(GDVN) - Và đến giờ, có lẽ, sống chậm, sống hữu ích, sống không cần 24/7 kết nối với toàn cầu, sống vì lợi ích cộng đồng mới là điều nước Mỹ cần hơn bao giờ hết.
Tôi được đọc hầu hết các cuốn sách Tom viết khi ở Việt Nam, trừ cuốn mới ra gần đây năm 2016 – “Xin cảm ơn, vì bạn đã đến muộn”, nhưng với chia sẻ của cuốn này, tôi được nghe, được hiểu trong bối cảnh của một người nước ngoài ở Mỹ được 3 năm, không đủ ngắn và không đủ lâu…
Điều tôi muốn chia sẻ những cảm nhận cá nhân về những tư duy của Tom qua các cuốn sách của mình về giáo dục Mỹ.
Bản thân Tom là người thích học, thích viết lách từ nhỏ. Trong buổi nói chuyện tại hội nghị toàn cầu về giáo viên 2017, Tom có nhắc đến vợ và con gái, cả hai đều là những nhà giáo và trực tiếp làm việc nhiều năm trong môi trường giáo dục.
Có lẽ điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến những nội dung mà Tom viết trong các cuốn sách của mình, mặc dù cuốn nào cũng đề cập đến kinh tế - xã hội và vị thế của Mỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa, một hoàn cảnh hoàn toàn do Mỹ chủ động tạo dựng nên cho cả thế giới.
Câu hỏi thú vị nhất, có lẽ ở cuốn Từng là bá chủ, là “Nước Mỹ bị tụt hậu trong thế giới mình tạo ra như thế nào và Làm sao để quay trở lại”, có lẽ phần nào được lý giải qua các câu chuyện và chính sách về giáo dục Tom có đề cập đến trong các cuốn sách của mình.
Có lẽ điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến những nội dung mà Tom viết trong các cuốn sách của mình, mặc dù cuốn nào cũng đề cập đến kinh tế - xã hội và vị thế của Mỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa, một hoàn cảnh hoàn toàn do Mỹ chủ động tạo dựng nên cho cả thế giới.
Câu hỏi thú vị nhất, có lẽ ở cuốn Từng là bá chủ, là “Nước Mỹ bị tụt hậu trong thế giới mình tạo ra như thế nào và Làm sao để quay trở lại”, có lẽ phần nào được lý giải qua các câu chuyện và chính sách về giáo dục Tom có đề cập đến trong các cuốn sách của mình.
Thế giới phẳng
Ở những trang cuối của Thế giới phẳng, Tom có chia sẻ về cô con gái vào đại học mùa thu năm 2004.
Trong khi con gái thì đầy hứng khởi, Tom lại ghi nhận đây như một ngày buồn nhất của mình [1], bởi Tom cảm nhận như việc Tom và vợ đã đưa con gái đến với một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới “nguy hiểm” hơn thế giới vào lúc cô con gái được sinh ra.
Làm sao giáo dục đại học có thể sống sót? |
Theo Tom, trong một thế giới phẳng, chúng ta luôn có những cơ hội mới, thách thức mới và cùng với nó, những nguy hiểm mới, nhất là với người dân Mỹ, bởi “dù chúng ta không có những láng giềng xấu, họ lại có thể thăm viếng chúng ta”.
Điều duy nhất quan trọng trong thế giới phẳng này chính là khả năng sáng tạo, khả năng bạn là duy nhất và có khả năng kết nối các thiết bị, các công cụ để tạo ta một cách sáng tạo những sản phẩm, những cơ hội và những lợi nhuận…mà điều này đòi hỏi những thế hệ biết mơ ước, biết tỉnh giấc vào mỗi sáng để có thể, không chỉ là mơ ước, mà phải hành động theo những mơ ước đấy của mình vào mỗi ngày.
Tuy nhiên, để trở thành những con người biết mơ ước và hành động theo ước mở của mình, giáo dục Mỹ đã chuẩn bị gì cho thế hệ trẻ?
Trong "Thế giới phẳng", Tom đã nêu ra 10 lực đẩy tạo nên một thế giới phẳng, không còn biên giới, mà một trong những lực đẩy đó là internet và hệ thống world-wide-web, tạo dựng nên một nguồn mở (open-sourcing) để biến cả thế giới thành cộng đồng hợp tác tự tổ chức.
Theo đó, những ứng dụng như facebook, instagram , skype, google, linkedin…đã biến tất cả mọi người trên thế giới hội tụ, cùng hợp tác, cùng kinh doanh, cùng cạnh tranh, và cùng chia sẻ.
Người sáng tạo ra world-wide-web, là một sinh viên của Berkeley, do chán nản và mệt mỏi khi không tìm thấy sự kết nối giữa những gì được học trong lớp và những sáng tạo mà internet có thể kết nối.
Behlendoft cùng những người bạn đã nghĩ ra cách để tạo nên nguồn mở Apache, bằng việc tự viết những bản phần mềm có nguồn mở được sử dụng bởi tất cả cộng động internet, và theo sự tài trợ của IBM, một hãng hàng đầu vào thời điểm những năm 1994-1999.
Điều này thật kỳ diệu với tất cả mọi người, và thế là, trong thế giới với nguồn mở, ai cũng có thể thiết kế ứng dụng và tạo ra những sự khác biệt.
Cạnh tranh đến với tất cả, cũng như cung cấp dữ liệu, khả năng cho tất cả, dựa trên nguồn mở giống như một kênh hạ tầng đủ tốt cho tất cả.
Từ nguồn mở Apache, những chương trình ứng dụng như Wiki, GNU (dưới tên của chương trình Free Software Movement), rồi đến Linux, và gần đây là các chương trình MOOCs do các đại học Harvard và Stanford thiết kế cho toàn thế giới học tập theo các kiến thức xuất sắc mà thường dành cho số ít những sinh viên ưu tú, nay đã có thể dành cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, miễn là có internet và máy tính (hay điện thoại thông minh).
Mô hình của những thành công trong công nghệ, như Apache, hay trước đó, là Microsoft, Apple đã làm nên nước Mỹ của thế kỷ 20.
Tư vấn du học lừa đảo – liệu Việt Nam có đang “học” Trung Quốc? |
Giáo dục đại học đã tạo nên nền tảng cho những sinh viên ưu tú, không hề cần đến bằng cấp, dù là Tiến sỹ, họ đã lao vào tìm kiếm và sáng tạo nên những ứng dụng thay đổi cả thế giới.
Đây chính là sức mạnh của sáng tạo, sức mạnh của nước Mỹ mà cho đến giờ, chưa nước nào có thể thay thế.
Câu chuyện về sức mạnh của internet biến đổi thế giới, cùng với các lực đẩy của thương mại quốc tế, khi Trung Quốc tham gia tổ chức WTO với sự hậu thuẫn của Mỹ, cũng được phản ánh xuyên suốt Thế giới phẳng.
Trung Quốc đã trở thành một phần không tách rời của thế giới phẳng mà Tom mô tả, trong đó, mọi thứ được làm với tốc độ nhanh hơn, giá thành rẻ hơn, tiền chuyên chở cạnh tranh hơn, mà hầu hết đều “Made in China”.
Trong khi những gì ưu tú của Trung Quốc đều đi theo chiều ngược lại, những nhân tài của Trung Quốc đến Mỹ học và làm việc, những người giàu có của Trung Quốc mua đất đai, nhà cửa và đầu tư ở Mỹ.
Vậy, thế giới phẳng có thực sự hay đến vậy hay không?
Từng là bá chủ
Tom viết cuốn "Thế giới phẳng" và xuất bản năm 2005. Chỉ sau 5 năm, năm 2011, ông viết tiếp cuốn “Từng là bá chủ - Nước Mỹ bị tụt hậu ngay trong thế giới mình tạo ra như thế nào và làm sao để quay trở lại”.
Với thế giới phẳng, hóa ra, tốc độ “tụt hậu”, như Tom nêu ra, lại xảy ra nhanh quá, hoặc nó đã xảy ra vào những năm 2000, nhưng chờ Tom viết ra vào năm 2011.
Một câu chuyện mà nhiều nhà nghiên cứu đều nói đến “…nước Mỹ chúng ta đã đánh mất động lực lớn lao [vị thế cường quốc của mình]” [2]
Khái niệm “trung bình” đã hết thời ở cuộc cách mạng công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hóa trở nên gay gắt, đến mức gạt bỏ chính những người Mỹ ra khỏi những công việc mà họ đã làm trong nhiều năm qua.
Khái niệm “trung bình” đã hết thời ở cuộc cách mạng công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hóa trở nên gay gắt, đến mức gạt bỏ chính những người Mỹ ra khỏi những công việc mà họ đã làm trong nhiều năm qua.
“Lại là Trung Quốc”, theo như Tom viết trong "Từng là bá chủ".
Để ứng phó với tình huống người Mỹ bị mất việc, một loạt các công việc gây dựng lại cảm hứng sáng tạo và giá trị gia tăng được đề ra và thực thi trong toàn bộ hệ thống giáo dục Mỹ.
Ví dụ điển hình về khơi nguồn sáng tạo cho sinh viên trong đại học Mỹ chính là Steve Jobs – Apple. Trong diễn văn Steve đọc năm 2005 ở Stanford, ông đã khẳng định:
Để ứng phó với tình huống người Mỹ bị mất việc, một loạt các công việc gây dựng lại cảm hứng sáng tạo và giá trị gia tăng được đề ra và thực thi trong toàn bộ hệ thống giáo dục Mỹ.
Ví dụ điển hình về khơi nguồn sáng tạo cho sinh viên trong đại học Mỹ chính là Steve Jobs – Apple. Trong diễn văn Steve đọc năm 2005 ở Stanford, ông đã khẳng định:
“Sau 6 tháng đại học, tôi không thấy việc học đem lại giá trị gì. Tôi không biết mình muốn làm gì, cũng không biết học đại học sẽ giúp tôi tìm ra câu trả lời đó như thế nào.
Trường đại học chỉ là nơi tôi tiêu hết số tiền mà cha mẹ tôi đã dành dụm cả đời… Khi bỏ học, tôi không phải tham gia những môn học bắt buộc mà tôi không ưa nữa, và tôi có thể học những thứ tôi thấy thú vị.
Nếu tôi không bỏ học để theo học lớp viết chữ, thì máy Mc sẽ chẳng bao giờ có nhiều kiểu chữ đến thế”.
Bài phát biểu thực sự gây tiếng vang lớn cho tất cả, truyền đi thông điệp rằng “sáng tạo tóm lại chỉ là kết nối mọi thứ, những thứ đã tồn tại, nhưng những người khác không bao giờ nghĩ là có thể kết nối”. [3]
Cuộc chiến trong chính sách giáo dục Mỹ |
May mắn thay, sau đó rồi, nhiều nhà giáo dục và trường học đã xây dựng những chương trình khuyến khích và phát triển sáng tạo trong lớp học, dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau.
Những làn sóng sáng tạo, từ cấp phổ thông và từ những việc đơn giản, làm sao để kiếm ra tiền đã được dạy.
Môn học kinh doanh là “sự kết hợp giữa toán, tiếng Anh, kỹ năng kinh doanh và những chuyến tham quan đến chợ buốn bán” [4], đến Làn sóng đỏ sáng tạo trong đại học, nơi đang cố gắng dạy cho sinh viên khả năng sáng tạo và tư duy phản biện, thông qua các trại sáng tạo, phòng thí nghiệm ý tưởng, trở thành người sáng tạo, người dẫn đầu…
Những phẩm chất như kiên nhẫn, lòng tin, quyền tự chủ, tự khuyến khích, đứng lên từ thất bại… đã được học qua các chương trình giả định, chơi mà học, học mà chơi, nhằm rèn luyện khả năng thích ứng với những thách thức mà tương lai các em sẽ gặp phải.
Trong toàn bộ các phẩm chất và kỹ năng cần thiết của con người tương lai, biết mơ ước, kỹ năng tính toán và khả năng giao kết xã hội là những nền tảng quyết định sự thành công của một cá nhân.
Và điều này cũng vừa được khẳng định bởi Diễn đàn kinh tế thế giới 2017 vừa qua.
Thực tế của giáo dục Mỹ mà Tom đang mô tả là ¼ số học sinh muốn gia nhập quân đội Mỹ đã thi trượt đầu vào cho thấy phần nào bức tranh khá ảm đạm của hệ thống giáo dục, nơi đã đào tạo ra những học sinh tốt nghiệp phổ thông mà không thể trả lời những câu hỏi cơ bản về toán, khoa học và đọc hiểu.
Trong bài phát biểu trước Hội đồng Quan hệ Quốc tế (10/2010), Bộ trưởng Bộ giáo dục đã cảnh báo về tình trạng tụt hậu của nước Mỹ về giáo dục:
“Chỉ một thế hệ trước, Mỹ có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học cao nhất thế giới.
Ngày nay, 8 nước khác, trong đó có Hàn quốc có tỷ lệ thanh viên có bằng đại học cao hơn chúng ta. Điều này vừa thiếu bền vững về mặt kinh tế, vừa không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. …Chúng ta đang gặp rắc rối”[5].
Xin cảm ơn, vì bạn đã đến muộn
Trong bối cảnh khá phức tạp của bầu cử năm 2016, việc Tom ra mắt cuốn “Xin cảm ơn, vì bạn đã đến muộn” có lẽ rất đúng thời điểm, theo quan điểm cá nhân tôi.
Có lẽ, sau những hào hứng của một “Thế giới phẳng”, của “Lexus và Cây Ô liu”, của “Từng là Bá chủ”, và đến nay, do chưa tìm ra được những giải pháp phù hợp cho một nước Mỹ mới, vòng xoay của thế giới phẳng đã làm Tom thừa nhận, “Tôi đã cổ vũ quá khích cho một thế giới phẳng”.
Và đến giờ, Tom lại nhìn thấy có lẽ, sống chậm, sống hữu ích, sống không cần 24/7 kết nối với toàn cầu, sống vì lợi ích cộng đồng mới là điều nước Mỹ cần hơn bao giờ hết.
Bản chất, thế giới có thể phẳng hay không phẳng, nó không phụ thuộc thuần túy vào công nghệ và internet, vì đơn giản, có những nước đã tự tạo ra sân chơi cho mình, dựa trên công nghệ nền tảng của Mỹ, và buộc các công ty Mỹ phải chơi theo “luật” của mình…
“Thời khắc Sputnik” cho giáo dục khoa học trong thời đại 4.0 |
Hãy nhìn Trung Quốc và hệ thống Taobao của họ. Hãy nhìn Alibaba, và nhiều hơn nữa. Trung Quốc đã đến thời của mình chăng, khi họ có thể mua cả thế giới?
Úc, Đức và ngay cả Mỹ đang nhìn những đợt sóng mua bán công ty công nghệ với nguồn vốn hay người chủ từ Trung Quốc với ánh mắt nghi ngại…
Không chỉ công nghệ, Trung Quốc mua đất đai, tài nguyên, hãng phim, trường học, và tất cả những gì có thể mua được.
Không chỉ mua ở châu Phi nghèo đói, Trung Quốc đã vươn đến gần hết các nước châu Âu, châu Mỹ La tinh, và ngay cả nước Mỹ. Khó mà tìm được sản phẩm không phải là “made in China” ở Mỹ và các nước, dù là phát triển hay đang phát triển.
Không chỉ mua ở châu Phi nghèo đói, Trung Quốc đã vươn đến gần hết các nước châu Âu, châu Mỹ La tinh, và ngay cả nước Mỹ. Khó mà tìm được sản phẩm không phải là “made in China” ở Mỹ và các nước, dù là phát triển hay đang phát triển.
Đấy có lẽ là lý do mà Tom viết về "Từng là bá chủ" năm 2011, nhưng đến nay (2016), Tom lại viết về khả năng tự điều chỉnh trong một thế giới bất định, thế giới mà ai cũng có thể là nhà báo, người điều tra, người tư vấn, người bán hàng “xuyên thế giới”.
Mô hình tự làm chủ, tự kiếm việc và tự quản trị dịch vụ và công việc của mình đang được đề cao cho xu hướng làm việc từ nay đến 2030, khi mà kinh tế tự động hóa, khi mà trí tuệ thông minh, và robot có thể thay thế hơn 50% số việc chúng ta đang làm.
Những ám ảnh về thất nghiệp, về trợ cấp xã hội trả thay lương, những xã hội tự động toàn bộ, và lúc đó, liệu đến thời điểm dành cho “người với người sống để thương nhau” [6]?
Những ám ảnh về thất nghiệp, về trợ cấp xã hội trả thay lương, những xã hội tự động toàn bộ, và lúc đó, liệu đến thời điểm dành cho “người với người sống để thương nhau” [6]?
Đi theo xu hướng này, mô hình học tập MOOCs, e-learning đang được khởi xướng và phát triển toàn cầu.
Các mô hình của edX, University of People, học tập online đang trên đà phát triển, mà theo ví dụ điển hình về thị trường ở Trung Quốc (lại là Trung Quốc), trong 2 năm (2014-2016), chỉ từ 1,5 triệu người học online ở Trung Quốc đã vươn lên con số 10 triệu người, theo báo cáo của ICEF.
Tôi không rõ con số này được đo lường như thế nào, nhưng nếu với cuốn “Xin cảm ơn, vì bạn đã đến muộn”, có lẽ cũng cần nhìn nhận lại về giáo dục và thị trường giáo dục cho một tương lai mà tất cả tri thức là nguồn mở và được chia sẻ.
Tôi không rõ một thị trường online được thúc đẩy phát triển có làm “đổ vỡ” một nền giáo dục truyền thống, mà con người được con người dạy dỗ, để trở thành một con người đúng nghĩa hay không?
Do bởi, ngay ở nước Mỹ, các chương trình học online hiện cũng chưa chứng minh được tính hữu ích cho khả năng phát triển học tập của học sinh, thì không rõ, với các nước khác, liệu có gì khác chăng?
Một tuyên bố gần đây của một chủ tịch ngân hàng về giáo dục, “Chúng ta đang sản sinh ra những thế hệ không có tương lai”, vì những gì chúng ta đang dạy hoàn toàn không đúng và có lẽ không đủ cho thế hệ tương lai có cơ hội để nắm bắt.
Vậy, “đến chậm” hay hãy sống chậm lại, hãy phát triển vừa đủ, hãy khích lệ cách sống nhân bản và vì số đông cộng đồng mà Tom viết trong “Xin cảm ơn, vì bạn đã đến chậm”, liệu có gợi mở cho chúng ta bài học giáo dục gì chăng?
Tài liệu tham khảo:
[1] The world is flat – Page 468
[2] Từng là bá chủ - Trang 30
[3] Từng là bá chủ - Trang 175
[4] Từng là bá chủ - Trang 178
[5] Từng là bá chủ - Trang 258
[6] Trịnh Công Sơn
[1] The world is flat – Page 468
[2] Từng là bá chủ - Trang 30
[3] Từng là bá chủ - Trang 175
[4] Từng là bá chủ - Trang 178
[5] Từng là bá chủ - Trang 258
[6] Trịnh Công Sơn