27 thg 2, 2011

Hãy nói lời xin lỗi

Trong mắt người nước ngoài

TT - Sống ở VN, nhiều lần tôi bị hụt hẫng trong những tình huống chỉ nhận được những cái ngoảnh mặt làm ngơ, sự im lặng thay vì lời xin lỗi làm dịu lòng.

Tuần trước trên đường đi ăn tiệc, tôi đã tấp vào một trạm xăng bên đường để đổ xăng. Nhân viên trạm xăng vô ý bơm quá đầy và làm xăng văng vào áo mới tôi đang mặc. Quá bất ngờ tôi không còn nói được gì, chỉ nhìn chằm chằm vào mặt anh ấy.
Người nhân viên lúc đó cũng không nói gì và vờ làm ngơ, chăm chăm đổ xăng cho xe khác. Tôi cảm thấy thật sự giận dữ và bối rối, tại sao anh ấy không nói lời xin lỗi?
Lần khác khi ăn phở, tôi tình cờ phát hiện miếng nilông nhỏ trong tô phở. Khi tôi nói chuyện này với người phục vụ và quản lý quán phở, họ chỉ nhìn chằm chằm vào tôi. Sau đó, họ mang cho tôi một tô phở khác nhưng chẳng buồn nói xin lỗi hay tỏ vẻ hối tiếc.
Với thái độ dửng dưng của nhân viên phục vụ và người quản lý, tôi chẳng muốn ăn nữa, chỉ tính tiền ra về và tự hứa sẽ không bao giờ trở lại quán phở đó nữa. Tôi tự hỏi không biết nhân viên trong quán phở có cùng nhau xem xét lại tai nạn nói trên để rút kinh nghiệm?
Nhiều năm sống ở VN, tôi nhận thấy người Việt không muốn thừa nhận mình sai và nói lời xin lỗi. Mặc dù rõ mười mươi là lỗi của mình, họ cũng chỉ phản ứng bằng cách im lặng, lảng tránh, thậm chí cãi lại thay vì thú nhận lỗi lầm của mình trước mặt người khác.
Đấu "võ mồm" trên đường hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) sau một vụ va quẹt xe - một hình ảnh thường thấy trên đường phố hiện nay (ảnh minh họa) - Ảnh: M.C
Tôi đã vướng vào một vụ đôi co vì đối phương không muốn nhận mình đã sai. Lần đó tôi đi bệnh viện và phải điền đơn bảo hiểm để được miễn giảm khi thanh toán. Mặc dù tôi đã điền đơn rồi nhưng nhân viên ở quầy cứ khăng khăng là tôi chưa làm.
Sau đó tôi phát hiện cô nhân viên vô tình để quên đơn tôi đã điền đâu đó. Tại sao cô ấy phải tranh cãi với tôi thay vì thừa nhận mình đã làm mất đơn, rồi nói lời xin lỗi và nhẹ nhàng đề nghị tôi điền đơn lại?
Từ nhỏ bố mẹ đã dạy tôi nói lời xin lỗi khi làm điều gì sai. Ngược lại, họ cũng xin lỗi tôi khi họ sai. Tôi lớn lên trong môi trường mà mọi người nói lời xin lỗi để bày tỏ sự quan tâm, tình thương yêu và tôn trọng lẫn nhau. Thật vậy, dạy xin lỗi phải được bắt nguồn từ gia đình, nhà trường. Thế nhưng theo tôi thấy ở VN, nhiều người lớn luôn muốn chứng tỏ mình đúng và ít khi xin lỗi trẻ nhỏ. Như vậy thì làm sao làm gương cho trẻ và dạy trẻ thói quen nói xin lỗi?
Tôi công nhận đây là do sự khác biệt văn hóa mà gốc rễ, theo tôi, có thể là nỗi sợ mất mặt của người Việt. Ở phương Tây chúng tôi cũng coi trọng thể diện của mình nhưng không đến nỗi giả vờ, làm ngơ sai phạm của mình để tổn thương người khác.
Theo tôi, không có gì xấu khi lầm lỗi và nói lời xin lỗi vì mọi người thường đứng lên từ sai lầm của mình và của người khác nữa. Biết nhận lỗi sẽ làm quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.
Hãy thử tưởng tượng nếu có va quẹt trên đường và một hoặc hai bên nói xin lỗi trước thì sẽ không có những vụ tranh cãi, làm tắc nghẽn giao thông. Trong công ty, thay vì đổ lỗi cho nhau thì hãy mạnh dạn thừa nhận lỗi của mình để quan hệ đồng nghiệp tốt hơn, công việc trở nên thuận lợi hơn.
Nếu bạn làm điều gì sai, hãy nhìn nhận và nghĩ xem lần sau bạn làm tốt hơn bằng cách nào. Né tránh lỗi lầm của mình hay đổ cho người khác càng làm bạn mất mặt hơn với nhiều người.
ALISON R. BISHOP (người Mỹ) - PHƯƠNG THÙY ghi
--------------
Lời xin lỗii không khó nói!
Tôi đồng ý như bạn Ng Sơn Cao. Trong các trường hầu như không quan 
tâm dạy các em nói lời xin lổi khi mình phạm sai lầm 1 điều gì đó?!
 Theo tôi thì ngành giáo dục nên chú trọng dạy thêm các em biết nói lời 
xin lổi bất cứ ở đâu khi có lỗi (ngoài đường,nơi công cộng...).
 Như vậy thì dần các em sẽ biết nói lời xin lỗi và xã hội
 sẽ "có nhiều người biết nói lời xin lỗi". Rất mong.
BÙI THẾ TÀI

Né tránh xin lỗi là tự hạ thấp mình
Tôi thích cách nói của người Tây phương: "Tôi nợ anh 1 lời xin lỗi", 
tôi cho là (có thể ý kiến tôi do chủ quan) cách nói trịnh trọng ấy là để 
thể hiện sự biết lỗi chân thành chứ không nói "tôi xin lỗi" 1 cách hời
 hợt qua loa. Sai thì nhận và sửa chữa, điều đó mới chúng tỏ mình là 
người thẳng thắn, biết phục thiện và có trách nhiệm với mọi việc mình làm, 
mọi lời mình nói ra. Phạm lỗi (cho dù vô tình) mà không nhận và cố che 
giấu chỉ làm hạ thấp mình hơn. Người lớn tuổi hơn, ở vị trí cao hơn 
phạm lỗi mà không nhận hay không nói xin lỗi chỉ làm người thấp hơn
 mất lòng tin và đánh giá mình thấp, tuy đôi khi họ không nói thẳng ra.
Ở VN có 1 điều rất lạ là cha mẹ thường không chịu nhận lỗi và xin lỗi 
con khi họ sai, và lý luận rằng: "dù có sai cũng là cha mẹ, con cái không 
có quyền phê phán, trách móc". Như vậy là tạo cho con cái suy nghĩ 
người lớn có quyền làm sai và người nhỏ không đươc phép nói. 
Kiểu suy nghĩ ấy sẽ dẫn đến hậu quả gì, có lẽ ai cũng thấy. Tôi từng 
được biết 1 đứa bé có cha mẹ là Việt kiều, khi về VN thăm gia đình,
 bị bắt xin lỗi đã nói: "Con không làm gì sai, con không xin lỗi."
 {mà nó không làm gì sai thật, do người lớn làm sai). Nhiều người 
lớn đã bực mình vì câu nói ấy, trong khi tôi thầm khen cha mẹ 
nó đã không dạy con theo kiểu lý luận VN nói trên.

Về ý kiến của anh Nguyễn Cao Sơn, tôi xin thưa rằng 1 đưa trẻ lớn
 lên bị ảnh hưởng bởi 3 mặt: gia đình, nhà trường và xã hội. 
Tôi không đồng ý là nhà trường không dạy các em xin lỗi, 
vì chính tôi là 1 giáo viên và tôi nghĩ dù không nói ra, 
bản thân thầy cô đã là tấm gương cho học trò rồi. Mỗi khi tôi
 viết sai 1 từ trên bảng, tôi đều thẳng thắn nói: "Xin lỗi các em, 
tôi viết nhầm từ này" và sửa lại. Có lần vì kẹt xe, tôi đến trễ vài phút, 
và câu đầu tiên tôi nói là ""Xin lỗi các em, tôi đến trễ vị bị kẹt xe". 
Tôi nghĩ không cần phải lên gân dạy các em "Khi làm lỗi em phải 
xin lỗi", các em chỉ cần nhìn việc nhận lỗi và xin lỗi của thầy cô là 
đủ rồi (Xin loại bỏ những trường hợp "con sâu" làm rầu nồi canh 
giáo dục, tôi chỉ nói những thầy cô có tâm huyết với nghề, 
số người này chắc không phải là ít.) Nhưng nếu gia đình không 
"dạy con từ thuở còn thơ", hoặc các em nhìn những tấm gương 
đen trong xã hội, đụng xe rồi bỏ chạy hay va quẹt rồi hung hăng 
đánh nhau lại thì sự làm gương của giáo viên chúng tôi có lẽ chỉ 
là hạt bụi.Đó là chưa nói đến chuyện vai trò người giáo viên 
trong xã hội bị coi thường ("chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm")
 thì lời dạy của chúng tôi còn được coi trọng hay không?

Chưa Nhận Thức Được Sức Mạnh Của Lời Xin Lỗi
Tham khảo bài viết này của Deborah Tannen trên báo New York Times
 phát hành ngày 21 tháng 7 năm 1996 ̣để hiểu về sức mạnh của lời xin lỗi. 
Một điều mà không phải chỉ có người Việt Nam không biết mà là tất cả mọi người, 
những người coi thường về hai chữ rất đơn giản là "Xin Lỗ̉i". http://www9.georgetown.edu/faculty/tannend/nyt072196.htm
NGUYỄN THANH HIỆP

Sức mạnh của lời xin lỗi
Quả thật nhiều người xem lời xin lỗi là một kiểu tự hạ mình trước 
người khác cho dù ai phải ai quấy. Theo tôi, sức mạnh của một lời
 xin lỗi là nó có thể làm dịu đi một tình huống căng thẳng một cách 
diệu kỳ. Một cơn tức giận cho dù có lý hay vô lý đều dể dàng được xoa dịu 
bằng một lời xin lỗi đơn giản, qua đó đôi bên đều có thời gian tự
 trấn tỉnh, nhìn vào sự việc để tìm ra cách giải quyết vấn đề theo chiều hướng
 tích cực.
LH

Dễ hiểu thôi
Vì là khách nuớc ngoài nên một số người không thạo ngoại ngữ 
sẽ ngại lên tiếng xin lỗi thôi. Có thể người bán phở hay người đổ xăng
 biết mình có lỗi và rất muốn xin lỗi nhưng ko đủ tự tin để nói. 
Ngôn ngữ là một rào cản mà không phải ai cũng có thể vượt qua.
HOÀNG PHƯƠNG

Bộ mặt một con người đôi khi cũng nằm ở lời xin lỗi
Một sự thật rất rõ ràng rằng người Việt sợ mất mặt hay sợ bị ăn vạ. 
Quả thực như vậy. Tỏ ra hiền lành thường bị bắt nạt, 
đó là vấn nạn chung của một xã hội. Khi phần đông người dân 
có cùng 1 cách hành xử, thì phần nhỏ còn lại buộc phải đi theo đó. 
Tôi may mắn được gia đình hỗ trợ đi học xa nhà, quả thực có đi 
mới biết có những khác biệt. Tôi không so sánh khen người chê ta,
 tôi vẫn đếm ngược từng ngày để được trở về. Nhưng người dân nơi tôi 
sống khiến tôi phải suy nghĩ. Họ cảm ơn, họ xin lỗi dù những chuyện 
rất nhỏ, với nụ cười trên môi, khiến cho sự khó chịu bạn vừa phải trải 
qua quả thực tan biến ngay. Và bạn cũng muốn mỉm cười và rộng 
mở với họ. Hãy từ bi với cuộc sống và nghiêm khắc với bản thân. 
Điều tốt đẹp ở khía cạnh nào rồi cũng sẽ tới.
NGUYỄN HẢI HÀ

Hãy thay đổi từ trong nhận thức!
Khi đọc bài viết này, tôi thật sự cảm thấy xấu hổ. Mặc dù biết trong xã hội 
muôn màu muôn vẻ nhưng bản thân tác giả đã nhiều lần gặp phải tình 
huống tương tự thì không thể trách họ nghĩ rằng đó chính là một cách 
ứng xử của người Việt. Bản thân tôi là một người Việt Nam nhưng tôi 
nhận thấy rằng có lẽ ở những nơi văn minh nhất như những đô thị hiện 
đại lại chính là những nơi có cách ứng xử thiếu văn minh do cuộc sống 
bon chen vội vã, tranh đua giành giật mà đôi khi con người ta ứng xử thiếu 
đi sự tôn trọng và thương yêu. Lời xin lỗi đôi khi được nói ra không phải do 
bản thân mình có lỗi mà theo tôi nghĩ đó còn là sự tôn trọng người khác và 
tôn trọng chính mình, chứng tỏ mình là một người biết cách ứng xử.

Tôi nhận thấy rằng, để cho một con người biết nói hai chữ "Cảm ơn" và "Xin lỗi" 
cũng như hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong việc ứng xử 
hằng ngày thì phải được giáo dục từ lúc người đó còn nhỏ, trong nhà t
rường cũng như ở gia đình. Người lớn đừng cho rằng mình có nhiều 
kinh nghiệm sống hơn thì điều gì mình làm cũng đúng và trẻ con lúc 
nào cũng sai. Con người luôn luôn muốn hoàn thiện chính mình 
vậy tại sao không tự nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân để 
sữa chữa và sống tốt hơn. Một con sâu làm rầu nồi canh.

Tôi nghĩ, những du khách nước ngoài đến Việt Nam để tham quan du lịch 
hay học tập làm việc, họ thật sự không thể có đủ thời gian để tiếp xúc 
với tất cả mọi người để mà hiểu rõ tất cả về chúng ta. Vậy tại sao ở 
những nơi văn minh hiện đại nhất, những nơi có thể gọi là bộ mặt 
của đất nước hay thậm chí chỉ là những nơi công cộng như bệnh viện, 
cây xăng, công sở,siêu thị... con người ta lại không thể ứng xử lịch sự với
 nhau để chứng tỏ là những người văn minh và có giáo dục???
PHAN THANH KIM ANH

Ngành giáo dục không dạy!
Xin lỗi là một từ khó nói, người Việt Nam rất ít khi dùng từ "xin lỗi" hay cảm ơn
 (không phải ai cũng vậy,nhưng đa số là thế), hai từ này rất ngắn nhưng hình như ít ai 
để ý đến và nó vô tình đánh giá bản chất của một con người. 
Thiết nghĩ điều này xuất phát từ phía dạy dỗ của gia đình và nhà trường 
không quan tâm đến lễ tiết nên hầu hết người Việt Nam ít dùng hai từ "cảm ơn" hay "xin lỗi".
NGUYỄN CAO SƠN

Tôi phải suy nghĩ khi nói "xin lỗi"
Tôi có cơ hội học tập ở một đất nước châu Âu. Năm qua về nước, 
khi đi trên đường một người lái xe máy song song với tôi bị loạng 
choạng tay lái. Theo phản xạ của người sống ở nước ngoài, và theo 
những gì tôi được gia đình dạy bảo, tôi xin lỗi người đó, cho dù thú thật 
tôi không nghĩ mình có lỗi gì khi làm cho anh ấy loạng choạng.
Tuy nhiên, đáp lại lời xin lỗi của tôi là một tràng những lời thô tục, hăm dọa, 
chửi rủa từ người thanh niên đó dành cho tôi. Sau đó, tôi nhận ra rằng
 nếu mình cứ lẳng lặng làm thinh như không có chuyện gì thì chẳng sao.
 Và từ đó tôi cũng nhận ra rằng người VN chẳng những không quen 
nói lời xin lỗi ai, mà còn không quen nghe ai nói lời xin lỗi. 
Bởi ai nói lời xin lỗi họ, họ biết rằng người đó "dưới cơ" họ và họ 
sẵn sàng sấn tới để chứng tỏ mình là kẻ "trên cơ".
Từ đó trở đi, tôi biết rằng "sống đâu quen đó", phải suy nghĩ cẩn thận khi nói lời xin lỗi ai, dù mình có lỗi thật. Thật đáng buồn.
PHAN THỊ CHÂU GIANG

26 thg 2, 2011

Một sức mạnh trường cửu của tình phụ tử


TTO - Lúc con lên ba tuổi, bố kể cho con nghe câu chuyện về ông Thần Tự nhiên sinh ra muôn loài, ông Thần Sấm có những hạt sét như viên bi bỏ vào túi và khi nó rơi thì gây ra những tiếng đùng đoàng lúc mưa dông.

Thần Lửa do hắt xì không bịt miệng nên gây ra hạn hán, cháy rừng… Những câu chuyện thần thoại bố kể con nghe không bao giờ tìm thấy trong bách khoa, từ điển. Đó là thần thoại của riêng bố và con.
Lúc con bốn tuổi, cả ngày bố kể con nghe những câu chuyện sử ta, sử Tàu. Gần mộ bà có một cột mốc bằng đá “trơ gan cùng tuế nguyệt”, người ta bảo đó là mộ vợ thứ tám của Mã Viện. Từ Mã Viện bố kể cho con nghe về Bà Trưng, Bà Triệu và các anh hùng dân tộc. Mỗi câu chuyện bố đều kết luận một câu và bảo con học thuộc. Con đã học thuộc nó như trẻ con đọc đồng dao mà cứ ngỡ những nhân vật lịch sử ấy sống cùng thời với nhau… Bằng những câu chuyện kể bố đã hun đúc nên tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc trong tâm hồn con.
Lúc con năm tuổi, bố dạy con đọc thơ Tố Hữu và Nhật ký trong tù. Bài thơ đầu tiên trong đời con thuộc làBác ơi. Phần thi năng khiếu của con trong chương trình “Bé khỏe bé ngoan” là đọc thuộc một bài thơ và con đã đọc Mới ra tù tập leo núi thay vì một bài thơ thiếu nhi như những đứa bạn cùng trang lứa. Con đã học tập bố đến mức có lỗi với cô giáo: con không thuộc một bài thơ thiếu nhi nào trong chương trình học mẫu giáo của mình…
Mùa lũ năm 1988, bãi chìm trong biển nước, bố đưa chị em con đi xem lũ, không phải vì nuông chiều mà vì muốn các con được chứng kiến những điều từ thực tế. Trong ánh mắt ngây thơ của con lúc bấy giờ lũ thật là đẹp, thật là kỳ vĩ. Dòng sông Lam xanh ngơ ngắt thường ngày đã biến thành màu đỏ ối, đầy những mái nhà, những trâu bò lợn gà từ thượng nguồn trôi dạt về xuôi. Con đâu hay niềm vui, sự hào hứng, phấn khích của con là nỗi đau, là mất mát của những người sống ven đê, để sau mùa lũ họ phải “gánh cả tên làng trong những chuyến di dân”…
Năm con học lớp 4, học lớp đặc biệt của huyện, xa nhà tới hơn 10 cây số, những ngày đầu tiên bố đưa con đến trường rồi đứng chờ trước cổng. Chiếc áo lính sờn vai nhưng nụ cười đầy mãn nguyện. Có bố, con thấy mình mạnh mẽ và có lẽ thành công của con bắt đầu từ những ngày tháng ấy. Sau này, ngày đầu tiên con bước tới giảng đường, bố lại đứng chờ con. Thượng Đình vào ngày đầu tháng 9 nắng vẫn vàng như mật ong, gió bụi, mùi xà phòng, thuốc lá hòa vào nhau nồng nàn chẳng kém gì “gió Lào cát trắng” quê mình. Vậy mà bố vẫn đứng chờ con, kiên tâm, nhẫn nại, hạnh phúc lẫn lo âu. Bốn năm đại học, mỗi lần bước vào cổng trường con đều ngoái lại, tưởng như sau lưng mình bố vẫn còn dõi theo…
Khi con lên lớp 5, vào những ngày nước nổi, bố dắt xe và cõng con qua vùng nước xiết. Chiều về nhá nhem bố lại đứng chờ con bên cầu, thấy bóng ai từ xa cũng hỏi to: Nhàn đấy hả con? Lớp 5, vào tháng tư, khi cây gạo cháy bùng lên những ngọn lửa cũng là lúc kỳ thi học sinh giỏi tỉnh bắt đầu. Bố đèo con bằng chiếc xe đạp cũ kỹ từ miền trung du quê mình dọc theo bờ sông Lam xuống thành phố Vinh, gần trăm cây số. Hết kỳ thi bố đưa con đến Cửa Lò để nhìn thấy biển rồi về thăm quê Bác. Đó là lần đầu tiên con đi xa, lần đầu tiên con nhìn thấy biển, lần đầu tiên con được vào làng Sen, làng Hoàng Trù và nhắc lại những câu thơ của Tố Hữu trong trường ca Theo chân Bác, lần đầu tiên bố kể cho con nghe những câu chuyện về thời niên thiếu của Người và căn dặn con “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” …
Tháng tư năm ấy sẽ chẳng bao giờ mờ nhạt trong ký ức của con, lời dạy của bố năm nào giờ đã thành một cuộc vận động lớn. Từ bố con nhận ra tình yêu Đảng, tình yêu lãnh tụ phải xuất phát từ thẳm sâu trong trái tim mình, phải xuất phát từ ngưỡng vọng thiết tha và sự biết ơn vô bờ bến. Từ bố, con đã học được những bài học không qua sách vở, giáo trình nhưng đi thẳng vào trái tim.
Bố của con, một chiến sĩ nơi Thành cổ năm xưa. Bố vẫn giữ thói quen dậy sớm, khi đài phát thanh phát câu nói đầu tiên trong ngày. Bố dạy con hát những bài Vì nhân dân quên mìnhAnh vẫn hành quân… và tập những động tác thể dục cơ bản của một… người lính. Bố cho con xem những giấy khen, những huân huy chương trong chiến trường và cả một sơ đồ tác chiến trong một đêm tiến vào Thành cổ. Con đã đọc những dòng nhật ký “hoa lửa” của bố khi viết về những đồng đội đã hi sinh “ngay chính tôi cũng không thể nào tưởng tượng được mình có thể sống sót để viết những dòng vội vã này. Sau lưng tôi tất cả đồng đội đã ngã xuống…”. Thời bình, bố trở về không kê khai một bản thành tích nào để Nhà nước tặng thưởng… Với bố, sự sống sót sau tháng ngày bom cày đạn xới đã là món quà lớn nhất mà cuộc đời và đồng đội thân yêu đã dành cho mình.
Bố kính yêu! Con đã lớn lên bên bố, một người bố bình thường, không giàu sang, không địa vị và quyền uy nhưng bố đã cho con rất nhiều. Cho con cuộc đời này? Những người bố khác đều làm được! Cho con tình yêu thương? Những người bố khác đều làm được!… Nhưng bố khác với họ, bố cho con thế giới quan của mình, cho con bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, những thăng trầm trong cuộc sống, cho con biết yêu thương, biết trải lòng nhân ái, bao dung với những mảnh đời bất hạnh, cho con biết vươn lên tiến về phía trước. Chính bố đã cho con sức mạnh, một sức mạnh trường cửu của tình phụ tử.
DƯƠNG THỊ THANH NHÀN

23 thg 2, 2011

Giá trị sống và giới trẻ

Định hướng giá trị sống cho giới trẻ
TTO - Là một thanh niên được sinh ra trong thời bình, tôi thấy những bạn trẻ như tôi thật sự rất may mắn. Cuộc sống hiện đại mang lại cho chúng tôi rất nhiều thứ: nguồn thông tin vô tận, sự phát triển “như vũ bão” của tri thức, công nghệ, khoa học kỹ thuật…
Các sinh viên TP.HCM tham gia gấp hạc giấy tặng bệnh nhi ung thư trong một ngày hội dành cho các sinh viên xuất sắc năm - Ảnh: Trung Uyên
Chúng tôi có kiến thức, tự tin, năng động và khát khao khẳng định giá trị bản thân mình trong xã hội. Tuy nhiên, theo tôi, điều giới trẻ thiếu nhất hiện nay chính là sự định hướng giá trị sống. Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh từng nói: “Giá trị chi phối hành vi của chúng ta”.  Vì thế giữa bao cám dỗ của cuộc sống, nếu không được định hướng rõ ràng về những giá trị cốt lõi, các bạn trẻ sẽ rất dễ sa ngã hoặc mất phương hướng vì có những giá trị sống sai lệch.

Nền kinh tế thị trường mang lại rất nhiều lợi ích về vật chất cho cuộc sống mỗi người. Tuy nhiên, nó cũng kéo theo không ít hệ lụy khi hiện nay nhiều người cho rằng những giá trị đạo đức truyền thống đã bị mai một đi rất nhiều trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người trẻ có lối sống thực dụng, xem trọng giá trị vật chất và xem nhẹ những giá trị đạo đức nền tảng.
Thực tế hiện nay có không ít những bạn trẻ đo lường mức độ thành công của một cá nhân trong xã hội bằng địa vị, danh tiếng, bằng một công việc ổn định trong một công ty/tập đoàn tên tuổi với những mức lương ngất ngưởng, bằng tài sản vật chất, chứ không phải là những điều tốt đẹp mà một người đã làm được cho cộng đồng, xã hội.
Tôi rất đồng ý với ý kiến của bà Trương Mỹ Lệ (phó chủ nhiệm CLB truyền thống Thành đoàn, nguyên quyền bí thư Thành đoàn TP.HCM), trong một bài viết đăng trên Tuổi Trẻ về việc cần phải "nuôi lớn lý tưởng trong tim người trẻ”.  Và theo tôi, việc định hướng giá trị sống cho giới trẻ chính là bước đi đầu tiên cực kỳ quan trọng trong việc “nuôi lớn lý tưởng” cho các bạn trẻ vì những giá trị sống đẹp sẽ hình thành nên lý tưởng sống đẹp.
Tôi tin rằng người ta chỉ có thể sống đẹp khi người ta có những giá trị sống đẹp. Hơn ai hết, Đoàn và lãnh đạo của Đoàn sẽ giữ vai trò then chốt trong việc định hướng giá trị sống cho lớp trẻ hôm nay và mai sau.
BÙI THỊ MINH CHÂU
(điều phối viên dự án kiêm trợ lý phó giám đốc, Hiệp hội bảo trợ trẻ em Christina Noble Children’s Foundation)

22 thg 2, 2011

“Con người có thể bị hủy diệt nhưng..."

Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị khuất phục” (Hemingway)
Ý kiến của Hemingway đề cao giá trị của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với bản thân mình.


Giải thích ý kiến của Heming way:
Con người: trước hết là hiểu ở phạm vi cá nhân, cá thể, nhưng cần hiểu rộng hơn là loài người, con người trong cộng đồng trong nghĩa chung nhất, bao quát loài giống, gắn với bản chất Người theo nghĩa bao trùm nhất của nó.
Con người có thể bị đánh bại: nguyên văn tiếng Anh (destroyed) khi dịch ra còn có nghĩa là “bị hủy diệt”, “bị tàn phá” – cách nói thể hiện sự ý thức về những khả năng rủi ro có thể xảy đến với con người.
“…nhưng không thể bị khuất phục” : dịch sát nghĩa là bị đánh bại, bị chinh phục.
Mối quan hệ giữa hai vế: nhấn mạnh vào ý chí niềm tin của con người trong cuộc đấu tranh sinh tồn, khẳng định niềm kiêu hãnh của con người chân chính luôn tin tưởng vào khả năng của chính mình. Không những thế còn nhấn mạnh tinh thần con người vươn lên trong hành động, chinh phục những mục tiêu, vượt lên những thử thách.

Chứng minh ý kiến của Hemingway:
Con người trong công cuộc chinh phục và cải tạo tự nhiên: từ xưa đến nay, thiên nhiên chứa đựng sức mạnh ghê gớm, mỗi khi thiên tai, một quốc gia, một cộng đồng có thể bị những hậu quả nặng nề nhưng rất nhanh chóng con người lại bắt tay khắc phục thiên tai, ổn định cuộc sống, phát triển xã hội. Từ buổi đầu lấy sức người chống lại thiên nhiên, đến nay chúng ta có những thành tựu lớn lao nhờ khoa học kỹ thuật, từng bước cải tạo thiên nhiên và bắt thiên nhiên phải khuất phục con người. Ngu công đào núi, Dã Tràng lấp bể là ước muốn và cũng là niềm tin vượt lên chính mình của những người giàu ý chí nghị lực và quyết tâm hành động. Một bờ đê sông Hồng là sức mạnh của con người hợp quần để chế ngự sức nước hung hãn. là niềm tự hào của con người bao thế hệ. Một công trình thủy điện sông Đà là kết quả lao động vất vả cả chân tay lẫn trí óc của con người, biến sức nước thành dòng điện. Rõ ràng con người từ chỗ khiếp sợ trước tự nhiên đã trở nên mạnh mẽ can đảm hơn, nắm bắt quy luật tự nhiên, bắt thiên nhiên phải khuất phục trước con người.
Trong đấu tranh xã hội, các lực lượng chính nghĩa, những con người đại diện cái tốt, cái đẹp không ít lần bị thất bại. Con người chân chính nhiều khi bị kẻ tiểu nhân hãm hại, để lại nỗi niềm chua xót “anh hùng uống hận”, “để hận mấy ngàn năm” còn lưu trong bao áng văn thơ. Tuy nhiên theo một quy luật tất yếu và niềm tin mãnh liệt vào công lý, sự thật sẽ chiến thắng bạo tàn, giả trá giúp con người tìm ra những cách đấu tranh, những phương pháp để thành công. Phan Bội Châu từng nhắn nhủ “Tay ba lần gãy, mới biết thuốc tiên…xưa nay anh hùng, từng thua mới được!”. Không gì mạnh bằng ý chí con người, bên cạnh đó còn đòi hỏi sự tỉnh táo khôn khéo, kiên quyết để đạt mục đích.
Xét từ góc độ cá nhân, cũng có rất nhiều tấm gương con người vươn lên trong cuộc sống, vượt qua những khiếm khuyết của bản thân: Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo; Nguyễn Ngọc Hưng – nhà thơ hội viên hội nhà văn Việt Nam; Lê Thanh Thúy – cô gái 19 tuổi bị ung thư nhưng vẫn kịp góp mặt cho đời nụ cười rạng rỡ của một tấm lòng nhân hậu; là Nguyễn Hồng Kông - bệnh nhân suy thận nhưng đã tận dụng quỹ thời gian ít ỏi của mình để viết cuốn sách “Khát vọng sống để yêu” và “Ở trọ”, tích cực giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, những đồng loại kém may mắn. Những con người ấy bị hủy diệt bởi định mệnh khắc nghiệt nhưng đã khẳng định ý nghĩa cao quý của sự sống con người, sống có ý nghĩa bằng tất cả nghị lực và bản lĩnh của mình

Phản đề: Con người có thể bị đánh bại, cũng không ít kẻ tự mình khuất phục quỳ gối trước các thế lực. Tuy nhiên, làm con người chân chính thì không bao giờ tự đánh mất mình. Những kẻ như vậy đã chết ngay khi còn sống! Từ đó cho thấy để làm một con người theo đúng nghĩa Hemingway đề cập không phải là điều đơn giản! Ngay cả cái chết có thể chấm dứt thời gian tồn tại giữa cuộc đời của một cá nhân, nhưng không thể khuất phục ý chí vươn lên sống có ích với đời, để lại sự nghiệp bất tử. Những con người như thế sẽ sống mãi!
Trong sự phát triển của nhân loại, bao giờ con người cũng có ý thức rất lớn về giá trị bản thân, các nhà tư tưởng cũng như các nhà văn có nhiều câu nói hay về giá trị con người. Blasé Pascal nói : “Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ”, M.Gorki ca ngợi con người: “Con người! Tiếng ấy tự hào biết bao!”. Sự tồn tại của con người ở thế gian này và những thành quả từ xã hội loài người đã hình thành ý thức đề cao phẩm chất, giá trị làm người cao quý.
Trong bối cảnh phát triển đầy xung đột phức tạp, con người phải luôn đương đầu với thử thách khó khăn và không ít lần phải đối mặt với thất bại, bi kịch. Đương đầu với những khó khăn, con người chúng ta càng có dịp khẳng định bản lĩnh và rút ra kinh nghiệm, vượt lên chính mình. Ông cha ta ngàn đời trước đã phải chinh phục thiên nhiên và đã thêu dệt thành bao huyền thoại về chiến công kỳ vĩ này như Sơn tinh chiến thắng Thuỷ tinh, những vị thần kỳ vĩ là sản phẩm của chính con người, nâng tầm vóc con người ngang tầm thiên nhiên. Mỗi một khó khăn trở lực lại là một lần giúp con người chúng ta nhận ra những khiếm khuyết sai lầm để tiếp tục hành trình chinh phục đầy thử thách. Nhà thơ Hoàng Trung Thông từng khẳng định “Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Có nghĩa là con người luôn tự tin vào chính bản thân mình sẽ không bao giờ biết đầu hàng trước hoàn cảnh.

Bài học
Từ những việc lớn đến việc nhỏ đều cần đến ý chí và nghị lực phi thường của con người, điều quan trọng chính là con người cần phải biết tự lượng sức mình, tự điều chỉnh mình. Có một lúc nào đó chúng ta vấp phải sai lầm và thất bại, nhưng đó chỉ là tạm thời, bởi lẽ nếu chúng ta quyết tâm hành động và nắm bắt được thời cơ, chuẩn bị đầy đủ chín muồi thì sẽ chắc chắn thành công,
Theo tôi, muốn khẳng định tinh thần trong câu nói của nhà văn Hemingway cần phải hội đủ những yếu tố cần cho một con người, để có thể sống giữa đời mà không hổ  thẹn: ý thức bản thân, có tinh thần luôn vươn lên trong đời sống, mài sắc bản lĩnh và khả năng hành động và nỗ lực hết mình để đạt ước mơ. Trau dồi càng nhiều vốn sống, kinh nghiệm sống, không ngừng tự nâng cao hoàn thiện bản thân, không bao giờ cho phép chủ quan tự mãn sau thắng lợi, thành công nhất thời, bởi đơn giản “kẻ thù của thành công là thành công”. Sức mạnh con người không chỉ ở bản thân người ấy mà còn nhân lên với sức mạnh của cả cộng đồng người. Trong cuộc đấu tranh khẳng định giá trị đời sống, con người không bao giờ đơn độc và luôn làm được những điều phi thường ngay trong cuộc đời  bình thường.
Từ ông lão Santiago trong câu chuyện Ông già và Biển cả của nhà văn, một triết lý sâu xa về con người bình thường ở giữa thế gian, ý kiến của Hemingway là đúc kết chân lý về con người, khẳng định tư thế hào hiệp và can đảm của con người giữa thế gian. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại!
                                                                    TRẦN HÀ NAM

Bàn về Sự Tự tin

Họ  và tên: Trần Trung Nghĩa-24
    Lớp: 11A8
Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về đức tính tự tin 
---------------------------------

    Trong thực tế cuộc sống, ta có thể thấy được rất nhiều những danh nhân, những con người thành đạt với sự thành công trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta thường hay đặt câu hỏi rằng tại sao và bằng cách nào mà những người như thế có thể tiếp cận được sự thành công, ngoài những đức tính, phâm chất cần thiết như sự chăm chỉ, tài năng, linh hoạt trong giao tiếp, may mắn,… Để có được những sự thành đạt như thế, con người cần có một phẩm chất không kém phần quan trọng ở thời đại này, đó chính là sự tự tin. Vậy sự tự tin là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống mỗi con người?
    Tự  tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá  trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạt được trong quá  khứ để vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai; tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đi chăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện được nó ở những lần sau. Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không dám theo đuổi ước mơ. Sự tự tin trong cuộc sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ nhất như tự tin thuyết trình bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát biểu ý kiến của mình cho tập thể lớp; cho đến những việc làm lớn hơn như công bố phát minh của một nhà khoa học hay một nhà văn cho ra đời  tác phẩm của mình trước công chúng, và còn rất nhiều biểu hiện của sự tự tin trong cuộc sống mà hcúng ta không thể kể hết.
    Tự  tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền móng vững chãi trong tâm hồn, một bản lĩnh vững chắc của bản thân, từ đó chúng ta có thể xác định rõ rang rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời này, xác định rõ con đường hcúng ta sẽ đi trong cuộc đời, sự nghiệp. Chỉ có thế chúng ta mới có thể hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắn của chính bản thân mình, cũng là thể hiện bản thân. Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết đoán trong việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết. Những sự lửa chọn có thể là rất nhỏ như chọn đề trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc mà chúng ta sẽ làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mà chúng ta đạt được sau này. Nếu không có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn đề văn khó hơn trong khi chúng ta đủ khả năng làm được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theo đuổi. Kế đến, người tự tin sẽk hông ngần ngại trước bất cứ một công việc nào dù công việc đó có quá sức với họ đi chăng nữa và họ có thể thất bại. Qua đó, ta có thể thấy được: tự tin như một nguồn động lực giúp cho ta có thể chấp nhận đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, dù thành công hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng ta học thêm những kiến thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâu naychúng ta không biết. Nếu ta không chịu đứng ra thuyết trình bài học của mình trước lớp thì làm sao chúng ta có thể biết kĩ năng nói của mình đến đâu để mà sửa chữa, bồi dưỡng? Quan trọng hơn, sự tự tin sẽ tiếp cho ta thêm sức mạnh và nghị lực để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc. Điển hình cụ thể hơn: những người nói tiếng Anh giỏi chắc chắn phải có nhiều lần đứng ra nói chuyện với người khác, người nước ngoài bằng tiếng Anh, cũng phải vấp những lỗi về ngữ pháp, cách dùng từ, nhưng sự tự tin trong giao tiếp đã giúp họ vượt qua và đạt được thành công trong việc học ngoại ngữ. Cuộc sống luôn đầy rẫy những thử thách, nếu chúng ta không tự tin, tin vào chính mình để vượt qua thì thành công sẽ khó mà đến với chúng ta.
    Hầu như ai cũng biết, tự tin là một kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho con người. Thế nhưng không phải ai cũng có trong người sự tự tin ấy. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn quan sát thấy được những người nhút nhát, thiếu niềm tin vào bản thân, hay thích dựa dẫm vào kẻ khác, vào cha mẹ, dẫn đến sự thiếu kĩ năng và kiến thức cần thiết. Điển hình là một số bạn trẻ, dù đã bước sang tuổi trưởng thành rồi mà vẫn không tự tin dấn thân vào đời, tự lập để mà kiếm sống, vẫn ăn bám vào cha mẹ cung cấp, kĩ năng sống thì không có, sống vật vờ vô ích như một người thừa của xã hội. Một số kẻ còn thiếu tự tin đến mức không dám chấp nhận những thử thách trong công việc, để hco những cơ hội thăng tiến bay qua mà không muốn nắm bắt vì sợ thất bại, không tin vào những khả năng của bản thân mình có thể làm được. Trong việc chọn ngành nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, đa số các bạn học sinh đều thi vàon hững trường như Kinh tế, Bách khoa, Ngoại thương,… với những ngành thật “hot” có thể gặt tiền nhiều mà không nghĩ đến tài năng của mình không thuộc những phạm trù của những ngành nghề ấy, không tự tin vào năng lực thực của mình mà chỉ muốn a dua theo kẻ khác. Tệ hơn nữa là có một số người tự tin quá mức đâm ra chủ quan, tự phụ vào chính bản thân mình, xem trọng và đề cao cái tôi của mình, xem thường người khác. Ắt hẳn khi còn bé, chúng ta đã đều được đọc truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, Thỏ đã chủ quan quá mức nên thua ê chề trong cuộc đua với Rùa. Những người chủ quan như thế sẽ khó tránh khỏi thất bại. Đồng thời, hcúng ta cũng cần phải hiểu tự tin thôi vẫn chưa đủ để dẫn đến thành công, cần có sự hỗ trợ của đức tính khác như cần cù, sự khéo léo, linh hoạt trong công việc,… và cả sự giúp đỡ của người khác để vươn tới thành công mai sau.
    Việc rèn luyện một phẩm chất cho mình là một việc không dễ dàng thực hiện. Là một học sinh, trước tiên em phải ra sức học tập thật là tốt để tạo cho mình một nền móng kiến thức thật vững chãi, không ngừng ra sức học hỏi để phát huy tài năng bản thân. Từ đó, em có thể thực hiện việc rèn luyện từ những công việc làm nhỏ nhất như tự tin giơ tay phát biểu ý kiến của mình trước lớp, khắc phục sự rụt rè sợ sai khi phát biểu xây dựng bài học, kế đến nữa, em sẽ tham gia các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và dũng cảm xung phong nhận lãnh những trách nhiệm phù hợp với sức của mình để thực hiện nó. Đến kì thi Đại học, sẽ chẳng có lí do gì để em từ hcối thi vào trường Xã hội nhân văn khoa Tâm lý học, theo đuổi ước mơ của chính em. Về phía gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý rèn luyện đức tính tự tin cho con em mình ngay từ khi chúng còn nhỏ, như khen con khi con làm việc tốt, tôn trọng, khuyến khích những quyết định riêng tư chính đáng của con cái và biết lắng nghe, động viên, an ủi chúng khi cần thiết. Về phía nhà trường và xã hội, cần có những buổi hội thảo dành cho giới trẻ về “sự tự tin”, giáo dục một cách rõ ràng mà không sơ sài chung chung, gần gũi mà không cứng nhắc và lý thuyết suông, gần gũi với thực tế cuộc sống của chúng em, chú trọng hơn về việc tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên, định hướng tương lai cho học sinh.
    Tự  tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy rèn luyện nó ngay từ bây giờ để trở thành một con người năng động , bản lĩnh trong xã hội, tồn tại một niềm tin mãnh liệt vào bản thân trước chông gai cuộc đời
------------------
Trần trung Nghĩa - 11A8

Tự tin

Bí quyết từ nhút nhát đến tự tin
TTO - Vì sao bạn mất tự tin khi nói trước đám đông, đi phỏng vấn xin việc, tỏ tình… Làm cách nào để tạm biệt nhút nhát, làm người tự tin? Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi nói chuyện “Vượt qua nhút nhát để thể hiện sự tự tin” vừa diễn ra tại Nhà văn hóa Phụ nữ (Q.3, TP.HCM) với diễn giả thạc sĩ tâm lý Võ Thị Tường Vy.
Sự tự tin quyết định không nhỏ đến thành công của bạn - Ảnh: Khểnh
Tự tin trốn đi đâu?
Anh H.T.T. (nhân viên phòng dự án công ty Vinh Nam) tâm sự: “Mỗi khi đi xin việc làm, tôi đã chuẩn bị rất kỹ nhưng không hiểu sao lúc đến trước công ty thì tôi bị mất tinh thần. Có lần, tôi đứng tần ngần trước công ty gần 30 phút chỉ để tự trấn an".
Không khác gì anh H.T.T, do thiếu tự tin về giọng nói, chị T.T.N.N. tự thu mình lại, không dám trò chuyện với người lạ: “Mình mới vào miền Nam sinh sống, sợ mọi người không nghe được giọng mình, hiểu nhầm ý mình nói nên mình không dám chủ động làm quen ai cả. Thế nên ngày càng thấy lạc lõng, thiếu tự tin".
Tự tin khi nói trước đám đông là việc hoàn toàn có thể tập luyện được - Ảnh: Nguyễn Thắm
Thạc sĩ tâm lý Võ Thị Tường Vy nhận định: “Có ba nhóm nội dung mà mọi người thường cảm thấy thiếu tự tin khi nghĩ đến đó là: giao tiếp, kiến thức và biểu hiện trước đám đông. Khi ai thiếu hụt về khoảng nào, thường suy nghĩ nhiều về chuyện thiếu hụt của mình rồi so sánh với người, dẫn đến việc thiếu tự tin”.
Để tự tin là chính mình
Để tự tin, điều đầu tiên thạc sĩ tâm lý Võ Thị Tường Vy nhấn mạnh: “Đừng bao giờ giả vờ tự tin khi bản thân không có một chút gì gọi là tự tin vì mọi sự giả vờ không bao giờ thành công. Những biện pháp như hít thở sâu, đi thẳng người… chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Điều quan trọng là bạn có niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình, định vị được giá trị bản thân trước mọi người”.
Người tham dự chăm chú ghi lại bí quyết để trở nên tự tin - Ảnh: Nguyễn Thắm
“Nếu thiếu tự tin tạm thời, bạn có thể rèn luyện bằng cách tư duy tích cực, chuẩn bị sẵn sàng cho những việc sắp làm để không còn thiếu tự tin. Nhưng nếu bản chất vốn thiếu tự tin thì bạn cần tìm đến chuyên gia tham vấn tâm lý” - thạc sĩ tâm lý Võ Thị Tường Vy. 
Để có niềm tin, bạn có thể động viên mình bằng những thành công nhỏ. Chị N.H.C. (ở Q.3, TP.HCM) thành công bằng cách động viên trên: “Ngày trước đứng trước mọi người là tôi ú ớ không nên lời, nhưng tôi nhận thấy mình có khả năng tư duy tốt về ngôn ngữ nên quyết tâm rèn luyện. Ban đầu, tôi tập nói trong nhóm nhỏ rồi nói trước nhóm vừa vừa và bây giờ thì có thể nói trước nhóm lớn”.
Sẽ không phí nếu bạn dành thời gian suy nghĩ về năng lực thực sự của mình (bạn hợp với việc gì, mọi người thường khen bạn về việc gì, khả năng của bạn ra sao…) và dành thời gian động viên mình.
Như trường hợp anh H.T.T. (nhân viên phòng dự án công ty Vinh Nam), anh tự động viên rằng đã chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn, năng lực về chuyên môn cũng thuộc hạn ưu vì vậy không có gì phải mất tự tin. Tự nhủ điều này, anh đã thể hiện thật tự tin trong buổi phỏng vấn và hiện có việc làm ổn định.
NGUYỄN THẮM

20 thg 2, 2011

Sự vô cảm

Điều trị ngay bệnh vô cảm của một số bạn trẻ
TT - Dửng dưng, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác là những biểu hiện thường nhận thấy nhất ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Tuần trước, khi đang đi trên xe buýt ở đoạn đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân (Hà Nội), tôi đã quan sát nhóm học sinh chứng kiến một tai nạn xe máy nghiêm trọng, người bị nạn cần được cấp cứu nhưng nhóm học sinh đó vẫn thờ ơ, có vẻ “không liên quan”.
Một số bạn tò mò đứng xem lấy làm lạ, chỉ trỏ có vẻ hứng thú...nhưng không hề có ai đứng ra giúp đỡ người bị nạn. Hội chứng “mackeno” (mặc kệ nó) đã trở thành thói quen của một số bạn trẻ, trong đó có không ít học sinh, sinh viên.
Học sinh Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM) tặng quà cho các anh chị khiếm thị ở trường Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình ngoại khóa nhằm giáo dục lòng yêu thương, biết quan tâm đến người khác - Ảnh: Phi Long
Thái độ và hành vi vô cảm đó xuất phát từ sự nhận thức nông cạn, thiển cận, chỉ thấy được lợi ích trước mắt, lợi ích của cá nhân mình, không quan tâm đến người khác. Mà hướng người trẻ đến lối sống đẹp, đầy nhân văn, đầy tình người phải là trách nhiệm của Đoàn.
Vì vậy nếu tôi là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, việc đầu tiên tôi làm là phải xắn tay áo lên điều trị ngay căn bệnh vô cảm trong người trẻ. Hệ lụy của sự vô cảm chính là thái độ bàng quan với cuộc sống, mơ hồ, mờ nhạt về lý tưởng, hoài bão và lẽ sống. Mang tâm lý “mackeno” bước vào đời sẽ gây cho không ít bạn trẻ cảm giác chán nản, buồn phiền và khó hòa nhập với mọi người. Đó không chỉ là nỗi bất hạnh của cá nhân mà còn là của gia đình và xã hội.
Việc điều trị này không dễ nhưng Đoàn đã rất mát tay trong việc phát động các phong trào người trẻ tình nguyện, sống vì cộng đồng...thì ắt phải xây dựng được một chiến lược dài hạn cho thanh niên VN phát triển những tố chất tích cực của người trẻ: có chí hướng, có khát khao, có hoài bão, dám nghĩ, dám làm, giàu lòng nhân ái, biết sống vì người khác...
Và tôi - trên cương vị thủ lĩnh của thanh niên - sẽ là người chịu trách nhiệm chính của việc thực hiện thành công chiến lược con người này.
LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (ĐH Nguyễn Huệ)

Đừng trách người khác
Là một người làm trong lĩnh vực y tế, thật sự tôi không khuyên bạn cấp cứu người bị nạn nếu bạn không hiểu rõ các nguyên tắc cấp cứu, nhất là các tai nạn gây đa chấn thương. Nếu là người có trách nhiệm, tôi sẽ trang bị kiến thức sơ cứu các tai nạn thường gặp và những việc nên làm khi có tai nạn cho các bạn trẻ ngay từ lúc còn ngồi ghế nhà trường. Đừng trách người khác khi bản thân mình còn chưa làm được gì!

NGỌC THANH
Bức xúc giữa tấm lòng nhân đạo và những rắc rối khi thực hiện hành vi nhân đạo
Những thái độ vô cảm trong cộng đồng thật đáng trách, nhưng do môi trường sống đã hình thành một nhân cách như vậy biết làm sao hơn? Vì khi tham gia thể hiện tính nhân đạo của con người trong cộng đồng thì lại gặp phải nhiều điều rắc rối, không khéo bị nạn lây... Chẳng hạn khi xảy ra một vụ tại nạn xe trên đường, khi đi ngang dừng xe xuống giúp người bị nạn, công an lại lập biên bản lấy lời khai chung quanh. Sau đó chưa rõ một số chi tiết, công an phát giấy mời người có lòng giúp đỡ đến trụ sở công an, không những một lần mà lại nhiều lần, còn hơn kẻ phạm pháp gây ra tai nạn... (lẽ ra khi chưa nắm đủ các thông tin thì công an điện thoại hỏi hoặc đích thân đến gặp để ghi nhận thêm thông tin cho rõ, đằng này ngồi ở trụ sở phát giấy mời triệu tập). Vậy là lần sau tởn luôn không dám đến gần chổ xãy ra tai nạn để tránh rắc rối liên quan.
Lại một trường hợp khác: một thanh niên đi đường chạy ngang thấy một xe nằm giữa đường, một bà già và một người nam đang nằm trên đường. Anh ta dừng xe lại dìu đỡ bà già dậy, lúc đó trong nhà kế bên đường, 2, 3 người chạy ra cầm cây phang tới tấp làm người thanh niên ngã lăn cùng bà già. Khi ấy người đàn ông nằm gần tỉnh dậy la lên rằng anh ta chạy xe đứt thắng không kìm được khi bà gia chạy ngang đường nên tông phải. Người thanh niên kia khi đó đã bị đánh đến ngất, đưa lên bệnh viện bị chấn thương sọ não, hôm sau chết. Sự hồ đồ của thân nhân bà già làm oan mạng người thanh niên có lòng nhân đạo giúp đỡ.
Luật VN quy định gặp người bị nạn không giúp đỡ là phạm tội, nhưng giúp đỡ thì một số tình huống trở thành người bị thiệt... thật khó lòng. Tôi đã tham gia nhiều hoạt động nhân đạo, nhưng qua thực tế buộc phải đắn đo không dám mạnh dạn nhiệt tình tham gia như trước nữa. Do đâu vậy?

QUANG VINH