chủ
                                                             BÀI LÀM
  Trường học là môi trường để hơc sinh học tập và là nền tảng của cuộc đời của một người học sinh. Học sinh cũng cần có những quyền lợi của mình như quyền được bảo vệ , được đối xử bình đẳng. Nhưng trước hết học sinh phải hiểu được và biết cách tận dụng quyền của mình.
   Quyền dược bảo vệ, được đối xử bình đẳng của học sinh là học sinh được học tập trong một môi trường lành mạnh, không có sự thiên vị giữa người này với người khác, nơi mọi người luôn đối xử với nhau bình đẳng , được thầy cô che chở , bảo vệ . Học sinh luôn có quyền đưa ra ý kiến của mình trong học tập và những họat động tập thể.
    Học sinh được gia đình và thầy cô dạy dỗ , học tập để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Vì vậy , họ nên biết rằng họ có quyền mà công dân nào cũng phải có là được tôn trọng, bảo vệ và đươc đối xử bình đẳng như nhau. Đây là một quyền hợp lí với lứa tuổi học sinh mà nhà trường và thầy cô nên dạy cho học sinh cách thực hiện quyền của mình, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được quyền của mình trong học tập và hoạt động tập thể. Hiện nay trên khắp hầu hết các nước phát triển trên thế giới , học sinh khi đi học đều đươc thầy cô giáo dục về quyền của mình và biết cách sử dụng triệt để nó.
    Nhưng nếu muốn mọi người tôn trọng quyền của mình , thì học sinh phải tôn trọng quyền của người khác trước. Học sinh luôn có quyền đưa ra ý kiến của mình nhưng cũng phải tùy nơi, tùy lúc chứ không phải lúc nào muốn thì nói ra, không được nói leo, vô lễ với thầy cô. Chúng ta nên phê phán những hành vi của những thầy cô không cho học sinh biết được, không tạo điều kiện cho học sinh phát huy hết quyền của mình, nhữnh hành vi thiên vị, không đối xử bình đẳng với học sinh…
    Học sinh cần phải tìm hiểu kĩ hơn về những quyền của mình để thực hiện nó thật có ích và hiệu quả, không nên lạm dụng nó quá nhiều . Khi gặp phải những tình huống như thiên vị hay không dân chủ cần chúng ta cần phải vận dụng quyền này và giúp đỡ những người bị rơi vào tình huống giống như vậy. Chúng ta phải biết áp dụng thành công vào trong cuộc sống để có nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
    Quyền  được bảo vệ, được đối xử bình đẳng là quyền cần thiết và quan trọng của mỗi học sinh. Vì vậy nên nhà trường và thầy cô  cần phải dạy và tạo điều kiện cho học sinh thực hiện quyền của mình thật có ích trong học tập và ngoài xã hội .

Thần tượng của giới trẻ ngày nay...

Họ  tên: VŨ NGỌC KHÁNH
Lớp: 10A15
 š› 
Đề 2: Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng có một số thanh niên coi những nghệ sĩ, ca sĩ là thần tượng.
BÀI LÀM
Hiện nay, xuất hiện nhiều nghệ sĩ ca sĩ trẻ tuổi đang nổi tiếng trong giới trẻ.Họ trở thành thần tượng trong mắt của những thanh thiếu niên và tạo ra những xu hướng mới lạ.Nhưng làm sao để thanh thiếu niên biết được cách hâm mộ thần tượng cuả mình một cách không thái quá hay làm những hành động không đúng đối với thần tượng của mình.Đó là những nghi vấn của người ngoài cuộc khi thấy những hành vi không đúng đắn của thanh thiếu niên gây ra.
Thần tượng là hình mẫu lí tưởng, mô thức hoàn hảo trong lĩnh vực nghệ thuật mà người hâm mộ mún, học hỏi, noi theo và tiếp nối.Họ tạo nên những xu hướng mới lạ và khi đó người hâm mộ sẽ noi theo, bắt chước giống như thần tượng của mình.Những nghệ sĩ ca sĩ
đánh bóng tên tuổi của mình bằng hình thức như luôn sáng tác các ca khúc,gây ra những tai tiếng xấu,… .Nhưng giới trẻ lại xem đó là những điều hay mà học hỏi.
Một số các thanh thiếu niên bắt chước thái quá hoặc giống hoàn toàn với thần tượng của mình.Đó cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con em của họ.Nhưng họ lại không có thời gian chăm sóc cho con của mình nên ít quan tâm đến.Vì vậy ngày càng nhiều những hành động hâm mộ thái quá của thanh thiếu niên.
Qua các sự việc  được nêu ở trên cho ta thấy được hai mặt về việc hâm mộ thần tượng ở  thanh thiếu niên:sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa.Nhưng vấn đề là nét văn hóa ấy cần được người hâm mộ thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh một cách phù hợp để giúp bản thân vươn lên, tiến bộ không ngừng.Và thần tượng phải góp phần làm cho người hâm mộ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, sống tốt đẹp và sống có ý nghĩa hơn.Vì vậy người hâm mộ nên học hỏi điều tốt đẹp từ thần tượng chứ không phải sùng bái mộtt cách điên cuồng rồi đua đòi,bắt chước theo những thói hư tật xấu mà bỏ bê học hành có khi dẫn đến bệnh hoang tưởng.
Từ những hành động của thanh thiếu niên dành cho thần tượng của mình một cách thái quá cho ta rút được kinh nghiệm:chọn cho mình một thần tượng phù hợp để học ở đó thái độ cầu tiến, đề ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn… .Chứ không phải bắt chước thái quá gây phản cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình.
˜™

Trang phục khi đến trường

Tạ Kim Tuyến – Lớp: 10A15
Đề: Suy nghĩ và hành động của anh/chị về hành vi của người học sinh:” Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gang, thích hớp với độ tuổi.”

Bài làm
Xưa ông cha ta đã có câu:” Y phục xứng kì đức”. Đúng vậy, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, đi đứng hay nói năng cũng có thể đánh giá được ít nhiều tính cách  của người đó.  Đã là học sinh thì:” Trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gang, thích hợp với độ tuổi.” là cần thiết.
Trước khi mặc bộ đồng phục nhà trường lên người, chúng ta cần phải biết mặc như thế nào là đẹp. Để trang phục luôn chỉnh tề, gọn gang và sạch sẽ, ta nên tuân thủ theo nội quy nhà trường: áo phải đóng thùng, không nên mở nút áo trên và hạn chế xắn tay áo. Ngoài ra chúng ta cũng phải biết ăn mặc phù hợp với độ tuổi. Tôi thấy đồng phục các trường hiện nay đã là rất đẹp rồi, nhưng vẫn không ít trường hợp học sinh tự ý cách điệu bộ đồng phục này. Váy, áo thì được cắt ngắn cũn cỡn, và màu sắc cũng được biến đổi khá “đa dạng”. Những điều này khiến cả học sinh và bộ đồng phục mất đi vẻ đẹp đáng có.
Môi trường trong nhà trường là nơi cần có sự trang nghiêm và nhất thiết phải tuân theo những quy định chung. Đặc biệt đối với cách ăn mặc  của học sinh, cũng góp phần tạo nên bộ mặt của ngôi trường đó. Vì vậy nên khi một học sinh tự làm đẹp cho bản than mình cũng là làm đẹp cho cộng đồng. Và khi đó sẽ tạo cho mọi người xung quanh một cái nhìn thiện cảm, chứ không phải cứ xe xua, đua đòi để rồi tự biến mình thành kẻ “khác người”.
Không những phải biết cách mặc đẹp mà chúng ta còn phải biết yêu quý bộ đồng phục của mình. Đặc biệt ở các bạn nữ,bộ áo dài trắng được khoác trên người vẫn là đẹp nhất. Nó có thể tôn lên vẻ đẹp cảu người con gái trong độ tuổi mới lớn, thể hiện sự trong trắng, tinh khôi và tràn đầy sức sống. Thế nhưng dù chỉ phải mặc vào thứ hai đầu tuần nhưng nhiều cô học sinh lại phải biện vô số lý do để không phải mặc bộ áo dài duyên dáng ấy. Không những thế, sự dịu dàng cũng mất dần đi vì bị “biến cách” của những bộ áo dài. Thường thì ta vẫn thấy những hình ảnh xăn tay áo hay vén tà, và còn “mốt” theo kiểu vải áo dài càng mỏng càng tốt, mỏng đến nội thấy cả nội y bên trong mà không chịu mặc áo lá. Điều đó khiến cho bộ đồ truyền thống này cũng dần mất đi và bị đưa vào quên lãng.
Là học sinh, chúng ta phải luôn biết cách để giữ nguyên cái vẻ đẹp trong sang của thời học sinh.

Kính trọng người lớn tuổi

Họ và tên: Đặng Thị Thanh Thảo - Lớp: 10A15
Đề: Suy nghĩ và hành động của anh/chị về nhiệm vụ của người học sinh:” Kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường”
Bài làm
Từ thuở bé, chúng ta đã được dạy bảo những điều hay lẽ phải. Một trong số đó là phải biết kính trọng người lớn. Hành động này thể hiện sự giáo dục tốt của một gia đình, là  nhiệm vụ của một người học sinh cần có:” Kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường”. Tìm hiểu kĩ ta sẽ có được bài học bổ ích.
Chúng ta cần phải kính trọng và lễ phép với thầy cô, cha mẹ, cán bộ nhà trường vì họ là những người lớn, có công lao lớn vào việc nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta nên người và thành công ngoài xã hội sau này. Cha mẹ là những người sinh ra chúng ta, thầy cô là người đem lại nguồn kiến thức rộng lớn cho ta, cán bộ công nhân viên nhà trường cũng góp phần ngày đêm xây dựng cơ sở tốt học tập và kiến thức cho học sinh……
Kính trọng ở đây được thể hiện qua cách cư xử, ăn nói và hành động của học sinh một cách chân thật nhất chứ không phải chỉ thể hiện cho có. Khi nói chuyện với người lớn phải  lễ phép như gặp thầy cô phải cuối chào, nói chuyện với người lớn phải có dạ thưa, luôn vâng lời cha mẹ dạy bảo……Thể hiện đó là của người học sinh có văn hóa, có sự giáo dục tốt từ gia đình và nhà trường. Khi đó, ta sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, nể trọng. Những vẫn có một số người vẫn biết mà không làm. Họ luôn xem thường người khác, không kiêng nể hay coi ai ra gì. Những người này sẽ bị mọi người xem thường, ghét bỏ.  Sự kính nể sẽ giúp ta được xem trọng, gây được thiện cảm cho người khác, dễ dàng giao tiếp và nhận dược sự giúp đỡ từ họ từ đó ta luôn gặp được nhiều thuận lợi và thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Ngược lại đối với những ai đã bị ghét bỏ họ sẽ gây khó chịu, mất thiện cảm với mọi người xung quanh, không ai muốn kết bạn hay giúp đỡ họ cả và họ luôn gặp những vấp ngã, thất bại trong mọi việc. hành động thiếu sự kính trọng như: nói trống không với người lớn, vò bài kiểm tra khi bị điểm thấp…..
Từ đó ta có thể rút ra được bài học  luôn phải biết kính trọng người lớn dù đó là cha mẹ, thầy cô hay ai đi nữa. Ngay cả cô lao công hay bác bảo vệ trong trường học sinh chúng ta cũng cần phải tỏ ra kính trọng. Vì họ là những người góp phần bảo vệ an ninh và vể sinh nơi trường học của chúng ta. Đây cũng là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, được giữ gìn và phát huy từ đời này sang đời khác.
Từ bây giờ là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường phải tự rèn luyện bản thân và cố gắng học hỏi không ngừng. Phải luôn học kiến thức đi đôi với đạo đức thật tốt. Người tài giỏi đến đâu mà không có đạo đức cũng bằng không.
Do đó là học sinh chúng ta phải kính trọng cha mẹ, thầy cô, cán bộ nhân viên nhà trường và người lớn. Luôn là một người con ngoan trò giỏi để được yêu quý và gia đình và thầy cộ vui lòng. Xứng đáng với truyền thống dân tộc.


 

21 thg 11, 2011

Tư liệu: An toàn giao thông 2011

(TNO) Một trong những biện pháp cấp bách Chính phủ đặt ra để ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông trong cả nước thời gian tới là quy định trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, cán bộ, công chức đối với nhiệm vụ giảm thiểu an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng vừa thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo gửi tới các đại biểu quốc hội về tình hình và các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tai nạn giao thông (TNGT) trong cả nước và ùn tắc giao thông (UTGT) ở các thành phố lớn.
Tai nạn giao thông đã thành “quốc nạn”

Trong báo cáo, Chính phủ nêu rõ tình hình, thực trạng về TNGT trong phạm vi cả nước cũng như vấn nạn UTGT hiện nay tại các TP lớn.

Về TNGT, Chính phủ cho biết trong 10 tháng đầu năm 2011, toàn quốc đã xảy ra 11.036 vụ TNGT, làm chết 9.265 người, bị thương 8.379 người. So với cùng kỳ năm 2010, giảm được 181 vụ (giảm 1,61%), giảm 118 người chết (giảm 1,26%), tăng 214 người bị thương (tăng 2,62%).

Sau khi thống kê số liệu bình quân mỗi năm nước ta có 11.929 người chết và 9.290 người bị thương do TNGT gây ra và so sánh với đại thảm hoạ kép sóng thần và động đất xảy ra tại Nhật Bản ngày 11.3.2011, báo cáo nhấn mạnh “thiệt hại về người và tài sản do TNGT gây ra đang là một thảm họa và có thể coi là quốc nạn mà chúng ta cần kiên quyết giảm thiểu”.

Trong nhiều nguyên nhân dẫn tới TNGT, Chính phủ nêu rõ nguyên nhân trước tiên là do công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các cấp còn nhiều thiếu sót. Kế đó là các nguyên nhân về ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông còn rất kém; cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của xã hội…

Báo cáo này cũng đồng thời chỉ ra thực trạng UTGT tại Hà Nội và TP.HCM hiện nay gây bức xúc cho người tham gia giao thông, như tại Hà Nội, hầu hết các nút giao thông khu vực nội thành và đường vào trung tâm thành phố đều vượt quá khả năng thông xe, năm 2010 có đến 124 nút giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc và tại TP.HCM, năm 2010 xảy ra tới 54 vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Giảm 5-10% vụ TNGT trong thời gian tới

Một trong những mục tiêu Chính phủ đặt ra để ngăn chặn, đẩy lùi TNGT trong cả nước và UTGT tại các TP lớn thời gian tới là giảm từ 5% - 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông hằng năm. Đồng thời, từng bước cải thiện tình trạng UTGT tại Hà Nội và TP.HCM trong năm 2012, giảm thiểu tối đa các vụ UTGT kéo dài trên 30 phút.

Các giải pháp lâu dài, cấp bách cũng được Chính phủ báo cáo rõ trong văn bản gửi tới đại biểu quốc hội trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn, như về lâu dài, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông đảm bảo tính đồng bộ và các giải pháp mạnh có tính răn đe, để pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong cuộc sống.

Đầu tư mở rộng các tuyến quốc lộ trọng yếu, mở rộng tuyến quốc lộ 1 đủ để tổ chức giao thông một chiều và tách làn ô tô, xe máy; đầu tư đường bộ cao tốc Bắc Nam; xây dựng hệ thống đường gom trên các tuyến quốc lộ; xây dựng các nút giao khác mức và cầu vượt giữa đường bộ với đường sắt; xây dựng cơ chế để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Giải pháp khác là đầu tư hệ thống giám sát giao thông bằng camera trên các tuyến quốc lộ và đường đô thị; xây dựng chế tài xử phạt vi phạm hành chính đủ mạnh và nâng cao mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân.

Về giải pháp cấp bách, sẽ quy định trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, cán bộ, công chức đối với nhiệm vụ giảm thiểu TNGT và chống UTGT. Tăng cường hiệu quả trong công tác phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.

Đồng thời với việc tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, coi đây là biện pháp giáo dục hữu hiệu nhất, Chính phủ cũng nhấn mạnh sẽ đẩy mạnh phong trào chống tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, vận động người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật khi vi phạm hành chính; tịch thu phương tiện tham gia đua xe trái phép.
Sẽ lập lại trật tự, kỷ cương đường phố
Riêng về chống ùn tắc ở hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM, ngoài việc bố trí quỹ đất dành cho giao thông theo Luật Giao thông đường bộ (16-26%), Chính phủ khẳng định thực hiện di dời trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, dừng ngay việc đầu tư mở rộng các bệnh viện trong khu vực trung tâm thành phố.

Song song với giải pháp đầu tư, phát triển giao thông công cộng, sẽ xây dựng và thực hiện đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân; thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Đặc biệt, sẽ lập lại trật tự, kỷ cương đường phố: giải phóng vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho phương tiện tham gia giao thông…; bố trí lệch giờ làm việc, học tập trong ngày giữa các đối tượng: học tập, làm việc, kinh doanh.

Theo nghị trình, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường xoay quanh các vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm thiểu ùn tắc, việc chất lượng xây dựng các công trình hạ tầng giao thông… vào sáng ngày 23.11 này.
Bảo Cầm

16 thg 11, 2011

Tuổi trẻ và Thần tượng

Đề : Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng có một số thanh thiếu niên coi một số ca sĩ,nghệ sĩ là thần tượng.
                                         Bài Làm
        Trong  một xã hội đang phát triển hiện nay,thì mọi thứ cũng sẽ phát triển : công nghệ, kinh tế, giải trí,... và trong đó giải trí là một nhu cầu thiết yếu của con người, đặc biệt là giới trẻ. Có một số bạn thanh thiếu niên đã coi một số nghệ sĩ,ca sĩ là thần tượng của mình. Có một thần tượng là một điều bình thường nhưng nếu thần tượng quá sẽ gây ra những ảnh hưởng.
         Vậy thần tượng là gì ? Thần tượng chính là một người mà chúng ta ngưỡng mộ,mà chúng ta cảm thấy thích,một mẫu người hoàn hào đối với bản thân mà chúng ta luôn muốn được như vậy.
         Trong cuộc sống, có rất nhiều kiểu để xây dựng riêng nên một thần tượng của bản thân mình. Nhưng giới thanh thiếu niên hiện nay thì đa số lại có thần tượng là một ca sĩ, nghệ sĩ nào đó. Coi  một ca sĩ hay nghệ sĩ là thần tượng không phải là xấu mà đó chỉ là một hiện tượng tâm lý bình thường. Nhưng ta cần phân biệt  thần tượng với si mê,si mê là khi con người mù quáng,mất ý thức và trở nên cuồng tín.Quá mê thần tượng sẽ hành đông không suy nghĩ,  mê muội, và sẽ đánh mất chính mình. Như vậy ta đã thần tượng quá mức gây nên những ý nghĩ tiêu cực và không tốt.Vì thần tượng là một  người mà chúng ta ngưỡng mộ nên chúng ta cần học những cái tốt. Ngay cà đối với bản thân tôi thì tôi cũng có một thần tượng là ca sĩ ,nghệ sĩ nhưng tôi chỉ thần tượng họ ở một mức độ nào đó mà chính bản thân tôi cho phép.
         Các ca sĩ,nghệ sĩ cũng chỉ là một con người bình thường nên họ cũng sẽ giống như chúng ta,muốn có được những thởi gian riêng tư,và chúng ta-những "fan" hâm mộ cũng nên biết thần tượng họ ở một giới hạn nào đó,không nên đi sâu,xem xét,soi mói ngóc ngách khác của đời sống thần tượng. Chúng ta yêu mến họ,và họ cũng có những tình cảm dành cho người hâm mộ nhưng không có nghĩa là chúng ta cần tới mọi buổi diễn hay lúc nào cũng ủng hộ mua album cho họ hay là có thể làm bất cứ điều gì để được gặp họ,nhưng chỉ cần ta coi họ là thần tượng là  đủ rồi.

         Nói chung có một thần tượng sẽ tốt nếu các bạn trẻ không trao gửi tất cả ước mơ, hy vọng của mình vào thần tượng, không vì theo thần tượng mà quên hết các mối quan hệ khác và mụ mị chính tinh thần của bản thân. Cuộc sống luôn cần một chút gì đó để yêu thích. Một chút gì đó để ngưỡng mộ. Một chút gì đó để giải nhiệt cuộc sống… nhưng chỉ một chút thôi, không phải là tất cả.
           

13 thg 11, 2011

Suy ngẫm: Lòng tin

Tôi không tin các vị!

(Dân trí) - Vâng, tôi phải chua xót mà thừa nhận rằng, tôi không tin các vị, thưa các vị lái taxi, các vị khán giả, các vị bán hàng, các vị dân chơi, các vị đi đường kính mến!
 >> Vì taxi, khách của tôi đã "mất hút"!
 >> Sẽ thanh tra toàn diện taxi tại Hà Nội và TPHCM
 
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Bài viết mới đây trên Blog Dân trí của một phụ nữ Úc, cô Tabitha Carvan, về nạn taxi chặt chém khách du lịch đã nêu lên một vấn đề sâu xa hơn mấy đồng bạc bị "chém", và có lẽ hơn cả vấn đề ảnh hưởng lâu dài về kinh tế tới ngành du lịch. Vấn đề đó, chính là lòng tin giữa con người với nhau.
Thú thật là, chẳng phải chờ đến bài viết của cô ấy, mà từ lâu tôi đã chẳng còn tin TẤT CẢ các lái xe taxi. Tôi biết rõ là nghề gì, ở đâu, cũng có người tốt người xấu, nhưng vấn đề là tôi đã gặp quá nhiều lái taxi không tốt, tới mức tôi không còn lòng tin với cái nghề đó nữa, và phản ứng cố định của tôi mỗi khi phải dính dáng tới loại phương tiện này là tuyệt đối cẩn thận và cảnh giác, bất kể thế nào.
Đúng vậy đấy, khi lòng tin đã bị xói mòn, thì cái "mặc định" không còn là cái tốt, cái tích cực mà là cái xấu, cái tiêu cực. Nếu một bộ phận con người nào tạo được cho tôi lòng tin, tôi sẽ luôn thoải mái, tin tưởng mỗi khi tiếp xúc với bất cứ thành viên nào của bộ phận đó. Ngược lại, thì cũng giống như với bộ phận taxi.
Tương tự, bây giờ mỗi khi đi xem phim, tôi luôn chuẩn bị tâm thế là sẽ bị hành hạ bởi những khán giả vô ý thức, mất trật tự, làm loạn trong rạp. Nhưng thế vẫn còn đỡ, khổ sở nhất là đi nghe nhạc cổ điển, dù là ở Nhà Hát Lớn. Cái khổ sở, thưa các vị, không phải là vì khán giả ở Nhà Hát Lớn vô ý thức ngang với khán giả ở MegaStar. Không, khán giả bây giờ ý thức hơn nhiều rồi. Thi thoảng cũng có những lần tôi may mắn không bị làm phiền khi nghe nhạc cổ điển ở Nhà Hát Lớn. Nhưng vấn đề là lần nào cũng vậy, cứ ngồi ở đó là tôi thấy căng hết thần kinh, không sao thư giãn để thả hồn vào âm nhạc được. Đơn giản là bởi tôi đã có quá nhiều kinh nghiệm tồi tệ ở đó: Chuông điện thoại réo ầm ầm, người nói oang oang, trẻ con gào thét... Tôi đã không còn tin vào ý thức của khán giả nữa, nên bây giờ, dù chỉ một tiếng ho vô tình cũng khiến tôi giật thót, một tiếng cọt kẹt cũng khiến tôi tưởng nhà sập...
Còn ra đường ư? Tôi không tin bất cứ ai sẽ nhường đường cho tôi dù tôi đi đúng luật. Tôi không tin nếu tôi ngã sẽ có ai giúp hay không có ai hôi của. Ngồi vào quán ư? Tôi không tin mấy em dân chơi 9X ngồi kia sẽ không ngứa mắt lên mà tẩn cho tôi một trận hay tệ hơn là xiên tôi một nhát. Đi mua hàng ư? Tôi không tin người ta sẽ bán cho tôi đồ tốt giá hợp lý. Tôi luôn tâm niệm phải kiểm tra hàng cho thật kỹ, khảo giá, mặc cả cho thật sát...
Như đã nói, không phải bỗng dưng mà tôi trở nên đa nghi như Tào Tháo như vậy, mà nó là một quá trình. Những sự việc lặp đi lặp lại khiến lòng tin bị xói mòn dần. Ngược lại, để xây dựng lại lòng tin cũng cần một quá trình ít nhất là như vậy, nếu không nói là dài hơn, gian nan hơn. Nhưng không phải là không thể. Lòng tin của một mình tôi có thể chẳng có ý nghĩa gì với ai, nhưng của tất cả, hay chí ít là phần lớn mọi người trong xã hội, hẳn sẽ có một tác động vô cùng lớn. Chí ít, ngay sau khi bài viết của cô Tabitha được đăng tải, tôi đã nhận được 3 thông tin tích cực liên quan tới ngành taxi: Anh lái xe đóng vai trò mấu chốt trong việc tìm lại được bé sơ sinh bị bắt cóc; anh lái xe thức trắng đêm đợi trả lại gần 200 triệu đồng cho khách; và việc Bộ Giao thông Vận tải lên kế hoạch thanh tra tổng thể, toàn diện các doanh nghiệp kinh doanh taxi tại Hà Nội và TPHCM. Với đà này, tôi rất hy vọng đến một ngày nào đó, tôi sẽ lấy lại được lòng tin ở taxi.
Tuấn Anh
  • Share on Facebook
  • Share on Twitter
  • Share on Google
  • Share on Buzz
1 - Tue Giang - Nam - 36 tuổi - Từ Quảng Trị - 08:27 14-11-2011
Tôi ủng hộ quan điểm của bạn Tuấn Anh. Ngày nay, con người sống ích kỷ, lạnh lùng, mất lòng tin vào nhau và hiếu chiến hơn.
2 - nam - Nam - 28 tuổi - Từ Bắc Ninh - 08:34 14-11-2011
Tôi cũng không tin các vị taxi.
3 - Nguyễn Minh Ánh - Nam - 47 tuổi - Từ Bắc Ninh - 08:41 14-11-2011
Niềm tin phải được xây dựng bằng nỗ lực của toàn xã hội, từng cộng đồng & mỗi cá nhân đều phải ý thức được trách nhiệm chung tay làm cuộc sống tốt đẹp lên; Tất nhiên, trên hết là vai trò & trách nhiệm của Đảng, Nhà nước & Chính phủ để niềm tin về con người & lẽ sống của dân tộc được khẳng định!
4 - Nguyễn Minh - Nam - 19 tuổi - Từ Hà Nội - 09:07 14-11-2011
thú vị lắm,bài viết của bạn...
5 - Lê Ngọc Anh - Nam - 25 tuổi - Từ Hà Nội - 09:08 14-11-2011
Cảm ơn bạn Tuấn Anh vì bài viết rất hay! Nếu bạn là người hay đi công tác, hoặc chỉ cần để ý một chút và tìm hiểu một chút về những người hàng xóm thì mình có thể thấy ngay được cách nhìn, cách nghĩ hay nói đơn giản hơn là nhận thức XH của đại bộ phận người dân mình còn thấp lắm, mà để thay đổi được điều này theo chiều hương tích cực thì thời gian phải được tính bằng " thế hệ" chứ không phải đơn giản. Nhưng nếu mình thấy mỗi năm nhìn lại mà có thay đổi một chút theo chiều hướng tốt thì như vậy cũng là tốt rồi./.
6 - Tuan Anh - Nam - 33 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:15 14-11-2011
Thưa các bạn, chính tôi là người Việt Nam nhưng cũng không thể chấp nhận được kiểu làm ăn của các hãng Taxi bây giờ, đặc biệt là các hãng thuộc khu vực phía Bắc. Mỗi lần tôi ra Hà Nội công tác cần đi Taxi là một lần mang sự bực tức trong người. Tài xế tắc xi thường quan sát xem là khách từ đâu tới để bắt đầu thể hiện những chiêu rút tiền khách. Nếu các bạn không rành đường đi, rất có thể sẽ bị đi đường vòng để trả thêm rất nhiều tiền cho tài xế mặc dù thực tế chỉ không bằng một nửa chi phí là tới nơi bạn cần. Tôi là người Hà Nội, nhưng bây giờ mỗi khi ra Hà Nội có công việc tôi luôn mang tâm lý căng thẳng khi tham gia các dịch vụ ở nơi này. Không chỉ riêng giao thông, các dịch vụ khác cũng rất đáng suy ngẫm. Tóm lại tôi chưa tìm thấy sự văn minh trong cuộc sống hàng ngày ở nơi mà người ta vẫn cho là Cái nôi văn hóa của cả nước.
7 - Tran Trung - Nam - 30 tuổi - Từ Hà Nội - 09:19 14-11-2011
Thật chua xót cho một đất nước phát triển kinh tế bằng mọi giá mà đánh mất đi biết bao điều tốt đẹp. Vậy mà kinh tế vẫn chưa thấy phát triển là bao, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn chật vật.
8 - Nguyễn Văn Liêm - Nam - 44 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:20 14-11-2011
Góp ý thật lòng với các bác taxi, Tôi cũng thỉnh thoảng đi công tác nên phải đi taxi từ cơ quan ra sân bay và ngược lại. Việc "bo" thêm cho tài xế để "tròn tiền" thì là chuyện thường tình nhưng có rất nhiều lần tôi bực mình không "bo" mà bắt thối lại từng đồng lẻ. Lý do? Tôi hoàn toqàn không keo kiệt nhưng ... ghét. Nếu đi hết 85.000 tôi sẵn sàng đưa 100.000 không cần thối. Mặc dù vậy, nhiều tài xế chở tôi từ cơ quan ra sân bay, tiền cước theo Km chỉ khoảng 85.000 nhưng tiền thời gian chờ khoảng 5-6.000 gì đấy nên tổng cộng đồng hồ tính cước nhảy lên 91.000 mặc dù xe chạy thẳng, tôi không ghé đâu và không bị kẹt xe. Tôi thấy thế thì cái mấy phút "chờ" kia là ăn gian nên tôi ghét bắt thối đến ngàn lẻ cuối cùng. Vì vậy, mong rằng các bác tắt cái đồng hồ tính tiền thời gian chờ kia giúp, biết đâu các bác thu về nhiều hơn mà khách vẫn vui vẻ.
9 - Nguyễn Thế Thắng - Nam - 44 tuổi - Từ Nam Định - 09:25 14-11-2011
Có lẽ đây không phải là bài viết của một người Úc . Dù sao nó cũng phản ánh hiện tượng xuống cấp đạo đức trầm trọng trong xã hội . Vấn đề là phải nhận thức rõ và có những biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục , tuyên truyền để khắc phục và đẩy lùi vấn nạn này .
10 - Tô Hiển - Nam - 27 tuổi - Từ Thanh Hóa - 09:25 14-11-2011
Chúng ta đã đánh mất lòng danh dự và thể diện QUỐC GIA, mà trong sự việc đó có một bộ phận của những ngành Tuấn Anh kể trên. Vì vậy Bộ giao thông vận tải đang thể hiện bộ mặt của mình bằng cách "Kiểm diệt" cái xấu của ngành để vớt vát chút danh dự cho đất nước. Hy vọng nghành khác cũng nhìn thấy mà học tập.
11 - tuyet - Nữ - 29 tuổi - Từ Hà Nội - 09:31 14-11-2011
Các hãng taxi cần có khóa học về đạo đức nghề nghiệp cho lái xe taxi trước khi để họ hành nghề. Đúng là đi taxi bây giờ ngán thật, mình đến chỗ lạ không quen đường bắt taxi để đi, họ biết mình người ở xa đến thì đi vòng vèo cho thật xa để lấy được thêm tiền (đoạn đường có 1 km mà đi thành mấy km lận), để quên gì trên xe thì khỏi mong tìm lại được luôn.
12 - Hà Thanh Hương - Nữ - 26 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:37 14-11-2011
Cuộc sống không có lòng tin thì sẽ không tốt đẹp được. Mặc dù mọi việc chị trải qua đều là những trải nghiệm tồi tệ, nhưng còn rất nhiều người tốt. Bởi dĩ, chị sẽ tiếp tục trải qua những điều tồi tệ như vậy vì bạn cứ trắc mẩm mình không tin, làm gì có cái tốt, như vậy thì sẽ luôn để thần kinh mình trong trạng thái căng thẳng. Cuộc sống muôn màu, nếu mình nhìn vào những khía cạnh tích cực, sống thật hòa thuận sẽ yêu đời biết bao. Chị cũng đâu chắc rằng chị sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm như họ. Đôi họ là bất đắc dĩ thì sao, như họ vì mê âm nhạc mà ngỡ rằng mình đã tắt chuông điện thoại, muốn con cái hưởng thụ cái đẹp của nhạc từ thuở nhỏ nên mang tới nhà hát, trẻ con bất thường khóc thì làm sao? Tại sao chị lại nhìn tiêu cực vậy? Nếu cứ nghi ngờ mãi, người cảm thấy trong lòng luôn bực dọc chính là chị! Hãy luôn vui vẻ và hãy nhìn đời lạc quan lên chị nhé!
13 - Lê Vũ - Nam - 31 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:40 14-11-2011
Bạn nghỉ gì khi cùng 1 đoạn đường bạn lại phải trả những số tiền khác nhau cho từng taxi khác nhau!!! Mặc dù đó chỉ là những chênh lệch nhỏ nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sự nghi ngờ về mức độ trung thực của các hảng taxi.
14 - Minh Anh - Nữ - 31 tuổi - Từ Hải Phòng - 09:50 14-11-2011
Tôi nghĩ nên chọn các hãng Taxi có tên tuổi (thương hiệu). Tôi cũng đã đi phải một taxi dù, giá cao (lại con đi đường vòng vo). Lần đi khác thì thấy đồng hồ công tơ mét chạy nhanh quá, cùng quãng đường mà lượt đi và về chênh nhau 45.000 (thậm chí giá còn rẻ hơn 2000 km). Bực mình mà không làm gì được! Phải thanh kiểm tra, bất trượt thì mới đảm bảo công bằng, không chỉ người việt nam và khác nước ngoài.
15 - Nguyễn Thanh Tuấn - Nam - 32 tuổi - Từ Hà Nội - 10:12 14-11-2011
Có một lần đi công tác trong SG, tôi đi 1 chuyến taxi, tổng cước hết 15.000, trong túi tôi lúc đó có 1 tờ 20.000 và 1 tờ 500.000, lúc rút ví tôi không để ý kỹ lắm vì màu sắc hai tờ hao hao như nhau, khi đưa cho anh lái xe tôi nói là cầm cả luôn khỏi phải trả lại tiền thừa (vì lúc đó trong đầu tôi đinh ninh là mình đã rút tờ 20.000). Tuy nhiên 1 thoáng giật mình tôi kiểm tra lại ví thì thấy trong ví chỉ còn tờ 20.000 nghĩa là mình đã đưa nhầm tờ 500.000, tôi đề nghị anh ta trả lại cho tôi tờ 500.000 để tôi đưa tờ 20.000 thì dứt khoát hắn ko trả và nói là tờ tôi đưa là tờ 20.000 (Khi tôi đưa tiền thì hắn đã nhanh tay bỏ ngay vào túi). Dù rất điên tiết nhưng vì đang vội nên cũng đành chịu mất. Tất cả những gì tôi biết về người lái taxi này là hắn nói giọng bắc, tôi cũng là người miền bắc nhưng tôi khẳng định nếu đó là 1 taxi người miền nam thì người ta đã không cư xử như vậy
16 - Trần thiện - Nam - 42 tuổi - Từ Thừa Thiên - Huế - 10:15 14-11-2011
"Giáo dục"- các vị hãy nghĩ thật kỹ như tôi sẽ thấy nó nằm ở hai chữ đó. người người không biết tự "giáo dục: chính bản thân mình. Trong gia đình cha mẹ không biết giáo dục cho con cái mình (nhiều lý do- chung qui lại đỗ cho vì cuộc sống, bươn chãi, bận rộn trăm nghìn công việc ...mỗi bữa cơm rất ít thấy cảnh toàn gia đình sum họp quây quần như xưa vì cha mẹ, con cái lệch giờ nhau); xóm làng thiếu hòa khí (chỉ còn những người lớn tuổi còn thanh niên thì lo làm ăn, học hành xa); giáo dục nhà trường thì cứ phải "thành tích" không chú tâm giáo dục đạo đức cho HS-SV (người thầy, người giảng viên chỉ biết giảng dạy kiến thức chuyên ngành cho HS-SV); Hội nghị, họp hành thì chỉ biết thừa nhận những điều định sẵn hay nghe các bộ phận, các cá nhân chỉ trích nhau (không phải sự chỉ trích xây dựng)...;xã hội thì tiếp nhận sự thay đổi "văn minh" - giao thoa vùng miền quá nhanh không kịp thời gian "tiêu hóa" để trắc ngẫm về nó...
17 - Nguyễn Thái Sơn - Nam - 27 tuổi - Từ Quảng Ninh - 10:18 14-11-2011
Không phải quảng cáo đâu nhưng các bác đi đâu thì nên đi taxi Mai Linh. Còn lại các hãng khác thì miễn bình luận. Gửi bạn Hà Thanh Hương_ HCM city : Bạn không đọc kĩ bài của người viết a? Anh ấy đã gặp rất nhiều lần những trường hợp như vậy nên đã mất lòng tin. Bạn đã bao giờ đi nghe hoà nhạc chưa?
18 - Tan Kim Vinh - Nam - 48 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 10:18 14-11-2011
"Hãy tự giúp mình bằng ý thức của mình" Vấn đề ý thức trong cộng đồng hiện nay là đề tài khá nóng và nhạy cảm, hành vi chưa ý thức thể hiện ở khắp nơi, chung quanh môi trường sống của chúng ta. Nó tồn tại trong tiềm thức vì sự giáo dục không đúng từ nền tảng của ý thức hệ gia đình, nó xảy ra nơi công cộng, trong trường học, bất cứ thời điểm và hoàn cảnh nào, thiếu ý thức tồn tại ở nhiều độ tuổi, nhiều mức độ trong các tầng lớp trí thức khác nhau trong xã hội, nó kết hợp với cá tính cá biệt của một số cá thể và sẳn sàng bộc phát ra khi có cơ hội.
19 - Nguyễn Năng Chính - Nam - 23 tuổi - Từ Hà Nội - 10:27 14-11-2011
Mỗi lần một bài báo viết về các vấn đề xã hội đương đại, tôi không khỏi so sánh đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta với các nước bạn trên thế giới, còn nhớ vụ động đất, lũ lụt ở Nhật, cho dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng mỗi người họ vẫn ý thức xếp hàng chờ phân phát lương thực. Nhìn họ mà thèm ý thức của chúng ta được nâng cao hơn nữa. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà gần như đã phần nào mất đi ý thức, sự đùm bọc lẫn nhau. Còn về vẫn đề taxi theo tôi nghĩ chúng ta luôn có những lựa chọn đi xe nào, hãng nào... ngay cả khi họ tính tiền không đúng chúng ta cũng có thể thắc mắc, còn ý thức lái xe chặt chém khách du lịch thì không cần bàn cãi thêm gì nữa, chính các lái xe đang làm mất đi cuộc sống của họ.
20 - thuthuong - Nữ - 27 tuổi - Từ Ninh Bình - 10:29 14-11-2011
Anh đã nói giúp nỗi lòng của tôi rồi đấy, tôi cũng đã mất dần lòng tin vào xã hội này rồi, nhiều lúc cố tìm ra cái đáng tin để mà sống nhưng sao cứ giật thon thót Lòng tin cứ như cái gì đó mình đang cố với để lấy lại thì lại có người oánh cho mình 1 cái vào tay , lườm lườm vài cái, làm mình lại phải thụt tay lại..... hazzzzzzzzzzzzz
21 - Nguyễn Mai Chi - Nữ - 45 tuổi - Từ Sơn La - 10:34 14-11-2011
không thể chấp nhận được, có 2 bệnh nhân người Mông từ Sơn La về, đi từ bến xe Giáp Bát đên bệnh viện K2 ( Tam Hiệp) mà lái xe lấy 500.000 đồng đấy các bạn ạ. Thật khổ thân họ
22 - NgTrang - Nữ - 45 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 10:38 14-11-2011
Tôi cũng ý thức rõ là ở VN người xấu nhiều hơn là người tốt. Cho nên mỗi khi ra đường tôi cũng luôn ở trong tâm trạng cảnh giác cao độ để đề phòng những tình huống mà mình không thể nào ngờ tới. Tuy nhiên, không quá bi quan như tác giả bài viết, trong tiềm thức của tôi luôn còn chỗ trống cho sự lạc quan rằng "nhân chi sơ tính bổn thiện" do đó tôi luôn hiểu rằng vẫn còn đó một số ít có quan niệm sống "mình vì mọi người".Thỉnh thoảng đâu đó trên các trang mạng điện tử,các diễn đàn, chúng ta vẫn còn đọc được các tấm gương sáng của một số người mà đúng không các bạn ?
23 - Nguyễn Văn Cường - Nam - 23 tuổi - Từ Hà Nội - 10:40 14-11-2011
Một lần vào Nha Trang chơi, mình thấy các anh Taxi ở đây rất nhiệt tình vào hiếu khách ( Mình đi hãng mailinh), Còn ở Hà Nội thì mỗi khi đi mà chưa rõ đường là mình search đường trước để biết xem tối đa là bao nhieu KM
24 - Nguyễn Thị Thanh Minh - Nữ - 34 tuổi - Từ Hà Nội - 10:44 14-11-2011
Tôi bị lão già lái taxi Sông Hồng, biển số xe: 30F - 6687 chém đẹp từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây về Trường nghề SIMCO Sông Đà ( khoảng 6 km) mất 271.000đ. Tôi và đồng nghiệp thắc mắc hỏi lái xe: sao đắt thế? Taxi gì thế nhỉ? lão già thản nhiên trả lời: Taxi gia đình. Tôi chia sẻ với mọi người việc này để mọi người khi đi Taxi không gặp phải taxi dù như chúng tôi. Lão này làm ăn bất lương như thế chắc cũng sớm tử vì nghiệp thôi.
25 - Ngguyễn Vân Anh - Nữ - 30 tuổi - Từ Hà Nội - 10:52 14-11-2011
Tôi cũng sợ taxi và lái xe ở Việt Nam lăm ! nhiều nghiện lắm !
26 - Thanh Phong - Nam - 35 tuổi - Từ Hà Nội - 10:59 14-11-2011
Xã hội giờ mất lòng tin thật rồi. Từ cao đến thấp, giữa nói và làm đâu có giống nhau. Ta trách anh lái taxi chộp giật, làm gian. Nhưng hỡi ơi, hãy ngó sang lĩnh vực khác xem, tất tần tật, không một ngành nào, lĩnh vực nào không gian dối. Sống chung với lũ thôi, nói cũng vậy thôi các bác ạ, một giọt nước trong cũng chẳng làm trong hơn được cái ao đục đâu.
27 - Trần Huy Hoàng - Nam - 28 tuổi - Từ Hà Tĩnh - 11:02 14-11-2011
Gớm. xin lỗi các vị đi. Đó chỉ là một bộ phận nhỏ thôi. Lái taxi cũng là con người, các vị thử đặt mình vào hoàn cảnh đó xem thế nào. Toàn một đám a dua, ăn theo số đông. Tôi chả bênh ai, quan trọng mình là người ngoài, phải khách quan, thêm nữa, là 1 cong người Việt Nam, tôi thấy nên tốt khoe, xấu che rồi đóng cửa mà bảo nhau.
28 - Đặng Thị Na - Nữ - 23 tuổi - Từ Hà Tĩnh - 11:03 14-11-2011
Tất cả chúng ta hãy đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi lòng tin của mọi người nhé, chúng ta sống cả cuộc đời chứ khong phải sống 1 năm, 2 năm.Một lần mất tin là vạn lần mất tín đấy. Biết rằng không ai là hoàn hảo thế nhưng mỗi người mỗi ngày hãy tập cho mình một thói quen tốt, một thói quen có gắn với tình yêu thương nhé, chúc tất cả mọi người hạnh phúc, có cuộc sống tốt đẹp, và đầy yêu thương.
29 - Thanh - Nữ - 19 tuổi - Từ Hải Phòng - 11:08 14-11-2011
Cháu nghĩ không riêng gì ỡ Hà nội đâu ạ, nguồn gốc của những vụ việc các người lái taxi là do sự quản lý không chặt của các thanh tra bô giao thông, đút lót và ăn chia nhau hết trơn rồi ! Còn ý thức kém của người dân ta hình như đã ăn sâu rồi , đến cái việc ăn một gói xôi, mà ko bõ vào thùng là cũng thừa biết( đâu cần nói đâu xa ) . Kiếm cái thùng rác trong cái thành phố còn khó, chạy băng qua 2 3 ngã tư, mới có một cái, hõi sao người ta không ngứa tay vứt ra ngoài.......
30 - Liên Anh - Nữ - 40 tuổi - Từ Hà Nội - 11:13 14-11-2011
Gửi 1 số bạn nói rằng "nhất là taxi Hà nội": có lẽ tôi là người Hà nội gốc, nên khẳng định này làm tôi buộc phải nói. Tôi đi công tác trong TPHCM cũng nhiều, và những lần tôi ăn 1 đĩa ốc hương gần KS New World, trên vỉa hè, bị chém giá gấp 4 lần các quán vỉa hè khác mà không thể nào cãi được, cũng như đi từ Diamon Plaza tới đường Sư Thiện Chiếu lượt đi mất 40K (gần đến nơi thì đồng hồ đột nhiên nhảy vọt) trong lúc lượt về hết đúng 19K bởi hãng taxi khác (chuyện cách đây mấy năm rồi nên giá còn rẻ) không ít. Ở đâu cũng có người cần chỉnh lại phong cách sống chụp giựt và chặt chém người từ nơi khác đến cả. Cái chính là chúng ta hãy tự nâng cao ý thức của mình, trước khi hy vọng hay kêu gọi người xung quanh hãy làm mình tin tưởng. Người ta đã nói rồi "Hãy thắp đèn lên, thay vì ngồi nguyền rủa bóng tối".
31 - Nguyên Thi - Nữ - 40 tuổi - Từ Hà Nội - 11:14 14-11-2011
Đúng rồi! Cần hiểu để tạo cho mình một tâm thái đón nhận và đối mặt!
32 - Quynh_Thao - Nam - 32 tuổi - Từ Cần Thơ - 11:23 14-11-2011
Taxi đa số không chân thật. Tôi đi từ bến xe Phương Trang trên đường Lê Hồng Phong đến bến xe miền Tây. Do không biết đường nên tài xế taxi cứ chạy đến bến xe miền Tây, khi đến bến xe tôi nhìn đồng hồ thì mất hết 600.000 đồng??? Tôi không tiếc tiền chỉ tiếc rằng danh dự con người lái taxi chỉ có đáng bấy nhiêu sao? Chuyện này ngày càng nhiều.
33 - Hy Vọng - Nam - 27 tuổi - Từ Vĩnh Phúc - 11:32 14-11-2011
Mong sao cuộc sống phát triển, ý thức cũng phát triển. con người cư xử với nhau bằng phần "người" văn hóa nhiều hơn phần "con" bản năng! chúng ta cùng cố gắng! V@
34 - Ngọc Thắng - Nam - 25 tuổi - Từ Hà Nội - 11:33 14-11-2011
Đấy là sự thật của một phần cuộc sống mà chúng ta đang đối diện chung với nó. Không chỉ có những ý kiến của những người du lịch nước ngoài, trong nước ở các khu vực khác nhau mà thậm chí còn cả của những người thực tại sống tại nơi đó... Xu hướng phát triển của nơi ta đang đến ra sao, nhu cầu của dân cư nơi đó thế nào sẽ phản ánh qua các dịch vụ và cách cư xử của người dân nơi đó. Không nói đi đâu xa, tại sao mọi người thích đến Nha Trang du lịch hơn là các khu vực khác. Không phải chỉ vì Nha Trang đẹp, thơ mộng mà còn do các dịch vụ nơi này rất phát triển, tất cả đều theo một khối thống nhất, nhiệt tình và chu đáo. Tôi thấy những nơi du lịch hiếm có nơi nào ăn uống ngon rẻ, các dịch vụ vui chơi, giải trí rẻ và hợp lý như ở Nha Trang mặc dù vẫn còn 1 số vấn nạn độc quyền như taxi nhưng khách du lịch vẫn hài lòng chung với những dịch vụ của họ vì đơn giản xu hướng phát triển của họ là vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi và đơn giản đó là xu hướng phát triển của ngành du lịch!!!
35 - Nguyễn Vinh - Nam - 45 tuổi - Từ Hà Nội - 11:39 14-11-2011
Cảm ơn bài viết nêu lên một số hành động xấu trong xã hội. Tôi luôn dặn các con tôi rằng: - Hãy luôn học tập, nâng cao hiểu biết để tránh bị lừa; - Ra đường nên tránh, nhường tất cả; sang đường phải nhìn trước nhìn sau; - Tránh gây thù oán ở ngoài đường. ......Ôi mới kể thế thôi thấy đã mệt rồi, nhưng cuộc sống thì không thể dừng lại, mong sao mọi người đều bình an.
36 - HLP - Nam - 29 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 11:52 14-11-2011
trong tất cả những phân tích của bạn thấy rằng bạn chẳng có tí nào gọi là vị tha, hay có thể nói bạn hơi bị khó chịu. Tôi cũng đi xem phim cũng đi nghe nhạc cổ điển như bạn, ra đường cũng bị chèn ép....nhưng tôi vẫn hài lòng với cuộc sống. Có lẽ bạn muốn hiệu quả mà đồng tiền bạn bỏ ra phải lấy lại đúng 100% giá trị của nó. Ví như bạn xem nhạc cổ điển bạn diễn tả ngồi trong khán phòng mà căng như dây đàn, thế tại sao không gom góp tự sắm một dàn hi-end và tự thưởng thức, nếu bạn đã ra chôn công cộng tốt nhất đừng nên nghĩ cứ phải bỏ 100% của mình phải lấy được 100% của người khác. Tôi nghĩ cuộc sống không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp, tội tự thấy đôi khi mình nên hài lòng với 70% hiệu quả so với 100% những gì mình bỏ ra, đôi khi thậm chí còn thấp hơn. Theo ý kiến cá nhân tôi nghĩ nếu bạn đã sử dụng dịch vụ công công mà vẫn muốn có được nhữ một dịch vụ private có lẽ bạn chỉ muốn làm cái "đinh" của vũ trụ. Nếu ý kiến của bạn là về công việc, có lẽ tôi đã rất ung hộ. Nhưng là về các vấn đề cộng đồng tội thật chẳng thể nào đồng ý với bạn được. Thân.
37 - Trương Tu - Nam - 22 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 11:53 14-11-2011
Xin thưa các vị, nghề taxi là một nghề bèo bọt, tài xế TX lại là những người có xuất thân thấp, hầu hết là chạy thuê cho các công ty lớn. Trung bình mỗi tài xế chạy 15 ca trong vòng 1 tháng, mỗi ca như vậy được chia 50% doanh thu, sau khi đổ xăng khoảng 25% DT, trừ thêm các khoản chi phí khác khoảng 10%, họ chỉ có khoảng 15%. Như vậy cứ 1000000 VND doanh thu họ chỉ kiếm được khoảng 150000VND trong khoảng thời gian từ 5h sáng tới 12 h đêm. Đấy là chưa tính tới việc chạy được 1000000/ ca không phải là chuyện đơn giản, chưa tính tới rủi ro đua điểm như bị CSGT phạt vì đua điểm, chưa tính tới bị cướp giật, cự lộn suốt ngày để dành khách. Vậy các vị cú ngjhĩ thử coi họ phải trả các chi phí sinh hoạt dựa vào đâu. Hãy nghĩ thử coi với hơn 2000000 VND /tháng làm sao để họ sống được giữa cái xã hội mà vật giá leo thang từng ngày. Không có nghề nào là đơn giản, Và thưa các vị Nghề tài xế Taxi cũng vậy
38 - Trung Hiếu - Nam - 24 tuổi - Từ Hà Nội - 12:05 14-11-2011
"Con sâu làm rầu nồi canh"- chỉ cần 1 cá nhân, 1 hành động xấu xí là cả 1 tập thể vốn có bản chất tốt đã bị "mất điểm" nghiêm trọng trong con mắt của những người khác. Huống hồ không chỉ có 1 con sâu mà là cả 1 "bầy sâu". Chúng ta hiện nay đang sống chung với cả 1 "bầy sâu"- chả trách tại sao giờ đây chúng ta cũng chẳng tin tưởng lẫn nhau. Gần như mặt nào trong đời sống xã hội đều đang ở trạng thái "cầm đèn đỏ" hết rồi à?