Yêu tiếng Việt - hãy bắt đầu bằng viết đúng chính tả
---------------------
TT - Năm đầu tiên học đại học, giờ học tiếng Pháp, sau khi kiểm tra bài cũ hết một lượt học sinh, cô giáo gọi tên khoảng mười bạn, lần lượt đọc cho cô nghe đoạn văn sau: “Lúa nếp là lúa nếp làng, lúa lên lớp lớp lòng lợn no nê”. Không một bạn nào đọc đúng. Cô giáo cho nghỉ, bảo bao giờ đọc đúng tất cả những từ tiếng Việt ấy thì hãy học giờ tiếng Pháp của cô.
Lúc ấy, chúng tôi chỉ thấy cô giáo có phương pháp gì mà buồn cười quá, nhưng ngẫm ra mới thấy nếu phát âm sai tiếng Việt cũng có nghĩa sẽ phát âm sai một số từ tiếng Pháp nghe rất phản cảm.
Ngồi gần tôi có hai cậu bạn người Bắc Ninh và Bắc Giang. Hai cậu nói chuyện, kể cả viết, đều nhầm lẫn chính tả, đặc biệt là “l” và “n”. Tôi nói: “Sao thầy cô của cậu ở phổ thông không sửa cho?”. Bạn ấy bảo: “Thầy cô tớ cũng nói thế”. “Thế còn bố mẹ cậu?”. “Bố mẹ tớ cũng nói thế. Ở quê tớ ai cũng nói thế nên chẳng biết ai đúng, ai sai”. Thế rồi từ đó trong mỗi lần nói chuyện, gặp chữ nói nhầm tôi nhắc nhở ngay. Vậy mà phải hết gần mấy năm đại học các bạn ấy mới không còn nói nhầm nữa.
Tôi nhớ ngày chúng tôi đi học, phần tiếng Việt (từ ngữ) sách giáo khoa viết rất rõ phần này: phân biệt dấu hỏi, ngã, nặng, sắc, huyền...; phân biệt l với n, l với d, ch với tr, r với d, gi; s với x... tất cả những âm tiết dễ nhầm lẫn đều có ví dụ để phân biệt rất cụ thể. Tôi thấy chỉ cần học hết những điều cơ bản ấy thì khi viết văn bản không thể nhầm lẫn dù nói theo phương ngữ nào. Bởi vậy, cần nhấn mạnh đến nền tảng giáo dục, nhất là ở bậc tiểu học về việc viết đúng chính tả tiếng Việt.
Vậy mà thích thú, say sưa lắm! Sau này khi học đại học, đi làm tháng lương đầu tiên được có mấy trăm nghìn đồng, việc đầu tiên là tôi tìm mua một cuốn Từ điển tiếng Việt để lúc cần viết một văn bản gì đó hoặc đọc sách gặp từ nào không hiểu tra luôn. Không chỉ để viết mà muốn đọc hiểu, theo tôi, cũng cần phải am hiểu tiếng Việt thì mới hiểu được người khác muốn nói gì, viết gì.
Bây giờ phương tiện truyền thông hiện đại, một cái nhấp chuột sẽ tìm được ngay những thứ mình cần, vậy mà sao vốn tiếng Việt lại cứ nghèo đi? Những lá thư dán tem ngày xưa đến tay người nhận là thấm đẫm mồ hôi của người đưa thư và cả những trăn trở câu chữ của người viết. Còn bây giờ thư điện tử một tích tắc đã đến nơi, giản tiện hơn nhưng hình như cũng trống rỗng và sáo mòn hơn?
Đã bao giờ bạn nhận được một tin nhắn điện thoại có đầy đủ cấu trúc ngữ pháp (dấu chấm, phẩy, dấu hỏi, chấm cảm, chữ đầu tiên của dòng thì viết hoa) chưa, hay chỉ là vừa đọc vừa đoán với những suy luận đôi khi dở khóc dở cười. Dẫu biết đã dùng phương tiện ấy là để tiện lợi, cần gì phải câu nệ nữa, nhưng mỗi khi nhận được những tin nhắn như vậy cảm giác của tôi vẫn thật lạ, khó tả. Chưa kể những tin nhắn của tuổi mới lớn bây giờ chắc tôi không thể nào suy luận nổi.
Yêu tiếng Việt sẽ bắt đầu từ những điều nhỏ lắm, trong những lời nói hằng ngày của bố mẹ, ông bà với con cháu trong gia đình. Con trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn xưa rất nhiều, những câu hỏi tại sao ngây thơ nhưng nếu được giải thích bằng từ ngữ tiếng Việt đa dạng, phong phú sẽ giúp con hiểu thấu đáo hơn, vốn từ của con cũng sẽ phong phú hơn. Hiểu tiếng Việt, yêu tiếng Việt, tôi tin chắc lớp trẻ lớn lên sẽ ít chịu tác động của sự lai căng ngôn ngữ.
-----tuoitre.vn-----
31/07/2010
17 thg 8, 2010
Một ngày và Đời người
“Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên”
Hãy viết 1 bài văn khoảng 500 chữ (hai trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
-------------------
Nêu được vấn đề
-Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của 1 ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỡi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng , ý nghĩa của 1 đời người
-Thực chất, ý nghĩa câu nói là: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quý giá, đừng lãng phí thời gian
-Thời gian là 1 điều kiện quan trọng để tạo nên c/s của con người. Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc…
-Một ngày ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bảnthân , cho XH: học tập, lao động…Có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn.(Dẫn chứng…)
-Sự so sánh 1 ngày với 1 đời người còn thể hiện y nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; cón hiều việc nhỏ là cơ sở để tạo thành những việc lớn.
(Dẫn chứng…)
Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hàng ngày
Phê phán kẻ lãng phí thời gian, dùng thgian khôg đúng cách…
- Phải biết quí trong th gian vì đời người hữu hạn
- Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày
Th/ gian trôi nhanh, 1 đi không trở lại, không chờ đợi ai cần kiểm soát th gian bằng kế hoạch làm việc và những việc làm có ý nghĩa.
Hãy viết 1 bài văn khoảng 500 chữ (hai trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
-------------------
Nêu được vấn đề
-Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của 1 ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỡi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng , ý nghĩa của 1 đời người
-Thực chất, ý nghĩa câu nói là: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quý giá, đừng lãng phí thời gian
-Thời gian là 1 điều kiện quan trọng để tạo nên c/s của con người. Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc…
-Một ngày ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bảnthân , cho XH: học tập, lao động…Có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn.(Dẫn chứng…)
-Sự so sánh 1 ngày với 1 đời người còn thể hiện y nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; cón hiều việc nhỏ là cơ sở để tạo thành những việc lớn.
(Dẫn chứng…)
Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hàng ngày
Phê phán kẻ lãng phí thời gian, dùng thgian khôg đúng cách…
- Phải biết quí trong th gian vì đời người hữu hạn
- Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày
Th/ gian trôi nhanh, 1 đi không trở lại, không chờ đợi ai cần kiểm soát th gian bằng kế hoạch làm việc và những việc làm có ý nghĩa.
Sống có ích
Hãy viết bài văn khoảng hai trang giấy thi trình bày quan niệm của em về vấn đề Sống có ích .
---------------
1. Về kỹ năng: HS biết vận dụng các thao tác của bài NLXH để viết bài văn. Bài viết rõ ràng khúc chiết. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Bài có chia đoạn hợp lí, độ dài vừa phải. Không mắc lỗi chính tả…
2. Về kiến thức: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Giải thích: “Sống có ích”: lối sống tích cực phù hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động việc làm (giá trị vật chất), những tình cảm tốt đẹp (giá trị tinh thần) đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cho cộng đồng.
- Bình: Lối sống có ích là lối sống đúng, đẹp rất đáng khen.
Lối sống có ích đem lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người.
Lối sống có ích giúp ta có một cuộc sống sung túc, ấm no, tốt đẹp
Lối sống có ích giúp ta vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, tránh sa ngã, hư hỏng, buồn chán.
Sống có ích sẽ được xã hội thừa nhận, tuyên dương…
Những tấm gương tiêu biểu như Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Thầy Nguyễn Ngọc Kí, Bill Gates…
- Luận: Phê phán những người sống vô ích, sống bám, sống ỷ lại, lười nhác, sống trên sức lao động của người khác…
- PHHĐ:
Trong học tập: chăm chỉ siêng năng, chủ động sáng tạo…
Trong tu dưỡng rèn luyện đạo đức: ý thức rõ giá trị của sống có ích, cố gắng sống tích cực mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội, phải kết hợp hài hòa giữa hành động và lời nói, không nói suông…
---------------
1. Về kỹ năng: HS biết vận dụng các thao tác của bài NLXH để viết bài văn. Bài viết rõ ràng khúc chiết. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Bài có chia đoạn hợp lí, độ dài vừa phải. Không mắc lỗi chính tả…
2. Về kiến thức: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Giải thích: “Sống có ích”: lối sống tích cực phù hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động việc làm (giá trị vật chất), những tình cảm tốt đẹp (giá trị tinh thần) đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cho cộng đồng.
- Bình: Lối sống có ích là lối sống đúng, đẹp rất đáng khen.
Lối sống có ích đem lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người.
Lối sống có ích giúp ta có một cuộc sống sung túc, ấm no, tốt đẹp
Lối sống có ích giúp ta vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, tránh sa ngã, hư hỏng, buồn chán.
Sống có ích sẽ được xã hội thừa nhận, tuyên dương…
Những tấm gương tiêu biểu như Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Thầy Nguyễn Ngọc Kí, Bill Gates…
- Luận: Phê phán những người sống vô ích, sống bám, sống ỷ lại, lười nhác, sống trên sức lao động của người khác…
- PHHĐ:
Trong học tập: chăm chỉ siêng năng, chủ động sáng tạo…
Trong tu dưỡng rèn luyện đạo đức: ý thức rõ giá trị của sống có ích, cố gắng sống tích cực mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội, phải kết hợp hài hòa giữa hành động và lời nói, không nói suông…
Học đi đôi với Hành
Bác Hồ có dạy: “Học với hành phải đi đôi”. Anh (chị) suy nghĩ gì về lời dạy trên.
-----------
Giới thiệu và nêu được vấn đề.
HỌC là tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm trong nhà trường, trong cuộc sống.
HÀNH là vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã học vàothực hành, vào thực tiễn.
Học với hành là hai vấn đề đi đôi không thể tách rời nhau.
- Ý kiến của Bác về mối quan hệ giữa học với hành là hoàn toàn đúng đắn. Đó là kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế cuộc sống.
- “Học” mà không “hành” thì vô ích vì “hành” là mục đích là kết quả của việc “học”. Tiếp thu kiến thức, lý thuyết mà không vận dụng vào thực tế thì việc học trở thành vô ích. (Dẫn chứng ví dụ)
- “Hành” mà không “học” thì khó thành công vì muốn làm được việc cần phải có lý thuyết, kinh nghiệm soi sáng. Nếu không có kiến thức thì làm việc gì cũng dễ lúng túng, thất bại. (dẫn chứng)
-“Học” với “hành” phải đi đôi. Đây là kinh nghiệm lịch sử của cả nhân loại.
-Thực tế cuộc sống, vì điều kiện khách quan nên có khi chỉ học lý thuyết suông còn thực hành thì ít được quan tâm.
- Hiện nay, do cơ sở vật chất còn hạn chế nên việc thực hành của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Còn một số học sinh chưa ý thức được lợi ích của việc “Học với hành phải đi đôi”.
Bản thân học sinh kết hợp học với hành như thế nào? (Ở lớp lắng nghe thầy cô giảng bài, nắm vững lý thuyết. Về nhà vận dụng lý thuyết đã học để làm bài tập, từ đó kiến thức được nâng cao…
Lời dạy của Bác Hồ: “Học với hành phải đi đôi” có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với việc dạy và học. Đó là nguyên lý, phương châm giáo dục, là phương pháp học tập của chúng ta.
-----------
Giới thiệu và nêu được vấn đề.
HỌC là tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm trong nhà trường, trong cuộc sống.
HÀNH là vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã học vàothực hành, vào thực tiễn.
Học với hành là hai vấn đề đi đôi không thể tách rời nhau.
- Ý kiến của Bác về mối quan hệ giữa học với hành là hoàn toàn đúng đắn. Đó là kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế cuộc sống.
- “Học” mà không “hành” thì vô ích vì “hành” là mục đích là kết quả của việc “học”. Tiếp thu kiến thức, lý thuyết mà không vận dụng vào thực tế thì việc học trở thành vô ích. (Dẫn chứng ví dụ)
- “Hành” mà không “học” thì khó thành công vì muốn làm được việc cần phải có lý thuyết, kinh nghiệm soi sáng. Nếu không có kiến thức thì làm việc gì cũng dễ lúng túng, thất bại. (dẫn chứng)
-“Học” với “hành” phải đi đôi. Đây là kinh nghiệm lịch sử của cả nhân loại.
-Thực tế cuộc sống, vì điều kiện khách quan nên có khi chỉ học lý thuyết suông còn thực hành thì ít được quan tâm.
- Hiện nay, do cơ sở vật chất còn hạn chế nên việc thực hành của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Còn một số học sinh chưa ý thức được lợi ích của việc “Học với hành phải đi đôi”.
Bản thân học sinh kết hợp học với hành như thế nào? (Ở lớp lắng nghe thầy cô giảng bài, nắm vững lý thuyết. Về nhà vận dụng lý thuyết đã học để làm bài tập, từ đó kiến thức được nâng cao…
Lời dạy của Bác Hồ: “Học với hành phải đi đôi” có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với việc dạy và học. Đó là nguyên lý, phương châm giáo dục, là phương pháp học tập của chúng ta.
Tài và Đức
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa tài và đức.
----------------------
Giải thích khái niệm:
+ Tài: tài năng, năng lực, kỹ năng kỹ xảo của con người trong lao động. Tài là kết quả của nhiều yếu tố : năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong học tập, sự chăm chỉ rèn luyện trong lao động và cuộc sống. Tài biểu hiện trong lao động chân tay và lao động trí óc.
+ Đức: đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách của một con người. Đức là kết quả của nhiều yếu tố: bản chất thiên phú, môi trường sinh sống, học tập trong gia đình, nhà trường xã hội, công phu trau dồi, tu dưỡng bản thân được soi sáng bởi một lý tưởng. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động của con người và trở thành một lẽ sống đẹp.
Nghị luận mối quan hệ khắng khít giữa tài và đức:
+ Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn. Họ có thể được nhiều người nể phục. Nhưng họ dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con người (người con bất hiếu, học trò bất xứng, công dân phạm pháp).
+ Có đức mà không có tài cũng là người không trọn vẹn. Người có đức thường được mọi người kính trọng. Nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành được nhiệm vụ và khó có kết quả cao trong công việc.
+ Đức và tài có quan hệ gắn bó nhau. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc. Thiếu đức, tài sẽ giống như quả bóng không được sợi dây níu giữ: quả bóng không càng bay cao càng dễ vỡ, quả bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài được nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng.
+ Trước đây, cha anh ta quan niệm tài và đức là chuyên và hồng. Hồ chủ tịch cũng từng nói : có tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức có tài là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia.
Bài học được rút ra:
+ Về nhận thức: thấy được mối quan hệ gắn bó khắng khít giữa tài và đức; ngày nay, tài là kỹ năng nghề nghiệp, óc sáng tạo; đức là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước, yêu người, phấn đấu cho lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc.
+ Về tình cảm: tình cảm làm cơ sở cho sự rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng cho đức và tài là tình cảm chân thật yêu nước, yêu người.
+ Có quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân trở thành người thật sự có tài, có đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
----------------------
Giải thích khái niệm:
+ Tài: tài năng, năng lực, kỹ năng kỹ xảo của con người trong lao động. Tài là kết quả của nhiều yếu tố : năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong học tập, sự chăm chỉ rèn luyện trong lao động và cuộc sống. Tài biểu hiện trong lao động chân tay và lao động trí óc.
+ Đức: đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách của một con người. Đức là kết quả của nhiều yếu tố: bản chất thiên phú, môi trường sinh sống, học tập trong gia đình, nhà trường xã hội, công phu trau dồi, tu dưỡng bản thân được soi sáng bởi một lý tưởng. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động của con người và trở thành một lẽ sống đẹp.
Nghị luận mối quan hệ khắng khít giữa tài và đức:
+ Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn. Họ có thể được nhiều người nể phục. Nhưng họ dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con người (người con bất hiếu, học trò bất xứng, công dân phạm pháp).
+ Có đức mà không có tài cũng là người không trọn vẹn. Người có đức thường được mọi người kính trọng. Nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành được nhiệm vụ và khó có kết quả cao trong công việc.
+ Đức và tài có quan hệ gắn bó nhau. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc. Thiếu đức, tài sẽ giống như quả bóng không được sợi dây níu giữ: quả bóng không càng bay cao càng dễ vỡ, quả bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài được nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng.
+ Trước đây, cha anh ta quan niệm tài và đức là chuyên và hồng. Hồ chủ tịch cũng từng nói : có tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức có tài là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia.
Bài học được rút ra:
+ Về nhận thức: thấy được mối quan hệ gắn bó khắng khít giữa tài và đức; ngày nay, tài là kỹ năng nghề nghiệp, óc sáng tạo; đức là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước, yêu người, phấn đấu cho lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc.
+ Về tình cảm: tình cảm làm cơ sở cho sự rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng cho đức và tài là tình cảm chân thật yêu nước, yêu người.
+ Có quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân trở thành người thật sự có tài, có đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Nơi dựa
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước,
bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người
đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi
nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người
chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Từ ý nghĩa văn bản trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về nơi dựa của mỗi
người trong cuộc sống.
------------------
Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
1,0
- Ý nghĩa của văn bản : ở biểu hiện bên ngoài, người phụ
nữ là nơi dựa cho cậu bé, người chiến sĩ là nơi dựa cho bà cụ.
Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho
người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ.
- Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho
họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác
ấm áp, bình yên…
2,0
- Có những nơi dựa khác nhau : những người thân yêu;
những kỉ niệm, những giá trị thiêng liêng; những không gian,
vật chất cụ thể; ưu điểm, mặt mạnh của bản thân… 2.0
- Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên, thanh thản,
vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có động lực phấn đấu vươn
lên …
1,0
- Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi
dựa cho người khác.
- Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào
người khác hoặc những người chọn những nơi dựa không tốt.
- Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được,
đồng thời cũng là nơi dựa ý nghĩa cho người khác.
2,0
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước,
bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người
đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi
nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người
chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Từ ý nghĩa văn bản trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về nơi dựa của mỗi
người trong cuộc sống.
------------------
Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
1,0
- Ý nghĩa của văn bản : ở biểu hiện bên ngoài, người phụ
nữ là nơi dựa cho cậu bé, người chiến sĩ là nơi dựa cho bà cụ.
Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho
người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ.
- Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho
họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác
ấm áp, bình yên…
2,0
- Có những nơi dựa khác nhau : những người thân yêu;
những kỉ niệm, những giá trị thiêng liêng; những không gian,
vật chất cụ thể; ưu điểm, mặt mạnh của bản thân… 2.0
- Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên, thanh thản,
vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có động lực phấn đấu vươn
lên …
1,0
- Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi
dựa cho người khác.
- Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào
người khác hoặc những người chọn những nơi dựa không tốt.
- Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được,
đồng thời cũng là nơi dựa ý nghĩa cho người khác.
2,0
Thể hiện mình trong học đường
Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn
ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản
thân trong môi trường học đường.
----------------------
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải
thích, chứng minh, bình luận… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
- Thể hiện mình là làm cho người khác thấy được những đặc
điểm của bản thân qua những hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làm…
- Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Học
sinh thể hiện mình để gây sự chú ý, để khẳng định bản thân hoặc
để được tôn trọng, yêu thương…
- Ở môi trường học đường, học sinh có nhiều cách thể hiện
bản thân:
+ Có cách thể hiện tích cực, đúng đắn (chăm chỉ học tập,
có ý thức kỉ luật, tích cực tham gia các phong trào, yêu thương và
quan tâm bạn bè…)
+ Có cách thể hiện tiêu cực, sai trái (đánh nhau, nói năng
thiếu văn hóa, ăn mặc không phù hợp, làm ngược lại những điều
tốt đẹp mà thầy cô khuyên bảo…).
- Khẳng định những cách thể hiện bản thân tích cực. Lên án,
phê phán những cách thể hiện bản thân sai trái, tiêu cực.
- Đề ra cách thể hiện tích cực của bản thân.
Lưu ý: HS có thể bàn luận về cách thể hiện bản thân của
riêng mình trong toàn bài, giám khảo dựa vào kĩ năng làm bài
và nội dung bài làm HS để đánh giá mức điểm.
ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản
thân trong môi trường học đường.
----------------------
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải
thích, chứng minh, bình luận… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
- Thể hiện mình là làm cho người khác thấy được những đặc
điểm của bản thân qua những hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làm…
- Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Học
sinh thể hiện mình để gây sự chú ý, để khẳng định bản thân hoặc
để được tôn trọng, yêu thương…
- Ở môi trường học đường, học sinh có nhiều cách thể hiện
bản thân:
+ Có cách thể hiện tích cực, đúng đắn (chăm chỉ học tập,
có ý thức kỉ luật, tích cực tham gia các phong trào, yêu thương và
quan tâm bạn bè…)
+ Có cách thể hiện tiêu cực, sai trái (đánh nhau, nói năng
thiếu văn hóa, ăn mặc không phù hợp, làm ngược lại những điều
tốt đẹp mà thầy cô khuyên bảo…).
- Khẳng định những cách thể hiện bản thân tích cực. Lên án,
phê phán những cách thể hiện bản thân sai trái, tiêu cực.
- Đề ra cách thể hiện tích cực của bản thân.
Lưu ý: HS có thể bàn luận về cách thể hiện bản thân của
riêng mình trong toàn bài, giám khảo dựa vào kĩ năng làm bài
và nội dung bài làm HS để đánh giá mức điểm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)