29 thg 9, 2011

Thiếu kỹ năng sống và sự Vô tâm


Vì sao bạn trẻ vô tâm?
TT - Sau bài viết “Ôi, em tôi...” (Nhịp sống trẻ ngày 27-9), bạn đọc Lâm Thị Hòa Bình (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã có phản hồi, chia sẻ về gia đình mình:
“Tôi có ba đứa con trai, hai đứa lớn đã ngoài 30 tuổi, đứa út 18 tuổi. Con tôi đứa nào cũng hiền lành, học giỏi, thi đậu đại học ngay năm đầu. Hai con lớn có việc làm ổn định. Cuộc sống của tôi hiện tại có lẽ là ước mơ của nhiều gia đình.
Nhưng có ai biết rằng vợ chồng tôi đã âm thầm chịu đựng sự vô tâm của hai đứa con lớn. Ngoài công việc ở cơ quan, chúng chưa bao giờ quan tâm tới gia đình. Đồ đạc trong nhà hư hỏng, cần thay thế... chúng đều không hề để mắt đến. Ba cháu - 60 tuổi - phải làm, làm không được thì tự ông đi kêu thợ sửa. Còn tôi đến tuổi này mà hằng ngày còn phải nấu nướng cho cả nhà, giặt giũ cho chúng. Ngay cả quần áo, tư trang cá nhân, chúng cũng không dọn dẹp, cha mẹ thấy gai mắt thì tự làm; có khuyên nhủ, la mắng cỡ nào chúng cũng không nhúc nhích...”.
Lý giải chuyện thiếu kỹ năng dẫn đến việc vô tâm của những bạn trẻ này, ThS Nguyễn Thị Ngọc Giàu - giảng viên Trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) - cho biết: nội dung các môn học trong trường phổ thông hiện tại vẫn thiên về cung cấp kiến thức mà không chú trọng đến việc hình thành kỹ năng. Bản thân giáo viên khi truyền thụ kiến thức cũng chưa thật sự quan tâm đến tính ứng dụng của môn học trong thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, dù học rất nhiều kiến thức về vật lý, kỹ thuật công nghiệp, hóa học... nhưng khi gặp phải những tình huống đơn giản trong thực tế các em không biết nên xử lý thế nào. Kiến thức được học mang tính hàn lâm thì học sinh không thể hiểu, đừng nói chi đến việc vận dụng.
Riêng về trách nhiệm với người thân trong gia đình, để có thói quen này trẻ phải được dạy, được học, được quan sát ngay từ chính gia đình mình. Môn đạo đức hay giáo dục công dân chỉ mang tính chất giới thiệu kiến thức, chứ chưa thật sự làm thay đổi nhận thức để các em điều chỉnh ứng xử của mình.
HÀ THANH thực hiện

28 thg 9, 2011

Tháng An toàn giao thông tại TP HCM 2012


Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc

Thứ Tư, 28 Tháng chín 2011, 16:09 GMT+7 
Đó là chủ đề xuyên suốt của cuộc thi “Đi xe đạp vì môi trường văn hóa giao thông” do Sở, Ban An toàn giao thông và Báo Giáo Dục TP.HCM tổ chức nhân dịp cả nước phát động Tháng an toàn giao thông 2011 và Thập kỷ an toàn giao thông quốc gia 2011-2020. Theo kế hoạch cuộc thi do Giám đốc Sở GD-ĐT ký và Phòng Công tác Học sinh sinh viên cùng Báo Giáo Dục đã triển khai thì ngày 9 tháng 10 tới đây khoảng 300 học sinh THPT sẽ diễu hành trật tự theo đội hình tham gia giao thông tự nhiên trên một số tuyến đường ở quận 1, quận 3 sau đó tập trung thi tìm hiểu về giao thông, ứng xử văn hóa và môi trường tại Công viên Tao Đàn. Cuộc thi nhằm nâng cao ý thức và góp phần rèn luyện hành vi văn hóa giao thông cho học sinh, trước tiên là học sinh THPT.

Hiện nay trên mặt báo, không ngày nào là không có tin tức về tai nạn giao thông. Mà chỉ có những vụ thương tâm, thảm khốc thì báo chí mới đưa tin. Như vậy còn vô số những tai nạn khác, báo chí không đưa. Thống kê cho thấy mỗi năm có trên 13 ngàn người chết và cả trăm ngàn người khác bị thương, chi phí điều trị và mất mát tài sản là vô cùng to lớn. Tai nạn giao thông chẳng những gây thiệt hại về người và của, mất mát đau buồn cho mỗi gia đình mà còn gây thiệt hại lớn cho xã hội, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế. Hiện, Việt Nam bị xếp vào tốp hàng đầu các quốc gia có số lượng tai nạn giao thông nghiêm trọng nhất trên thế giới.
TP.HCM là đô thị lớn nhất trong cả nước, mạng lưới giao thông luôn bị áp lực ngày càng nặng do sự gia tăng dân số và phương tiện đi lại cá nhân ngày càng nhiều, số vụ tai nạn giao thông luôn ở mức cao, giao thông dễ ùn tắc, trong khi diện tích mặt đường chưa có điều kiện mở rộng. Việc giải quyết vấn nạn giao thông tại thành phố luôn làm đau đầu các chuyên gia và nhà quản lý.
Ngành GD-ĐT trên địa bàn thành phố có hơn hai triệu người thường xuyên tham gia giao thông, chiếm gần 50% lượng người đi lại vào giờ cao điểm. Nếu có biện pháp giáo dục an toàn giao thông tốt, tác động hiệu quả đến đội ngũ thầy và trò thì chắc chắn sẽ cải thiện được tình trạng giao thông hiện nay.
Các nước phát triển luôn coi trọng việc dạy học Luật Giao thông cho học sinh và hành vi giao thông của các em thường xuyên được củng cố, điều chỉnh đúng bởi một xã hội thượng tôn pháp luật, bởi cha mẹ và lực lượng công quyền nghiêm minh. Cuộc thi “Đi xe đạp vì môi trường văn hóa giao thông” trước hết là nhằm khơi gợi nơi mỗi người - trong số hàng triệu người tham gia giao thông đường phố hàng ngày - một ý thức giao thông để từ đó có cả chuỗi hành vi văn hóa giao thông đúng đắn, cho xã hội nở triệu nụ cười hạnh phúc!
Nhuận Đức

27 thg 9, 2011

Học tập và làm theo tấm gương HCM


Học và làm theo từ điều bình dị
TT - Năm năm qua đã có nhiều mô hình, chương trình để việc thực hiện “Tuổi trẻ VN học tập và làm theo lời Bác” lan tỏa trong đời sống của tuổi trẻ TP.HCM. Bí thư Thành đoàn TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết:
Hội thi kể chuyện Bác Hồ là một trong những cách làm hiệu quả triển khai việc học tập và làm theo Bác trong thiếu nhi TP.HCM - Ảnh: Q.NGUYÊN
- Có những tư tưởng, việc làm của Bác mang tầm vóc vĩ đại nhưng cũng có không ít suy nghĩ, việc làm rất đỗi bình dị, dễ tiếp thu, dễ học và làm theo trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, chúng ta có thể khai thác di sản vô giá đó từ nhiều góc độ, tùy vào đặc điểm, tính chất và công việc của mỗi người. Khi đề cập đến tấm gương đạo đức của Bác, chúng ta thấy lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm là hai phẩm chất mà người trẻ nào cũng có thể học và làm theo.
* TP.HCM có cách làm đa dạng với nhiều mô hình để triển khai cuộc vận động “Tuổi trẻ VN học và làm theo lời Bác”. Đâu là điểm nổi bật và sức lan tỏa của cuộc vận động trong tuổi trẻ TP thế nào, thưa anh?
- Gắn với từng đối tượng cụ thể, tuổi trẻ TP có nhiều phương thức triển khai cuộc vận động. Đơn cử như với đội viên là tập trung thực hiện “năm điều Bác Hồ dạy”; cán bộ, công chức trẻ là tham gia cải cách hành chính gắn với phong trào “ba trách nhiệm” (trách nhiệm với bản thân, với công việc, với nhân dân); thanh niên trên địa bàn dân cư là xây dựng nếp sống văn minh đô thị, khu phố, ấp “An toàn - sạch đẹp - văn minh - nghĩa tình”; thanh niên công nhân tập trung chương trình “Thanh niên đồng hành cùng hàng Việt”; học sinh, sinh viên, thầy cô giáo trẻ thực hiện các cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Sinh viên năm tốt”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”, “Học sinh ba tích cực”...
Tôi cho rằng điểm nổi bật chính là tuổi trẻ TP đã lựa chọn đúng phong trào, phát huy thế mạnh vốn có và sự chỉ đạo sát sao của Ban thường vụ Thành đoàn với cơ sở. Chọn lựa phong trào và chú trọng hiệu quả tổ chức nên cuộc vận động đã thật sự lan tỏa, tác động tích cực đến số đông, góp phần nâng cao nhận thức và rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống của các bạn trẻ.
Anh Nguyễn Văn Hiếu - Ảnh: Q.NGUYÊN
* Nhưng thực tế một số nơi chưa thật chủ động, còn hình thức và đối phó khi triển khai cuộc vận động. Điều này sẽ được khắc phục ra sao?
- Đúng là có lúc, có nơi tại cơ sở vẫn còn tình trạng hình thức, đối phó. Chúng tôi thường xuyên kiểm điểm và tự phê bình nghiêm túc lẫn nhau đối với những cách làm hời hợt, thiếu trách nhiệm này. Tuy nhiên trên bình diện chung, tôi cho rằng các nội dung học tập và làm theo lời Bác đã được cơ sở Đoàn, các bạn đoàn viên, thanh thiếu nhi nhiệt tình hưởng ứng.
Mục tiêu là từng bước tác động sâu vào suy nghĩ và hành động trong cuộc sống hằng ngày của thanh thiếu niên. Chúng tôi luôn yêu cầu đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội - Đội phải là lực lượng nòng cốt, tích cực đi đầu để thể hiện vai trò gương mẫu. Đây là hướng đi đúng và sẽ được tiếp tục phát huy để thực hiện có hiệu quả các quan điểm chỉ đạo mới đây của Thành ủy TP.HCM thời gian tới, làm sao để mỗi bạn trẻ nhận ra việc học và làm theo lời Bác như một nhu cầu thường xuyên, cần thiết trong đời sống.
* Yêu cầu xuyên suốt cuộc vận động là chuyển từ “học” sang “làm theo” lời Bác. Thành đoàn TP.HCM đã có chủ trương gì để thực hiện trọng tâm này thời gian tới?
- Việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách của Bác Hồ tiếp tục được duy trì như một yêu cầu hết sức quan trọng để giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh thiếu nhi trong hệ thống tổ chức Đoàn - Hội - Đội. Đồng thời việc “làm theo lời Bác” sẽ được tăng cường theo hướng khuyến khích sự năng động, sáng tạo của mỗi cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên tại cơ sở để việc học tập và làm theo lời Bác gắn với nhiệm vụ chuyên môn, quá trình học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống của mỗi bạn trẻ.
Giải pháp chính là kịp thời phát hiện và nhân rộng các nhân tố điển hình, những mô hình tích cực, hiệu quả. Song song đó sẽ tạo môi trường rèn luyện để người trẻ có điều kiện tham gia các công trình, sản phẩm, phần việc thanh niên làm theo lời Bác. Mà phải là tham gia trực tiếp, sâu rộng vào các dự án phát triển kinh tế, an sinh xã hội của TP và đất nước. Đặc biệt là các dự án tại chính địa phương, đơn vị, vừa phục vụ nhu cầu của thanh thiếu nhi, vừa phục vụ nhu cầu của cộng đồng xã hội một cách thiết thực, hiệu quả.
QUỐC NGUYÊN thực hiện

26 thg 9, 2011

Suy nghĩ về quan niệm của nhà văn Nam Cao

Bài dự thi: Cuộc thi ra đề và viết văn nghị luận xã hội
Bài viết:
Suy nghĩ về quan niệm của nhà văn Nam Cao
-------------------------------
Trong  cuộc sống ai cũng mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. thế nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa thế nào là kẻ mạnh. Thường người ta chỉ quan niệm rằng kẻmạnh là kẻ đánh bại được nhiều người, là kẻ có uy quyền áp đảo được người khác, khiếnngười khác phải sợ hãi. Song thực tế không phải như vậy. Kẻ mạnh phải là kẻ biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình, thậm chí phải hi sinh cả bản thân. Như nhàvăn Nam Cao đã quan niệm : “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả
mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình.”
“Kẻ mạnh” – hai tiếng tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực sự không mấy ai hiểuđược trọn vẹn ý nghĩa sâu sắc của nó. Vậy thực sự kẻ mạnh là kẻ mang trong mình nhữngphẩm chất gì? Làm thế nào để có thể trở thành kẻ mạnh trong cuộc sống này? Đó là câu hỏi mà trong chúng ta có rất nhiều người quan tâm. Mạnh ở đây phải được hiểu theo nghĩalà mạnh mẽ. Kẻ mạnh ở đây chính là con người mạnh mẽ, con người dám sống và sống có
bản lĩnh trước sự cám dỗ của cuộc sống và lòng ích kỉ của chính bản thân mình. Kẻ mạnh cũng là kẻ dám giữ gìn danh dự, lương tâm của mình, không để nó vấy bẩn hay có chút tìvết nào. Hai tiếng kẻ mạnh đã được Nam Cao đặt trong sự đối lập với quan niệm của nhiều người trong cuộc sống ngày nay đang có như một tâm sự đau đớn của nhà văn trước thựctrạng đạo đức trong xã hội đồng tiền. Ở đó người ta ghen ghét, cạnh khoé, đố kị nhau. Ởđó người ta bán rẻ danh dự nhân phẩm của mình vì những mục đích tầm thường. Trên hếtngười ta có thể dùng mọi thủ đoạn để đoạt lấy quyền lực, tiền bạc, danh vọng - những thứmà người ta tin rằng sẽ mạng lại sức mạnh.
Nhưng liệu sức mạnh ấy có thể đến được từ việc đánh bại kẻ khác, chà đạp huỷ diệtkẻ khác vì những mục đích tham vọng tầm thường của một cá nhân? Chắc chắn là không. Bởi không ai nhìn nhận một kẻ chiến thắng khi họ đánh bại đối thủ của mình. Kẻ chiếnthắng chỉ có thể là kẻ vượt lên được chính bản thân mình, vượt lên được những ham muốnnhỏ nhen ích kỉ của bản thân để giữ gìn danh dự, lương tâm làm người của mình. Là con người chắc hẳn ai cũng đã có lúc để cho những cám dỗ trong cuộc sống khiến mình phân vân như đứng trước ngã ba  đường. Nhưng kẻ mạnh mẽ là kẻ không  để những cám dỗ -phần xấu trong con người mình điều khiển, sai khiến để đi vào con đường bất lương, con đường mà một khi  đã dấn thân thì không còn có thể quay lại. Thực tế vẫn có những kẻluôn tự dối lừa mình để lấm liếp bản chất xấu xa, nhỏ nhen, ích kỉ của mình. Và họ tìmmọi cách để đánh bại kẻ khác dù bằng những thủ đoạn hèn hạ nhất để che đậy cho bản chấtyếu đuối của mình. Những con người như vậy thường dễ ngủ quên trên chiến thắng và bị
đánh bại. Một khi đã bị đánh bại họ sẽ lộ rõ bản chất yếu đuối của mình và không có đủnghị lực để đứng dậy và bước tiếp. Do đó ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ.” Cũng do đómà trong Thế chiến thứ hai, cả hai bên tham chiến không có ai là kẻ chiến thắng. Bởi tất cả bọn chúng đều ra sức bóc lột thuộc địa với những thủ đoạn tàn ác cho cái tham vọng đế
vương của mình. Bởi “kẻ thắng”  đã kết thúc chiến tranh bằng một thảm hoạ nguyên tử cướp đi sinh mạng của ba mươi vạn con người xấu số vô tội và còn đe doạ cướp đi sinh  mạng của rất nhiều người hôm nay. Người chiến thắng duy nhất trong cuộc chiến đó chỉ cóthể là nước Nga Xô viết anh hùng, nhân dân Xô viết anh hùng. Nước Nga chiến thắng khi họ đã giải phong cho nhiều dân tộc bị áp bức, giúp đỡ vô tư cho các quốc gia con trong
cảnh nô lệ. Nước Nga chiến thắng vì họ có những con người như Paven say mê đem toàntâm toàn ý phục vụ nhân dân, hi sinh bản thân một cách nồng nhiệt lãng mạn, tất cả vị sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng loài người. Do đó, chính nước Nga, nhân dân Nga mới là kẻ mạnh, “kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên  đôi vai của mình”.
         Sức mạnh của con người chỉ có thể có được từ lòng nhân  ái,  đức hi sinh trong cuộc sống. Giống như người đàn bà trong chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Đó là một con người mạnh mẽ, mạnh mẽ không phải vì có thể chịu đựng được đòn roi của người chồng. Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha, sự nhân hậu, sẵn sàng chịu đựng tất cả vì
con cái - những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói.
    Nam Cao là một nhà văn thích triết lí và những triết lí của ông mang một ý nghĩanhân bản sâu sắc. Quan niệm này cũng vậy, một triết lí làm người vô cùng đúng đắn đượcđưa ra từ một điều tưởng chừng như là một nghịch lí của cuộc sống. Nó đặc biệt có ý nghĩatrong xã hội cũ, xã hội mà ông  đang sống, khi mà người nông dân bị đay nghiến trong vòng máy oan nghiệt của bộ máy quan lại, từ lí trưởng đến ông quan huyện, rồi lại mộtthằng Tây cộng thêm cả ông vua bạc nhược hèn nhát. Thế nhưng bài học đó còn có ý nghĩa
cho tới tận hôm nay. Như chúng ta đã biết, trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, cókhông  ít người vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khácchiếm đoạt những thứ không phải của mình có khi bằng những thủ đoạn vô cùng xấu xa
hèn hạ. Hiểu được quan niệm của Nam Cao cũng đồng nghĩa với việc ta phải thấy được sức mạnh của lòng nhân ái, từ đó phải phê phán một cách nghiêm khắc lối sống giả tạo xấuxa đó. Đồng thời cần đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng, dám hi sinh lợi íchcủa bản thân cho người khác.
      Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra là: Vậy, những biểu hiện nào của lối sống“giẫm lên vai người khác mà ta cần tránh?” Tục ngữ có câu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, chỉnhững kẻ sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo lấn lướt công lí. Vàthực tế trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều con người như vậy - những con người thíchdùng tiền để đoạt lấy lợi ích cho mình. Đặc biệt vấn nạn chạy chọt đang trở thành một vấnđề đáng báo động trong đời sống xã hội hiện nay. Người ta chạy chọt từ những việc nhỏnhư xin biển số xe đẹp, xin không bị giữ xe khi vi phạm Luật giao thông cho đến việc xin điểm, xin việc...Dường như xã hội hiện nay đâu đâu cùng hiện lên chữ “xin”. Xin xỏ, hối lộ đang trở thành một căn bệnh thâm căn cố đế trong con người Việt Nam, gây suy thoái nghiêm trọng đạo đức của con người. Chúng ngày càng nhin thấy nhiều hành động đi ngược lại công lí: những kẻ quan tham hàng nghìn tỉ đồng mà chỉ bị xử có vài ba tháng tù
treo, những kẻ âm thầm xả nước thải xuống sông trong suốt nhiều năm liền mà chỉ bị xử phạt vài trăm triệu đồng... Chúng ta phê phán những kẻ dùng sức mạnh vật chất để lấn át công lí những cũng thể không lên án kẻ đang nắm trong tay “sức mạnh” mà lại phản bội lại trách nhiệm mà xã hôi giao phó cho họ. Bởi một xã hội mà chứa chấp những con người như vậy, một xã hội mà công lí bị chi phối trong tất cả những sự việc hàng ngày của nó thì
rõ ràng xã hôi đó không thể tiến bộ và đi lên được.Không chỉ có vậy, giẫm lên vai người khác còn có thể hiểu là một lối sống vụ lợi, tham vọng tầm thường, sẵn sàng chà đạp, huỷ diệt đồng loại vì lợi ích cá nhân như trong
câu tục ngữ “cá lớn nuốt cá bé”. Lịch sử đã từng chứng kiến những kẻ “tà đạo”, vì muốnphục vụ cho lợi ích giai cấp của chúng đã thiêu chết nhà thiên văn vĩ đai Brunô - người đã kiên cường bảo vệ thuyết Nhật tâm cho đến khi cả thân mình đỏ rực trong ngọn lửa bạo tàn. Nhưng lịch sử cũng chứng kiến từ đây một cuộc cách mạng trong nhân thức của loàingười. Và lịch sử đã lên án những kẻ vì mục đích hèn hạ của mình mà tiêu diệt đồng loại, thiêu rụi chân lí.
      Thế nhưng trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động dã man mà tưởng chừng như chỉ có trong thời kì hoang dại của loài người. Những kẻ khủng bố đang sở hữu trong tay những loại vũ khí nguy hiểm đang từng ngày gieo rắc tai hoạ khắp nơi trên thế giới, đang còn lên tiếng thách thức tất cả chúng ta, chống lại cả nhân loại. Rồi cả những vụ giết người vô cùng man rợ đang hằng ngày xuất hiên trên báo chí
cảnh báo về sự suy thoái đến mất hết nhân tính của con người. Người ta giết người cướp của, thậm chí là bạn bè giết nhau vì hiềm khích, anh em trong nhà giết nhau vì tranh giành tài sản thừa kế. Một số quan chức còn thuê cả xã hội đen đi chém đồng nghiệp vì mục đích thăng tiến, tư thù cá nhân. Tất cả đang rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội đồng tiền với những kẻ tự cho mình là mạnh đang làm lu mờ đi những truyền thống đạo đức tốt
đẹp của nhân dân ta từ ngàn đời nay.
          Chưa thể dừng lại ở đó, chúng ta còn phải lên tiếng để phê phán những con người chỉ biết sống cho bản thân không quan tâm đến người khác. Bởi chính việc “mạnh ai nấy sống” chính là nguyên nhân dẫn tới lối sống vụ lợi, ích kỉ đặc biệt trong giới trẻ hiện nay. Một số bạn trẻ dường như đã quên đi trách nhiệm cộng đồng của mình suốt ngày chỉ vùi đầu vào những trò chơi vô bổ, những trang web đen trên mạng Internet. Nhưng điều đáng
nói là nhân cách một số bạn trẻ đã bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực trong các game online, đã từng dẫn tới nhiều vụ cướp của thậm chí là đâm chém của tuổi học sinh. Thực tế, đó là biểu hiện của một lối sống ươn hèn, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí để vươn lên. Tất cảđang đầu độc cả một thế hệ, thế hệ sau này sẽ làm chủ nước nhà.
         Có thể mỗi khi nhắc đến những lời “đất nước ta có trở nên tươi đẹp hay không...”, trong lòng mỗi chúng ta đều luôn tồn tại một khát vọng mãnh liệt. Đó là khát vọng vươn lên, khát vọng chiếm lĩnh được đỉnh cao tri thức để xây dựng đất nước. Chính khát vọng đó đã khiến cho bao trái tim trăn trở, thao thức để tìm cho mình một cách nghĩ, một hướng đi  đúng đắn. Thiết nghĩ quan niệm của Nam Cao chính là cách sống cần thiết cho mỗi
chúng ta hiện nay. Bởi chỉ vớí sự tự tin và lòng nhân hậu, chúng ta mới có thể hội nhập vớithế giới và đưa đất nước đi lên như lời Bác Hồ từng mong muốn. Và cũng chính vì điều đó mà tôi nghĩ rằng bản thân tôi cũng như các bạn phải rèn luyện để có kiến thức, sức khoẻ,
nhân cách tốt, có tấm lòng nhân ái yêu thương chia sẻ, giúp đỡ người khác.
       Cuối cùng, tôi muốn nói rằng sức mạnh của lòng nhân ái không chỉ đến với những người cần ta giúp đỡ. Nó còn đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui hứng khởi để bắt đầumột ngày mới với một sức mạnh mới để vươn lên một tầm vóc mới. Đó là cộ nguồn của  sức mạnh chân chính.
-------------------------------------
Thái Mạnh Cường
Lớp 11A1 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu
TP Vinh - Nghệ An

Nhịp sống thời đại

“Nhắn tin đang làm bạn ngu đi!"
TTCT - Dưới nhan đề này, bài viết trên tuần san Newsweek số đề ra ngày 19-9 đề cập tình trạng mù... đọc sách, phổ biến (không chỉ) trong giới trẻ Mỹ hiện nay.
Ảnh: Newsweek

Tin tốt là giới thiếu niên hiện nay là những người đọc khát khao và những người viết mắn đẻ. Tin xấu là những gì họ đọc và viết chính là tin nhắn.
Bạn có đọc cho mình?
Theo một nghiên cứu do Nielsen thực hiện năm ngoái, giới trẻ Mỹ tuổi từ 13-17 gửi và nhận trung bình 3.339 tin nhắn mỗi tháng. Nữ thiếu niên gửi và nhận nhiều hơn, trên 4.000 tin nhắn. Đây là một xu hướng khó quên. Đưa một nhóm trẻ đi xem bảy kỳ quan thế giới, chúng cũng sẽ nhắn tin suốt dọc đường. Chỉ cho một thiếu niên xem bức Adoration of the Magi của Botticelli (danh họa người Ý thời kỳ tiền Phục hưng - TTCT), em có thể liếc qua đến khi một tín hiệu tin nhắn SMS tút lên. Vài giây trước khi Trái đất bị một thiên thạch khổng lồ va phải hay bị chôn vùi bởi một cơn siêu sóng thần, hàng triệu ngón tay của bạn trẻ sẽ gõ những từ ngu ngốc cuối cùng của chủng loài người cho chính mình: Hẹn gặp lại, ồ không!
“Những đứa trẻ không chịu đọc đang bị cắt đứt khỏi nền văn minh của tổ tiên họ”
Ngay giờ đây, trước khi bị cáo buộc là ném đá vào ngôi nhà kiếng, hãy để tôi thú nhận. Tôi cũng gửi khoảng 50 email mỗi ngày và nhận khoảng 200 cái. Nhưng có một cái khác, đó là tôi cũng đọc sách. Đó là một thói quen cổ lỗ tôi đã nhặt được từ khi là con nít, vào những ngày trước khi điện thoại di động bắt đầu làm tổ, gáy cúc cu trong lòng bàn tay của giới thiếu niên.
Một nửa giới thiếu niên hiện nay không đọc sách - trừ khi họ bị buộc phải đọc. Theo một khảo sát gần đây của Quỹ hiến tặng nghệ thuật quốc gia (NEA), tỉ lệ người Mỹ tuổi từ 18-24 đọc sách không do trường học hay chỗ làm yêu cầu là khoảng 50,7%, mức thấp nhất đối với bất kỳ nhóm trưởng thành nào dưới 75 tuổi và giảm nhiều so với tỉ lệ 59% của 20 năm trước.
Trở lại năm 2004, lần cuối NEA khảo sát về thói quen đọc này ở giới trẻ, chưa tới 1/3 giới trẻ đọc mỗi ngày vì niềm vui thích của mình. Đặc biệt, điều làm tôi như một giáo sư phải khủng khiếp là sự kiện 2/3 sinh viên đại học đọc cho mình chưa tới một giờ/tuần. 1/3 không đọc gì để thưởng thức cho mình cả.
Hãy tạo cho mình Trại Sách
Tại sao phải nói điều này? Vì hai nguyên nhân. Đầu tiên, người Mỹ đang tụt lại phía sau những xã hội học thức hơn. Theo kết quả mới đây do chương trình đánh giá học sinh quốc tế của Tổ chức Hợp tác và phát triển châu Âu khảo sát, khoảng cách trong khả năng đọc giữa những thiếu niên tuổi 15 ở Thượng Hải của Trung Quốc với đồng lứa mình ở Mỹ hiện bằng với khoảng cách giữa những người Mỹ 15 tuổi với đồng lứa của họ ở Serbia hay Chile. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là những đứa trẻ không chịu đọc đang bị cắt đứt khỏi nền văn minh của tổ tiên họ.
Thử nhìn một vòng lên các kệ sách của bạn. Bạn có tất cả - hay ít ra là có cuốn nào - của các sách trong chương trình học chủ chốt của Đại học Columbia chưa? Nó chưa hẳn là hoàn hảo, nhưng cũng là một danh sách tốt của một nguyên tắc chung về nền văn minh phương Tây mà tôi được biết. Hãy lấy 11 quyển sách trong chương trình của học kỳ mùa xuân 2012: (1) sử thi Aeneid của Virgil; (2) sử thi Metamorphoses của Ovid; (3) Lời thú tội của Saint Augustine; (4) Thần khúc của Dante; (5) các tiểu luận của Montaigne; (6) Vua Lear của Shakespeare; (7) Don Quixote của Cervantes; (8) Faust của Goethe; (9) Kiêu hãnh và định kiến của Austen; (10) Tội ác và trừng phạt của Dostoevsky; (11) Tới ngọn hải đăng của Woolf.
Bước một: Đăng ký những quyển bạn chưa có (và nhớ lấy cả Chiến tranh và hòa bình - Lev Tolstoy, Great Expectations - Charles Dickens và Moby Dick của Herman Melville sẵn khi bạn đang ở đó).
Bước hai: Khi kỳ nghỉ tới, hãy bảo với các bạn bè của bạn rằng bạn mang chúng theo trong buổi liên hoan hay đến nơi cắm trại. Họ sẽ chẳng phản đối đâu.
Bước ba: Đến một chốn xa yên tĩnh nơi không nhận được điện thoại di động hay những thứ tương tự.
Bước bốn: Hãy tiết lộ rằng trên thực tế đây là một buổi liên hoan đọc và rằng hai tuần tới đọc là tất cả những gì bạn đề nghị, ngoại trừ ăn, ngủ và nói chuyện về sách.
Chào mừng bạn đến với trại sách, các bạn trẻ!
NIAL FERGUSON (*)
MINH THƯ chuyển ngữ
__________
(*): Nial Ferguson, giáo sư sử tại Đại học Harvard và là giáo sư quản trị kinh doanh tại Trường doanh thương Harvard. Quyển sách mới nhất của ông là The Ascent of money: a financial history of the world, phát hành tháng 11-2010.

25 thg 9, 2011

Bình chọn cho Hạ Long là Yêu nước Việt Nam


TT - Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã quyết định “huy động tổng lực cho công tác bầu chọn” vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới ở giai đoạn nước rút.
Cuộc bầu chọn kết thúc vào ngày 31-10 và kết quả sẽ được công bố vào ngày 11-11-2011.
Bộ trưởng bốn nước (từ phải sang) Myanmar, Lào, Việt Nam, Campuchia và lãnh đạo TP.HCM cùng bầu chọn vịnh Hạ Long trong hội nghị đầu tư du lịch “Bốn quốc gia - một điểm đến” ngày 13-9 - Ảnh: T.T.D.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch VN Hoàng Thị Điệp cho biết việc bầu chọn vịnh Hạ Long được xem như nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong quý 2, quý 3 và tháng 10-2011. Tổng cục đã triển khai chiến dịch vận động bầu chọn trong giai đoạn nước rút đến các khách sạn 3-5 sao, các công ty lữ hành quốc tế trên địa bàn cả nước.
Tăng tốc tháng cuối cùng
Để tiến hành bầu chọn trong giai đoạn nước rút này, Tổng cục Du lịch đã in 2 triệu phiếu hướng dẫn bầu chọn bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc... thông qua các doanh nghiệp du lịch, các điểm du lịch, đại sứ quán và đại diện các tổ chức quốc tế tại VN, các hãng hàng không trong và ngoài nước...
Song song với nhiều hoạt động quảng bá, vận động bầu chọn vịnh Hạ Long, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quy định mới nâng hệ số an toàn của các loại tàu du lịch nghỉ đêm ở vịnh lên 1,5 lần so với trước đây. Theo đó, từ nay khi đóng mới tàu du lịch nghỉ đêm trên vịnh buộc phải đóng vỏ sắt, thép hoặc kim loại rồi ốp gỗ ở ngoài thay vì vỏ hoàn toàn bằng gỗ như hiện đang sử dụng.
“Chúng tôi muốn nâng dần tiêu chuẩn an toàn cho du khách đến tham quan nghỉ ngơi trên vịnh. Dù có nhiều cơ quan, công ty du lịch tổ chức bầu chọn vịnh Hạ Long nhưng chúng ta không thể chủ quan, lơ là” - ông Ngô Văn Hùng, trưởng ban quản lý vịnh Hạ Long, khẳng định.
Tấm hộ chiếu cho du lịch Việt Nam
Theo chủ tịch HĐQT Công ty du lịch Tân Hồng - Du Ngoạn Việt (Viet Excursion) Lê Đình Tuấn, Hãng tàu Cunard (Anh) đã quyết định đưa tất cả các con tàu Queen, trong đó có tàu du lịch năm sao lớn nhất thế giới Queen Mary 2, dài 345m, cao tương đương tòa nhà 23 tầng, ghé vịnh Hạ Long trong năm nay.
Websitehttp://www.new7wonders.com của Tổ chức NewOpenWorld (NOW) đã có thêm phần bầu chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới mới bằng tiếng Việt. Đây là kết quả phối hợp giữa Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch với NOW, nhằm giúp người VN có thể dễ dàng thực hiện các thao tác bầu chọn vịnh Hạ Long. Bạn cũng có thể quay một trong các số điện thoại +23 92201055,
+18697605990, +18697605990, +16493398080, +16493398080, +447589001290, +447589001290 để bầu chọn cho vịnh Hạ Long.
Tuần qua vịnh Hạ Long là một trong bốn địa danh bị tụt hạng trong bảng xếp hạng bình chọn, chỉ có bảy địa danh tăng hạng, 17 địa danh vẫn nằm ở vị trí cũ.
Sau hơn bốn năm phát động, 28 địa danh trên thế giới chỉ còn hơn 30 ngày chạy nước rút trong cuộc đua có tỉ lệ 1 chọi 4 này. Ngày 11-11-2011, NOW sẽ công bố danh sách bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.
Không phủ nhận vịnh Hạ Long luôn là “cái đinh” trong các chương trình tour du lịch, thậm chí là điểm đến bắt buộc trong chương trình tour của các công ty du lịch lữ hành trong nước và quốc tế.
Nhiều hãng tàu du lịch năm sao cao cấp cũng đưa vịnh Hạ Long vào danh sách phải đến khi ghé qua VN. Khách nước ngoài đến vịnh Hạ Long tăng lên theo từng năm và lượng khách sẵn sàng chi trả nhiều tiền chiếm tỉ lệ đông dần.
Ông Tuấn kể nhiều du khách trên các tàu du lịch năm sao sẵn sàng chi trả từ 4.000-8.000 USD để được bay vòng quanh ngắm vịnh Hạ Long từ trên cao. Những nhóm khách sang trọng khác cũng đã chi trả không ít tiền để tổ chức một đêm tiệc trong ánh nến lung linh ở hang Trống...
Ông Trần Thanh Nam, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty du thuyền Bhaya (Hà Nội), cho biết vừa đầu tư khoảng 180 tỉ đồng đóng mới hai tàu du lịch cao cấp tiêu chuẩn năm sao mang tên Âu Cơ và sẽ hạ thủy tháng 3-2012. Mỗi du thuyền gồm 32 phòng nghỉ cao cấp (rộng từ 20-40m2, có bancông riêng), nhà hàng, quầy bar, khu spa và boong thượng do kiến trúc sư Anne Droussie (Pháp) thiết kế.
Tàu Âu Cơ sẽ đưa khách tham quan các vịnh Hạ Long, Lan Hạ, Bái Tử Long và đảo Cát Bà trong thời gian ba ngày hai đêm với giá tour không ít hơn 300 USD/người. Bhaya hiện đang sở hữu 12 du thuyền tiêu chuẩn bốn sao chở du khách du ngoạn và ngủ đêm trên vịnh. Vào mùa cao điểm, theo ông Nam, không còn phòng nào trống chỗ và các công ty lữ hành đã đặt từ khá lâu.
“Tôi tin vịnh Hạ Long sẽ lọt vào danh sách bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Nếu được vậy đây sẽ là cơ hội rất lớn để quảng bá du lịch, thiên nhiên VN. Đó là tấm hộ chiếu cho du lịch VN đến các thị trường du lịch tiềm năng trong tương lai” - ông Nam tin tưởng.
LÊ NAM
* Bà Bùi Viết Thủy Tiên (giám đốc Công ty Asian Trails):
Gần như tất cả du khách nước ngoài đến thăm vịnh Hạ Long đều có phản hồi rất tốt. Họ vô cùng thích thú với phong cảnh thiên nhiên đặc biệt ở đây. Trước khách thường chỉ đến vào buổi sáng và chiều tối quay về Hà Nội, nay đã có nhiều lựa chọn nghỉ đêm ở các khách sạn cao cấp trên bờ hoặc trên thuyền để có cơ hội cảm nhận vẻ đẹp ban đêm và sớm mai trên vịnh. Hầu hết du khách sau khi từ vịnh Hạ Long về đều bầu chọn cho vịnh.
* Bà Thủy Chung (Việt kiều Mỹ):
Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, sau đó định cư ở nước ngoài, lần này về VN tôi đã quyết tâm đi Hạ Long một lần. Có dịp đi nhiều nơi trên thế giới và thưởng ngoạn không ít cảnh đẹp nhưng quả thật tôi quá ấn tượng và đã tiếc tại sao mình là người VN mà đến giờ mới đến được nơi này.
Có thể nói, VN mình rất nhiều danh lam thắng cảnh nhưng chưa “bước ra thế giới” do thông tin quảng bá và khai thác du lịch VN còn khá kém.
* Ông George Ehrlich-Adam (giám đốc điều hành Hãng lữ hành quốc tế Exotissimo tại TP.HCM):
Không thể phủ nhận vẻ đẹp tuyệt vời, vô cùng đặc trưng của vịnh Hạ Long trong mắt du khách nước ngoài nên tôi tin vịnh Hạ Long sẽ có thứ hạng cao trong cuộc bầu chọn này. Điều mà tôi và nhiều du khách quan tâm là làm sao có thể đảm bảo vẻ đẹp này không bị tàn phá bởi bàn tay con người.
Phải kiểm soát được lượng rác thải đổ ra vịnh, số lượng tàu thuyền đi lại trên vịnh, đặc biệt tàu hàng. Cần tăng thêm những dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí, vận chuyển cao cấp cho du khách, các loại tàu nghỉ đêm phải đạt tiêu chuẩn, an toàn để du khách có nhiều lựa chọn.
L.N. - V.N.A.

16 thg 9, 2011

Hiện thực chắp cánh mơ ước


Tôi nuôi ước mơ thành luật sư từ những cơn say của bố

Những khi ông làm dữ quá, không thể học được, tôi cố gắng bịt tai nhắm mắt ngủ, khi ông đi ngủ, tôi lại rón rén dậy thắp đèn học bài. Có đêm đông rét mướt, tôi vẫn cố gắng chui ra khỏi chăn để dậy học.
>Thi viết 'Ước mơ của tôi' trên VnExpress và iOne

Đối với tôi, tuổi thơ là những chuỗi ngày không muốn nhớ, vì nó chất chứa đầy nước mắt của mẹ, của tôi, của nhiều đêm mẹ con tôi vượt cánh đồng lên nhà bà ngoại ngủ, của âm thanh loảng xoảng khi mâm cơm bị ông hất tung xuống nền nhà, đó là những cơn say của ông.

Tôi không biết ông uống nhiều rượu như thế từ bao giờ và vì sao ông lại thường tìm đến rượu như thế. Chỉ biết rằng những ngày say của ông nhiều hơn là những ngày tỉnh, những cơn say liên miên của ông làm tôi sợ hãi vô cùng. Nhất là những hôm tôi đi học về cùng đám bạn, cả bọn vừa đạp xe tới gần nhà tôi đã nghe thấy tiếng chửi của ông, bọn bạn lại quay sang nhìn tôi ái ngại.

Tôi sợ những khi đang học bài thì nghe tiếng hàng xóm gọi đi đón ông về vì ông say, đang ngủ gục ở đâu đó trên đường làng. Tôi sợ những đêm ông say đánh đuổi mẹ, mẹ kéo tay tôi đưa lên nhà bà ngoại, tiếng ếch nhái hòa cùng tiếng nức nở của cả hai mẹ con.
Có những lúc tôi thấy thật ghét ông, nhưng chưa bao giờ tôi không tôn trọng ông và không yêu thương ông, vì tôi hiểu trong một chừng mực nào đó ông vẫn xứng đáng là một người cha tốt. Ở một miền quê nghèo như quê tôi, người dân chỉ quanh năm đầu tắt mặt tối lo kiếm tiền sống qua ngày nên người ta không quan tâm nhiều tới việc cho con cái học hành.

Nhưng gia đình tôi, và nhất là ông thì khác, những lúc tỉnh táo, ông luôn bảo tôi “liệu liệu mà học hành”, những khi say, ông có thể đập phá đồ đạc trong nhà nhưng chưa bao giờ ông đụng tới bàn học của tôi. Ký ức về ông trong tôi sâu đậm nhất là khi tôi được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Văn của huyện, ông hứa sẽ thưởng cho tôi một món quà.

Chiều hôm đó, ông đèo tôi sang thị trấn huyện trên chiếc xe đạp cũ kỹ kêu kẽo kẹt khắp đường làng, tôi cứ nghĩ ông sẽ đi mua cho tôi một cái áo hay cái hộp bút nhưng không, ông đã đưa tôi sang bưu điện huyện, và đặt cho tôi một quý báo Thiếu niên tiền phong. Tôi sung sướng tới nghẹt thở.

Năm học lớp 8, tôi bắt đầu biết tới thi đại học, bắt đầu biết niềm yêu thích và sở trường của mình là văn chương và bắt đầu biết mơ ước, tôi ước trở thành một nhà báo. Từ đó, tôi nuôi lớn ước mơ của mình bằng việc chăm chỉ học hành dù những cơn say của ông nhiều khi làm tôi khóc tới ướt cả trang sách.

Năm lên cấp 3, tôi không theo đuổi ước mơ ban đầu là trở thành một nhà báo mà muốn thành một luật sư, chỉ một lý do đơn giản, tôi thích sự công bằng. Tôi thích cái cảm giác đứng trước tòa bảo vệ cho thân chủ thoát khỏi vòng lao lý, trường đại học Luật là đích đến của tôi.
Tôi muốn thành luật sư vì tôi thích sự công bằng. Ảnh: ST
Tôi thể hiện quyết tâm của mình bằng việc viết lên một tờ giấy nhỏ dòng chữ “Quyết tâm đỗ đại học”, rồi dán lên chiếc ống cắm bút đã hoen gỉ trước bàn học và bắt đầu việc thực hiện ước mơ của mình với việc cần mẫn học hành, dù gần như ngày nào nhà tôi cũng vang lên tiếng chửi mắng, đập phá của ông.

Những khi ông làm dữ quá, không thể học được, tôi cố gắng bịt tai nhắm mắt ngủ, khi ông đi ngủ, tôi lại rón rén dậy thắp đèn học bài. Có đêm mùa đông rét mướt, tôi vẫn cố gắng chui ra khỏi chăn để dậy học bởi tôi nghĩ: “Nếu bây giờ không dậy học, tôi sẽ không thể thi đỗ, không thể thực hiện được ước mơ của mình, sẽ thua kém bạn bè”.
Sau khi thi tốt nghiệp, mẹ và các bác hàng xóm bảo tôi nên lên thành phố để ôn, vừa vào học ở lò luyện thi, vừa tránh ông, vì ông say xỉn tối ngày như thế thì làm sao yên tĩnh mà tập trung học hành được. Nhưng hơn ai hết, tôi hiểu gia đình tôi chẳng khá giả gì để dễ dàng lo cho tôi một khoản tiền lên thành phố ôn thi.

Tôi cũng chẳng muốn để mẹ một mình ở nhà với những cơn say của ông, ai sẽ là người đuổi theo căn ngăn ông đuổi đánh mẹ quanh làng? Tôi quyết định ở nhà ôn thi đại học. Trong khi bạn bè đang được cha mẹ toàn tâm toàn ý lo lắng cho việc ôn thi thì cha tôi vẫn là những ngày say triền miên.
Niềm an ủi của tôi chỉ là những miếng đậu phụ rán, những miếng cá kho ăn với cơm nguội mẹ để phần tôi ăn khi học đêm. Tôi vẫn không quên được những khi vừa ngồi học từng trang Sử, Địa vừa phải bịt tai đến tê buốt cả hai ngón tay trỏ, cố gắng không để những tiếng chửi của ông lọt vào.
Những nỗ lực của tôi đã được đền đáp. Một buổi trưa, khi tôi đang giã cua chuẩn bị cho bữa trưa thì tiếng điện thoại reo, từ bên kia đầu dây, tôi nghe rõ tiếng thở gấp gáp của đứa bạn thân: “Mày đỗ rồi nhá, 23,5 điểm, Văn được 9 cơ nhá”.

Tôi còn chưa kịp định thần là thực hay mơ thì cha tôi về, ngay khi nhìn thấy bước đi liêu xiêu của ông ngoài cổng, tôi vội vàng nói: “Bố ơi, con đỗ rồi”. Đôi mắt đục của ông sáng lên kỳ lạ, ông đưa tay bắt tay tôi: “Chúc mừng, chúc mừng con”. Lúc ấy, tôi bỗng quên mất rằng ông đang say.
Tôi là người đầu tiên của làng quê nghèo khó ấy đỗ đại học, lại là trường Luật và đỗ với một số điểm rất cao, tôi trở thành cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong những câu chuyện của dân làng trong xóm. Tôi hạnh phúc khi làm được điều khiến ông mẹ tôi tự hào, hãnh diện, nhất là khi người ta vốn đã quen nhìn gia đình tôi với ánh mắt coi thường bởi có người chồng, người cha là Chí Phèo của làng.

Nhưng sau niềm vui ngắn ngủi, gia đình tôi lại phải đối mặt với nỗi lo nuôi tôi ăn học trong suốt 4 năm. Tôi biết, đó là gánh nặng với cha mẹ, những người chỉ biết sống dựa vào đồng ruộng. Trong cơn say, ông vẫn nói với giọng đầy tức tối: “Bọn nó đang bảo là ông say xỉn suốt ngày như thế thì làm sao nuôi được con đại học”.

Hàng tháng, cha mẹ gửi cho tôi 800 nghìn đồng từ tiền bán lúa, bán lợn con, bán rau và cả vay mượn hàng xóm, số tiền ấy chỉ đủ tôi trả tiền nhà và tiền ăn nhưng chưa bao giờ tôi xin thêm. Để có thêm thu nhập trang trải cho hàng trăm khoản khác, tôi đi làm thêm, ban đầu là dạy gia sư, rồi phát tờ rơi, phụ ở quán cơm, viết báo và giờ là giúp việc ở công ty luật.

Nhiều khi gọi điện về nhà, giọng lè nhè của ông trong điện thoại khiến tôi không khỏi ngao ngán, nhưng vẫn thấy nghẹn trong cổ họng khi ông hỏi: “Có còn tiền tiêu không?”. Năm nay tôi bước sang năm cuối của trường Luật Hà Nội, ông vẫn uống rượu và vẫn say triền miên, dù ông đã già và yếu đi nhiều, thời gian dài uống rượu đã phá hoại nhiều bộ phận trong cơ thể của ông.

Hơn nữa, ông còn mắc thêm chứng bệnh loạn thần do dùng rượu. Người khổ nhất vẫn là mẹ, hơn nửa cuộc đời bà trải dài theo những trận chửi mắng, đánh đập của ông. Và giờ đây, khi ở tuổi gần 60, bà vẫn bị những cơn ghen tuông từ bệnh hoang tưởng của ông hành hạ. Những ngày về quê nghỉ hiếm hoi, ông vẫn không tỉnh táo để bữa cơm của cả nhà được ngon miệng dù mẹ vẫn nói ông mong tôi về từng ngày.

Tôi xót xa chứng kiến những trận đay nghiến của ông dành cho mẹ với những câu mắng chửi thậm tệ từ một chuyện xấu xa nào đó về mẹ mà ông tưởng tượng ra. Nhiều khi nhìn mẹ ngồi trong bếp rơm rớm nước mắt nhưng vẫn an ủi tôi rằng: “Kệ ông, rượu nó chửi đấy mà”, tôi thương mẹ vô cùng. Nhiều khi thấy không thể chịu đựng nổi những câu chửi của ông, tôi vùng chạy ra ngoài, khóc nức nở, tôi thấy căm thù rượu đã biến ông trở thành con người như thế.
Sau những ngày nghỉ ở quê, khi lên Hà Nội học tôi càng có nhiều quyết tâm hơn. Tôi vẫn cố gắng chăm chỉ học hành để hoàn thành năm cuối với kết quả tốt nhất, và cần mẫn làm việc không công cho nhiều văn phòng luật sư.

Dù rất vất vả với khối lượng công việc luôn khiến đầu tôi nổ tung, dù nhiều khi còn chịu ấm ức khi hứng chịu những trận mắng oan của sếp, dù vẫn thường bị các anh chị nhân viên trong công ty sai vặt, nhưng chưa bao giờ tôi có ý định bỏ cuộc, bởi tôi hiểu mình đang làm điều cần thiết nhất cho tương lai của mình.

Những thứ mà tôi nhận được từ công việc nhiều áp lực này không phải là lương, mà chính là kinh nghiệm thực tế, là kỹ năng nghề nghiệp, những thứ mà giáo trình và thư viện không hề có. Với sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn mong muốn có được vị trí của một nhân viên chính thức ở công ty luật danh tiếng sau khi ra trường.
Giờ đây, tôi chỉ mong năm học cuối cùng qua nhanh hơn để tôi có thể đi làm, kiếm tiền và tự nuôi sống bản thân, khiến cha mẹ không phải oằn lưng kiếm từng đồng nuôi tôi ăn học. Nhưng hơn hết, tôi muốn chữa khỏi chứng bệnh loạn thần của ông, và tìm cách cai nghiện rượu cho ông.

Tôi muốn đưa ông ra khỏi những cơn say, ông đã say một nửa cuộc đời rồi. Tôi muốn ông được tỉnh táo để nhận ra mẹ con tôi chưa bao giờ ghét ông, và mẹ tôi là người đàn bà tuyệt vời nhất trong cuộc đời này.
Vũ Thị Ngọc Lan
Từ ngày 15/5 đến 15/8, các bạn trong độ tuổi 15-30 có thể tham gia cuộc thi viết "Ước mơ của tôi" do VnExpress.net, iOne.net và Trung tâm đào tạo mỹ thuật đa phương tiện FPT-Arena phối hợp tổ chức. Trong bài thi, bạn có thể kể về những ước mơ lớn lao như trở thành người nổi tiếng hoặc bình dị như đỗ đại học, có được nghề nghiệp đúng sở thích, được khám phá danh lam thắng cảnh... Bạn cũng có thể viết về hành trình để biến ước mơ thành hiện thực, quyết tâm thay đổi cuộc sống chính mình. Bài viết dài không quá 2.000 từ. Một người có thể gửi nhiều bài dự thi.

Ước mơ của tôi


Hai giải nhì thuộc về tác giả Phạm Thị Ngọc Thi với bài viết “Tôi mong ba khỏe dù ông đã làm tổn thương tôi” và tác giả Phạm Anh Xuân với bài dự thi“Viết báo giúp tôi vượt lên mặc cảm tật nguyền". Ban giám khảo đánh giá cao câu chuyện cảm động và tấm lòng bao dung của cô con gái Ngọc Thi dành cho cha. Anh Xuân gây ấn tượng mạnh với nghị lực và thái độ sống tích cực của một người tật nguyền vẫn nỗ lực viết báo để mỗi ngày đều là ngày có ý nghĩa.
Ba giải ba thuộc về ba câu chuyện xúc động của các tác giả: Phạm Lệ Thu với bài viết “Tôi rèn được tính kiên nhẫn nhờ theo đuổi ước mơ làm bánh”,Nguyễn Đức Minh với “Chị oằn vai nuôi ước mơ tôi” và Đào Quang Huynh với “Bỏ tấm bằng kinh tế, tôi theo đuổi ngành thiết kế”.
Ngoài ra, ba tác giả có bài viết được độc giả đánh giá cao nhất trong ba tháng diễn ra cuộc thi cũng nhận được phần thưởng của cuộc thi. Bài viết được độc giả yêu thích nhất trong tháng 6,7,8 thuộc về Lê Công Tâm với bài viết “Tôi từng tuyệt vọng vì chọn ngành Y”"Tôi muốn trở thành chuyên gia về ngôn ngữ" của Lê Thị Hoa và "Vừa chạy thận, tôi vừa đi gia sư" của Lê Thị Ngà.
Sau ba tháng diễn ra cuộc thi “Ước mơ của tôi” (từ 15/5/2011 đến 15/8/2011), Ban tổ chức đã nhận được 4.010 bài dự thi của các bạn trẻ người Việt trên toàn cầu. Mỗi bài là một câu chuyện, là một hành trình của những số phận trên con đường chinh phục ước mơ. Ban tổ chức đã lựa chọn 64 bài đăng trên báo điện tử VnExpress và Ione.

Nghị lực và Mơ ước


Tôi đã bơm xe, bán nước vỉa hè kiếm tiền du học

Không có tiền, tôi lao vào làm đủ thứ nghề, từ bơm xe, bán quán nước vỉa hè hay theo chân bác tôi đi làm đồ kim khí để đăng ký học thêm tiếng Anh, mơ một ngày được đi du học.
>Thi viết 'Ước mơ của tôi' trên VnExpress và iOne

Tuổi thơ tôi gắn liền với đòn roi, với mùi chua cay của rượu và mùi hôi của khói thuốc. Tất cả đều xuất phát từ bố tôi. Ông không có công ăn việc làm ổn định, suốt ngày chỉ rượu chè rồi chửi mắng vợ con. Mọi gánh nặng gia đình vì thế đều dồn hết lên đôi vai gầy của mẹ.
Tôi vẫn còn nhớ như in tối hôm đó, ba mẹ con tôi đã chạy thật nhanh ra khỏi nhà để thoát khỏi bố, thoát khỏi sự tủi cực đau đớn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần mà bao năm qua mẹ con tôi đã phải chịu đựng. Năm ấy tôi mười tuổi, bố mẹ tôi chia tay…
Tôi và chị gái được gửi về quê ngoại, còn mẹ vẫn tiếp tục ở lại Hà Nội đi làm, cuối tuần tranh thủ về thăm chúng tôi. Có những đêm ốm sốt, tôi thèm lắm một bàn tay của mẹ, chỉ cần một cái sờ trán thôi là tôi cũng thấy đủ lắm rồi.
Mẹ hy sinh vì chúng tôi nhiều lắm, có hôm tận hai giờ sáng mẹ mới về tới Ninh Bình. Xe khách chiều hôm trước mẹ chỉ đủ tiền về tới Phủ Lý. Mẹ định bụng sẽ đạp xe tiếp từ đó về nhà, nhưng ông trời đã không thương mẹ. Xe đạp bị tuột xích giữa đường, mẹ vừa dắt xe vừa khóc…
Hè năm đó mẹ định để chúng tôi nhập học ở quê, nhưng chỉ trước hôm khai giảng đúng một ngày, mẹ đã quyết định đưa chúng tôi quay trở lại Hà Nội mặc dù vẫn chưa biết sẽ ở đâu. Đó cũng là bước ngoặt thay đổi cuộc đời tôi.
Cơ quan mẹ cho mượn tạm một căn phòng nhỏ ở khu nhà kho cỏ mọc um tùm để ở. Với người khác thì nó thấp kém nhưng đối với chúng tôi đó là cả một thiên đường. Hai chị em tôi cố gắng học thật giỏi để mẹ vui. Có những đêm chúng tôi cùng nhìn lên bầu trời, ngắm nhìn những ông sao bé nhỏ mà thầm ước rằng sau này sẽ kiếm được nhiều tiền để đỡ đần mẹ.
Tôi thi đỗ cấp 3 vào khối chuyên Toán - Tin ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Bạn bè cùng lớp với tôi toàn là những nhân tài, họ xuất thân từ những ngôi trường nổi tiếng trên toàn miền Bắc, có lẽ chỉ mỗi mình tôi đi lên từ một ngôi trường làng ngoại thành Hà Nội.
Nửa năm đầu lớp 10 tôi đã bị choáng vì cảm giác không theo kịp các bạn. Họ dường như là những người biết tuốt. Bài nào thầy ra họ cũng làm một cách nhanh chóng, còn tôi cứ mãi loay hoay tìm lời giải. Phải mất một thời gian rất lâu tôi mới bắt kịp nhịp học của các bạn, và chứng tỏ được khả năng của mình.
Năm lớp 11, 12, có nhiều bạn trong lớp tôi đã tìm được những suất học bổng toàn phần ở nhiều nước trên thế giới để sau khi tốt nghiệp họ có thể đi học đại học ngay. Tôi thấy thật thán phục họ. Tôi thấy tự ti và kém cỏi. Học chuyên Tin nhưng thậm chí đến tạo một cái email như thế nào tôi cũng không biết thì làm sao biết tìm học bổng. Tất cả tài sản mà tôi có là một chiếc máy tính 486 cũ mà mẹ tôi mang từ cơ quan về, cũng chẳng có điều kiện mà tiếp xúc với Internet.
Nhìn các bạn tôi thấy thèm được như họ, và tôi ước mơ được đi du học... Nhưng ước mơ đó có quá xa vời khi từng bữa cơm hàng ngày mẹ vẫn phải chắt chiu tiết kiệm. Tôi chỉ biết, tôi đã theo đuổi giấc mơ ấy trong suốt năm năm tiếp theo của tuổi trẻ.
Tôi bắt đầu nhận ra mình cần phải học tốt tiếng Anh. Nhưng mà lấy tiền đâu ra để học? Tôi lao vào làm đủ thứ nghề, từ bơm xe đạp, bán quán nước vỉa hè hay theo chân bác tôi đi làm đồ kim khí. Nhưng tất cả vẫn không thể đủ để tôi có thể đăng ký một khóa học tiếng Anh tốt. Năm nào số tiền tôi kiếm được cũng chỉ đủ học Streamline hoặc Headway buổi tối.
quan tra
Quán nước vỉa hè đã cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị, giúp tôi trưởng thành hơn. Ảnh minh họa: Tiến Dũng.
Tuy chưa đạt được mục tiêu, nhưng tôi thấy mình trưởng thành hơn, tự lập hơn, và quan trọng hơn là thời gian đi làm tôi đã có dịp được tiếp xúc với những con người thú vị. Đó là bác Khôi lùn xe ôm đầu ngõ một mình nuôi hai con học đại học, là cô hàng đại lý cho tôi nợ tiền khi tôi chưa đổi được tiền lẻ cho khách, là anh chàng tôi không nhớ rõ tên tối nào cũng ngồi uống nước quán tôi chỉ để chờ đón vợ đi làm về. Tôi thấy cuộc đời ngoài kia vẫn còn nhiều điều hạnh phúc lắm.
Sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi và mẹ cùng đi dự một buổi hội thảo du học mà các anh chị Việt Nam từ Mỹ về chia sẻ kinh nghiệm và nói chuyện. Buổi hội thảo ngày hôm đó thực sự đã tạo ra một động lực rất lớn đối với tôi, càng làm tôi quyết tâm theo đuổi con đường du học. Thấy tôi mê quá, ngay ngày hôm sau mẹ cọc cạch xe đạp chở tôi lên một trung tâm trên phố để đăng ký học tiếng Anh. Vừa vào tới nơi, nhìn thấy tiền học phí một khóa ít nhất 100$ thì ngay lập tức tôi bảo mẹ quay về với lý do: "Con không thích học tiếng Anh nữa".
Sau đó tôi thi đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội, không lâu sau, tôi nhận được một suất học bổng toàn phần sang Thượng Hải học. Lúc này tôi đã nghĩ rất đơn giản rằng sang đó mình sẽ có cơ hội được học thêm tiếng Anh. Tuy nhiên, sang tới nơi chúng tôi đã phải học đuổi một khóa tiếng Trung trong vòng 3 tháng để đủ điều kiện về ngôn ngữ. Vì có ít thời gian nên dù được nhận vào học nhưng năm đầu tôi học khá vất vả vì có nhiều từ vựng không biết. Tôi còn nhớ có những hôm thi mà đến đọc đề thi tôi cũng không hiểu hết, phải phán đoán khá nhiều.
Sang năm hai, tôi học hành vào guồng hơn. Lúc này tôi bắt đầu quay trở lại với giấc mơ du học ngày xưa của mình. Để củng cố lại vốn tiếng Anh ít ỏi, tôi bắt đầu đăng ký những lớp cơ bản nhất ở trường, mỗi kỳ học một level từ thấp lên cao. Tôi cứ duy trì như vậy và điểm tiếng Anh cũng theo thời gian cao dần lên. Lúc này tôi nghĩ đến việc phải thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS thì mới có cơ hội đi học tiếp Master ở các nước nói tiếng Anh khác. Tôi bắt đầu tìm cách để có thể đăng ký lớp học IELTS ở Thượng Hải, nhưng vấn đề mấu chốt, đeo đuổi tôi vẫn là tiền không có.
Học bổng chỉ đủ sống, tôi cũng không muốn đặt gánh nặng này lên vai mẹ. Lúc này ở Thượng Hải có một chương trình học bổng của chính phủ dành cho sinh viên quốc tế, nếu được học bổng này thì việc học và thi IELTS của tôi không thành vấn đề. Tôi hăm hở rồi nộp hồ sơ, nhưng sau bao ngày chờ đợi, tôi trượt. Thất vọng, chán chường nhưng tôi không dễ dàng bỏ cuộc như thế. Tôi bắt tay làm lại từ đầu, chăm học hơn, ít chơi hơn, mục tiêu trước mắt là đạt được học bổng kia, để bước tiếp trên con đường chinh phục giấc mơ của mình.
Đúng một năm sau, tôi thành công. Tôi dùng toàn bộ số tiền có được để ôn luyện và đăng ký thi IELTS. Trong vòng 5 tháng liền tôi hầu như không có một ngày nghỉ. Tôi phải học cách sắp xếp thời gian hợp lý nhất để vừa đáp ứng được bài vở trên lớp, vừa có thời gian ôn thi IELTS, vừa có thời gian quan tâm tới gia đình và người yêu. Ngày nhận kết quả, tôi đã vỡ òa trong niềm vui sướng khi biết mình đã đạt IELTS 7.0. Chặng đường thứ nhất coi như đã kết thúc, tôi lại bước tiếp những bước cuối cùng trên hành trình chinh phục giấc mơ của mình: nộp hồ sơ xin học bổng Master.
Có những lúc tôi hết sạch tiền vì đã dùng tất cả cho những bộ hồ sơ. Tôi và cậu bạn cùng nhà đã có những bữa cơm chỉ có hai củ cà rốt để ăn, rồi rất nhiều lần phải muối mặt đi vay mọi người. Mỗi lần gọi điện về nhà tôi đều giấu mẹ vì tôi không muốn tóc mẹ phải bạc thêm.
Cuộc đời đã không phụ những cố gắng không mệt mỏi của tôi. Cuối cùng tôi đã thực hiện được giấc mơ của mình khi liên tiếp nhận được ba suất học bổng toàn phần tại châu Âu. Giờ tôi đang ngồi ở Amsterdam, thủ đô của xứ sở hoa Tulip xinh đẹp để viết những dòng tâm sự này.
Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của bản thân để các bạn có thêm niềm tin và ý chí tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình. Tôi tin chắc rằng các bạn sẽ thành công, vì cuộc sống sẽ không bao giờ phụ lòng những người cố gắng và nỗ lực hết sức mình đâu.

---------------------

Bài viết “Tôi đã bơm xe, bán nước vỉa hè để kiếm tiền du học” của tác giả Vũ Thanh Tùng giành giải nhất.
"Bài viết cảm động, hấp dẫn, thuyết phục người đọc bởi lối viết chân thực, lối hành văn trong sáng và cảm xúc ấm áp mà tác giả đã lồng ghép trong hành trình theo đuổi ước mơ để thành công", đại diện ban giám khảo nhận xét.

11 thg 9, 2011

Đọc và Ngẫm


Rơi nước mắt trước cảnh học sinh bơi qua sông đến trường
(Dân trí) - Hàng chục học sinh ngày hai buổi bơi qua sông đến trường. Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào...
Nhận được thông tin từ nhiều giáo viên ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình về thực trạng học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc đi học phải bơi qua sông, chúng tôi đã vượt quãng đường hàng trăm km để có mặt tại khe Rào (thượng nguồn sông Danh), tận mắt chứng kiến cảnh tượng buồn rơi nước mắt: Hàng chục học sinh, giáo viên phải bơi qua sông đến trường Tiểu học Hưng (xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá). Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào bao, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào.
Học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc, bản Hưng, xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, bơi qua dòng sông chảy xiết đến trường
Hôm chúng tôi đến, sau cơn mưa rừng hôm trước, nước khe Rào còn sâu và chảy xiết. Qua một bãi đá bồi sau những trận lũ chừng 20m, 15 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 người đen nhẻm, cởi hết quần áo, cho cùng toàn bộ sách vở cho vào một túi ni-long rồi thổi căng lên, hì hục bơi qua đoạn sông dài khoảng 15m. Những chiếc túi đó, ngoài tác dụng giữ khô quần áo, sách vở còn như một cái phao giúp các em qua sông.
Em Hồ Không (học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Hưng) cho biết: “Nước chỗ này sâu và chảy xiết nên chúng cháu sợ lắm. Nhưng vì muốn đến trường học cái chữ để mong sau này có cái nghề cho đỡ khổ nên phải liều mình bơi qua sông thôi”.  

Một học sinh giơ cao cặp sách lên đầu, hì hục bơi qua sông
Được biết gần một năm trước, gần bản Hưng có một chiếc thuyền độc mộc chở khách qua sông nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu nên nhiều người vẫn phải chọn cách bơi qua sông. Nhưng trận lũ lịch sử cuối năm ngoái đã cuốn trôi mất con thuyền này.
Chị Hồ Thị Thanh - một người dân sống lâu năm ở đây - cho biết: Trên con sông này đã có nhiều người bị nước cuốn trôi, nhưng may mắn chưa ai mất mạng.
Mùa lũ năm 2009, cô Cao Thị Thức - giáo viên Trường Mầm non Trọng Hóa - cùng một giáo viên khác qua bản ông Tú dạy học trên con đò nhỏ; ra giữa dòng gặp nước xoáy làm lật đò. Cô giáo kia biết bơi nên bơi được vào bờ; còn cô Thức bị nước cuốn trôi gần 200m; rất may sau đó đã được một người dân cứu sống.
Trường hợp gần đây nhất là ông Hồ Nhâm ở bản ông Tú; trong khi bơi qua sông đã bị chuột rút, nước cuốn trôi nhưng cũng may mắn có người đến cứu giúp kịp thời.

Để có con chữ, các em nhiều khi phải đổi lấy cả tính mạng
Gặp chúng tôi bên dòng sông Danh, thầy Đinh Thanh Tùng - giáo viên trường Tiểu học Hưng - cho biết: “Việc học sinh bản ông Tú bơi qua bản Hưng để học lấy con chữ đã diễn ra khá lâu nay. Học sinh ở đây khó khăn lắm. Để có con chữ các em nhiều khi phải đổi lấy cả tính mạng”.
Thầy Đinh Thiêm - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hưng - bày tỏ niềm lo lắng: “Thấy học sinh bơi qua sông đến trường học chữ nhà trường cũng bất an lắm. Dù nhà trường đã phối hợp với phụ huynh cùng giáo viên các lớp trực ban theo dõi mỗi khi học sinh qua sông đến lớp hoặc về nhà nhưng vẫn thấy không an tâm”.
Thầy Thiêm cho biết thêm, mùa mưa về nước khe Rào dâng lên rất nhanh và chảy mạnh nên học sinh phải nghỉ học dài ngày. Trung bình mỗi năm, học sinh bản ông Tú phải nghỉ học ít nhất 1 tháng do mưa lũ. Chính vì thế nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học.

Sau khi bơi qua dòng nước “tử thần” các em lại chỉnh tề trang phục để tới trường
Trao đổi với PV Dân trí ông Hồ Phin - Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa cho biết: “Không riêng bản ông Tú mà bên trong còn có bản Ka Oóc mọi hoạt động đi lại cũng đều phải bơi qua sông. Để xây dựng cầu phải cần một khoản kinh phí rất lớn trong khi kinh tế xã lại đang còn rất khó khăn. Vừa rồi đã có một đoàn về tiến hành kiểm tra khảo sát nhưng nghe bảo với nguồn kinh phí 5 tỉ đồng là chưa đủ để xây dựng một cái cầu. Hiện chúng tôi đang mong các cấp ban ngành quan tâm hơn nữa để các em học sinh, giáo viên và người dân bản ông Tú, bản Hưng, bản Ka Oóc, xã Trọng Hoá sớm có một cây cầu nhằm thuận tiện và an toàn cho việc đi lại”.
Đặng Tài

7 thg 9, 2011

Gia đình và Tội phạm


Trách nhiệm gia đình khi tội phạm ngày càng trẻ hóa?
TTO - Cách đây mấy tháng người ta vẫn còn nhớ rõ vụ án giết người cướp tài sản ở công viên Gia Định của một thanh niên tuổi đời còn rất trẻ - vừa bước sang tuổi 18.
Nghi can Lê Văn Luyện bị thẩm vấn nóng tại đồn biên phòng Na Hình, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn ngay sau khi bị bắt - Ảnh: Anh Quang
Hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đó cũng xuất phát từ “bi kịch” gia đình. Bị người cha bỏ rơi, hai mẹ con nghèo không “tấc đất cắm dùi” dắt díu nhau lên Cà Mau bán vé số kiếm sống. Sau đó người mẹ lấy chồng khác và thế là em không còn nơi nương tựa vì bị chính mẹ ruột của mình chối bỏ.
Buồn đời em bỏ quê lên Sài Gòn kiếm sống, lang thang vật vạ ở công viên, vỉa hè, đói khát, không còn tiền nên em đã giết người cướp tài sản.
Một thanh niên phạm tội ở tuổi 17 cũng xuất phát từ bi kịch của một gia đình không hạnh phúc và thiếu tình yêu thương. Cha mẹ gây gổ, chửi rủa đánh nhau rồi ly thân, bắt gặp cảnh mẹ ăn nằm với người đàn ông khác và bị mẹ la mắng đuổi đi, từ đó em căm hận mẹ và căm hận những phụ nữ không đứng đắn nên đã lên kế hoạch và giết chết một cô gái mại dâm tại nhà nghỉ!
Dư luận cũng hết sức bàng hoàng, phẫn nộ khi cơ quan điều tra vừa phá án một vụ có ý định giết người có tính chất dã man của một thanh niên bước sang tuổi 18. Sống trong một gia đình nghèo khó và không có sự quan tâm của cha mẹ, kẻ phạm tội lên kế hoạch giết bạn đã chuẩn bị sẵn thùng xốp, bao tải, dây dù và những tảng bêtông nặng vài chục ký nhằm dìm xác bạn xuống sông khi kế hoạch giết người được thực hiện… Có lẽ dư luận sẽ không khỏi rùng mình bởi kế hoạch giết người này giống như trong những bộ phim kinh dị hoặc trong những trò chơi game đầy rẫy những cảnh bạo lực, chết chóc…
Và mới nhất là vụ án giết người của Lê Văn Luyện đang làm bàng hoàng dư luận và gây nên làn sóng phẫn nộ.
Cái ác phải bị trừng trị thích đáng và cần phải được ngăn chặn kịp thời, đó cũng là nhân quả lẽ phải ở đời nhưng tôi thật sự xót xa bởi tuổi đời phạm tội của các em ngày càng trẻ hóa và hành vi rất tinh vi ghê gớm hơn!
Đây cũng là lứa tuổi mà các em vừa bước vào sự trưởng thành và hình thành nhân cách, lứa tuổi mà các em hay khẳng định bản năng và cái tôi quá lớn của mình, lứa tuổi mà các em phải được ăn học tới nơi tới chốn và sự quan tâm yêu thương cũng như giáo dục và sự định hướng của gia đình cho tương lai các em.     
Và vai trò của những người cha người mẹ và người thân (ông, ba, anh, chị, em…) trong gia đình là quan trọng và rất cần thiết trong việc sẻ chia cũng như giáo dục nhân cách và nuôi dạy con cái thành người, thành tài. Đừng bao giờ đỗ lỗi cho hoàn cảnh nên không có điều kiện dạy bảo, thương yêu chúng.
Trong xã hội này có biết bao nhiêu hoàn cảnh và bao nhiêu gia đình, người cha người mẹ nghèo khổ nhưng họ vẫn đầy nghị lực, sống có trách nhiệm và lương tâm của tình mẫu tử thiêng liêng! Nhìn từ những vụ án giết người mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng nêu trên thì chính bi kịch gia đình trên và những người cha người mẹ dù là trực tiếp hay gián tiếp cũng đã nhẫn tâm đẩy những đứa con mang nặng đẻ đau của mình vào con đường tội lỗi. Họ thật sự đáng bị xã hội lên án!
“Con hư tại mẹ” là câu nói không sai nếu xét trong những trường hợp phạm tội nêu trên. Tôi nghĩ không có sự trả giá nào khủng khiếp hơn bằng chính sự trả giá của lương tâm! Sự dày vò, cắn rứt lương tâm, nỗi ân hận của các bậc làm cha mẹ vì không làm tròn trách nhiệm của mình sẽ đeo bám đến suốt cuộc đời!             
NGUYỄN ĐƯỚC

5 thg 9, 2011

Lòng nhân ái

Khi còn nhỏ, tôi đã được mẹ dạy bài học về lòng nhân ái. Hồi đó ở cái xã nghèo quê tôi, người ăn xin rất nhiều. Họ không những ngồi ở đầu đường, góc chợ mà còn đến gõ cửa từng nhà một để xin ăn. 
Trong khi những người hàng xóm khác đóng cửa không cho vào hoặc mỗi khi nhìn thấy ngoài ngõ đều xua tay: "Ông/bà đi đi, tôi không có gì cho đâu", thì mẹ vẫn mở cửa cho họ, ngồi nói chuyện với họ dăm vài ba câu rồi cho họ bo gạo, cái bánh hay bất kì cái gì đó mà người ăn xin có thể dùng được.



Ngày đó tôi có thói quen "sợ" những người đi ăn xin nên thường nấp trong nhà theo dõi, cho đến khi họ đi rồi mới ló mặt ra và hỏi mẹ tại sao lại cho người ta trong khi nhà mình cũng không có nhiều. Những lúc như vậy mẹ gọi cả hai chị em lại ngồi cạnh và giải thích cho chúng tôi hiểu vì sao mẹ lại làm như thế.


Sau này khi chúng tôi vào cấp 2, mỗi năm nhà trường có chiến dịch ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung, tôi về kể với mẹ, rồi sau đấy mẹ mua hàng chục cuốn vở và bao nhiêu là đồ dùng học tập gửi tới ban giám hiệu nhà trường. Mỗi lần sau phong trào đó, thể nào tôi và em trai cũng được tuyên dương trước cả trường trong giờ chào cờ vì "tấm lòng nhân ái". Những lúc như vậy mọi con mắt đổ dồn về phía hai chị em. Tôi không biết em trai nghĩ gì lúc đó, còn tôi thì xấu hổ vô cùng. Những lời đàm tiếu bắt đầu vang lên, nào là "bố mẹ nó thừa tiền có khác" hay "con nhà giàu", mặc dù hồi đó nhà tôi không giàu chút nào, cuộc sống gia đình có khá hơn một chút, nhưng cũng là công sức bỏ ra từ hai bàn tay trắng của bố mẹ mà đi lên.

Tôi thấy bực mình với những lời đàm điếu nên về nói với mẹ: "Lần sau mẹ đừng có làm như thế nữa nhé", nhưng mẹ dường như chẳng để ý đến cái lời nói "vô tri vô giác" của tôi nên vẫn cứ tiếp tục làm. Không những thế, mẹ còn nhận nuôi thêm cả T - cậu bạn học cùng lớp có hoàn cảnh đặc biệt nhưng học rất giỏi. Mẹ đóng học phí cho T, mua sách vở, quần áo làm tôi nhiều lúc... ghen tị. Nhưng rồi dần dần, tôi quen với điều đó, vì T đã trở thành một người bạn thân cuủa hai chị em tự lúc nào. Chúng tôi cùng học chung, cùng ăn chung và thậm chí ba đứa còn ngủ chung trên một chiếc giường. Tự khi nào T đã trở thành một thành viên trong gia đình bé nhỏ của tôi.


Có lẽ những bài học nhân ái giản dị của mẹ đã chạm đến ngõ ngách xâu xa trong trái tim thơ bé của tôi, nên sau này khi lớn hơn một chút, tôi cũng bắt đầu giống như mẹ. Tất nhiên tôi không thể giúp họ bằng vật chất được, nhưng trái tim tôi bắt đầu nhóm lên ngọn lửa yêu thương. Tôi giữ nó cho riêng mình mà không ai hay, kể cả mẹ. Tôi thấy mình sẽ thật xấu hổ nếu như để cho ai đó biết được bí mật đó của mình.
Hồi đó, tôi rất chăm đọc báo Thiếu niên Tiền phong và hay để ý tới những tấm gương nghèo vượt khó, rồi tôi nhịn ăn sáng một vài hôm, để dành tiền gửi cho họ, chỉ vài nghìn ít ỏi thôi nhưng đối với tôi, việc làm đó rất có ý nghĩa. Tôi không bao giờ để lại địa chỉ để mong nhận lại một lời cảm ơn, vì tất cả những điều đó xuất phát từ tấm lòng của tôi. Rồi tôi cũng không còn thấy "sợ" những người ăn xin nữa, bởi tôi biết họ cũng chỉ là con người, có điều không may mắn được như tôi.


Sau này khi bước ra đời, xa vòng tay cha mẹ, tôi vẫn giữ cho mình tình nhiệt huyết yêu thương và lòng người nhân ái. Tôi vẫn giúp đỡ mọi người bằng tất cả những gì có thể với không một toan tính thiệt hơn. Sự giúp đỡ không dừng lại ở việc cho người ăn xin một cái gì đó như ngày xưa nữa mà nó mang một ý nghĩa khác xâu xa hơn về mặt tình cảm. Lòng nhân ái đôi khi không chỉ là cho đi từ vật chất mà đôi khi cũng cần lắm một sự giúp đỡ tinh thần. Giá trị của tình người thường thể hiện qua cái cách mà người ta đối xử với nhau, dù là tình yêu, tình bạn hay bất kì một tình cảm nào.
Tôi là một người may mắn, may mắn hơn rất nhiều người vì tôi không quá giàu mà cũng không quá nghèo. Tôi được đi nhiều, được tiếp cận thế giới với rất nhiều mặt trái, cái mà người ta ít khi tưởng tượng. Bạn tôi nói luôn mơ ước một ngày được tới Paris, thành phố kiều diễm và lộng lẫy. Tôi chỉ cười. Trước đây, khi chưa tới Paris, tôi cũng từng nghĩ về Paris như thế, nhưng khi tới Paris rồi, kí ức đọng lại trong tôi không chỉ là một kinh thành ánh sáng nữa, thay vào đó là những ngõ ngách nghèo nàn với hàng trăm, hàng vạn người ăn xin. Bất cứ nơi nào ở Paris bạn cũng có thể gặp người ăn xin, để rồi bàng hoàng khi những người bạn châu Âu của tôi nói rằng: "Ở châu Âu, ăn xin cũng là một cái nghề kiếm được khối tiền đấy!".
Tôi chợt nhớ tới những người ăn xin áo rách quê mình, họ nghèo, nghèo thật nên mới phải đi ăn xin như thế. Họ cầu mong sự thương hại (hay tấm lòng nhân ái) từ người khác. Có lẽ ở Việt Nam, mọi người sẽ nói "nhìn dần thành quen", nhưng tôi không biết đã có ai một lần dừng lại và cho họ vài đồng bạc lẻ? Những đồng bạc lẻ đó sẽ không làm cho những người ăn xin đó giàu hơn, nhưng nó sẽ mang một ý nghĩa khác nếu tất cả cùng làm.
Nhiều người hay hỏi làm thế nào để tìm được ý nghĩa của cuộc sống, tôi thường lặng mình rất lâu, không lẽ nói với họ rằng, hãy bước ra ngoài và dành cho người ăn xin một vài đồng bạc lẻ, nhìn họ rồi hãy nhìn lại chính mình. Khi đó bạn sẽ tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống. Tôi chưa nói với ai điều đó cả nhưng tôi biết mình đã nghĩ rất thật. Cho người khác niềm vui, niềm hy vọng, tức là bạn cũng đang tự cho mình một niềm vui và niềm hy vọng. Lòng nhân ái chưa bao giờ là thừa giữa cuộc đời này cả.


Trên bước đường tôi đi, tôi cũng đã nhận được nhiều tấm lòng từ người khác, có cả những người tôi chưa gặp một lần trong đời mà chỉ tiếp xúc qua các phương tiện truyền thông. Khi đọc những bài viết của tôi, họ đã dành cho tôi rất nhiều điều quí báu. Tôi từng ngơ ngác hỏi: "Sao cô/chú lại tốt với cháu đến như vậy trong khi cô/chú không hề biết cháu là người như thế nào?" thì họ nói: "Cô gái ạ, cháu là một người tốt với một tâm hồn đẹp. Tôi tin vào linh cảm của mình. Tôi giúp cháu vì tôi biết cháu đã giúp nhiều người khác, tôi giúp cháu vì tôi hy vọng rằng sau này khi các con tôi bước vào đời, nếu tôi không thể giúp được chúng thì sẽ có những bàn tay khác nâng đỡ chúng". Và tôi đã bật khóc.


Tôi chưa phải là một người giàu có để có thể "nhân ái" với mọi người bằng vật chất cao lớn, tất cả những gì tôi có thể làm được lúc này là cho đi những điều tôi nhận được dù là nhỏ nhoi. Tôi đang nỗ lực điều đó bằng những giá trị tinh thần dành cho nhiều bạn trẻ lúc này. Tôi không mong họ trả ơn tôi bằng một điều gì đó, tôi chỉ mong rằng họ sẽ tiếp tục cùng tôi tiếp nối chặng yêu thương, chặng của những bài học nhân ái từ những điều nhỏ nhoi vụn nhặt nhất giữa đời thường như là ngày xưa mẹ từng dạy nó cho tôi.


Viết đến đây tôi bỗng chợt nhớ đến 2 câu thơ đã đọc được đâu đó và cũng xin mượn hai câu thơ này để kết thúc cho bài viết của mình:
Cảm ơn đời đã cho tôi thấu hiểu
Hạnh phúc nhận về là khi biết cho đi

Nguồn: http://www.hatgiongtamhon.info/diendan/showthread.php?390-Long-nhan-ai#ixzz1X8p9WKVy