(Dân trí) - “Vì tình yêu, nàng chờ chồng và hóa đá là sự thủy chung đáng khâm phục. Nhưng bắt con thơ cùng hóa đá phải chăng lòng chung thủy ở đây trở thành tội ác? Em phải được vui chơi, ăn học và được sống bởi đó là quyền thiêng liêng” - Bùi Hoàng Tám.
Bạn có đồng ý với nhà thơ không?
Mọi hi vọng qua rồi
Người ra đi không thể về được nữa
Về đi em!
Trời quê mình vốn nhiều giông gió
Em và con mỏng manh chống trả thế nào!?
Về đi em!
Người đời yêu nhau người ta chờ nhau
Dẫu là đá
Dẫu không còn là đá?
Nhưng con em trên tay em đang đói lả
Em hóa đá vì chồng, con hóa đá vì ai?
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Về đi - Nàng Vọng phu!
Lòng chung thủy trở thành nhảm nhí
Trước thiêng liêng số phận một con người
Về đi em!Trước thiêng liêng số phận một con người
Mọi hi vọng qua rồi
Người ra đi không thể về được nữa
Về đi em!
Trời quê mình vốn nhiều giông gió
Em và con mỏng manh chống trả thế nào!?
Về đi em!
Người đời yêu nhau người ta chờ nhau
Dẫu là đá
Dẫu không còn là đá?
Nhưng con em trên tay em đang đói lả
Em hóa đá vì chồng, con hóa đá vì ai?
Em hóa đá
vì chồng
Con
hóa
đá
vì
ai…!?
vì chồng
Con
hóa
đá
vì
ai…!?
Bùi Hoàng Tám
1 - Ban - Nam - 31 tuổi - Từ Quảng Ninh - 08:13 10-12-2011
-----------------Hãy tin - Nàng Vọng Phu!
(Dân trí) - Tôi được đọc bài thơ của nhà thơ Bùi Hoàng Tám trên Dân trí rất hay và thấy nhà thơ có cái nhìn và khám phá mới về câu chuyện. Nhưng theo tôi, đó là một biểu tượng về lòng thủy chung son sắt trong tình yêu.
>> “Lòng chung thủy đã trở thành tội ác”
Nếu tình yêu mà suy nghĩ được như thế thì đâu còn là tình yêu. Và tôi tin đứa con cũng sẽ không trách mẹ mình vì biết đâu đó là một sự tự nguyện vì lòng hiếu thảo vì đứa con không biết nói. Nhưng việc hóa đá cùng mẹ chờ cha đã chứng minh cho điều đó. Tôi xin gửi đến ban biên tập bài thơ phản hồi lại theo một khía cạnh khác, bài thơ có tên: Hãy tin - Nàng Vọng Phu!>> “Lòng chung thủy đã trở thành tội ác”
Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)
Nếu lòng thủy chung trở thành nhảm nhí
Thì tình yêu là trò lừa dối của cuộc đời
Đừng bao giờ thất vọng em ơi!
Dẫu người ra đi chẳng bao giờ trở lại
Tình yêu ấy sẽ là mãi mãi
Bởi khi yêu con tim có bao giờ suy nghĩ đắn đo!
Vẫn biết đất trời quê mình nhiều giông gió
Nhưng có là gì đâu
So với lòng thủy chung kia
Người đời yêu nhau muôn hình muôn vẻ
Không ai giống ai
Xin đừng về!
Vì có thể ngày mai
Điều kì diệu sẽ đến
Dù chỉ là hy vọng mong manh!
Nếu em về thì niềm tin vào tình yêu, lòng thủy chung sẽ mất hết
Cuộc đời sẽ thành vô nghĩa!
Em hóa đá vì chồng, con hóa đá vì cha!
Nguyễn Xuân Cảm
Xuân Ngọc, Gio Việt, Gio Linh, Quảng Trị
Xuân Ngọc, Gio Việt, Gio Linh, Quảng Trị
1 - Ban - Nam - 31 tuổi - Từ Quảng Ninh - 08:13 10-12-2011
Co ai hoa da duoc dau, chi la chuyen co tich de giai thich cho mot hon da giong nhu nguoi phu nu diu con. Neu nhu chuyen co that va nguoi phu nu bo lai dua con dung cho chong roi hoa da, thi bay gio nguoi doi lai van co co de trach.
2 - Ngọc - Nam - 24 tuổi - Từ Hà Nội - 08:14 10-12-2011
Vợ hóa đá vì chồng, con hóa đá vì cha, vì lòng thủy chung của mẹ.Theo mình hai mẹ con nàng Tô Thị là biểu tượng cho lòng thủy chung, tình cảm vợ chồng sâu sắc . Nếu nàng cũng nuôi con chờ chồng thì còn đâu là biểu tượng đó nữa.
3 - Phạm Trung Thành - Nam - 57 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 08:15 10-12-2011
Bài thơ thật nhân văn. Tôi đã đọc bài này từ ngày in trên báo Văn nghệ TP HCM nhưng đã quên. Cám ơn Dân trí cho đăng lại.
4 - Đồng Tình - Nữ - 23 tuổi - Từ Hải Dương - 08:17 10-12-2011
Tôi đồng tình với tác giả. Chả dại gì chờ chồng hóa đá mà để chết đứa con. Với tôi, con là nhất. Bà Vọng phu đã quá ích kỉ.
5 - Phan Thuan - Nam - 41 tuổi - Từ Hải Phòng - 08:18 10-12-2011
Cũng biết rằng có thể đó chỉ là câu chuyện được hư cấu lên để nói về lòng chung thuỷ của người phụ nữ VN trong thời kỳ kháng chiến. Nhưng mình rất đồng tình với bài thơ trên. Nếu người phụ nữ muốn hy sinh bản thân mình để nói lên lòng chung thuỷ với chồng thì nên hy sinh một mình thôi chứ đừng để người khác phải liên luỵ nhất lại là một đứa trẻ mà lại là con mình đẻ ra!
6 - Nguyen Anh - Nữ - 39 tuổi - Từ Hà Nội - 08:19 10-12-2011
Nếu đợi chờ thành trò nhảm nhí? Thì lòng thuỷ chung sẽ không có ở trên đời. Theo tôi, hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam cũng như triệu triệu phụ nữ khác trên thế gian Bởi chờ chồng Họ đã làm nên lịch sử. Vì thế hòn Vọng Phu vẫn còn đó Dạy cho con người biết thuỷ chung Dạy cho con người phải biết yêu thương, sống trên đời phải có Nhân có Trí. Trên đây chỉ là vài dòng suy nghĩ Kính tặng ai sống biết đợi chờ. Nguyen Anh
7 - HO MAI - Nam - 37 tuổi - Từ Bắc Ninh - 08:23 10-12-2011
Mình cũng được nghe câu chuyện này từ lúc còn nhỏ và cũng rất cảm động trước tình yêu tình cảm của nàng Vọng phu. Nhưng cũng cần phải suy nghĩ lại vì đứa bé cần được đi học,được vui chơi được sống như bao đứa trẻ khác.
8 - Nguyễn Văn Long - Nữ - 30 tuổi - Từ Quảng Ninh - 08:24 10-12-2011
Một phát hiện khá thú vị của tác giả, quan tâm đến em nhỏ trong hòn vọng phu. Đúng là thời đại sau tiến bộ hơn thời đại trước, nên tính nhân văn cũng hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện mà thôi. Không có thực.
9 - Hằng Thanh - Nữ - 22 tuổi - Từ Nghệ An - 08:28 10-12-2011
Tôi ấn tượng với các bài viết của bác Bùi vì có nhiều phát hiện. Hôm trước là cái nhìn khác về Tấm Cám, hôm nay lại thêm cái nhìn về Vọng phu. Cám ơn bác Bùi.
10 - Vuong Xuan Manh - Nam - 21 tuổi - Từ Hà Nội - 08:30 10-12-2011
bai tho hay wa.............. phat huy nhe ban
11 - HaHuong - Nữ - 33 tuổi - Từ Đồng Nai - 08:33 10-12-2011
Bài thơ và lời bình thật ý nghĩa, bài thơ buộc ta phải suy nghĩ đến những kỳ án hiện nay đang xảy ra rất nhiều: vợ chồng giận hờn, ghen nhau... nhưng lại đem con thơ ra để trút vào, cho con cùng chết với mình hoặc lấy con để trả thù, buồn thay...
12 - Ninh Thị Oanh - Nữ - 23 tuổi - Từ Nam Định - 08:35 10-12-2011
Hình tượng người mẹ ôm đứa con trong tay hóa đá chờ chồng đến nay vẫn gây nhiều xúc động, và càng nói lên nỗi mong mỏi "vợ ngóng chồng, con ngóng cha", ở đây không phải là người mẹ bắt con phải hóa đá theo mình, mà bao phủ lên đấy là nỗi mong mỏi, ngóng chờ, người chồng người cha trở về. Để biết rằng người chồng, người cha là quan trọng như thế nào, là trụ cột của gia đình. Biết đâu, sau này lại có một câu chuyện khác, chỉ có người mẹ hóa đá, còn đứa con thơ dại lớn lên 1 mình, khi đó người đời chúng ta lại oán trách sao người mẹ không nuôi đứa con lớn khôn sao???
13 - Nguyễn Tiến Định - Nam - 25 tuổi - Từ Hà Nội - 08:38 10-12-2011
Chết tôi rồi, ngày yêu nhau, tôi làm thơ tặng nàng lấy Vọng phu ra thề. Hi.
14 - toiiuvn - Nam - 24 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 08:42 10-12-2011
Nếu mình nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng thì đó cũng là chuyện bình thường, nhưng dù câu chuyện đó có hư cấu hay không theo tôi nghĩ chi tiết bồng con để chờ chồng thật ý nghĩa, điểm nhấn mạnh chính là chi tiết đó, không bỗng dưng tác giả lại đưa chi tiết đó vào câu chuyện mà dựa trên lòng chung thủy, họ là một gia đình, sống chết có nhau.
15 - Lời bình sưu tầm - Nam - 37 tuổi - Từ Hà Nội - 08:42 10-12-2011
"Về đi - Vọng phu!Mọi hy vọng đều qua rồi". Không ít những người phụ nữ trong chiến tranh và cả sau khi chiến tranh đã kết thúc từ rất lâu đã và vẫn nuôi hy vọng. Biết đâu, biết đâu... Biết đâu sẽ có phép nhiệm màu... Cũng từng đã có người trở về sau nhiều năm báo tử; có người từng đã khóc trước tấm bia mộ của chính mình...Chiến tranh là thế! Lựa lời an ủi động viên người đàn bà đang cố bấu víu vào một niềm hy vọng mơ hồ mới khó khăn làm sao: "Người đi không thể về được nữa". Có thế chính tay anh đã băng bó vết thương, khâm liệm cho người bạn phút cuối cùng; có thể chính mắt anh đã nhìn thấy bạn mình tan ra trong ánh chớp của quả đạn pháo. Không ít những người vợ, người mẹ sau cuộc chiến đã tàn tạ, mỏi mòn trong đợi chờ vô vọng. "Về đi em! Trời quê mình vốn nhiều giông gió" - Lúc binh biến, đàn bà phải một mình đối mặt với bão giông đã đành một nhẽ. Anh ấy không thể về được nữa. "Em và con mỏng manh chống trả thế nào? "Những người đàn bà bản lĩnh đã gồng mình lên thêm một lần nữa, trở thành chỗ dựa cho những đứa con. Trong giai đoạn chiến tranh, rất nhiều đứa trẻ lớn lên trong căn nhà không có đàn ông. Lý lịch trích ngang phần nghề nghiệp của cha: Liệt sỹ. Can đảm lên "Vọng phu", đừng mong manh sương gió. Về đi! Còn xóm làng, gia đình, họ mạc. Mọi người sẽ thay anh ấy bảo bọc mẹ con em. "Người đời yêu nhau người ta chờ nhau". Ở đời yêu nhau, đợi chờ nhau là lẽ đương nhiên. Trong chiến tranh càng cần đợi nhau. Lòng chung thủy là chỗ dựa cho người lính nơi hòn tên mũi đạn. Nhà thơ Simonov đã viết: "Em ơi đợi anh về - Đợi anh hoài em nhé - Mưa có rơi dầm dề - Ngày có dài lê thê - Thì em ơi gắng đợi".Ngày tiễn đưa các cha các chú đi bộ đội, các mẹ các cô đã chép tặng nhau những câu thơ như thế. Nhưng tiếng súng đã ngưng từ lâu. Nếu ai đó đã không thể trở về nghĩa là anh ấy đã tan vào hư vô. Em hóa đá vì chồng Con hóa đá vì ai? Em hóa đá vì chồng Con Hóa Đá Vì Ai...!? Cách ngắt nhịp câu thơ cuối cùng như tiếng vọng đập vào đá núi rồi dội ngược trở đi trở lại. Bám riết, đeo đẳng. "Con hóa đá vì ai?" Em lầm lẫn mất rồi Vọng phu ơi. Em có thể hóa đá chờ chồng, nhưng không thể bắt con mình hóa đá chờ cha. Con là sự nối dài của chúng ta trên cõi đời này. Em phải sống để cho con được sống. Lòng chung thủy trở thành nhảm nhí Trước thiêng liêng số phận một con người Xin đừng ai lấy Tô Thị ra làm thước đo cho sự thủy chung. Đừng chất thêm gánh nặng cô đơn lên đôi vai của những người phụ nữ nước tôi mấy ngàn đời nuôi con - chờ chồng đánh giặc. Và xin được khắc hai câu thơ cuối cùng của Bùi Hoàng Tám lên vách núi Tam Thanh: Em hóa đá vì chồng, Con Hóa Đá Vì Ai...!?
16 - Le Phuong - Nữ - 24 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 08:44 10-12-2011
Tôi thích cmt của c Ninh Thị Oanh.
17 - Đăng Thắng - Nam - 28 tuổi - Từ Hà Nội - 08:45 10-12-2011
Đây là câu chuyện nói về sự thủy chung, là hình tượng hóa nói lên nét đẹp chứ có ai tả thực đâu nhỉ?
18 - Bùi Anh - Nam - 32 tuổi - Từ Hà Nội - 08:46 10-12-2011
Những câu chuyện từ ngàn xưa để lại cho chúng ta dù là chuyện có thật hay hư cấu đi chăng nữa, nhưng nó một phần là văn hóa dân tộc nó đã ăn vào tiềm thức nhiều thế hệ.
19 - Ngọc khánh - Nam - 35 tuổi - Từ Hải Phòng - 08:47 10-12-2011
Tôi thấy các bạn cứ lấy tư duy của ngày nay để suy xét việc ngày xưa. Gần giống như nhiều người cứ đòi xem lại tính nhân văn trong chuyện Tấm Cám vậy. Đúng hay sai, đặc biệt là vấn đề đạo đức, còn có tính thời đại của nó.
20 - Trọng - Nam - 27 tuổi - Từ Hà Nội - 08:48 10-12-2011
Người mẹ chờ người chồng mong muốn một người có thể làm trụ cột trong gia đình. Người con muốn một người để gọi là cha. Để khi lớn lên không ai kêu nó là thằng không có bố. Có người sẽ bảo người mẹ sao không nuôi con khôn lớn mà không có bóng dáng người bố nhưng mà đứa con sẽ hỏi "Mẹ ơi cha con đâu" thì người mẹ ấy trả lời sao. Khi đứa bé đòi được cha bế người mẹ ấy phải làm sao. Hình dáng mẹ bồng con hóa đá âu cũng là mong muốn một người chồng một người cha có thể nương tựa vào. Nếu có trách thì phải trách người cha quá vô tâm thôi
21 - Ninh Hải - Nam - 30 tuổi - Từ Hà Nội - 08:53 10-12-2011
Bài thơ thật ý nghĩa và nhân văn. Có lẽ những người thuộc thế hệ xưa cũ giờ nghĩ lại càng thêm kính trọng người phụ nữ thủy chung,nhưng cũng cảm thấy có nên đề cao họ quá không,khi họ hy sinh cả cuộc đời ngấn ngủi nhưng còn biết bao việc có ý nghĩa khác? Dù sao thì cũng không nên nói" lòng chung thủy giờ trở nên nhảm nhí"./.
22 - Thúy Hằng - Nam - 21 tuổi - Từ Hà Nội - 08:55 10-12-2011
Chúng ta thời đại này đủ thông minh để biết rằng: " Trên đời không có gì là hoàn hảo". Giá trị của những câu chuyện, những bài học là ở chính cốt lõi mà ông bà muốn giáo dục con cháu. Chuyện Nàng Vọng Phu để ca ngợi lòng thủy chung của người vợ. Chúng ta chỉ nên hiểu rằng lòng thủy chung ở người vợ là đẹp, là cao cả và hy sinh vô bờ. Chúng ta nên học giá trị thật đó chứ không phải chỉ nghĩ những điều không cần thiết!
23 - Nguyễn Việt Hưng - Nam - 28 tuổi - Từ Nghệ An - 08:56 10-12-2011
Theo tôi thì tôi lại hoàn toàn không đồng tình với tác giả. Câu chuyện về nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng chỉ là việc hư cấu của người xưa để nói về nét đẹp của người Phụ nữ Việt Nam. Đó là nét đẹp cao quí đáng trân trọng, đúng với đạo lý, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam chúng ta. Thử hỏi nếu như nàng Tô Thị có con mà bỏ con để hóa đá chờ chồng thì lại gán cho nàng một cái tội, một cái tội là bỏ đứa con chính mình sinh ra. Còn nếu nàng không chờ chồng vì cái tôi quá lớn bỏ chồng đang vất vả, cận kề với cái chết ngoài biên cương để đến với người khác thì nàng cũng bị tội. Nói chung đằng nào, làm cách nào nàng cũng mắc phải tội. Thôi mọi người đừng làm nàng đau lòng nữa.
24 - phạm minh tuấn - Nam - 27 tuổi - Từ Hà Nội - 08:57 10-12-2011
Mình ko đồng tình với tác giả, thực tế đây là một phép ẩn dụ, một hình tượng hóa một nhân cách hóa lòng chung thủy của con người của người vợ, đứa con, lòng chung của họ hóa đá chứ hok phải họ hóa đá thực sự .
25 - Lâm Thao - Nam - 29 tuổi - Từ Cao Bằng - 08:57 10-12-2011
Nàng hóa đá lúc nào chẳng hay cơ mà. Tức là nàng cũng bị hóa đá thôi, chứ không phải vì chung thủy.
26 - Hoàng Văn Quân - Nam - 36 tuổi - Từ Bắc Giang - 09:03 10-12-2011
Hòn vọng phu là câu chuyện cổ tích nhưng cũng rất đề cao sự chung thủy của người phụ nữ Việt Nam.Khi bồng con chờ chồng người phụ nữ không thể biết là mình sẽ hóa thành đá bởi vậy đó không phải là tội ác
27 - Phạm Thuận - Nữ - 26 tuổi - Từ Nghệ An - 09:04 10-12-2011
Đồng ý với ý kiến bạn Ninh Thị Oanh. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề trên bối cảnh lịch sử. Thế hệ sau không nên lấy hoàn cảnh hiện tại để phán xét cho việc đã xảy ra trong quá khứ. Không có cái gì là hoàn hảo cả, hòn Vọng phu vẫn tồn tại để nhắc nhở những người phụ nữ cần thủy chung, nhắc nhở thế hệ cha mẹ phải biết cách nuôi dạy con đừng để một việc nhỏ mà chia cách anh, em để rồi lại co nhiều hòn vọng phu. Còn đứa bé là kết quả của ông bà tạo ra. Nếu người mẹ để lại đứa con trong thời gian chiến tranh loạn lạc và đói khát thi chắc gi em bé đã được sống được đi học. Dù hành xử thế nào thi kết quả cũng là bi kịch rồi. Chúng ta cần học hỏi cái tốt và theo thời gian hoàn cảnh để loại bỏ cái ko phù hợp. Cảm ơn nhà thơ!
28 - tông huyen - Nữ - 19 tuổi - Từ Thanh Hóa - 09:06 10-12-2011
Cuộc đời không có người mẹ nào bỏ con mà chờ đợi chồng. Tôi đồng ý với tác giả.
29 - Vu Dung - Nữ - 28 tuổi - Từ Hải Phòng - 09:09 10-12-2011
... Cuộc đời có cái gì là hoàn mĩ viên mãn đâu. Mọi cái xuất hiện trên đời đều có nguyên nhân, có ý nghĩa nhất định, ... Sao có thể "mười phân vẹn mười" được kia chứ!
30 - truong nguyen - Nữ - 34 tuổi - Từ Hà Nội - 09:13 10-12-2011
Đó là lòng chung thủy của người phụ nữ nói chung. Tại sao nói" nhảm nhí" . Tôi không đồng tình với ý kiến trên. "Hóa đá vì Ai...?" thì đó chỉ là hình ảnh ẩn dụ để nói lên lòng chung thủy của con người.
31 - Thuy - Nữ - 24 tuổi - Từ Cần Thơ - 09:16 10-12-2011
Đây là truyền thuyết có tính nhân văn để giáo dục những người đời sau rằng hãy sống thủy chung như nàng Tô Thị, hãy sống như nàng Tấm thì sẽ được hạnh phúc...
32 - Lưu Bùi Quốc Bảo - Nam - 33 tuổi - Từ Bình Dương - 09:16 10-12-2011
Bài thơ trên có câu " con hóa đá vì ai?" sao nghe nó bạc bẽo quá, tình cha con đâu rồi?
33 - Trân Thành Công - Nữ - 28 tuổi - Từ Hà Nội - 09:17 10-12-2011
Tôi đồng ý với tác giả. Quyền tối cao của con người là được sống. Lấy mạng sống của người khác, nhất là khi đó lại là đứa trẻ, là chính con mình để thế chấp cho lòng chung thủy là tội ác.
34 - Quốc Huy Hoàng Anh - Nam - 34 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:18 10-12-2011
Tôi thì lại không đồng ý với Nhà thơ. Truyện Nàng Vọng phu - nếu tôi không nhầm thì thuộc dòng/thể loại truyện cổ tích, cũng giống như Truyện Tấm và Cam. Vì là Truyện cổ tích nên về mặt thời gian thường có lời mở đầu "Ngày xửa, ngày xưa..." hoặc "Đã từ lâu lắm rồi, từ thời..." cho nên sự so sánh, phân tích tại thời điểm hiện nay để bảo vệ "Quyền trẻ em" - được học, được chơi, được ăn ngon, mặc đẹp...có vẻ khiên cưỡng. Nguyên bản câu truyện (tất nhiên là hư cấu vì là Truyện cổ tích) về mặt không gian, thời gian là ở trong thời đại Phong kiến, khi đó Quyền con người của người phụ nữ, người vợ, người mẹ, cũng còn khó nói gì đến "Quyền trẻ em". Ở xã hội ta bây giờ các quyền này mới có, người Phụ nữ và Trẻ em mới được bảo vệ, coi trọng. Vì vậy bài thơ ẩn chứa sự so sánh, sự so sánh này có lẽ không nên, vì nó sẽ khập khiễng. Không nên mổ xẻ lòng chung thủy của người Phụ nữ Việt Nam trong các câu truyện cổ tích!
35 - sao bien - Nữ - 25 tuổi - Từ Hà Nội - 09:20 10-12-2011
Tôi thấy bài thơ thật ý nghĩa và xúc động, chúng ta không nên đem thế hệ trước ra bình phẩm với thời đại ngày nay. Ngày xưa, con gái không giữ được trinh tiết còn bị cạo đầu bôi vôi cho trôi sông, ngày nay.... thì sao.... Hình tượng Nàng Tô Thị bồng con đợi chồng thật là vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng.
36 - Bình Thanh - Nam - 41 tuổi - Từ Cà Mau - 09:21 10-12-2011
Các bạn phụ nữ hãy đặt mình vào nàng Vọng phu đi. Liệu cac bạn có đủ dũng cảm để đứa trẻ đói (không cần đến chết) để chờ chồng hay là cho con ăn đã.
37 - Minh Nhật - Nam - 28 tuổi - Từ Thái Bình - 09:21 10-12-2011
Quả thật bây giờ người con gái không còn được suy nghĩ như tiền nhân nữa lên việc nhà thơ nói cũng là phần nào nói lên quan điểm của thời đại bây giờ. Đây cũng chỉ như là một lời nhận xét của những người hậu thế để góp thêm những suy nghĩ vào hình ảnh Hòn Vọng phu mà thôi. Nhưng dù sao cũng xin được trân trọng tình yêu của nàng Tô Thị nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào cũng lên làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình chứ đừng đánh mất đi hình ảnh nàng Tô Thị của chính mình!!!!!
38 - Xuongnv - Nam - 24 tuổi - Từ Hà Nội - 09:24 10-12-2011
Tôi nghĩ không thể nói Nàng Vọng phu "bắt" con hóa đá cùng được... Thử đặt mình vào hoàn cảnh của người ta xem. Tình yêu của người ta còn lại là gì... chính là đứa con. Khi người chồng ra đi rồi. Vì tình cảm bền vững và đầy cao cả của mình, người ta chẳng ôm tình yêu của cả hai người để chờ đợi ah!?! Hay mình đứng chờ một mình rồi để đứa con thơ ở đâu đó. Việc hóa đá chỉ mang tình biểu tượng... nghĩa là người ta ngày nào cũng chờ và chờ mãi mãi, tình cảm là trường tồn, vĩnh cửu... chứ không có chuyện người mẹ biết và "bắt" con hóa đá theo kiểu quyên sinh cả mẹ lẫn con cả!!
39 - henny - Nam - 28 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:24 10-12-2011
Thời ấy nếu Tô Thị hóa đá bỏ đứa con,ai nuôi nó?không phải đứa con chết đói à?làm sao ăn học trong hoàn cảnh ngày xưa?ngày nay còn chưa được ăn học đến nơi đến chốn thì làm sao ngày xưa được như vậy?đồng tình thì chỉ có trong thời đại chúng ta sống thôi. Tô Thị là biểu tượng chung thủy đẹp và thiêng liêng,đứa con khi hóa đá vẫn cùng mẹ khóc chờ cha về,các bạn hãy nghĩ xem có ai chờ các bạn đến mòn mỏi như vậy không?dù đó chỉ là suy nghĩ( khác xa truyền thuyết ).
40 - Lan Anh - Nữ - 34 tuổi - Từ Hà Nội - 09:24 10-12-2011
TẤt cả chỉ là hình tượng của tấm lòng thủy chung.
41 - ngô xuân trường - Nam - 26 tuổi - Từ Bắc Ninh - 09:25 10-12-2011
Con của họ thứ nhất là kết quả của tình yêu, thứ hai la kỷ vật quan trọng là tương lai của cả hai. Cái thứ ba người mẹ muốn dậy cho con mình luôn luôn biết nhớ đến tổ tiên ông cha của mình. Và thế là không may cả hai người cùng hóa đá.
42 - Phạm Minh - Nam - 28 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:26 10-12-2011
Người đàn ông biết ơn, kính trọng người phụ nữ bởi người vợ, người mẹ ấy đã hi sinh để nuôi nấng con họ, giọt máu của họ chứ không phải chỉ là ở sự chờ đợi đến hóa đá. Tội lớn nhất là tội không nuôi dậy con họ nên người. Tôi đồng ý với tác giả Lòng chung thủy đã trở thành tội ác.
43 - mai lan - Nam - 57 tuổi - Từ Bình Dương - 09:28 10-12-2011
toi khong dong y. Su doi cho cua nang da tao ra suc manh khien troi dat cam dong nen muon nang tro thanh bieu tuong de doi sau lay doi lam guong thoi. Nang cho chong roi tu hoa da chu khong phai nang muon hoa da va nang cung cang khong bat con minh hoa da theo nhu vay. Tai sao moi nguoi khong nghi thoang ra mot chut nhi?
44 - nguyen khang - Nam - Từ TB - Nam - 33 tuổi - Từ Hà Nội - 09:30 10-12-2011
Theo tôi nghĩ tác giả bài viết này đang nói hộ những suy nghĩ, dày vò của người chồng, người ra ra đi không trở lại. Họ không đành lòng thấy vợ con họ héo hon theo tháng năm mà hóa đá đợi chờ...
45 - tam nguyen - Nữ - 20 tuổi - Từ Hà Nội - 09:30 10-12-2011
Tôi không phản đối hay bình luận gì về nội dung bài viết này. Tuy nhiên, tôi chỉ phân tích vì sao lại có hình tượng nàng Tô Thị bế con chờ chồng dến hóa đá. 1. Hình tượng nàng Tô Thị bế con chờ chồng hóa đá thể hiện sự chung thủy, sắc son của người vợ với người chồng có thể sánh cùng sự trường tồn của tuế, nguyệt. 2.Và cũng chính hình tượng nàng Tô Thị hóa đá thì mới có thể hiện hữu hóa tấm lòng chung thủy của nàng Tô Thị với chồng. - Nhìn bức tượng nàng Tô Thị bồng con hóa đá người ta vừa khâm phục đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam, - Vừa thấy được mặt trái của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Để có hòa bình như hôm nay, có bao người vợ mất chồng, người con mất cha. Chỉ khi thấy được sự mất mát và hy sinh lớn lao như vậy, chúng ta phải nghĩ và làm việc làm sao cho xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ đi trước để có cuộc sống hòa bình như bây giờ. Cũng như, chúng ta không thể phủ nhận vai trò, giá trị, của người mẹ, người vợ , người phụ nữ Việt Nam nói chung. . Nếu được phép lựa chọn, tôi không có ý kiến gì về hình tượng nàng Tô Thị bế con chờ chồng. Vì đó là một kiệt tác ghi nhận đức hạnh của phụ nữ Việt Nam, nó cũng là biểu tượng khát khao hòa bình. Chừng nào, chúng ta còn cũng đầu khâm phục trước sự hy sinh của các bà, các mẹ. Chừng nào, những đứa trẻ sinh ra đều mong được êm ấm trong vòng tay của mẹ, được sống trong hòa bình, trong sự bao bọc của người cha. Chừng đó, tôi vẫn mong có còn hình tượng nàng Tô Thị bế con chờ chồng.
46 - trịnh hồng chích - Nam - 25 tuổi - Từ Ninh Bình - 09:32 10-12-2011
Nếu theo suy nghĩ của thời phong kiến thì nàng Tô Thị xứng đáng với lòng chung thủy nhưng đến thời này với các thế hệ 9x tôi dám khẳng định sẽ không còn hoặc còn rất ít cái gọi là lòng chung thủy. Có người cho răng đó là dại ,ngây ngô. Nhưng nói về chuyện cổ tích thì rất nhiều người phải giật mình sao dân ta trả thù "ác" quá. Đến người hiền như tấm còn cho em vào làm mắm thì " không có chuyện gì là không thể "
47 - Trăng Tàn - Nam - 35 tuổi - Từ Bà Rịa - Vũng Tàu - 09:32 10-12-2011
Chiều buồn ra đứng bến sông Nơi đây mẹ đã tiển chồng năm xưa Trăng khuya lặng khuất thân dừa Chờ chồng vạn dặm thương đời vọng phu
48 - Đỗ Trọng - Nam - 37 tuổi - Từ Thái Bình - 09:32 10-12-2011
Tôi không đồng ý với bác Bùi.
49 - hằng - Nữ - 27 tuổi - Từ Quảng Nam - 09:35 10-12-2011
Tôi cũng có quan điểm như chị Ninh Thị Oanh.
50 - Hà - Nữ - 22 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:36 10-12-2011
Nàng Tô Thị là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, "con hóa đá vì ai" tác giả đã quên mất rằng đó là tình phụ tử.
51 - Trần Lê Hoàng - Nữ - 45 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:38 10-12-2011
Mỗi người sẽ có mỗi nhận định riêng của mình về một việc gì đó. Bởi vậy tác giả chỉ nói lên cách nhìn của mình về sự việc đó. Nếu mình nhìn theo hướng tích cực thì đó là một câu chuyện giáo dục con người, một tấm gương về lòng thủy chung không phải của chỉ riêng phụ nữ mà là của tất cả mọi người. Còn nếu nhìn sự việc theo hướng của tác giả thì cũng là đề cao giá trị nhân sinh đối với một con người. Không có gì là hoàn thiện cả vì vậy hãy nhìn mọi việc theo mặt tốt của nó để thấy mình thật có ý nghĩa trên đời...
52 - Phong - Nữ - 22 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:42 10-12-2011
Tôi nghĩ không nên làm sai lệch đi hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.
53 - No name - Nam - 32 tuổi - Từ Lạng Sơn - 09:42 10-12-2011
Cá nhân tôi không am hiểu thơ cho lắm...tôi có ý kiến quan điểm ở bài thơ này là 1 chút trách giận, có cả sự ân hận dằn vặt. Tác giả đơn giản chỉ đồng cảm...và quá khéo léo khi khơi gợi sự suy nghĩ trong mỗi con người về tình yêu, về sự thủy chung.
54 - Trịnh Nhàn - Nam - 27 tuổi - Từ Hải Phòng - 09:43 10-12-2011
Tôi rất đồng ý với nhà thơ!
55 - Thủy Hương - Nam - 31 tuổi - Từ Hà Nội - 09:44 10-12-2011
HÌnh tượng Nàng Vọng phu là một hình tượng cao đẹp của người phụ nữ Việt, nó phản ánh tính thuần phong mỹ tục cho thấy nét đẹp phương đông của người Việt khác với người tây. Nhớ lại hồi bé khi còn đi học, khi được cô giáo giảng bài về Nàng Vọng Phu tôi thấy một điều rất thiêng liêng dây lên trong lòng!và tôi nghĩ rằng hầu hết những ai trước đây khi được thầy cô giảng bài và nói về Nàng Vọng phu đều có cảm giác như tôi.
56 - Vu Dinh Phuc - Nữ - 24 tuổi - Từ Hà Nội - 09:45 10-12-2011
Câu chuyện này nói lên sự thủy chung của người phụ nữ và vai trò của người đàn ông là trụ cột trong gia đình, con không cha như nhà không có nóc bên cạnh đó còn nói lên huyết thống người con là sản phẩm của hai anh em cùng huyết thống, nó làm sao sống trên đời trước miệng lưỡi thế gian đầy thị phi, cái kết như vậy âu cũng hợp tình hợp lý. Nếu hai người không phải anh em thì không có người mẹ nào để con mình phải hóa đá cả.
57 - võ nguyễn diễm thúy - Nam - 27 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:46 10-12-2011
Bạn ơi, nếu mẹ hóa đá, đứa trẻ sẽ sống ra sau khi ko còn cha mẹ, cau chuyện chỉ nói lên tình cảm phu thê thui bạn ah, y nghĩa chỉ là sự đợi chờ mòn mỏi người chồng đi lính vì chiến tranh. Bạn đã nghĩ sai về vấn đề rồi đó
58 - Đoàn Ngọc Minh - Nữ - 36 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:47 10-12-2011
Thật quá chí lí!Sự hy sinh thân mình để tỏ lòng chung thủy thực ra là tội ác.Cướp đi quyền sống, quyền được chăm sóc của con trẻ!
59 - mr chuân - Nữ - 21 tuổi - Từ Hà Nội - 09:53 10-12-2011
Thời đại này lam gì còn người phụ nữ nào như thế,chồng còn sống vẫn đi ngoại tình ầm ầm !đôi khi còn bỏ cả con để đi theo tình mới!
60 - Bùi Văn Hải - Nam - 21 tuổi - Từ Hà Nội - 09:54 10-12-2011
Tôi không đồng ý với quan điểm của nhà thơ. Mỗi một thời điểm lịch sử có những quan điểm, suy nghĩ khác nhau. Trong xã hội phong kiến có những quan điểm trói buộc người phụ nữ và lòng chung thủy đã trở thành bản tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Hơn thế nữa người con luôn gắn bó với người mẹ và có lẽ được người mẹ truyền tải nỗi mong ngóng cha của mình. Biết rằng mỗi người có sự lý giải khác nhau, chỉ mong hãy nhìn nhận vấn đề mang tính logíc. Biết rằng Đá vọng phu chỉ là sự sáng tạo của dân gian để giải thích cho một hiện tượng của thiên nhiên nhưng chứa đựng trong nó rất nhiều ý tưởng của thời đại, của quan điểm và truyền thống. Hãy nhìn nhận vấn đề trên tinh thần thời đại đó.
61 - Thu Hằng - Nam - 30 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:55 10-12-2011
Không có ai đứng chờ hóa đá cả. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận đây là biểu tượng thể hiện tình thủy chung, tình phụ tử, chứ chúng ta đừng nhìn nhận đây là người bằng da bằng thịt.
62 - Phan Anh Thế - Syngenta VN - Nữ - 33 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 10:01 10-12-2011
Thời gia đi qua, khi chúng ta nhìn lại một điều gì đó trong cuộc sống, một câu chuyện cổ tích hay một mẩu chuyện hôm qua nghe thấy đâu đó, có thể ta sẽ cho nó là vô nghĩa hoặc nhảm nhí, nhưng trong sự vô nghĩa và nhảm nhí luôn có chất “nhân văn”, đó là sự tồn tại hai mặt của một vấn đề. Hay nói một cách khác đó là một phạm trù của triết học. Nếu ai đó nghĩ rằng: “Lòng chung thủy trở thành nhảm nhí Trước thiêng liêng số phận một con người” Thì tất cả mọi thứ trên đời này đều có thể nói như vậy, bởi vì khi nhìn một vấn đề ở một khía cạnh thì khía cạnh đó luôn luôn đúng, nhưng nếu chúng ta nhìn vấn đề đó ở nhiều khía cạnh thì ta luôn có sự so sánh, không có cái gì là hoàn hảo là vẹn toàn, cũng như con người cũng vậy “nhân vô thập toàn”. Chúng ta không thể nói rằng đó là “nhảm nhí” cũng không nên nghĩ rằng đó là câu chuyện không có thật. Cho dù là một câu chuyện không có thật thì câu chuyện về nàng Tô Thị là một tác phẩm văn học. Có thể là văn học dân gian (những sáng tác nghệ thuật truyền miệng) hay là một tác phẩm văn học hiện đại đi chăng nữa thì văn học là “nhân học”, nó luôn chứa đựng tính nhân văn trong đó, dù ít hay nhiều. Đối với văn hóa phương đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, tính nhân văn luôn được thể hiện trong văn học, tạo nên một nền văn học có bề dày lịch sử và được cả thế giới ngưỡng mộ. Nếu ta nghĩ: “Về đi em! Người đời yêu nhau người ta chờ nhau Dẫu là đá Dẫu không còn là đá? Nhưng con em trên tay em đang đói lả Em hóa đá vì chồng, con hóa đá vì ai?” Thì ta đã đánh mất giá trị của “văn hóa dân tộc”. Tôi đồng ý với phát hiện của nhà thơ, nhưng không phải người vợ đó muốn mình hóa đá, cũng chẳng muốn người con ruột thịt của mình cùng chịu cảnh đau thương, mà là “Xã hội”, nhà thơ hãy xem lại bối cảnh xã hội lúc đó. Vì sao người vợ phải chờ chồng? Vì sao người chồng lại ra đi? Vì sao đứa con thơ phải gánh chịu điều đó đáng lẽ ra em phải được “Vui chơi ăn học, được sống”. Tôi rất hiểu tấm lòng nhân đức của nhà thơ, tình yêu thương trẻ em vô bờ bến của nhà thơ, sự cảm thông với số phận tuổi thơ thiệt thòi với em bé của nhà thơ. Đất nước chúng ta cần những người có tấm lòng như vậy, vì “trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”. Đại thi hào – Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du từng nói “Ta đã đày đọa nàng Kiều quá lâu, đã đến lúc ta phải đưa nàng về”. Nếu ta nghĩ như ta hiểu theo khía cạnh như nhà thơ nói về nàng Tô Thị thì ta thấy Nguyễn Du quá tàn nhẫn với nàng Kiều, ông từng nói “Sóng sông Hương mà cứ ngỡ như sóng xô Tiền Đường”. Nhưng không phải ông muốn thế, mà chính xã hội đã đưa đẩy, đã cướp đi hạnh phúc của số phận bao con người, Nguyễn Du chính là người dám đứng lên phê phán chế độ xã hội đương thời. Nên chúng ta hãy nghĩ rằng “Nàng Tô Thị không bao giờ chết, Em bé trên lưng nàng cũng không bao giờ chết”, bởi vì tình yêu đó, đức tính chung thủy đó của người phụ nữ Việt Nam, và tình yêu thương mẹ, thương bố của em bé sẽ sống mãi với thời gian. Em bé mất đi hay hóa đá, sẽ mãi là tấm gương “trung hiếu” của người con. Xã hội đã đưa đẩy, cướp đi người chồng của nàng Tô Thị, cướp đi người bố của con nàng và rồi cướp đi cả cuộc sống của hai mẹ con nàng, thời gian đã trôi qua, những vẫn còn đó những dấu tích thời gian, chúng ta hãy làm gì để sự hy sinh đó không trở thành vô nghĩa. Chắc chắn rằng nàng không muốn mất chồng, không muốn mất con mà xã hội đương thời đã cướp đi tất cả của nàng. Cũng như “Chí Phèo” cũng không muốn làm người xấu mà “Ai cho tôi lương thiện”, ở xã hội lúc đó một người tốt như “Chí Phèo” cũng trở thành “kẻ rạch mặt ăn vạ”, điều cuối cùng mà anh đòi hỏi không phải là thêm một “chai rượu” mà là “lương thiện”. Chính chế độ xã hội đương thời Cướp đi hạnh phúc, bình yên một gia đình của dân tộc chúng ta. Chúng ta phải biến đau thương thành sức mạnh để chính hôm nay đây “không còn gia đình nào phải chịu cạnh bố mẹ chia lìa, trẻ em phải chịu nhiều thiệt thòi” và đâu đó xung quanh chúng ta, trên đất nước chúng ta và cả thế giới vẫn còn những con người bất hạnh. Chúng ta hãy cùng nhau xây đắp một xã hội công bằng để “Ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, cũng được học hành” như sinh thời Bác Hồ hằng mong. Và điều mà tôi muốn nói, câu chuyện nàng Tô Thị rất đậm tính “nhân văn”, nàng và con đã ra đi, để lại thân hình hóa đá. Nhưng tấm lòng chung thủy và tình yêu thương của nàng với chồng với con là “bất tử”. Dù em bé đó phải chịu thiệt thòi của số phận, nhưng em sẽ không chết trong lòng chúng ta, “có những cái chết hóa thành bất tử”. Chúng ta hãy gìn giữ những di sản vô giá của dân tộc. Câu chuyện là một dấu mốc lịch sử đã đi qua của dân tộc chúng ta, cuộc sống sẽ có những nốt “thăng” – “trầm”. Điều quan trọng là chúng ta hãy để những nốt đó hòa quyện với nhau thành một khúc nhạc theo thời gian. Phan Anh Thế - Syngenta VN
63 - trịnh thị lan - Nam - 27 tuổi - Từ Nghệ An - 10:02 10-12-2011
Truyền thuyết thì cũng co lòng người mà?tại sao không thể có những suy nghĩ tích cực được?bài thơ có cái hay của nó nó giúp ta nhận thức được tình yêu với người chồng dù có lớn nhưng nếu biết người đi mà không quay trở lại thi dù có đợi cũng chỉ thêm vô nghĩa mà thôi. Chờ đợi mà người không quay trở lại thì lại khiến đứa con thêm khổ mà thôi thì người mẹ lại có tội với đứa con của mình??????/nhưng chúng ta cũng phải suy nghĩ theo cái cách khác là người phụ nữ này vì yêu chồng thương con nên mới chờ đợi trong mỏi mon như vậy?nếu như một mình nàng chờ va bỏ con lại thì liệu đứa con có được hạnh phúc trong tình yêu thương không?người mẹ chỉ vì nghi cho con va chông ma thôi. Hòn vọng phu là một biểu tượng cho sự chờ đơi mãi mãi trường tồn và vĩnh cửu?????
64 - Ngọc Chính - Nữ - 19 tuổi - Từ Thái Nguyên - 10:02 10-12-2011
Mỗi thời mỗi khác. Không nên đặt tư duy hiện đại vào tư duy của thời cổ tích để mà so sánh.
65 - NA - Nam - 36 tuổi - Từ Hải Phòng - 10:06 10-12-2011
Tác giả chỉ nói về một khía cạnh mà ko đầy đủ vì theo truyền thuyết tôi được biết thì Tô Thị và chồng ( Tô Văn) là 2 anh em ruột, sao lại có thể đem truyền thuyết đó ra bàn về "lòng chung thủy đã trở thành tội ác" ở đây được?
66 - Lương Tống Linh - Nam - 25 tuổi - Từ Bắc Giang - 10:10 10-12-2011
Hình tượng "nàng Tô Thị bồng con hóa đá" hoàn toàn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện đầy đủ tính cách, tinh thần của dân tộc Việt Nam, không hề có cái gọi là "con hóa đá vì ai?"; và là cái kết hoàn mỹ nhất cả về tính nghệ thuật và nhân bản. Nàng Tô Thị bồng con chờ chồng thể hiện lòng chung thủy, chịu thương chịu khó tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam. Việc hai mẹ con hóa đá thì nếu ai tìm hiểu thêm kỹ càng thì sẽ hiểu vì sao hóa đá: không phải đứng chờ lâu quá hóa đá, không phải đứng lâu quá chết đói như một số bạn nghĩ. Người Lạng Sơn vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện nàng Tô Thị bồng con chờ chồng trên đỉnh núi, có một hôm trong lúc đang đứng chờ chồng thì đằng sau có một con hổ dữ rất lớn đứng rình đằng sau để ăn thịt hai mẹ con. Nhưng tấm lòng chung trinh của nàng Tô Thị đã cảm động trời đất nên khi hổ dữ định nhảy ra vồ hai mẹ con thì trời đất đã hóa đá hai mẹ con và hổ dữ để hổ dữ không ăn thịt được hai mẹ con. Cho nên hình tượng nàng Tô Thị bồng con hóa đá không chỉ là biểu trưng cho lòng chung thủy của người phụ nữ Việt Nam mà còn thể hiện tính nhân bản sâu sắc của nhân dân Việt Nam, hoàn toàn mang đầy đủ ý nghĩa giáo dục. Nếu ai không tin có thể lên Lạng Sơn, nghe người Lạng Sơn kể và đứng dưới chân núi nhìn lên vẫn thấy hình tượng nàng Tô Thị bồng con và đằng sau là một con hổ rất to đang chuẩn bị vồ mồi. Người phụ nữ Việt Nam cao cả lắm, họ sống, cống hiến và hy sinh chỉ đơn giản vì họ là phụ nữ Việt Nam. Thân ái.
67 - Trịnh Nhàn - Nam - 29 tuổi - Từ Hà Nội - 10:10 10-12-2011
Tôi đồng ý với nhà thơ!
68 - Lê Minh Phúc - Nữ - 24 tuổi - Từ Hà Nội - 10:14 10-12-2011
Nếu các bạn là một người có cách nhìn Gia đình là một hậu phương vững chắc cho người đàn ông vững bước ở "tiền tuyến". Chúng ta sẽ đánh giá đúng giá trị nhân văn của câu chuyện "Nàng Tô Thị hóa đá chờ Chồng". Ngày nay mối tình cảm hạnh phúc của một gia đình cũng đã được thăng hoa vào những bài thơ hay, những bài hát hay.... " Ba là cây nến vàng, Mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình...". Nếu là người tinh tế, hiểu biết về các gam màu được dùng trong truyền thống lễ giáo của Việt Nam Chúng ta sẽ hiểu được vị trí của từng nhân vật được hình tượng hóa bằng màu của 3 ngọn nến.... Giá trị gia đình và giá trị truyền thống ở chỗ đó. Quay lại câu chuyện và hình ảnh người đàn bà bồng con hóa đá chờ Chồng! Chúng ta phải biết được rằng tại mỗi thời điểm lịch sử thì cách nhìn nhận về tính nhân văn một khác. Đã hàng ngàn ngàn đời người qua đi, chúng ta vẫn còn thấy giá trị của câu nói: " Tại gia tòng Phụ, xuất giá tòng Phu, Phu tử tòng Tử". Vậy thì hình ảnh về nàng Tô Thị bế con mà truyền thuyết cho rằng cả 2 đã hóa đá chờ chồng vào thời điểm đánh giặc giữ nước bằng cung tên, kiếm sắt. Cái chết luôn cận kề và xác suất quay về chỉ là 50/50. Hình ảnh Hai mẹ con trong câu chuyện như một lời nhắc nhở từ " Hậu phương" rằng " Anh Hãy cố gắng chiến đấu, giành thắng lợi để trở về. Quê nhà, Mẹ con Em đang đợi" - Đấy là nguồn sức mạnh của người lính, đó là mục đích sống của người cảm tử trước hòn tên mũi đạn khi làm nghĩa vụ với đất nước. Nếu câu chuyện chỉ có một người phụ nữ chờ chồng đến nỗi hóa đá thì tính bền vững của " Hậu phương" chưa đầy đủ và chưa trọn vẹn. Cả Hai Mẹ con hóa đá chờ Chồng, chờ Cha như một lời thề son sắt, một sự tri ân của đời sau về những hy sinh của thế hệ cha anh mình. Chúng ta đang ở thời điểm nửa vời của văn hóa du nhập từ phương tây cộng với cách nghĩ do ảnh hưởng của Nho giáo. Đồng thời, chúng ta đang được sống trong hòa bình. Nhưng vẫn còn đó những đứa trẻ sống vạ vật, đói nghèo. Thậm chí bị lợi dụng tuổi trẻ để kiếm tiền cho 1 nhóm người tha hóa về đạo đức - Quyền được sống của những đứa trẻ đó được ai bảo vệ. Tôi không phải " vơ đũa cả nắm" cho rằng đứa trẻ nào cũng sẽ bị như vậy. Nhưng chung quy lại rằng Lịch sử là những gì mà Cha Ông chúng ta đã làm nên, đã trải qua và để lại cho con cháu những giá trị nhân văn đích thực, nhằm nhắc nhở đời sau sống tốt hơn lên. Lịch sử không thể thay đổi được.
69 - Hoàng - Nữ - 27 tuổi - Từ Hà Nội - 10:16 10-12-2011
Người vợ ngày ngày ngóng trông chờ chồng, người mẹ cũng thiết tha mong chờ giây phút con được gặp cha, gia đình cùng đoàn tụ. Thử hỏi trong giây phút hạnh phúc vỡ òa chỉ có người mẹ gặp người cha sau bao ngày xa cách mà không có người con thì có còn là một gia đình không? Không ai muốn mình hóa đá cả, không ai bắt phụ nữ phải hóa đã để thể hiện lòng chung thủy. Hãy cứ để câu chuyện mãi trở thành cổ tích.
70 - ba lê - Nam - 27 tuổi - Từ Cần Thơ - 10:17 10-12-2011
Nếu nói như tác giả thì sự chung thủy của người phụ nữ VN hiện nay đều là nhám nhí hay sao. Nàng Tô Thị, hòn Vọng phu là biểu tượng của lòng chung thủy chứ k phải là một câu chuyện có thật.
71 - nguyen haong an - Nam - 12 tuổi - Từ Hải Phòng - 10:18 10-12-2011
Bay gio ma nhac lai chuyen co tich hay chuyen gi ngay xua thi cung nhu the ca. Tat ca deu co 2 mat cua no mat the nay mat the kia.
72 - Trâm Anh - Nam - 26 tuổi - Từ Hà Nội - 10:19 10-12-2011
Tôi đồng ý với tác giả! có con rồi mới biết! tuy yêu chồng, nhưng còn con, một tương lai bé bỏng, không biết gì về sự thuỷ chung, tình phụ tử. Nó còn quá nhỏ, chỉ biết khóc khi đói và cười khi ấm lòng. Nếu người phụ nữ biết hi sinh vì sự thủy chung đứng chờ chồng thì trước hết họ cần phải biết cả sự hi sinh vì con nữa.
73 - Nguyễn Đức Thanh Bách - Nam - 22 tuổi - Từ Hà Nội - 10:22 10-12-2011
Sự chung thủy của người vợ thật đáng khâm phục và cảm động
74 - Chinhphong - Nữ - 23 tuổi - Từ Hà Nội - 10:25 10-12-2011
Bài thơ trên, tác giả ứng tác cho một khối đá, không phải cho thân phận của người phụ nữ-một nạn nhân của chiến tranh. Vì vậy, mới trách cứ người phụ nữ để con hóa đá theo. Nhìn bức tượng đá hình dáng người phụ nữ bồng con, người xưa ví von như là biểu tượng cho sự côi cút, cô đơn đến cùng cực, đó cũng là một di sản về ký ức trong tâm hồn Việt, nơi mà hầu như mỗi câu ca dao, mỗi điệu hò đều man mác nỗi buồn mất mát, chia lìa, cô đơn và luôn là sự chờ trông mòn mỏi. Lúc đó, người phụ nữ chỉ còn chưa phải thay trâu kéo cày thôi, vì làm gì còn đàn ông trong thôn xóm, họ đã ra chiến trường, bỏ xác và không bao giờ về nữa....Và sự tích hòn vọng phu, ví như người phụ nữ bồng con chờ chồng hóa đá, lẽ nào không là lời cảnh tỉnh muôn đời về sự tàn khốc cúa chiến tranh, của sự chia lìa, và, đối với hôm nay, một giai đoạn không có chiến tranh, nó lại là minh chứng cho sự côi cút của người phụ nữ và con thơ khi mất mát chồng, cha...
75 - Chu Ngọc Nguyên - Nam - 41 tuổi - Từ Đà Nẵng - 10:25 10-12-2011
Tôi nghĩ nhà thơ cũng ko hề có ý trách nàng Tô Thị vì đã để đứa con cùng bị hóa đá, có thể ý của nhà thơ chỉ là mượn hình ảnh nàng Tô Thị để nói đến trách nhiệm thiêng liêng của người cha, người mẹ là khi đã sinh ra đứa bé thì phải có trách nhiệm nuôi nấng dưỡng dục con cái nên người. Đừng vì những chuyện thị phi khác mà làm mất đi cuộc sống, tương lai của đứa trẻ. Nếu có trách thì chỉ nên trách những người phụ nữ khi sinh con ra rồi bỏ lại bệnh viện, vứt ở bãi rác... như những chuyện đã xảy ra ở thời đại của chúng ta.
76 - Lê Cường - Nam - 27 tuổi - Từ Phú Thọ - 10:27 10-12-2011
Hình tượng nàng Tô Thị là biểu tượng của sự thủy chung son sắc chứ đâu phải là một cỗ máy đâu. Câu chuyện chúng ta được học là nàng ngóng chồng mà quên mất thời gian để hóa đá cơ mà.
77 - Huyen - Nữ - 22 tuổi - Từ Hà Nội - 10:28 10-12-2011
Mình thích comment của chị Oanh, đừng phán xét lịch sử, đó là hình ảnh tượng trưng các bạn ah, không phải hóa đá chờ chồng chờ cha, mà là hình tượng ngày nào cũng mong ngóng.
78 - Duy Thanh - Nam - 43 tuổi - Từ Hà Nam - 10:34 10-12-2011
Nếu ngày đó có trung tâm bảo trợ xã hội, có trường nuôi trẻ mồ côi như bây giờ thì dân gian ta có lẽ sẽ không giải thích khối đá đó là người PN bế con mà có khi là chị ấy đang ôm kỉ vậy khác...... Bức tượng đó trong hoàn cảnh bây giờ ta nên hiểu lại là mẹ con chị không hề hóa đá, mà lòng chung thủy sắt son của người vợ, người con đối với chồng, cha đi làm nhiệm vụ cao cả đã kết thành vĩnh cửu trong tâm của người PN một mực nuôi con, chờ chồng mà thôi, bức tượng đó chỉ là biểu tượng thể hiện đánh dấu những ngày ngày chị luôn hướng tâm trí mình về người chồng thân yêu, và thủ thỉ kể cho con nghe về người cha vô cùng đáng kính trọng của nó..... Còn bây giờ xã hội có Luật chăm sóc bảo vệ trẻ em, con người được học hành chu đáo, có nhận thức hiện đại mà không ít kẻ cả nam cả nữ chỉ vì giận chồng, giận vợ rồi đang tâm tước đi cuộc sống của con mình.......
79 - Lee - Nữ - 21 tuổi - Từ Hải Phòng - 10:35 10-12-2011
Tôi thấy chung thủy là một đức tính tốt của ng phụ nữ Việt nam nh vì nó mà làm mất đi quyền sống của một đứa trẻ là k nên. Mất chồng nh có con là niềm an ủi. Hy vọng k có ng phụ nữ nào dại dột!
80 - Hung Le - Nam - 34 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 10:36 10-12-2011
Đó là hình tượng liên tưởng từ khối đá giống hình người mẹ ôm con thôi. Theo 10 định luật thị giác của Meztch( nhà tâm lí học cảm thụ người Đức) thì đó là Định luật của kinh nghiệm, ví dụ: như ta nhìn vào bức tường rêu...thấy giống như một đoàn quân, một con suối hay một mặt người....hay các hiện tượng khúc xạ ánh sáng giống như Phật bà Quan Âm, Chúa..v.v.. Đó là hình thức gợi liên tưởng đến nội dung. Trong thực tế người vợ ở vậy chờ chồng cho đến cuối đời( có thể chưa có con: một sự chờ đợi đáng khâm phục) hiếm gặp trong cuộc sống theo quan niệm chung thủy Phương Đông. Còn ở Phương Tây thì họ cho là làm như vậy là bất công với phụ nữ.
81 - quang - Nam - 34 tuổi - Từ Thừa Thiên - Huế - 10:44 10-12-2011
Nguoi chong va nguoi vo la hai anh em ruot ...
82 - trần thị ngọc dung - Nữ - 30 tuổi - Từ Đà Nẵng - 10:46 10-12-2011
Tôi đồng ý với xuongnv và Quốc Huy Hoàng Anh, không thể so sánh khập khiễng như vậy được, cái gì mang tính lịch sử sẽ luôn có giá trị cuả nó
83 - Cúc - Nữ - 21 tuổi - Từ Quảng Ninh - 11:00 10-12-2011
Câu chuyện muốn nói đến lòng chung thủy sâu sắc thì không có gì phải bàn cãi. Nếu muốn phê bình chuyện Hòn Vọng Phu thì có quá nhiều điểm đáng để phê bình chứ không phải một vấn đề đó
84 - khong dong y voi anh Bui - Nam - 21 tuổi - Từ Cà Mau - 11:02 10-12-2011
Moi nguoi da biet y nghia cau chuyen roi, toi khong nhac lai nuai.Toi chi co 1 so y kien: Hay suy nghi lai, neu tro lai thoi ky do, thoi cuoc kho khan, doi khat, tim mot mon an rat rat la kho. Neu nhu Me cua dua be de con lai nha thi em be nho phai an gi va song ra sau, dung noi gi den viec hoc hanh! do la tuong lai khong co the xay ra!. dat them truong hop gia dinh nguoi than da chet het thi ai nuoi day. Em be cung phai ra di, thay vi 2 me con cung dung cho chong tro ve. co chet thi ca gia dinh cung chet chung. Hoan nan co nhau moi la tinh cam lon nhat va thieng lieng nhat cua gia dinh.
85 - PHƯƠNG VY - Nữ - 34 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 11:04 10-12-2011
Cám ơn tác giả đã phát hiện một điều rất thú vị.Tôi nghĩ xã hội ngày càng phát triển ,con người ngày nhân văn. Từ Tấm Cám đến Nàng Tô Thị chúng ta nên có cách nhìn nhân văn hơn đừng quá bảo thủ.Ngày xưa tử tù hành hình bằng cách chém đầu đến xử bắn đến tiêm thuốc độc mà chúng ta đang áp dụng,rồi một ngày nào đó chúng ta cũng loại bỏ biện pháp tử hình bất kể tội gì mà thay vào đó là giam tù.Cũng vì sự phát triển đó mà chúng ta không nên có cách nhìn cũ kỹ.
86 - khong dong y voi a BUi - Nam - 21 tuổi - Từ Cà Mau - 11:06 10-12-2011
day la nhung loi binh luan theo suy nghi thuc te nhu bai tho cua anh BUI.
87 - Mất cảm giác đau - Nam - 10 tuổi - Từ Cà Mau - 11:07 10-12-2011
Một hình ảnh đẹp như thế, sao lỡ đem ra trách móc. Tình yêu vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, một người vợ trông mong người chồng. Một người mẹ không lỡ xa rời con, vậy có gì là sai. Có gì là đáng trách đâu. Đừng đem ra trách tội như thế, khổ cho nàng Tô Thị lắm
88 - lê duy đăng - Nam - 24 tuổi - Từ Thanh Hóa - 11:13 10-12-2011
tôi khong đồng ý với tác giả, đây là một chuyện cổ tích mang đậm tính nhân văn, lòng thuỷ chung, ca ngợi người con gái, phụ nữ Việt Nam, còn về việc " con hóa đá vì ai" thì lại càng sai, con thơ theo mẹ là chuyện thường, tình mẫu tử linh thiêng. Còn nàng hóa đá cùng con là ý trời..........
89 - nguyen bao le - Nam - 27 tuổi - Từ Thanh Hóa - 11:17 10-12-2011
Tôi đồng tình với ý kiến của chị Ninh Thị Oanh.Có rất nhiều ý kién được nêu lên nhưng theo tôi con còn nhỏ nhưng nó cũng là một con người vì vậy nó phải có cha. Con chờ cha không có nghĩa là mẹ có tội. Câu chuyện nó còn có ý nghĩa cho chúng ta cảm nhận thấy hiện thực đất nước của những con người đang sống trong hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ.
90 - Lê Anh Tuấn - Nam - 24 tuổi - Từ Bắc Giang - 11:19 10-12-2011
Ui ! May mà bà nội mình không giống Vọng Phu. Nếu không đã không có mình. Bác, Bố, Chú mình đã trưởng thành, và minh nghĩ ông nội mình mong như vậy hơn là nhìn thấy một hòn đá. Cám ơn tác giả đã vạch trần cái ác.
91 - đào trường mạnh - Nữ - 24 tuổi - Từ Hà Nội - 11:23 10-12-2011
Mỗi thời khác nhau đề cao những phẩm chất khác nhau Câu chuyện nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng cũng không khác mấy so với Chị Dậu bán con chứ không chịu bán mình. Tại sao vậy tại thời phong kiến đó trong gia đình chữ "tam tòng vượt lên trên mọi giá trị" Xuất gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" . Người chồng người cha trong gia đình được đặt lên trên vượt qua mọi giá trị khác. Còn ngày nay khi xã hội văn minh hơn, cuộc sống sung túc hơn, nhận thức con người cao hơn , nam nữ bình đẳng hơn thì việc chúng ta đánh giá nàng Tô Thị hay Chị Dậu năm xưa thật nhẫn tâm cũng là điều dễ hiểu Cuối cùng tôi muốn nói rằng việc đánh giá hành vi của ai đó nên đặt vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể như thế mới chính xác và công bằng được Truong manh
92 - Nguyễn Thị Hồng Nga - Nam - 31 tuổi - Từ Hà Nội - 11:28 10-12-2011
Tôi nhớ chúng ta đã tiếc thương nàng Tô Thị như thế nào khi nghe tin hai mẹ con nàng bị vỡ vụn vì nạn khai thác đá ở Lạng Sơn. Ai đã từng đi học, đều chẳng ít nhất một lần dẫn hình ảnh Nàng như một biểu tượng đẹp đẽ về lòng chung thủy của người phụ nữ Việt Nam mòn mỏi ngóng chờ chồng ngoài chiến trận. Hình ảnh Nàng còn được khắc sâu đậm hơn, đi vào lòng người hơn vì nàng sống ở đất nước Việt Nam, nơi mà chiến tranh gắn liền với lịch sử đất nước. Về bài thơ, tôi đồng ý với quan điểm của bạn Nguyễn Khang là thực tế không người cha nào lại yên lòng muốn vợ con mình hóa đá đợi chờ mình như vậy.
93 - huỳnh tấn hậu - Nam - 21 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 11:39 10-12-2011
ở đây là ca ngợi lòng chung thủy của người vợ , người phụ nữ.
94 - Nguyễn Văn Chính - Nam - 21 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 11:39 10-12-2011
Vợ hóa đá vì chồng, con hóa đá vì cha.. chứ sao mà tác giả lại không biết?. Đạo đức tốt đẹp về lòng yêu thương lẫn nhau trong gia đình, được người đời nhân cách hóa ra câu chuyện gắn liền với hình tượng có thật để giáo dục con người. Tác giả không cần thiết phải đưa ra các khía cạnh thực dụng đương thời để đánh giá những giá trị nền tảng cốt lõi tồn tại bao đời nay. Tránh những xu thế ( những câu nói ) theo mốt hiện nay.. như "con là nhất" thế cha mẹ, anh chị em, chồng...là thứ mấy...
95 - Ms Lieu - Nam - 34 tuổi - Từ Lạng Sơn - 11:42 10-12-2011
Đúng rồi, chờ làm gì chứ...lòng chung thủy trở thành khờ dại, ngớ ngẩn...Chồng không quan trọng bằng con đâu....Thời nay kiếm con khó hơn kiếm chồng...Không dại gì mà chờ...!
96 - hungyenhr - Nữ - 28 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 11:46 10-12-2011
Xin hãy nâng cao giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đừng đưa ra điểm "khuyết" của câu truyện để bàn tán làm ảnh hưởng đến suy nghĩ bình thường tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Hãy nêu ra những giá trị cốt lõi của câu chuyện, và có lời khuyên chân thành để không có hoặc làm giảm đi sự vất vả cô đơn của nàng Tô Thị. Đức hy sinh của người Việt Nam là truyền thống quý báu, đừng cho đó là "tội lỗi".
97 - ĐINH QUANG ÁNH - Nam - 30 tuổi - Từ Hà Nội - 11:52 10-12-2011
Nếu cứ nhìn theo cách sống của các bạn trẻ ngày nay thì cách sống buông tha như thế có còn tính nhân văn không khi mà mỗi ngày co hàng nghìn bào thai được cho ra tư các bệnh viện mà không hề thương sót, trong khi đó HÒN VỌNG PHU là biểu tượng thiêng liêng có từ ngàn xưa, thể hiện lòng chung thủy của người phụ nữ VN, tình cảm gia đình của người VN, chúng ta hãy nhớ lại trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, những người vợ đã mất chồng, những người con phải mất cha và họ đã chờ, chờ đến mỏi mòn, may mắn có những người đã chờ thành công vì người thân của họ đã về sau nhiều năm báo tử. Và có những người họ chờ mãi, chờ mãi qua bao nhiêu năm mà không thấy người thân của họ trở về khi đó họ cũng muốn hóa đá luôn vì nhớ nhung mỏi mòn. Những người phụ nữ VN luôn hết lòng vì gia đình, vì chồng vì con, nên không thể nói hòn vọng phu la ích kỉ được vì người chồng thì đi xa không biết ngày nào về còn người vợ không thể bỏ lại con thơ dại mà hao đá một mình được, đất nước đang chiến tranh còn em bé ở lại nếu không có người chăm sóc liệu em bé có thể một mình mà sống được không chứ nói gì đến ăn học. Khi đó người mẹ có yên tâm mà hóa đá chờ chồng được nữa không, nếu là thời đại ngày nay chắc chắn sẽ không bao giờ có hòn vọng phu nữa và cũng không có biểu tượng của lòng chung thủy nữa
98 - cao đức đệ - Nam - 30 tuổi - Từ Hà Nội - 12:20 10-12-2011
chúng ta đang sống cuộc sống thế kỷ 21. Vậy nếu giả sử chúng ta quay về thời kỳ đấy mình là người phụ nữ đấy, với hoàn cảnh đấy thì bạn sẽ làm gì?
99 - Bùi Thanh Hoa - Nam - 24 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 12:43 10-12-2011
Mỗi thời mỗi khác, và bất cứ chuyện gì hay sự kiện gì đều gắn với một bối cảnh lịch sử nhất định, cho nên không thể nào mang bối cảnh của hiện tại mà phán xét chuyện quá khứ, mà lại là quá khứ từ rất lâu, thành cổ tích rồi. Mà nàng Tô Thị có "bắt" con hóa đá theo đâu. Trời đất sông núi hóa đá cả 2 mẹ con đấy chứ, để mãi còn đó biểu tượng chung thủy và tình yêu của người vợ. Biểu tượng chỉ là biểu tượng mà thôi. Và điều đó cũng đâu có nghĩa là ngày nay chúng ta phải học theo nàng Tô Thị là phải "hóa đá chờ chồng" ! Bởi vì không thể áp dụng một cách máy móc như thế được. Có chăng chỉ là học hỏi cái sự thủy chung son sắt của người vợ thôi, còn thủy chung như thế nào và biểu hiện của nó ra sao thì mỗi thời mỗi khác. Tóm lại là nếu muốn phân tích một sự việc thì phải đặt nó vào đúng bối cảnh lịch sử của nó. Thiết nghĩ, thay vì ngồi đây mổ xẻ quá khứ, chúng ta nên cùng suy nghĩ và hành động thế nào để giúp giải quyết các vấn đề đang gây rất nhiều bức xúc ngày nay. Việc này có ý nghĩa hơn rất nhiều. Đôi lời mạn đàm.
100 - Hoàng Lan - Nam - 21 tuổi - Từ Bắc Giang - 12:48 10-12-2011
Tôi đặc biệt đọc kỹ và đồng tình với ý kiến của bạn Ninh Thị Oanh, Miột bài phân tích sâu sắc, Xin copy lại bài viết của bạn. "12 - Ninh Thị Oanh - Nữ - 23 tuổi - Từ Nam Định - 08:35 10-12-2011 Hình tượng người mẹ ôm đứa con trong tay hóa đá chờ chồng đến nay vẫn gây nhiều xúc động, và càng nói lên nỗi mong mỏi "vợ ngóng chồng, con ngóng cha", ở đây không phải là người mẹ bắt con phải hóa đá theo mình, mà bao phủ lên đấy là nỗi mong mỏi, ngóng chờ, người chồng người cha trở về. Để biết rằng người chồng, người cha là quan trọng như thế nào, là trụ cột của gia đình. Biết đâu, sau này lại có một câu chuyện khác, chỉ có người mẹ hóa đá, còn đứa con thơ dại lớn lên 1 mình, khi đó người đời chúng ta lại oán trách sao người mẹ không nuôi đứa con lớn khôn sao???"
101 - Thanh Vân - Nữ - 24 tuổi - Từ Bắc Giang - 12:56 10-12-2011
Tôi đồng ý với những phát hiện sáng tạo của nhà thơ nhưng thiết nghĩ chúng ta nên đặt mình vào hoàn cảnh của nàng Tô lúc bấy giờ. Tôi nghĩ nàng Tô Thị là một biểu tượng đẹp về lòng chung thủy của người phụ nữ VN và nàng ko có tội. Chính chiến tranh khắc nghiệt đã cướp đi quyền được hạnh phúc của mẹ con nàng." Nàng chờ chồng, đứa bé chờ cha_ Dẫu hóa đá hay là không hóa đá_ Ta mới thấy chiến tranh thật nghiệt ngã_ Đã cướp đi hạnh phúc một gia đình"
102 - Chu Phương Nhàn - Nữ - 32 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 13:05 10-12-2011
Tôi thì suy nghĩ thế này, tôi tôn trọng lịch sử văn hóa nhưng tôi cũng tôn trọng quan trọng điểm cá nhân của mỗi người, nhà thơ Bùi Hoàng Tám đã mang lại cái nhìn mới về cuộc sống và con người hãy yêu thương quý trọng những gì mình đang có. Tôi khâm phục người mẹ Vọng Phu nhưng tôi không học theo cô ấy, tôi cũng mong không ai học theo cô ấy
103 - tuan kiet - Nữ - 27 tuổi - Từ Hà Nội - 13:14 10-12-2011
"con hoa da vi ai" theo nhiu ban noi la con hoa da vi nho cha,theo minh nghi dieu nay la hoan toan sai boi vi dua be con rat la nho cho nen chua co cai tinh cam voi nguoi cha nhu the. Du gi thi tuong da om con cho chong du sao chi la truyen co tich khong co that va con nguoi muon dung do de lam tang gia tri nhan van len ma thoi,de ca ngoi su chung thuy nho nhung cua nguoi vo doi voi nguoi chong.
104 - Nguyễn Mạnh Cường - Nam - 22 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 13:26 10-12-2011
Với mình đấy là biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam...để "mổ xẻ" thì nhiều suy luận và lý giải lắm. Ví dụ như tội bất hiếu chẳng hạn, hay suy nghĩ ngắn ngủn, sao lại không nghĩ đến nỗi đau của người thân. Trong câu nói có nghĩa đen nghĩa bóng. Cái chính là thể hiện được trong hoàn cảnh như vậy.
105 - nguyentoqn - Nam - 21 tuổi - Từ Hưng Yên - 13:27 10-12-2011
Chuyen nang to thi la do tinh yeu tinh co giua 2 anh em ruot. Nen khi nguoi anh ra di nguoi em va (dua be sinh ra theo su phan xet cua nguoi doi là mot cai gì do ko nen gai thich) o lai la noi nho nhung cung nhu la su trong cho mot su giai thoat nen hoa da cho chong di den la mot ket cuc tot dep.
106 - lemuoi - Nam - 27 tuổi - Từ Quảng Ninh - 13:27 10-12-2011
Cam on anh Bui viet qua hay!!!! phan tich cua anh cung rat hay!
107 - Nguyên Chương - Nam - 31 tuổi - Từ Hà Nội - 13:31 10-12-2011
Mình chỉ muốn đặt mấy câu hỏi cho đề tài này thôi: 1. Nếu bạn là người chồng, bạn có mong muốn vợ con mình hóa đá như vậy không? 2. Nếu bạn là người phụ nữ trong truyền thuyết này, bạn có muốn con mình hóa đá như vậy không? 3. Nếu bạn là đứa bé đã biết suy nghĩ và có quyền lựa chọn, bạn có muốn hóa đá như vậy không? 4. Nếu bạn là người thân của gia đình này, bạn có mong muốn người thân mình hóa đá như vậy không? cau trả lời cùa mình sẽ là "không" cho cả 4 câu hỏi. Mỗi người 1 ý, không thể khẳng định là đúng hay sai, xin dành phần tranh luận cho mọi người.
108 - Quang Nam - Nam - 28 tuổi - Từ Hà Nội - 13:34 10-12-2011
Sự chờ đợi của người phụ nữ là cả cuộc đời chứ không phải một hai ngày. Đứa con chỉ là biểu tượng cho lòng chung thủy chờ chồng nuôi con. Sự héo hon chờ đợi theo thời gian đến hóa đá như vậy thì đứa bé kia đã lớn khôn rồi chứ không phải còn ẵm trên tay nữa.
109 - LÊ THỊ DỰ - Nữ - 25 tuổi - Từ Thanh Hóa - 14:33 10-12-2011
Mình nhớ ko nhầm, đúng như anh quang nói nên sâu xa của hình tượng này không chỉ là thủy chung, mẫu tử mà còn là đạo lý làm người.
110 - Bui Quoc Vinh - Nam - 28 tuổi - Từ Bà Rịa - Vũng Tàu - 16:50 10-12-2011
Tu da "vong phu" va quan niem nhan van xua tac gia da gui thong diep theo quan niem nhan van moi. Do la mot phat hien, mot cach nhin sang tao, khong theo loi mon, khuon sao trong cam nhan van hoc, rat dang tran trong
111 - Bảo Long - Nam - 64 tuổi - Từ Thái Bình - 17:56 10-12-2011
Hình ảnh của Mẹ con Tô Thị là mẫu hình tượng thể hiện nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam đó là lòng chung thủy. Và trong thực tế xã hội ngày nay nét đẹp ấy tuy hiếm nhưng vẫn còn. Những người mẹ ấy, người vợ ấy tuy không thành "đá" Nhưng lòng chung thủy đó vẫn còn.
112 - nguyen thi hang - Nam - 22 tuổi - Từ Hà Nội - 18:12 10-12-2011
"Em hóa đá vì chồng con hóa đá vì ai" nếu em và con không hóa đá thì hôm nay đâu có hòn đá vọng phu.Nếu em và con không hóa đá thì hôm nước VN ta đâu còn có ai nói về lòng thủy chung của người vợ người mẹ. Tại sao lại gọi là tội ác,,,,,,,,,,,,,,,? có nên chăng vấn đề này nên nhìn và suy nghĩ lại.....................
113 - Lê Văn Thành - Nam - 29 tuổi - Từ Hải Dương - 18:31 10-12-2011
Tôi đồng ý với tác giả. Không có lời biện minh nào trươc cái chết của con trẻ. Em phải được SỐNG, dù cuộc sống có cơ cực bao nhiêu bởi đó là mób quà quý giá nhất mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi con người.
114 - quoc lam - Nam - 21 tuổi - Từ Hòa Bình - 18:44 10-12-2011
Theo toi tac gia muon noi den pham chat cao thuong cua nguoi phu nu VN bay gio dang dan bi mat di. Dau co gang van kho tim lai dc
115 - quangtuyen1102 - Nam - 55 tuổi - Từ Đắk Nông - 19:18 10-12-2011
Hi! Mỗi thời một khác. Mỗi người lại nghĩ khác nhau, hiểu khác nhau. Nếu mà cứ bắt bẻ thì còn nhiều điều lắm! Dù sao nó cũng chỉ là chuyện cổ tích, là truyền thuyết mà thôi!
116 - hoang huong - Nam - 28 tuổi - Từ Nghệ An - 20:05 10-12-2011
E đồng ý với ý kiến của chị Ninh Thị Oanh. Biểu tượng thể hiện cho lòng chung thủy của người phụ nữ.Thử nghĩ xem, nếu như người mẹ hóa đá bỏ lại đứa con thơ một mình, sau này đứa bé lớn lên không có tình thương của cha mẹ...chẳng phải rất tội nghiệp sao. Với lại ,hơn nữa đây cũng chỉ là hình ảnh tượng trưng thôi, nó là biểu tượng thể hiện cho một nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam...Lấy hình tượng để giáo dục con người chứ không nên lấy ra để chê trách hay bàn luận gì cả .
117 - Dương Quân - Nam - 22 tuổi - Từ Bắc Giang - 20:19 10-12-2011
MỘT GÓC NHÌN THẬT ẤN TƯỢNG! Cái cách mà nhà thơ nhìn nhận vấn đề quả là có khác người, gợi mở rộng hơn cho chúng ta khi nhìn nhận mỗi một sự việc. Ta không nên chỉ tin vào những jì mà mắt nhìn thấy hay nhũng jì mà người khác muốn ta hiểu theo cách của họ. Chiến tranh vinh danh những người chiến sỹ dũng cảm, dân tộc gia đình tự hào về những đóng góp, hy sinh của mỗi cá nhân nhưng có ai đã từng nghĩ "anh trở về dang dở đời em" như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã nghĩ. Nghĩ mà xem, báo đăng nhiều vụ cả gia đình tự tử vì lý do này hay lý do nọ : bố mẹ ôm con nhảy sông, cả nhà tự thiêu...như vậy bi kịch là tột cùng. Mà bi kịch ở đây nó mang tính chủ quan ấu trĩ. Quyền sống của bất kỳ một cá thể nào trong xa hội cũng không thể bị xâm phạm huống hồ đó là quyền sống của một đứa trẻ. Bài thơ mà tác giả đăng tải thật như là một tiếng chuông cảnh tỉnh mỗi chúng ta về cách nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề để làm sao không bị che mắt không bị phiến diện khi đưa ra những nhận xét hay đánh giá của mình. Xin cảm ơn Bùi Hoàng Tám!
118 - Xuân Anh - Nữ - 20 tuổi - Từ Hà Nội - 20:51 10-12-2011
Hãy nhìn sự vật hiện tượng trong giai đoạn lịch sử của nó, đừng quá thực dụng thế. Hãy đặt mình vào những thời gian đó, chiến tranh - cuộc sống không phức tạp, thực dụng như bây giờ. Gần đây người ta còn cho rằng truyện "Tấm Cám" cần phải sửa đoạn kết nữa......? Tôi không đồng ý với bài thơ này.
119 - phuong nguyen - Nam - 23 tuổi - Từ Hà Nội - 21:27 10-12-2011
Cám ơn tác giả bài thơ đã cho một cái nhìn khác về sự tích Hòn Vọng phu. Có lẽ người mẹ ấy nên dồn tình thuơng, nỗi nhớ chồng vào kết quả tình yêu của hai người, chính là đứa con chị đang địu trên lưng. Không ai cấm chị ngày ngày bế con ra ngóng chồng, nhưng tốt hơn nếu chị vẫn nhớ quay về, cho con ăn và nuôi dạy con khôn lớn, đó chẳng phải là hiện thân sống động nhất của chồng chị hay sao?
120 - ninh - Nữ - 41 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 22:01 10-12-2011
Bài thơ nói lên lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ trên toàn thế giới nói chung,bài thơ nói lên lòng thuỷ chung chờ chồng của Vọng Phu nhưng mà cũng phê bình và lên án suy nghĩ nông nổi của nàng không nghĩ cho con chỉ nghĩ cho bản thân mình. Thật đáng thương thay cho đứa trẻ tội nghiệp nhưng nhìn lại thì cũng phải nói và bênh vực cho người mẹ đã vì tình yêu mà chờ chồng,cũng có lẽ vì con thương cha,nhớ cha mà cũng đã cùng mẹ chờ cha. Một gia đình vì chữ hiếu và chữ tình mà đã không màng đến tính mạng.thật là đáng khâm phục và để cho người đời sau học tập.
121 - Phạm Thị Nga - Nữ - 23 tuổi - Từ Thái Nguyên - 23:00 10-12-2011
Vọng phu chỉ là hình tượng, đối với người PN mà nói, sống đấy vui vẻ đấy, nhưng nếu không có chồng ở bên chia sẻ thì cả trái tim tâm hồn cũng chỉ như hóa đã mà thôi. Bài thơ tuy rất hay nhưng tác giả không phải là phụ nữ không thể nào thấm thía nỗi "hóa đá" của gia đình vắng chồng vắng cha. "hóa đá" tâm hồn "hóa đá" yêu thương chứ thân xác này thì sao hóa đá được??? thời nào thì yêu thương cũng giống nhau thôi.
122 - Đặng Văn Hòa - Nữ - 24 tuổi - Từ Hưng Yên - 23:29 10-12-2011
Theo tôi, "người đàn bà hóa đá" ở đây là một tượng đài biểu tượng tượng trưng cho sự chung thủy bất diệt, hình ảnh "ôm chặt con vào lòng" nó như là ôm sản phẩm của tình yêu đó...Nếu giả sử truyền thuyết là thực tế ,thì đứa con ở đây cũng là sản phẩm của một tội loạn luân, nó được ông trời hóa đá cùng mẹ nó cũng coi như xóa bỏ đi cái sự ra đời không tốt đẹp của nó....người đàn bà ở đây không có động thái nào thể hiện sự chủ động làm đứa con hóa đá cùng, sự mòn mỏi của cô ấy mới là việc dẫn tới đứa con hóa đá cùng....
123 - nguyển hoàng hiệp - Nữ - 19 tuổi - Từ Hải Phòng - 23:29 10-12-2011
Hòn vọng phu -Nàng Tô Thị là biểu tượng của lòng chung thủy của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời nó lên án chiến tranh đã gây ra cảnh chia lìa VỢ mất CHỒNG - CON mất CHA. Mẹ cùng con đã hóa đá theo thời gian, Họ đã hóa thành đá cho lòng Thủy Chung và sự Hiếu Thảo trở thành Bất Tử,là nét đẹp Nhân văn của cốt cách Con Người Việt Nam....Hòn vọng phu là một câu chuyên cổ tích hảy để cho câu chuyện cổ tích đó luôn xảy ra giửa đời thường từ ngàn xưa ,ngày nay và muôn đời sau..
124 - Phạm Tân Hưng - Nữ - 40 tuổi - Từ Nam Định - 23:53 10-12-2011
Không có lý do gì để tranh luận về một bài thơ viết về một hình tượng mang tính hư cấu như vậy. Bởi lẽ mỗi một hình tượng được người đời dựng lên để ca ngợi một nét đẹp hay đức tính nào đó của con người với mục đích dăn dạy người đời.” . Ở đây hòn vọng phu muốn ca ngợi lòng thủy chung của người phụ nữ chứ không phải về tình mẹ con. Không nên mất thời gian để bới lông tìm vết từ những hình tượng mà biết bao nhiêu đời người đã lấy nó để dăn dạy bản thân để sống tốt hơn. Chẳng khác nào người ta mất thời gian để tranh luận Tấm Cám có nhân văn hay không. Hãy tôn trọng các hình tượng đó bằng cách nhìn nhận đúng cái nó muốn truyền đạt thay vì soi mói nó, mọi phát hiện được tìm thấy chỉ nên dừng lại ở cảm nhận thú vị của mỗi người.
125 - Tran Hien - Nam - 27 tuổi - Từ Cao Bằng - 01:07 11-12-2011
Qua ngàn năm ma hòn vọng phu còn đó. Nắng mưa giông bão có làm thay đổi được lòng chung thủy, hy vọng và niềm tin của nàng.
126 - Phạm Hoàng Đào Thất Nhật Tâm - Nam - 21 tuổi - Từ Bắc Giang - 02:43 11-12-2011
Mang đậm chất NV đấy chứ. Cũng vì Người chồng phát hiện ra vợ mình chính là em ruột mình nên "Ra đi không hẹn ngày về đấy chứ". Còn Về phần người vợ thì đứng bồng con chờ chồng là thể hiện lòng chung thủy rất mực. Rất xứng đáng là vợ hiền con thảo ==> Hóa đá là thể hiện tính cứng rắn của sự thủy chung mà tác giả muốn thể hiện cho chúng ta biết thôi
127 - PhuôngDng - Nam - 45 tuổi - Từ Quảng Trị - 04:44 11-12-2011
Ngày xưa người ta quan niệm như thế là tốt sao lại áp đặt vào xã hội hiện tại được.Chuyện cổ tich vẫn là chuyện cổ tích chẳng ai đem áp đặt hoàn toàn để dạy con cái hay người khác bao giờ.
128 - Nhân Trần - Nam - 42 tuổi - Từ Hà Nội - 07:11 11-12-2011
Tôi đồng ý và khâm phục phát hiện của tác giả. Sự sống là vô giá, không ai có quyền nhân danh một cái gì đó (dù là lòng chung thuỷ) của riêng mình để huỷ hoại sự sống của người khác. Thực ra ông bà ta muốn nhấn mạnh đến lòng chung thuỷ mà chế ra câu chuyện này. Nhưng trong truyện cổ, luôn có mâu thuẫn. Đề cao cái này quá mức thì vô tình sẽ đụng đến một giá trị khác, đôi khi cái giá trị bị đụng chạm đó (sự sống) lớn hơn cái giá trị được đề cao (lòng chung thuỷ).
129 - Ice04 - Nam - 24 tuổi - Từ Thái Nguyên - 07:57 11-12-2011
Đây là một câu chuyện đề cao tấm lòng chung thủy của người con gái Việt.
130 - Lâm Vi - Nữ - 25 tuổi - Từ Hà Nội - 08:06 11-12-2011
Em rất thích những bài thơ đăng trên dân trí cuối tuần, nhiều bài thơ rất hay. Bài thơ này cũng rất hay. Em cám ơn Dân trí, cám ơn tác giả..
131 - Nguyen Cong Nam - Nam - 20 tuổi - Từ Hà Nội - 08:30 11-12-2011
Sao cứ dùng con mắt hôm nay để phê phán chuyện ngày xưa? Nhất là lại phê phán chuyện cổ tích được hàng triệu đồng tác giả sáng tác từ rất lâu đời lưu truyền lại?
132 - Lê Văn Tư - Nam - 20 tuổi - Từ Hà Nội - 08:34 11-12-2011
Đây là bài thơ hay là bài phân tích một câu truyện cổ tích của người xưa. Tôi thấy sự phân tích này thiếu tính nhân văn quá, vì nếu cứ dựa vài tích truyện của người xưa mà phân tích mặt tiêu cực theo cách suy luận hiện nay thì còn đâu là giá trị dân gian của văn học nữa. Cũng như có bài đã phân tích mặt tiêu cực của truyện " Tấm Cám". Ta nên để cho truyện cổ dân gian một sức sống lành mạnh vốn có của nó không nên làm lệch lạc vấn đề của truyện cổ dân gian.
133 - Nguyễn Văn Hoàng - Nam - 51 tuổi - Từ Bà Rịa - Vũng Tàu - 09:16 11-12-2011
Học lịch sử là để cho hiện tại và tương lai, giúp con người ta nhìn nhận khach quan để sống nhân ái hơn, thấu tình, đạt lý hơn. Vì vậy, tôi đồng ý với cách lật lại lịch sử của tác giả.
134 - Lê Liên - Nam - 39 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 09:17 11-12-2011
Bài thơ giàu tính phát hiện. Nó đã gợi đúng tình yêu thương bao la của con người. Đó là tình mẫu tử. Người mẹ Êmêranda trong Nhà thờ Đức bà ở Pari đã biến thành con hổ dữ khi bảo vệ con mình. Người mẹ nàng Cô dét bán đi cả hàm răng và mái tóc… Tôi đồng ý với ý tưởng nhân văn của tác giả.
135 - Linh Bảo Nhi - Nữ - 20 tuổi - Từ Hà Nội - 09:29 11-12-2011
Bài thơ trên muốn nói tới trách nhiệm của người mẹ đối với đứa con, ko thể vì tình yêu cá nhân mà đánh mất đi đạo đức của người làm mẹ và trở nên ích kỉ được. Hình tượng hòn Vọng Phu là hình tượng của sự thủy chung son sắc đến trường tồn của người phụ nữ Việt Nam. Ý nghĩa của nó hoàn toàn khác hẳn. Ở câu chuyện ấy, độc giả chỉ thấy một hình ảnh rất đẹp về người phụ nữ, tình vợ chồng, mẹ con, cha con, chứ ko hề thấy cái gọi là "Lòng thủy chung đã trở thành tội ác" như tác giả nói. Trong thời kì đổi mới hiện nay, văn học cũng từng bước khám phá, khai thác các đề tài mới để làm phong phú thêm nền văn học. Tuy nhiên sự khai thác nào cũng cần có giá trị của nó, đừng chỉ cố gắng tìm tòi cái mới mà lật tung những cái cũ đã khẳng định được ý nghĩa, giá trị đích thực của nó trong lòng người Việt.
136 - hai - Nam - 7 tuổi - Từ Bình Dương - 09:54 11-12-2011
Hòn vọng phu là biểu tượng cho lòng chung thủy,mà đã là biểu tượng thì nó sẽ có tính phóng đại.Nó là đại diện cao nhất cho lòng thủy chung của người vợ.Bao nhiêu người phụ nữ VN cũng được ví như là hòn vọng phu, nhưng họ vẫn nuôi con khôn lớn đó thôi. Nói tóm hòn vọng phu đó chỉ là biểu tượng của lòng chung thủy chứ không phải cứ chung thủy là phải ôm con hóa đá.Theo mình hóa đá có nhiều cách hiểu lắm.Và hình tượng hòn vọng phu vẫn mãi là một hình tượng đẹp mà mỗi con người ta cần học hỏi
137 - Hoàng đức Bình - Nữ - 26 tuổi - Từ Nghệ An - 10:38 11-12-2011
Khi chúng ta học một bài văn, một bài thơ, điều đầu tiên mà chúng ta cần tìm hiểu là về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại .. sau đó chúng ta mới đi vào phân tích nội dung, ý nghĩa của bài. Nói như vậy để thấy được việc mổ xẻ, phân tích bài thơ nhu trên là việc làm không cần thiết. Mỗi một thể loại văn chương có tính đặc thù, đặc trưng riêng biệt, do đó không nên đồng nhất quán các thể loại với nhau.
138 - Nguyễn Nam - Nam - 60 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 10:56 11-12-2011
Đứa bé nó còn nhỏ, làm gì hiểu được thế nào là tình phụ tử, hiểu thế nào là hi sinh, là đau khổ. Sau lại bắt nó hiểu những điều đó khi nó còn đói sữa. Thà như đứa bé đó lớn, đã biểu biết thì không nói làm gì?, Lấy tình phụ tử ở đây ra là không phù hợp, chỉ có sự ích kỷ của con người mới tạo ra điều đó. Phần lớn các truyện cổ tích mới nhìn vào đôi khi hiểu là nhân văn nhưng phân tích kỹ thì lại là phi nhân văn. Hình ảnh Tấm cũng vậy, tại sao không tự mình phấn đấu để tốt hơn, mà lại cứ gặp khó khăn là ngồi đó khóc lóc. Rồi được giúp đỡ cho tới bà hoàng cuối cùng lại quay lại bản chất thực của con người là độc ác. Nếu có giá trị ở đây chăng chỉ là giá trị lịch sử của người đời, đem ra học tập thì không nên.
139 - Nguyễn Thúy Liễu - Nam - 21 tuổi - Từ Thái Bình - 12:27 11-12-2011
Tôi không đồng tình với tác giả!đó hoàn toàn là câu chuyện có tính nhân văn sâu sắc.Hãy suy nghĩ tổng quát thì tất cả đều nói lên lòng thủy chung, tình phụ tử mà thế hệ ngày nay cần phải học hỏi. Nếu hướng câu chuyện theo tác giả nghĩ, giả sử người mẹ hóa đá để đứa trẻ sống thì liệu nó chắc chắn có cuộc sống tốt đẹp?hay lại giống những đứa trẻ xấu số ngày nay bị mẹ bỏ rơi ngoài thùng rác, ven đường hay làm mồi cho động vật ăn thịt?Như vậy là tốt đẹp sao? Xin đừng trách nàng Tô Thị phải thế này hay thế kia nữa.Xin hãy để sự thánh thiện của mẹ con nàng Tô Thị được người đời truyền mãi đến nhiều đời sau.
140 - Đặng Tuấn Trung - Nam - 23 tuổi - Từ Hà Nội - 12:31 11-12-2011
Mất hơn nửa tiếng tui đọc và ngẫm từng bình luận của các bác. Các bác đã từng yêu chưa ? Tôi chỉ hỏi có vậy thôi. Tình yêu có ngôn ngữ riêng của nó, nếu lúc nào 1+1 cũng = 2 thì thế gian đã không có tình yêu, tôi tin như thế. Vậy hãy để tình yêu nói tiếng nói của nó, ta đừng bình luận. Chúc các bác khỏe và yêu đến khi giã từ cõi đời.
141 - Hoàng Việt - Nam - 32 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh - 12:40 11-12-2011
Ta xét các trường hợp: Trong gia đình: Nếu người cha muốn vợ, con hóa đá: chờ người chồg này làm gì? Nếu người cha không muốn vợ con hóa đá: vậy tại sao vợ con lại đi chết, mà không sống để nuôi con thỏa ước vọng người cha. Người vợ muốn được chết: sống ích kỷ, không nghĩ tới ai còn trường hợp sống không sống, chết không chết: nhân văn chổ nào? Người thân: Rõ ràng không bao giờ muốn cháu mình chết khi con mình đã hi sinh Còn người không thân: rõ ràng thấy chết phải cứu hoặc khuyên bảo mới có tính nhân văn. Vậy trường hợp nào có tính nhân văn? còn trường hợp nào nữa xin mọi người bổ sung cùng phân tích (phân tích thì phải có dẫn chứng rõ ràng)
142 - Hoàng Việt - Nam - 42 tuổi - Từ Hà Nội - 12:52 11-12-2011
Hóa đá là do phía sau có con Hổ rình mồi, vậy sao không hóa đá con Hổ đi, mà lại đi hóa đá hai mẹ con, rồi cho hai mẹ con cuộc sống tốt đẹp hơn có phải nhân văn hơn hay không?
143 - Nguyễn Văn Thượng - Nam - 34 tuổi - Từ Hà Nội - 13:24 11-12-2011
Tôi có ý kiến thế này, mỗi người đều có lý của mình, nhưng điều quan trọng là phải hướng thiện, đúng hay sai thì không biết nhưng trước tiên phải hướng thiện. Chúng ta cũng chỉ là một người bình thường làm sao có thể nghĩ được tất cả mọi thứ.
144 - bánh bao - Nữ - 26 tuổi - Từ Hà Nội - 13:32 11-12-2011
Còn yêu còn chờ đợi diều đó chẳng có gì là sai. Nhưng tôi sẽ không bao giờ chờ đợi những gì sẽ mãi không thuộc về mình
145 - huy vuho - Nam - 43 tuổi - Từ Bạc Liêu - 15:15 11-12-2011
Mỗi bài thơ, nội dung câu chuyện chỉ phù hợp với từng thời kỳ. Còn câu chuyện ôm con đợi chồng mà hóa thành đá ý nghĩa chỉ là để tôn vinh người phụ nữ Việt Nam. Chung thủy son sắt dù thế nào đi nữa vẫn một lòng đợi chờ. Tại sao không hỏi người đi xa nghĩ gì? sao không quay trở về.
146 - Phan Thuc Nhan - Nam - 29 tuổi - Từ Thừa Thiên - Huế - 15:30 11-12-2011
Tôi không đồng ý với ý nghĩ của nhà thơ. Lòng chung thủy sao lại là nhảm nhí chỉ co ý nghĩ ,suy nghĩ dẫn đến hành động chung thủy đó(hóa đá chờ chồng)mới đúng hay là sai thôi.Hình tượng hóa đá chờ chồng chỉ là biểu tượng của sự thủy chung(chứ ko phải là kết quả của sự quyên sinh hóa đá chờ chồng).Con hóa đá vì ai...nghe có vẻ phũ phàng quá. Nàng Tô Thị liệu có biết mình sẽ hóa đá khi chờ chồng không???ai co thể nói Nàng Tô Thị ko chăm lo đến con của bà ấy chứ?nếu sự chờ đợi này chỉ diễn ra trong một khoảng time nào đó trong ngày và nó cứ tiếp diễn từ ngày này quà ngày khác(sự hóa đá sẽ diễn ra trong khoảng time cuối cùng của ngày chờ đợi cuối cùng nào đó). Vậy thì sao có thể nói bà Tô thị ko chăm lo cho con của bà ấy chứ).Còn nếu sự chờ đợi này có tính liên tục thì tôi chắc rằng chỉ trong một một khoảng time ngắn(Bà Tô Thị vẫn có thể đứng và bế đứa con của bà ấy).Lý do này cũng ko thể nói bà ấy ko chăm lo cho con của bà.Khi nỗi nhớ chồng qua lớn,bà Tô Thị biến thành đá. Vậy còn con của bà phải chăng cũng quá nhớ cha va đồng cảm với nỗi nhớ chồng của mẹ nên cũng hóa đá theo????
147 - ĐINH QUANG ÁNH - Nam - 30 tuổi - Từ Hà Nội - 15:43 11-12-2011
Tôi rất đông tình với bài viết của bạn số 62 PHAN ANH THẾ - SYNGENTA VN , bài viết của bạn rất hay
Có 10 bình luận đang chờ xuất bản
Tôi thấy tác giả nhảm nhí mất rồi. Nàng Tô Thị luôn là một biểu tượng đẹp đẽ. Bảo vệ trẻ em ư? hãy nhìn ra xã hội bây giờ đi, có bao nhiêu trẻ em không cha không mẹ cho tác giả thương xót kìa, sao lại ngồi đấy mà trách người xưa?
Trả lờiXóa