Tôi nuôi ước mơ thành luật sư từ những cơn say của bố
Những khi ông làm dữ quá, không thể học được, tôi cố gắng bịt tai nhắm mắt ngủ, khi ông đi ngủ, tôi lại rón rén dậy thắp đèn học bài. Có đêm đông rét mướt, tôi vẫn cố gắng chui ra khỏi chăn để dậy học.
>Thi viết 'Ước mơ của tôi' trên VnExpress và iOne
Đối với tôi, tuổi thơ là những chuỗi ngày không muốn nhớ, vì nó chất chứa đầy nước mắt của mẹ, của tôi, của nhiều đêm mẹ con tôi vượt cánh đồng lên nhà bà ngoại ngủ, của âm thanh loảng xoảng khi mâm cơm bị ông hất tung xuống nền nhà, đó là những cơn say của ông.
Tôi không biết ông uống nhiều rượu như thế từ bao giờ và vì sao ông lại thường tìm đến rượu như thế. Chỉ biết rằng những ngày say của ông nhiều hơn là những ngày tỉnh, những cơn say liên miên của ông làm tôi sợ hãi vô cùng. Nhất là những hôm tôi đi học về cùng đám bạn, cả bọn vừa đạp xe tới gần nhà tôi đã nghe thấy tiếng chửi của ông, bọn bạn lại quay sang nhìn tôi ái ngại.
Tôi sợ những khi đang học bài thì nghe tiếng hàng xóm gọi đi đón ông về vì ông say, đang ngủ gục ở đâu đó trên đường làng. Tôi sợ những đêm ông say đánh đuổi mẹ, mẹ kéo tay tôi đưa lên nhà bà ngoại, tiếng ếch nhái hòa cùng tiếng nức nở của cả hai mẹ con.
Tôi không biết ông uống nhiều rượu như thế từ bao giờ và vì sao ông lại thường tìm đến rượu như thế. Chỉ biết rằng những ngày say của ông nhiều hơn là những ngày tỉnh, những cơn say liên miên của ông làm tôi sợ hãi vô cùng. Nhất là những hôm tôi đi học về cùng đám bạn, cả bọn vừa đạp xe tới gần nhà tôi đã nghe thấy tiếng chửi của ông, bọn bạn lại quay sang nhìn tôi ái ngại.
Tôi sợ những khi đang học bài thì nghe tiếng hàng xóm gọi đi đón ông về vì ông say, đang ngủ gục ở đâu đó trên đường làng. Tôi sợ những đêm ông say đánh đuổi mẹ, mẹ kéo tay tôi đưa lên nhà bà ngoại, tiếng ếch nhái hòa cùng tiếng nức nở của cả hai mẹ con.
Có những lúc tôi thấy thật ghét ông, nhưng chưa bao giờ tôi không tôn trọng ông và không yêu thương ông, vì tôi hiểu trong một chừng mực nào đó ông vẫn xứng đáng là một người cha tốt. Ở một miền quê nghèo như quê tôi, người dân chỉ quanh năm đầu tắt mặt tối lo kiếm tiền sống qua ngày nên người ta không quan tâm nhiều tới việc cho con cái học hành.
Nhưng gia đình tôi, và nhất là ông thì khác, những lúc tỉnh táo, ông luôn bảo tôi “liệu liệu mà học hành”, những khi say, ông có thể đập phá đồ đạc trong nhà nhưng chưa bao giờ ông đụng tới bàn học của tôi. Ký ức về ông trong tôi sâu đậm nhất là khi tôi được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Văn của huyện, ông hứa sẽ thưởng cho tôi một món quà.
Chiều hôm đó, ông đèo tôi sang thị trấn huyện trên chiếc xe đạp cũ kỹ kêu kẽo kẹt khắp đường làng, tôi cứ nghĩ ông sẽ đi mua cho tôi một cái áo hay cái hộp bút nhưng không, ông đã đưa tôi sang bưu điện huyện, và đặt cho tôi một quý báo Thiếu niên tiền phong. Tôi sung sướng tới nghẹt thở.
Năm học lớp 8, tôi bắt đầu biết tới thi đại học, bắt đầu biết niềm yêu thích và sở trường của mình là văn chương và bắt đầu biết mơ ước, tôi ước trở thành một nhà báo. Từ đó, tôi nuôi lớn ước mơ của mình bằng việc chăm chỉ học hành dù những cơn say của ông nhiều khi làm tôi khóc tới ướt cả trang sách.
Năm lên cấp 3, tôi không theo đuổi ước mơ ban đầu là trở thành một nhà báo mà muốn thành một luật sư, chỉ một lý do đơn giản, tôi thích sự công bằng. Tôi thích cái cảm giác đứng trước tòa bảo vệ cho thân chủ thoát khỏi vòng lao lý, trường đại học Luật là đích đến của tôi.
Nhưng gia đình tôi, và nhất là ông thì khác, những lúc tỉnh táo, ông luôn bảo tôi “liệu liệu mà học hành”, những khi say, ông có thể đập phá đồ đạc trong nhà nhưng chưa bao giờ ông đụng tới bàn học của tôi. Ký ức về ông trong tôi sâu đậm nhất là khi tôi được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Văn của huyện, ông hứa sẽ thưởng cho tôi một món quà.
Chiều hôm đó, ông đèo tôi sang thị trấn huyện trên chiếc xe đạp cũ kỹ kêu kẽo kẹt khắp đường làng, tôi cứ nghĩ ông sẽ đi mua cho tôi một cái áo hay cái hộp bút nhưng không, ông đã đưa tôi sang bưu điện huyện, và đặt cho tôi một quý báo Thiếu niên tiền phong. Tôi sung sướng tới nghẹt thở.
Năm học lớp 8, tôi bắt đầu biết tới thi đại học, bắt đầu biết niềm yêu thích và sở trường của mình là văn chương và bắt đầu biết mơ ước, tôi ước trở thành một nhà báo. Từ đó, tôi nuôi lớn ước mơ của mình bằng việc chăm chỉ học hành dù những cơn say của ông nhiều khi làm tôi khóc tới ướt cả trang sách.
Năm lên cấp 3, tôi không theo đuổi ước mơ ban đầu là trở thành một nhà báo mà muốn thành một luật sư, chỉ một lý do đơn giản, tôi thích sự công bằng. Tôi thích cái cảm giác đứng trước tòa bảo vệ cho thân chủ thoát khỏi vòng lao lý, trường đại học Luật là đích đến của tôi.
Tôi muốn thành luật sư vì tôi thích sự công bằng. Ảnh: ST |
Tôi thể hiện quyết tâm của mình bằng việc viết lên một tờ giấy nhỏ dòng chữ “Quyết tâm đỗ đại học”, rồi dán lên chiếc ống cắm bút đã hoen gỉ trước bàn học và bắt đầu việc thực hiện ước mơ của mình với việc cần mẫn học hành, dù gần như ngày nào nhà tôi cũng vang lên tiếng chửi mắng, đập phá của ông.
Những khi ông làm dữ quá, không thể học được, tôi cố gắng bịt tai nhắm mắt ngủ, khi ông đi ngủ, tôi lại rón rén dậy thắp đèn học bài. Có đêm mùa đông rét mướt, tôi vẫn cố gắng chui ra khỏi chăn để dậy học bởi tôi nghĩ: “Nếu bây giờ không dậy học, tôi sẽ không thể thi đỗ, không thể thực hiện được ước mơ của mình, sẽ thua kém bạn bè”.
Những khi ông làm dữ quá, không thể học được, tôi cố gắng bịt tai nhắm mắt ngủ, khi ông đi ngủ, tôi lại rón rén dậy thắp đèn học bài. Có đêm mùa đông rét mướt, tôi vẫn cố gắng chui ra khỏi chăn để dậy học bởi tôi nghĩ: “Nếu bây giờ không dậy học, tôi sẽ không thể thi đỗ, không thể thực hiện được ước mơ của mình, sẽ thua kém bạn bè”.
Sau khi thi tốt nghiệp, mẹ và các bác hàng xóm bảo tôi nên lên thành phố để ôn, vừa vào học ở lò luyện thi, vừa tránh ông, vì ông say xỉn tối ngày như thế thì làm sao yên tĩnh mà tập trung học hành được. Nhưng hơn ai hết, tôi hiểu gia đình tôi chẳng khá giả gì để dễ dàng lo cho tôi một khoản tiền lên thành phố ôn thi.
Tôi cũng chẳng muốn để mẹ một mình ở nhà với những cơn say của ông, ai sẽ là người đuổi theo căn ngăn ông đuổi đánh mẹ quanh làng? Tôi quyết định ở nhà ôn thi đại học. Trong khi bạn bè đang được cha mẹ toàn tâm toàn ý lo lắng cho việc ôn thi thì cha tôi vẫn là những ngày say triền miên.
Tôi cũng chẳng muốn để mẹ một mình ở nhà với những cơn say của ông, ai sẽ là người đuổi theo căn ngăn ông đuổi đánh mẹ quanh làng? Tôi quyết định ở nhà ôn thi đại học. Trong khi bạn bè đang được cha mẹ toàn tâm toàn ý lo lắng cho việc ôn thi thì cha tôi vẫn là những ngày say triền miên.
Niềm an ủi của tôi chỉ là những miếng đậu phụ rán, những miếng cá kho ăn với cơm nguội mẹ để phần tôi ăn khi học đêm. Tôi vẫn không quên được những khi vừa ngồi học từng trang Sử, Địa vừa phải bịt tai đến tê buốt cả hai ngón tay trỏ, cố gắng không để những tiếng chửi của ông lọt vào.
Những nỗ lực của tôi đã được đền đáp. Một buổi trưa, khi tôi đang giã cua chuẩn bị cho bữa trưa thì tiếng điện thoại reo, từ bên kia đầu dây, tôi nghe rõ tiếng thở gấp gáp của đứa bạn thân: “Mày đỗ rồi nhá, 23,5 điểm, Văn được 9 cơ nhá”.
Tôi còn chưa kịp định thần là thực hay mơ thì cha tôi về, ngay khi nhìn thấy bước đi liêu xiêu của ông ngoài cổng, tôi vội vàng nói: “Bố ơi, con đỗ rồi”. Đôi mắt đục của ông sáng lên kỳ lạ, ông đưa tay bắt tay tôi: “Chúc mừng, chúc mừng con”. Lúc ấy, tôi bỗng quên mất rằng ông đang say.
Tôi còn chưa kịp định thần là thực hay mơ thì cha tôi về, ngay khi nhìn thấy bước đi liêu xiêu của ông ngoài cổng, tôi vội vàng nói: “Bố ơi, con đỗ rồi”. Đôi mắt đục của ông sáng lên kỳ lạ, ông đưa tay bắt tay tôi: “Chúc mừng, chúc mừng con”. Lúc ấy, tôi bỗng quên mất rằng ông đang say.
Tôi là người đầu tiên của làng quê nghèo khó ấy đỗ đại học, lại là trường Luật và đỗ với một số điểm rất cao, tôi trở thành cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong những câu chuyện của dân làng trong xóm. Tôi hạnh phúc khi làm được điều khiến ông mẹ tôi tự hào, hãnh diện, nhất là khi người ta vốn đã quen nhìn gia đình tôi với ánh mắt coi thường bởi có người chồng, người cha là Chí Phèo của làng.
Nhưng sau niềm vui ngắn ngủi, gia đình tôi lại phải đối mặt với nỗi lo nuôi tôi ăn học trong suốt 4 năm. Tôi biết, đó là gánh nặng với cha mẹ, những người chỉ biết sống dựa vào đồng ruộng. Trong cơn say, ông vẫn nói với giọng đầy tức tối: “Bọn nó đang bảo là ông say xỉn suốt ngày như thế thì làm sao nuôi được con đại học”.
Hàng tháng, cha mẹ gửi cho tôi 800 nghìn đồng từ tiền bán lúa, bán lợn con, bán rau và cả vay mượn hàng xóm, số tiền ấy chỉ đủ tôi trả tiền nhà và tiền ăn nhưng chưa bao giờ tôi xin thêm. Để có thêm thu nhập trang trải cho hàng trăm khoản khác, tôi đi làm thêm, ban đầu là dạy gia sư, rồi phát tờ rơi, phụ ở quán cơm, viết báo và giờ là giúp việc ở công ty luật.
Nhiều khi gọi điện về nhà, giọng lè nhè của ông trong điện thoại khiến tôi không khỏi ngao ngán, nhưng vẫn thấy nghẹn trong cổ họng khi ông hỏi: “Có còn tiền tiêu không?”. Năm nay tôi bước sang năm cuối của trường Luật Hà Nội, ông vẫn uống rượu và vẫn say triền miên, dù ông đã già và yếu đi nhiều, thời gian dài uống rượu đã phá hoại nhiều bộ phận trong cơ thể của ông.
Hơn nữa, ông còn mắc thêm chứng bệnh loạn thần do dùng rượu. Người khổ nhất vẫn là mẹ, hơn nửa cuộc đời bà trải dài theo những trận chửi mắng, đánh đập của ông. Và giờ đây, khi ở tuổi gần 60, bà vẫn bị những cơn ghen tuông từ bệnh hoang tưởng của ông hành hạ. Những ngày về quê nghỉ hiếm hoi, ông vẫn không tỉnh táo để bữa cơm của cả nhà được ngon miệng dù mẹ vẫn nói ông mong tôi về từng ngày.
Tôi xót xa chứng kiến những trận đay nghiến của ông dành cho mẹ với những câu mắng chửi thậm tệ từ một chuyện xấu xa nào đó về mẹ mà ông tưởng tượng ra. Nhiều khi nhìn mẹ ngồi trong bếp rơm rớm nước mắt nhưng vẫn an ủi tôi rằng: “Kệ ông, rượu nó chửi đấy mà”, tôi thương mẹ vô cùng. Nhiều khi thấy không thể chịu đựng nổi những câu chửi của ông, tôi vùng chạy ra ngoài, khóc nức nở, tôi thấy căm thù rượu đã biến ông trở thành con người như thế.
Nhưng sau niềm vui ngắn ngủi, gia đình tôi lại phải đối mặt với nỗi lo nuôi tôi ăn học trong suốt 4 năm. Tôi biết, đó là gánh nặng với cha mẹ, những người chỉ biết sống dựa vào đồng ruộng. Trong cơn say, ông vẫn nói với giọng đầy tức tối: “Bọn nó đang bảo là ông say xỉn suốt ngày như thế thì làm sao nuôi được con đại học”.
Hàng tháng, cha mẹ gửi cho tôi 800 nghìn đồng từ tiền bán lúa, bán lợn con, bán rau và cả vay mượn hàng xóm, số tiền ấy chỉ đủ tôi trả tiền nhà và tiền ăn nhưng chưa bao giờ tôi xin thêm. Để có thêm thu nhập trang trải cho hàng trăm khoản khác, tôi đi làm thêm, ban đầu là dạy gia sư, rồi phát tờ rơi, phụ ở quán cơm, viết báo và giờ là giúp việc ở công ty luật.
Nhiều khi gọi điện về nhà, giọng lè nhè của ông trong điện thoại khiến tôi không khỏi ngao ngán, nhưng vẫn thấy nghẹn trong cổ họng khi ông hỏi: “Có còn tiền tiêu không?”. Năm nay tôi bước sang năm cuối của trường Luật Hà Nội, ông vẫn uống rượu và vẫn say triền miên, dù ông đã già và yếu đi nhiều, thời gian dài uống rượu đã phá hoại nhiều bộ phận trong cơ thể của ông.
Hơn nữa, ông còn mắc thêm chứng bệnh loạn thần do dùng rượu. Người khổ nhất vẫn là mẹ, hơn nửa cuộc đời bà trải dài theo những trận chửi mắng, đánh đập của ông. Và giờ đây, khi ở tuổi gần 60, bà vẫn bị những cơn ghen tuông từ bệnh hoang tưởng của ông hành hạ. Những ngày về quê nghỉ hiếm hoi, ông vẫn không tỉnh táo để bữa cơm của cả nhà được ngon miệng dù mẹ vẫn nói ông mong tôi về từng ngày.
Tôi xót xa chứng kiến những trận đay nghiến của ông dành cho mẹ với những câu mắng chửi thậm tệ từ một chuyện xấu xa nào đó về mẹ mà ông tưởng tượng ra. Nhiều khi nhìn mẹ ngồi trong bếp rơm rớm nước mắt nhưng vẫn an ủi tôi rằng: “Kệ ông, rượu nó chửi đấy mà”, tôi thương mẹ vô cùng. Nhiều khi thấy không thể chịu đựng nổi những câu chửi của ông, tôi vùng chạy ra ngoài, khóc nức nở, tôi thấy căm thù rượu đã biến ông trở thành con người như thế.
Sau những ngày nghỉ ở quê, khi lên Hà Nội học tôi càng có nhiều quyết tâm hơn. Tôi vẫn cố gắng chăm chỉ học hành để hoàn thành năm cuối với kết quả tốt nhất, và cần mẫn làm việc không công cho nhiều văn phòng luật sư.
Dù rất vất vả với khối lượng công việc luôn khiến đầu tôi nổ tung, dù nhiều khi còn chịu ấm ức khi hứng chịu những trận mắng oan của sếp, dù vẫn thường bị các anh chị nhân viên trong công ty sai vặt, nhưng chưa bao giờ tôi có ý định bỏ cuộc, bởi tôi hiểu mình đang làm điều cần thiết nhất cho tương lai của mình.
Những thứ mà tôi nhận được từ công việc nhiều áp lực này không phải là lương, mà chính là kinh nghiệm thực tế, là kỹ năng nghề nghiệp, những thứ mà giáo trình và thư viện không hề có. Với sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn mong muốn có được vị trí của một nhân viên chính thức ở công ty luật danh tiếng sau khi ra trường.
Dù rất vất vả với khối lượng công việc luôn khiến đầu tôi nổ tung, dù nhiều khi còn chịu ấm ức khi hứng chịu những trận mắng oan của sếp, dù vẫn thường bị các anh chị nhân viên trong công ty sai vặt, nhưng chưa bao giờ tôi có ý định bỏ cuộc, bởi tôi hiểu mình đang làm điều cần thiết nhất cho tương lai của mình.
Những thứ mà tôi nhận được từ công việc nhiều áp lực này không phải là lương, mà chính là kinh nghiệm thực tế, là kỹ năng nghề nghiệp, những thứ mà giáo trình và thư viện không hề có. Với sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn mong muốn có được vị trí của một nhân viên chính thức ở công ty luật danh tiếng sau khi ra trường.
Giờ đây, tôi chỉ mong năm học cuối cùng qua nhanh hơn để tôi có thể đi làm, kiếm tiền và tự nuôi sống bản thân, khiến cha mẹ không phải oằn lưng kiếm từng đồng nuôi tôi ăn học. Nhưng hơn hết, tôi muốn chữa khỏi chứng bệnh loạn thần của ông, và tìm cách cai nghiện rượu cho ông.
Tôi muốn đưa ông ra khỏi những cơn say, ông đã say một nửa cuộc đời rồi. Tôi muốn ông được tỉnh táo để nhận ra mẹ con tôi chưa bao giờ ghét ông, và mẹ tôi là người đàn bà tuyệt vời nhất trong cuộc đời này.
Tôi muốn đưa ông ra khỏi những cơn say, ông đã say một nửa cuộc đời rồi. Tôi muốn ông được tỉnh táo để nhận ra mẹ con tôi chưa bao giờ ghét ông, và mẹ tôi là người đàn bà tuyệt vời nhất trong cuộc đời này.
Vũ Thị Ngọc Lan
Từ ngày 15/5 đến 15/8, các bạn trong độ tuổi 15-30 có thể tham gia cuộc thi viết "Ước mơ của tôi" do VnExpress.net, iOne.net và Trung tâm đào tạo mỹ thuật đa phương tiện FPT-Arena phối hợp tổ chức. Trong bài thi, bạn có thể kể về những ước mơ lớn lao như trở thành người nổi tiếng hoặc bình dị như đỗ đại học, có được nghề nghiệp đúng sở thích, được khám phá danh lam thắng cảnh... Bạn cũng có thể viết về hành trình để biến ước mơ thành hiện thực, quyết tâm thay đổi cuộc sống chính mình. Bài viết dài không quá 2.000 từ. Một người có thể gửi nhiều bài dự thi. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét