13 thg 12, 2015

CÂU CHUYỆN HÒN ĐÁ XÙ XÌ

 BÀI LÀM VĂN SỐ 1:
Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống
(Hoặc một tác phẩm văn học)
Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về
CÂU CHUYỆN HÒN ĐÁ XÙ XÌ
 (Trích SGK Ngữ văn 10 tập 1, trang 63,64)

Lớp: 10A1
STT: 12
 
 



BÀI LÀM
Ông bà ta có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đúng như thế, để đánh giá một vật ta không chỉ nhìn vào sự hào nhoáng, vẻ bề ngoài mà ta phải xem xét về công dụng, lợi ích mà vật đó đem lại. Và đó cũng là bài học mà tôi đã rút ra từ câu chuyện “Hòn đá xù xì” được viết bởi tác giả Giả Bình Ao – một nhà văn tinh thông về văn hóa truyền thống Trung Quốc. 
Câu chuyện kể về một hòn đá xấu xì, không ra một hình thù nào cả, cũng chẳng có công dụng gì cho người đời. Hòn đá luôn bị mọi người trong làng chê bai ghét bỏ. Thế nhưng có thể sẽ không ai biết rằng ẩn sâu trong vẻ bề ngoài xấu xí của hòn đá là một sự vĩ đại vô cùng cho đến khi nhà thiên văn tới. Chính hòn đá ấy đã từng vá trời, từng tỏa nhiệt và ban phát ánh sáng cho mọi người. Sau khi biết được điều đó, mọi người trong làng ai cũng vô cùng xấu hổ và còn oán trách tại sao hòn đá lại im lặng và chịu đựng bấy lâu nay. Từ câu chuyện ta có thể thấy được hòn đá tuy xấu xí nhưng chúng ta không nên xem thường nó chỉ vì vẻ bề ngoài vì có thể ta sẽ phải bất ngờ trước sự vĩ đại của nó.
Đôi khi, chúng ta thật ngốc nghếch khi chỉ nhìn nhận vẻ bề ngoài, so sánh mọi thứ với nhau rồi đánh giá chúng mà không biết rằng ẩn sâu trong từng cá thể là một nét đẹp đặc biệt, sự vĩ đại vô cùng. Cũng như hòn đá xấu xí kia, không thể làm những việc bình thường như xây tường, lát bậc, cũng không ra một hình thù đẹp đẽ nào cả. Có lẽ vì thế mà hòn đá ấy luôn bị mọi người trong làng chê bai, ghét bỏ, ngay cả hoa cũng không mọc trên mình nó. Kể cả khi cho hòn đá ấy thì cũng không ai nhận, thế nhưng mặc dù nhận bao nhiêu sự ghét bỏ của mọi người nhưng nó vẫn im lặng chịu đựng mà không ai biết rằng đó là một hòn đá rơi từ vũ trụ. Cho đến khi nhà thiên văn đến ngôi làng, điều đó đã thay đổi hoàn toàn số phận của hòn đá cũng như cách nhìn của mọi người xung quanh đối với nó. Một hòn đá xấu xí, vô dụng chẳng thể làm được việc gì, ấy thế mà mấy trăm năm trước, chính nó, chính hòn đá ấy đã vá trời, đã từng tỏa nhiệt và ban phát ánh sáng cho tổ tiên, không những thế nó còn đem lại lòng ngưỡng mộ và cả sự ước ao nữa. Đó là những điều mà mọi hòn đá thông thường chẳng thể nào làm được. Khi biết được điều đó, ai ai trong làng cũng đỏ mặt, xấu hổ vì mình đã quá xem thường hòn đá cũng như oán giận tại sao nó lại im lặng chịu đựng bấy lâu nay. Qua đó tác giả cũng muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng không nên xem thường người khác chỉ vì vẻ bề ngoài của họ và chúng ta cũng đừng bao giờ so sánh mình với người khác mà quên mất rằng chúng ta vốn dĩ đã vô cùng đặc biệt, vì chúng ta không cần giống bất kì ai.
Từ câu chuyện “Hòn đá xù xì” hình ảnh hòn đá đã được tác giả ẩn dụ tượng trưng cho các tầng lớp thấp trong xã hội cũng như những con người bần hèn luôn bị mọi người chê bai. Bằng nghệ thuật ẩn dụ tác giả đã cho chúng ta thấy rằng mặc dù bị mọi người chê bai nhưng họ chỉ biết im lặng và nhẫn nhịn. Cùng với việc sử dụng các hình ảnh đối lập đã cho thấy đây không phải là một hòn đá xấu xí, vô dụng không có giá trị mà nó chính là hòn đá từ vũ trụ rơi xuống, chính điều đó đã làm cho hòn đá trở nên khác biệt so với các hòn đá thông thường. Và với sự xấu xí của nó, tác giả đã viết “nó lấy xấu làm đẹp”, đúng như thế đó là nét đẹp riêng của một hòn đá rơi từ vũ trụ -một hòn đá “độc nhất vô nhị”.
Qua đó, ta cũng đã thấy được tính hiện thực của câu chuyện trong cuộc sống. Một cuộc sống bất công của sự phân chia giai cấp, địa vị trong xã hội. Những người nghèo khó nhưng có tài lại không được mọi người công nhận và đối xử bất công. Tác giả cũng đã rất sáng tạo khi sử dụng hình ảnh hòn đá để phản ánh thực trạng của cuộc sống đầy bất công đó.

Câu chuyện “Hòn đá xù xì” của Giả Bình Ao quả là một câu chuyện giàu ý nghĩa cho thấy rằng chúng ta không nên đánh giá người khác chỉ vì vẻ bề ngoài mà hãy đánh giá thông qua tư cách, đạo đức và tâm hồn của họ. Bởi vì trong cuộc sống có những sự vật, sự việc tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là điều mà tác giả muốn nhắn nhủ tới mọi người.

12 thg 12, 2015

Ngu dốt là thù địch

Họ và tên: Hồ Công Thành ----Lớp: 10A1-----STT: 35
                                       Bài viết số 1
Đề: Cảm nhận của anh về ý nghĩa xã hội được đề cập đến trong đoạn văn dưới đây:
  “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ làm tên lính hèn nhát”
     Trích “Học đường” trong “Tâm hồn cao thượng”, EDMON DA AMICIS – Hà Mai Anh dịch

BÀI LÀM:
        Trong cuộc sống, chỉ những ai chịu khó học tập thì mới có thể bắt kịp với sự văn minh của nhân loại và họ được ví như những vị tướng dũng cảm. Còn những kẻ ngu dốt thì sẽ bị thế giới bỏ lại và bị ví như những con rùa rút cổ. Vì vậy tác phẩm “Học đường” trong “Tâm hồn cao thượng” có viết : “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ làm tên lính hèn nhát”. 
          Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức. Và những kiến thức đó dẽ là hành trang trong suốt cuộc đời ta. Như một vị tiến sĩ có học thức sẽ giúp cả thế giới đi lên, còn một tên không chịu học thì sẽ là gánh nặng cho xã hội và tất nhiên sẽ bị xã hội coi thường. Vậy nói đơn giản thì học sẽ giúp ta rất nhiều còn không học thì sẽ bị coi thường.
       Học tập giúp ta rất nhiều trong đời sống. Đầu tiên là nó sẽ cho ta các kiến thức căn bản để biết cách làm người, cách đối nhân sử thế. Sau đó sẽ cho ta kiến thức, những thứ vô giá. Từ những kiến thức đó ta sẽ có thể nuôi sống bản thân, cống hiến cho xã hội, giúp đỡ mọi người,… Cuối cùng thì học tập giúp ta bắt kịp thời đại, không bị lạc hậu. Bởi vì học tập sẽ là nền tảng căn bản cho mội thứ. Một em bé mới sinh ra thì phải học nói mới biết nói. Một người học viết thì mới biết viết, … Và từ những kiến thức căn bản đó mà ta tìm tòi ra cái mới, giúp ích cho mọi người. Cuối cùng thì học tập giúp ta có địa vị cao và được mọi người kính trọng hơn.
        Nhưng thực tế thì quá phũ phàng, có một bộ phận người dân vẫn cho rằng việc học là vô ích, tốn thời gian. Họ không chịu đi học mà chỉ suốt ngày rong chơi để rồi phí cả cuộc đời. Từ đó ta thấy được  là ý thức của một bộ người dân còn chưa cao. Đồng thời, lỗi một phần cũng từ cha mẹ họ đã không khuyến khích họ học tập. Hoặc cũng một phần do ảnh hưởng từ đời sống gia đình, nền kinh tế của gia đình …
         Do đó, chúng ta nên có những hành động thiết thực để ngăn chặn nạn thất học của người dân. Cụ thể như các tổ trưởng tổ dân phố nên đến từng nhà và tuyên truyền cho mọi người hiểu về lợi ích của việc học đồng thời nên hỗ trợ cho con em nhà nghèo có điều kiện học tập. Cha mẹ nên khuyến khích con em mình đi học. Cuối cùng ngoài việc học ở trường, ta còn có thể học tập từ bạn bé, sách báo.
         Nói tóm lại là việc học vô cùng quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người và sự phát triển của nhân loại. Chúng ta cần lấy việc học làm đầu và coi ngu dốt là kẻ thù lớn nhất của chúng ta.


                

8 thg 12, 2015

TPHCM: Khủng bố của IS vào đề thi học kỳ I

Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM) thi học kỳ I môn Văn đã đưa vấn đề tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vào phần thi Nghị luận xã hội.
Sáng 7/12, các em HS Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM) bắt đầu bước vào thời gian thi học kỳ I, liên quan đến đề thi môn Văn, Tổ Văn của nhà trường đã đưa vấn đề đang được cả thế giới quan tâm vào phần thi Nghị luận xã hội (3 điểm).
Câu hỏi như sau:

Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.

Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.

Câu nói này tuy ngắn nhưng đầy xúc động của người đàn ông yêu hòa bình này chắc hẳn sẽ khiến cho người dân ở khắp nơi trên thế giới phải rơi nước mắt và suy ngẫm.

Bày tỏ suy nghị của anh/chị về câu nói của người bố trong bản tin trên.

Chia sẻ về đề thi, em Lam Điền - HS lớp 12A15 cho biết: Khi đọc đề em thấy rất tâm đắc, đề thi hay có tính thời sự, hợp với hướng đề mở để chúng em quan tâm hơn đến vấn đề thời sự, chính trị hiện nay. Từ đó, chúng em thoải mái bày tỏ quan điểm, hiểu biết của mình về vấn đề nêu ra trong bài, phẫn nộ với hành động tàn ác của bọn khủng bố, bày tỏ sự yêu chuộng hòa bình, niềm tin vào cái thiện, chính nghĩa sẽ chiến thắng cái ác.

Ngoài ra, đề thi rất có tính nhân văn đầy ý nghĩa về hình ảnh người bố trò chuyện với cậu con trai.

Thầy giáo Đỗ Đức Anh - giáo viên bộ môn Văn, người phụ trách ra phần thi Nghị luận xã hội nói trên cho biết: Vấn đề liên quan đến khủng bố IS đang được xã hội quan tâm, qua quan sát, tìm hiểu các em học sinh cũng rất quan tâm, các em còn thay avartar chia sẻ với nước Pháp, chia sẻ video, những câu chuyện cảm động liên quan đến vụ tấn công của IS ở Paris ngày 13-11 vừa qua.

Thêm vào đó, sau khi xem xong video nói trên, nghe câu nói của người đàn ông, người bố trong đoạn video, bản thân tôi thấy câu nói đó rất sâu sắc, ý nghĩa, cảm động có tính giáo dục, thể hiện sự yêu chuộng hòa bình… và tôi nghĩ đến việc các em học sinh cũng có thể có những suy nghĩ như mình nên đã ra đề thi để các em có thể sẻ chia bày tỏ tỏ suy nghĩ đó.

Thông qua bộ môn này, thông qua bài thi, các em với có thể gửi đến những tình cảm chân thành, lời sẻ chia với Paris và thắp lên trong các em tình yêu hòa bình, tình yêu con người, lòng nhân đạo…

Còn với một số em, có thể câu chuyên về khủng bố có thể các em chưa đọc kĩ, video các em có thể chưa xem nhưng câu nói đó chắn chắn các em sẻ hiểu được giá trị của an yên, hòa bình, biết phẫn nộ trước tội ác, biết sống nghĩa tình, nhân hậu hơn.

Có thể thấy, để xây đắp hòa bình trong bối cảnh thế giới hiện nay, đó không chỉ là chuyện to lớn vĩ đại của các chính trị gia mà bắt nguồn từ những hành động nhân ái từ chính mỗi người bình thường.
Nguồn GDTĐ

3 thg 11, 2015

Từ chuyện xúc phạm giáo viên trên facebook:

 Cần 'uốn lưỡi' 70 lần trước khi viết

(TNO) Trước thực tế ngày càng nhiều trường hợp bị đuổi học chỉ vì vạ miệng trên mạng xã hội, Thanh Niên Online đã có cuộc trò chuyện với thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Ủy viên Hội tâm lý học xã hội Việt Nam, xoay quanh vấn đề sử dụng mạng xã hội.

Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa AnThạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An
Trao cho học sinh cơ hội để sửa chữa sai lầm 
* Chào thạc sĩ Hòa An, mới đây một học sinh Trường THPT Lê Lợi (Hà Nội) đã bị ban giám hiệu nhà trường ra Quyết định kỷ luật buộc thôi học 10 ngày vì xúc phạm giáo viên trên Facebook. Theo ông, quyết định kỷ luật này có hợp tình, hợp lý không?
- Tôi cho rằng cách xử lý như vậy là không đúng. Bởi nhà trường đẩy học sinh ra khỏi môi trường giáo dục như thế là chứng minh sự bất lực. Đây không phải là quyết định phù hợp. Không thể lấy hành vi ứng xử giao tiếp trên mạng xã hội để khiến học sinh đó bị ảnh hưởng đến kết quả và quá trình học tập. Rồi chẳng may kết quả học tập của học sinh kém hơn, yếu đi thì ai chịu trách nhiệm.
* Vậy theo ông, quyết định như thế nào mới là phù hợp?
- Cần phải đánh giá bản chất bên trong của sự việc. Bằng cách trò chuyện với học sinh, để học sinh tự nhận thức được hành vi ấy là sai, là không chuẩn mực, và nhận lỗi. Hãy để học sinh đó tự đề xuất biện pháp tự khắc phục, sửa đổi. Trao cho học sinh cơ hội để sửa chữa sai lầm. Cần tìm hiểu nguyên nhân đa chiều, lý do vì sao học sinh ấy lại bức xúc và đăng tải status ấy… Tìm hết mọi nguyên nhân dẫn đến sự việc và giải quyết từ gốc của nguyên nhân.
Mạng ảo nhưng hậu quả thật
* Trường hợp này không ngoại lệ, đã từng có nhiều người bị đuổi học, mất việc chỉ vì mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Theo ông lý do vì sao?
- Là do một bộ phận dân mạng, trong đó có nhiều thành phần, từ học sinh sinh viên đến cả những người đi làm, đã trưởng thành… đã thể hiện bản thân một cách quá đà, thể hiện quá lố về bản thân. Họ chưa có những kỹ năng cần thiết để kiềm chế cảm xúc, chưa biết về nghệ thuật sử dụng mạng xã hội. Sử dụng mạng xã hội cần phải có nghệ thuật, đó xem như là kỹ năng để xây dựng được hình ảnh cá nhân ấn tượng.
* Vậy để sử dụng mạng xã hội thì cần những kỹ năng nào?
- Đừng nghĩ là mạng ảo thì muốn làm gì thì làm, muốn sử dụng sao cũng được. Nên nhớ mạng ảo nhưng hậu quả thật. Phải có những kỹ năng xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội để thể hiện hình ảnh bản thân ấn tượng, nổi bật đối với hàng triệu người trên mạng xã hội. Đó là lập tức loại bỏ những “điểm trừ” thường mắc phải như: Tham gia những hội hoặc nhóm có nội dung không lành mạnh. Đồng thời phát huy thêm những “điểm cộng”, đặc biệt là hình ảnh, thông tin về việc tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng.
Từ chuyện xúc phạm giáo viên trên facebook: Cần 'uốn lưỡi' 70 lần trước khi viết - ảnh 2Trường THPT Lê Lợi vừa đưa ra quyết định kỷ luật học sinh vì xúc phạm giáo viên trên Facebook
Đừng có cái gì cũng đăng, buồn vui khổ cực gì cũng đăng. Đừng để trang cá nhân ảm đạm bằng những trạng thái u sầu mà biết cách kiểm soát và quản lý cảm xúc chứ đừng quá vô tư thể hiện cảm xúc tiêu cực nhất thời. Ấn like có chọn lọc. Bình luận có duyên, có văn hóa. Đăng ảnh tạo được cảm xúc với người xem, chuyển tải những thông điệp hay trong cuộc sống. Không đánh dấu người khác vào những ứng dụng vô bổ…
Cần hiểu một nguyên tắc là “khen tập thế nhưng chê cá nhân”. Có nghĩa là khi muốn chê ai, muốn góp ý ai đó, thay vì viết bài công khai, thì hãy nhẹ nhàng nhắn tin riêng, hoặc gọi điện thoại, trò chuyện trực tiếp. Chứ không nên đăng đàn nói quá thẳng thắn như thế, vì đôi khi status ấy được viết trong trạng thái quá bức xúc, quá tức giận và bộc phát, viết và không nghĩ. Chưa kể bài viết ấy khi đăng lên mạng xã hội, rất dễ bị phát tán, lan truyền nhanh theo cấp số nhân. Nếu như một khi bản thân người bức xúc suy nghĩ cặn kẽ lại, họ sẽ xóa, nhưng vẫn còn hiện trên vô số trang khác. Hãy thật cẩn trọng khi viết điều gì đó trên Facebook. Càng cẩn trọng thì sẽ xây dựng hình ảnh cá nhân tốt hơn trong mắt người khác. Hãy thể hiện là người văn minh, lịch sử, khả năng quản lý cảm xúc tốt.
Cần nói thêm là một lời nói hay hành động ở đời thật chỉ vài người nghe thấy, nhưng trên mạng xã hội có thể khiến hàng triệu người biết đến. Vậy nên phải thật sự cẩn trọng khi bước chân vào mạng xã hội.
Chia sẻ tin đồn chỉ khiến bẩn tay
* Ông chỉ ra nhiều nguyên tắc như thế, phải chăng là ông đã nhìn thấy trong thực tế, vẫn còn có những thành viên mắc những sai lầm khi tham gia mạng xã hội?
- Đúng. Rất là nhiều. Người thì “bơm” bản thân quá đà. Người thì hay văng tục một cách vô tư, rồi nói xấu bôi nhọ người khác, đăng tải những đoạn video, status đả kích, xúc phạm đối phương. Rồi có người vì bị đả kích đã trả đũa, tranh cãi và tạo ra những cuộc tranh cãi không có hồi kết trên mạng xã hội. Và cả thực trạng tung tin đồn nhảm nhí nhan nhản trên mạng… Tất cả những điều đó là không nên, là một dân mạng văn hóa thì không nên vướng vào những sai lầm đáng tiếc ấy, vì chỉ thể hiện một nền tảng văn hóa yếu kém của cá nhân…
* Ông vừa nhắc đến thực trạng tung tin đồn trên mạng, ông có thể hiến kế cách để thực trạng này không còn tồn tại?
- Tung tin đồn, bếu rếu, bôi nhọ… sẽ khiến người khác bị ảnh hưởng đến danh dự, khiến cuộc sống của họ điêu đứng. Tôi mong những ai đã từng hoặc đang có ý định tung tin đồn hãy dừng lại. Đây là hành vi vô văn hóa và vi phạm pháp luật.
Với dân mạng, hãy thay đổi thói quen “tin sái cổ” vào bất kỳ thông tin nào trên mạng xã hội. Hãy biết kiểm chứng thông tin. Hãy yêu thích (like), bình luận (comment), chia sẻ (share) một cách có văn hóa. Nói không với những bài viết không đúng sự thật. Người ta tạo ra tin đồn, hành vi này làm bẩn tay. Nhưng chia sẻ tin đồn ấy, hưởng ứng tin đồn ấy cũng khiến bẩn tay không kém.
Nên xây dựng văn hóa xin lỗi trên mạng xã hội
* Lỡ một ai đó viết bài chỉ trích người khác và đăng lên mạng xã hội, sau đó họ cảm thấy sai lầm. Trong trường hợp này cần làm gì, thưa ông?
- Tự mỗi người nên xây dựng văn hóa xin lỗi trên mạng xã hội. Sai là phải sửa, phải viết bài đính chính và xin lỗi nạn nhân một cách chân thật và khách quan, để người khác thấu hiểu sự thật của sự việc không phải như từng nói.
* Còn những người bị người khác xúc phạm trên mạng xã hội, họ nên xử lý tình huống ấy như thế nào?
- Không nên vào bình luận hay viết bài đả kích trả thù mà hãy bình tĩnh. Nếu như câu chuyện không quá to tát, sự việc ấy không ảnh hưởng nhiều đến bản thân thì không nên đôi co, cãi lại, mà hãy im lặng. Nếu việc ảnh hưởng, gây xáo trộn cuộc sống, hãy liên hệ người (hoặc tài khoản) xúc phạm mình, yêu cầu gỡ bỏ và đính chính thông tin. Và trong trường hợp bản thân bị xúc phạm nặng nề, hãy nhờ các cơ quan chức năng can thiệp.
* Có ý kiến bảo chính mạng xã hội là nguyên nhân dẫn đến câu chuyện đau lòng, những tình cảnh dở khóc dở cười vì mất việc, đuổi học. Theo ông nhận định này có đúng?
- Mạng xã hội là công cụ để kết nối, giao tiếp… Mạng xã hội không hề có lỗi mà lỗi là do người sử dụng. Cái câu “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” luôn đúng. Và đối với mạng xã hội thì tôi khuyên cần “uốn lưỡi 70 lần trước khi viết gì, đăng gì”.
* Cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện này!
Xuân Phương
(thực hiện)

31 thg 10, 2015

Công nghệ đã chia cách chúng ta như thế nào?


CHÙM ẢNH (1/12)

Một nhiếp ảnh gia người Mỹ đã thử "loại bỏ" hết smart phone và thiết bị điện tử trên tay những người xuất hiện trong các bức ảnh mà ông chụp được. Và kết quả nhận được đã khiến cho người xem phải giật mình vì chứng nghiện công nghệ trong cuộc sống bây giờ.
Chúng ta vẫn thường than phiền về cách mà smart phone khiến con người cách xa nhau ra sao, và chúng ta đã cô đơn thế nào trong thời đại công nghệ. Nhưng liệu chúng ta đã thật sự... nhìn ra điều đó? Nhìn ra một cách thật sự, bằng những bức ảnh cho thấy - sự tiện lợi và thói quen cầm điện thoại đã khiến con người đã chẳng còn giao tiếp với nhau theo những phương thức cơ bản và chân thành, khiến chúng ta dù ở ngay sát cạnh nhau nhưng chẳng thể kết nối.
Một nhiếp ảnh gia người Mỹ có tên Eric Pickersgill đã tiến hành một dự án có tên Removed (tạm dịch là "Loại bỏ"), với mục đích cho mọi người thấy smart-phone đã trở thành một rào cản vô hình trong việc kết nối con người với con người như thế nào. Bản thân Pickersgill cũng thừa nhận mình không thể đứng ngoài cơn nghiện đó. Và bằng cách nhờ bạn bè, người quen hay thậm chí là người lạ gặp trên đường - giữ nguyên vị trí trong lúc anh rút smart phone hoặc tablet ra khỏi tay của họ, nhiếp ảnh gia này đã thực sự có những bức ảnh khiến người xem phải suy nghĩ.
Eric Pickersgill chia sẻ rằng, cảm hứng để bắt đầu dự án này đến từ một lần tình cờ đi uống cafe tại New York. "Gia đình đó ngồi cạnh tôi trong quán cafe, nhưng chẳng ai để ý gì đến nhau cả. Mọi người hầu như không nói chuyện. Bố và hai cô con gái đưa điện thoại ra rồi chỉ tập trung vào đó. Người mẹ không có điện thoại nên cứ nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ. Cô ấy thực sự cảm thấy buồn và cô đơn trong chính gia đình của mình. Ông bố thì thi thoảng nói những câu bâng quơ, chỉ để thông báo về những tin tức mà mình đã đọc được trên điện thoại mà thôi".
Để chụp lại được những bức ảnh dưới đây, Pickersgill đã nhờ bạn bè, và cả những người lạ mà mình bắt gặp, giữ nguyên vị trí, đồng thời không cầm điện thoại để có thể ghi lại những khoảnh khắc "cuộc sống không có smartphone".
Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ
Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ
Dự án này được lấy cảm hứng từ một lần nhiếp ảnh gia này đi uống cafe tại New York.

Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ
Nếu như không cầm trên tay smartphone, chúng ta trông sẽ như thế này...

Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ
Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ
 Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ
Những đứa trẻ cũng xuất hiện trong chùm ảnh của dự án này.
Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ 
Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ
Cả cô dâu và chú rể...
Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ
Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ
Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ
Công nghệ, smartphone, thiết bị điện tử, chứng nghiện công nghệ 
Những bức ảnh thực sự đã khiến chúng ta giật mình, vì bình thường, hầu như ai cũng cầm chiếc điện thoại trên tay, trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Theo Trí Thức Trẻ

25 câu nói truyền cảm hứng bạn nên biết

Những câu nói về lòng dũng cảm, sự kiên trì và khao khát theo đuổi ước mơ luôn khiến bạn cảm thấy có động lực học tập, làm việc hơn. Cùng học tiếng Anh với những câu nói ý nghĩa dưới đây.
You dont marry someone you can live withyou marry the person who you cannot live without.
Bạn không cưới một người mình có thể sống cùng - bạn nên cưới người mình không thể sống thiếu được.
A head full of fears has no space for dreams.
Một cái đầu đầy ắp nỗi sợ hãi không còn chỗ trống cho ước mơ.
Fall seven times, stand up eight.
Bảy lần ngã, tám lần đứng dậy.
Be so good. They cant ignore you.
Trở nên ưu tú. Không ai có thể ngó lơ bạn.
I want to inspire people. I want someone to look at me and say because of you, I didnt give up.
Tôi muốn truyền cảm hứng cho người khác. Tôi muốn người khác nhìn vào tôi và nói rằng: "Nhờ có anh, tôi đã không từ bỏ".

Uống nước nhớ nguồn

GiadinhNet  31.10.2015

 Ông Phan Huy Thanh - Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy xác nhận, vào ngày 23/5/2015, đương kim Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã về Việt Nam để dâng hương lên nhà thờ dòng họ Phan Huy.


Ông Ban Ki-moon cùng vợ chụp ảnh trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn. Ảnh gia đình cung cấp
Ông Ban Ki-moon cùng vợ chụp ảnh trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn. Ảnh gia đình cung cấp
Trước đó, vào sáng ngày 30/10, mạng xã hội tại Việt Nam lan tin về việc ông Ban Ki-moon

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

 đã về xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội để thăm nhà thờ họ Phan Huy.
Sau đó, trang BBC cũng đã thông tin lại vấn đề này, đồng thời đưa lên một số hình ảnh và bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon khi về thăm Việt Nam vào hồi tháng 5 vừa qua.
Sáng nay, Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã đến thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn để tìm hiểu thông tin này.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Sài Sơn cho biết, ông mới lên Phó Chủ tịch vừa qua nên nắm thông tin về không được chi tiết. “Nhưng việc ông Ban Ki-moon có đến xã Sài Sơn là có thật”, ông Nghĩa khẳng định.
Ông Phan Huy Thành, Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy cùng bút tích của ông Ban Ki-moon
Ông Phan Huy Thành, Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy cùng bút tích của ông Ban Ki-moon
Một số người dân ở thôn Thụy Khuê, cũng như xã Sài Sơn tỏ ra bất ngờ trước thông tin mà phóng viên hỏi thăm. “Chúng tôi không biết, thậm chí là chưa nghe về thông tin đó”, chị Hương, chủ một quán hàng ăn trả lời.
Qua lời giới thiệu của cán bộ công an xã Sài Sơn, chúng tôi đến gặp ông Phan Huy Thanh, Trưởng chi 2, dòng họ Huy Phan ở Hà Nội xác nhận: Vào khoảng 4 giờ chiều, ngày 23/5/2015, ông Ban Ki-moon cùng vợ và một số cán bộ theo đoàn đã xuống đây, sau đó vào dân hương trong nhà thờ. Đi cùng ông Ban Ki-moon, còn có ông Phan Huy Huân, Trưởng dòng họ Phan Huy ở Hà Nội.
“Theo cảm nhận ban đầu của tôi, ông Ban Ki-moon khá thân thiện, cởi mở. Sau khi nghe chúng tôi giới thiệu qua, ông ấy vào dâng hương trong nhà thờ và để lại bút tích của mình”, ông Phan Huy Thanh cho biết thêm.

Bút tích của ông Ban Ki-moon và bản dịch mà ông Phan Huy Thành cùng cấp cho phóng viên Báo GĐ&XH.
Bút tích của ông Ban Ki-moon và bản dịch mà ông Phan Huy Thành cùng cấp cho phóng viên Báo GĐ&XH.
Theo bút tích mà ông Ban Ki-moon để lại và được dịch ra, ông viết: “Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan.
Cảm ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản nhà thờ dòng họ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc. Tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhập thêm thông tin cho bạn đọc.
P.Bình – Cao Tuân/ Báo Gia đình & Xã hội
  • 3

TIN CÙNG MỤC

30 thg 10, 2015

Việc của tôi hay việc của ai?


28/10/2015 05:41 GMT+7
TT - Một bài viết chia sẻ ngắn của tác giả Nguyễn Tiến Huy (sinh năm 1985) trên Facebook cá nhân về hành trình tiến lên trong sự nghiệp, thu hút gần 7.00 lượt thích (like), trên 2.000 lượt chia sẻ (share) và hơn 200 bình luận trong hai ngày qua.
Tác giả Nguyễn Tiến Huy (bìa trái). Ảnh: Facebook Nguyễn Thị Vân Anh
Tác giả Nguyễn Tiến Huy (bìa trái). Ảnh: Facebook Nguyễn Thị Vân Anh
Năm thứ nhất: Tôi là nhân viên thiết kế web. Một ngày nọ, sếp giao cho tôi thiết kế logo và ấn phẩm của công ty. Tôi đã dành một đêm để học một phần mềm mới về thiết kế in ấn, sau đó hoàn thành nhiệm vụ.
Năm thứ 2: Tôi vẫn là một nhân viên thiết kế, sếp yêu cầu tôi hỗ trợ đội bán hàng. Tôi vui vẻ chạy xe máy khắp các con đường đi giới thiệu sản phẩm mới.
Năm thứ 3: Tôi thành lập Butchi Creative (công ty của Tiến Huy, tham gia các chương trình truyền thông trong lĩnh vực giải trí cho các ca sĩ như Nhất Thiên Bảo, Điền Thái Toàn... Ngoài thiết kế website và ấn phẩm, Butchi Creative còn sản xuất các clip ca nhạc bằng hoạt hình flash như Đôi giày vải của Lam Trường, một cách làm rất mới tại thời điểm 2005 - 2006 - PV).
Chúng tôi thiết kế bìa đĩa. Khách hàng hỏi chúng tôi liệu có thể giúp họ làm MV với mức giá cực thấp? Tôi đồng ý và cùng team bắt đầu sản xuất một trong những MV (clip ca nhạc - PV) bằng hoạt hình đầu tiên ở VN.
Năm thứ 4: Tôi dừng hoạt động của Butchi Creative và gia nhập Who? Digital (một công ty truyền thông tiếp thị số - PV). Trong cuộc phỏng vấn, tôi nói rằng tôi sẽ luôn tìm giải pháp cho những gì được công ty giao, kể cả những gì tôi không làm được hay không phải việc của tôi. Và tôi đã làm thế trong 8 năm tiếp theo.
Năm thứ 5: Người đàn anh trong công ty xin nghỉ, tôi xin nhận làm cả mảng lập trình ứng dụng Flash. Tôi được thăng chức sau một dự án đầu tiên mò mẫm từng dòng code. Tôi chủ động tham gia cùng cả bên lập trình cơ sở dữ liệu, góp ý kiến cho họ trong những gì họ làm.
Năm thứ 6: Sếp cho tôi xem một website và hỏi tôi liệu có thể học được công nghệ này để áp dụng cho campaign sắp tới không? Tôi nói chỉ cần họ đã làm được ở nước ngoài thì tôi sẽ học được. Tôi được thăng chức sau khi chứng minh điều này.
Năm thứ 7: Trưởng nhóm sáng tạo của công ty là một anh người Philippines đột ngột nghỉ khi đang làm một dự án quan trọng của công ty. Tôi tiếp quản dự án khi chưa có đủ kinh nghiệm. Tôi được thăng chức sau khi hoàn thành xong dự án.
Năm thứ 8 (2011): Công ty dịch chuyển cơ cấu để chuẩn bị cho việc sáp nhập với Tập đoàn Ogilvy. Sếp nói với tôi: Tao sẽ trao cho mày cái chức danh của tao là experience director (lãnh đạo nhóm sáng tạo và hướng dẫn dựa trên các dự án - tại Who? Digital - PV) vì mày đúng là như thế.
Có người hỏi tôi: Làm thế nào anh có thể thăng chức mỗi năm một lần như vậy?
Trả lời: Tôi không bao giờ nói "Không phải việc của tôi".
Trong môi trường làm việc của bạn, và cụ thể là cá nhân bạn, bạn suy nghĩ gì về câu trả lời này của Tiến Huy? Mời bạn chia sẻ về dangtuoi@tuoitre.com.vn hoặc phản hồi trên TTO (tuoitre.vn).
THANH TRỰC