17 thg 8, 2010

Tài và Đức

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa tài và đức.
----------------------

Giải thích khái niệm:
+ Tài: tài năng, năng lực, kỹ năng kỹ xảo của con người trong lao động. Tài là kết quả của nhiều yếu tố : năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong học tập, sự chăm chỉ rèn luyện trong lao động và cuộc sống. Tài biểu hiện trong lao động chân tay và lao động trí óc.

+ Đức: đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách của một con người. Đức là kết quả của nhiều yếu tố: bản chất thiên phú, môi trường sinh sống, học tập trong gia đình, nhà trường xã hội, công phu trau dồi, tu dưỡng bản thân được soi sáng bởi một lý tưởng. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động của con người và trở thành một lẽ sống đẹp.

Nghị luận mối quan hệ khắng khít giữa tài và đức:
+ Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn. Họ có thể được nhiều người nể phục. Nhưng họ dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con người (người con bất hiếu, học trò bất xứng, công dân phạm pháp).

+ Có đức mà không có tài cũng là người không trọn vẹn. Người có đức thường được mọi người kính trọng. Nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành được nhiệm vụ và khó có kết quả cao trong công việc.

+ Đức và tài có quan hệ gắn bó nhau. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc. Thiếu đức, tài sẽ giống như quả bóng không được sợi dây níu giữ: quả bóng không càng bay cao càng dễ vỡ, quả bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài được nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng.

+ Trước đây, cha anh ta quan niệm tài và đức là chuyên và hồng. Hồ chủ tịch cũng từng nói : có tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức có tài là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia.

Bài học được rút ra:
+ Về nhận thức: thấy được mối quan hệ gắn bó khắng khít giữa tài và đức; ngày nay, tài là kỹ năng nghề nghiệp, óc sáng tạo; đức là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước, yêu người, phấn đấu cho lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc.

+ Về tình cảm: tình cảm làm cơ sở cho sự rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng cho đức và tài là tình cảm chân thật yêu nước, yêu người.

+ Có quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân trở thành người thật sự có tài, có đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

42 nhận xét:

  1. loi van ko trau chuot
    con nhieu phan chua giai thik ro rang

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mẹ
      NÓi tưởng lời văn không trâu chuột
      Vler

      Xóa
  2. bài viết thiết thực song chưa xoái sâu trọng tâm

    Trả lờiXóa
  3. chưa có mở bài và kết bài ?

    Trả lờiXóa
  4. bài văn hay. nhưng chưa có thuyết phục lém

    Trả lờiXóa
  5. đây chỉ là dàn bài thui chứ co phai bài văn đau ma moi người yêu cầu có mở bài,kết bài,lời văn nữa................hjx

    Trả lờiXóa
  6. thay kun dc day! zay la tot rui!!!

    Trả lờiXóa
  7. con thieu nhieu y quan trong

    Trả lờiXóa
  8. chang co 1 bai hoan chinh nhj? chan

    Trả lờiXóa
  9. đọc cmt #1 #2 #4 #5 mà chết vì cười, rõ nhảm :))
    thks chủ topic nha!

    Trả lờiXóa
  10. bài này cũng được ,bài này chỉ là cái sườn bài để làm thuj nếu viết thành bài văn thì cần cụ thể hơn nữa

    Trả lờiXóa
  11. Ý...ý...Sao khong viet lun ca bai van ra co phai khong?nhung the em thay cung duoc roi.giup ich cho bai van cua em nhiu lem!

    Trả lờiXóa
  12. Chan ­a,sao ai do' k viet lun thanh pai van giup em co phai hay hon k???Nhung nhu zay kung dk oy,giup ick cho bai van cua em lam!hi

    Trả lờiXóa
  13. rat hay do nha cam on nhiu lam

    Trả lờiXóa
  14. còn qua mạch lạc, còn từ ngữ thì khong phong phu.....xin lôi luôn nha

    Trả lờiXóa
  15. Lạm bàn về Đức và Tài

    Đức là những nguyên tắc, những quy ước, chuẩn mực trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người và, chừng mực nào đó, giữa con người với thiên nhiên. Đức mang tính lịch sử. Bên cạnh những giá trị bất biến (yêu nước, thương dân; kính già, nhường trẻ...), nhiều giá trị khả biến theo thời gian (quan hệ nam, nữ; Công, Dung, Ngôn, Hạnh...). Và, chẳng thấy các bậc Đại đức trong thiên hạ được đúc tượng.

    Tài là khả năng sáng tạo, những phát minh đột phá có ích cho nhân loại và những cống hiến không thể phủ nhận cho cộng đồng. Thế hệ chúng ta được trang bị rằng, TÀI phần nhiều là do rèn luyện mà thành. Gỉa sử, mệnh đề này được coi mặc nhiên đúng, thì trong TÀI đã bao hàm cả ĐỨC (cần cù, tu dưỡng). Dẫu sao, vẫn cứ băn khoăn. Trong nước, có Trần Đăng Khoa, khi mới 6 tuổi, đọc chưa thể gọi là thông, viết chưa thể gọi là thạo, đã có bài thơ như sau đây:

    Năm nay em lớn lên rồi
    Không còn bé xíu như hồi lên năm
    Nhìn trời, tròi bớt xa xăm
    Nhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay
    Núi xa lúp xúp chân mây
    Bờ sông khép lại hàng cây thấp dần
    ....

    Thiết nghĩ, khẩu khí đó chỉ có thể có được ở bậc văn chương kỳ tài.

    Tiếc thay, khi được phát hiện và đưa đi đào tạo, những vần thơ mộc mạc nhưng hàn lâm như thế và cả những tứ thơ tương tự như "...Nước như ai nấu, Chết cả cá cờ, Cua ngoi lên bờ, Mẹ em xuống cấy" không thấy xuất hiện. Thay vào đó, là một "Chân dung và Đối thoại" mà đọc đi, đọc lại, vẫn cảm tưởng như một món LẨU vậy. Trên thế giới, đó là Ê-Đi-Sơn (Thomas Edison), cả đời chỉ đến trường có 3 tháng, lại còn bị hiệu trưởng phê vào học bạ "Thiểu năng trí tuệ". Thế mà, hàng trăm phát minh của Ông cho đến nay thế giới văn minh vẫn đang học để ứng dụng vẫn chưa hết ! Và, người TÀI, thường được đúc tượng (Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Albert Einstein, Wolfgang Mozart...).

    Kết luận của tôi là, Tài và Đức là 2 yếu tố cấu thành NHÂN CÁCH, giống như 2 chân của một con người vậy. Có điều, để làm cho "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh", để "Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020" thì trong 2 chân ấy, nên chăng và/hoặc cần coi TÀI là chân phải.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bàn bình như vậy mình tặng bạn hai chữ về phần kết của bạn là ( bạn có tư tưởng nằm trong hệ " nhẫn tâm"), bai fthow của bạn làm là phản quốc

      Xóa
  16. Trả lời
    1. ko hay!!chưa nêu ra mối quan hệ rõ ràng giữa tài và đức!!!những ví dụ cũng chưa rõ ràng!!

      Xóa
  17. ckua doc lay j bjet hay hay hk

    Trả lờiXóa
  18. nhu cai buoi y' hay j dau

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. neu p thay k hax thj cug k nen noj waw chu ,joj tkj p wjet dj

      Xóa
  19. baj` na bo may deo them chep ^_^

    Trả lờiXóa
  20. sao moi nguoi cu" fai? tre ho. nhi? lm van tuy vao cam? xuc" chu" lay cua? ngta ra lam bai\ cua? mjnh k bjet" xau" ho? con to mom\, y" kjen" deee

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hj ,p k nen vo dua ca lam chu !paj nax hax ma.

      Xóa
  21. kho hieu ưa, khong ro rang

    Trả lờiXóa
  22. loj noj chag mat tjn mua... ma xao co nhug ng noj ja dk nhug cau that thju suy gj .

    Trả lờiXóa
  23. baj nay la dan y' the la cung dc uj. dua vao caj nay viet thanh bai van la ok. co la tot uj

    Trả lờiXóa
  24. bai nay noi chung cung dc ko co gi de che nhung van con chua di sau vao trong tam cua bai

    Trả lờiXóa