31 thg 3, 2014

Quyền lực, tiền bạc, hạnh phúc: Tại sao không có cả ba?

vietnamnet.vn

Thế hệ chúng ta đã thay đổi rất nhiều. Việc nhận thức về những thứ mà mình mong muốn đạt được đang làm lu mờ mục đích cuối cùng. Một số người tìm kiếm quyền lực, một số chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, và quan trọng hơn, nhiều người đã quên ý nghĩa thực sự của hạnh phúc, đó là tình yêu.

mục đích sống, hạnh phúc, quyền lực, tiền bạc, cuộc sống
Mục đích cuối cùng của cuộc đời bạn là gì? Bạn muốn trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, trở thành người quyền lực nhất hành tinh này? Hay mục đích sống của bạn là là thành viên các câu lạc bộ tỷ phú, nằm trong nhóm thượng lưu giàu có nhất thế giới? Chẳng có gì là sai với những nguyện vọng mà bạn chọn theo đuổi.
Đó là những khát khao mà nhiều người hướng tới. Hoặc có thể họ chỉ muốn trở thành Thống đốc, chứ không cần là Tổng thống, là CEO của một trong 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ, chứ không cần nằm trong top 10, trở thành một triệu phú, chứ không cần là một tỷ phú.
Dù thế nào đi chăng nữa thì những mục tiêu này đều gắn với việc đánh giá thành công thông qua tích lũy quyền lực và tiền bạc.
Ý của tôi là bạn có thể đạt được cả quyền lực và tiền bạc, nhưng những thứ đó chưa chắc đã mang lại cho bạn phần thưởng lớn nhất, là hạnh phúc cuối cùng. Sự thật là tất cả những năng lượng tiêu cực hướng tới việc giành giật quyền lực hay tiền bạc hay cả hai thứ đó đều có thể khiến bạn thiếu trọn vẹn.
Dưới đây là những phân tích về cả 3 mục đích này. Quyền lực là thứ được thúc đẩy bởi những ham muốn bản ngã của bạn. Tiền bạc là do nhu cầu vật chất, còn tình yêu được dẫn đường bởi đam mê của bạn với người khác.
Những chiến binh bản ngã
Hãy nhìn nhân vật chính trị gia xảo quyệt đã được thủ vai rất tài tình bởi Kevin Spacey trong bộ phim truyền hình “House of Cards”.
Hãy xem bản ngã của người đàn ông đầy hận thù và những hành động cực đoan mà ông sẵn sàng làm để đạt được vị trí cao nhất.
Khi đạt được nó, có thể ông ta thực sự hài lòng, nhưng câu hỏi đặt ra là: liệu ông có thực sự hạnh phúc không? Và nếu bạn cho rằng bộ phim chỉ là hư cấu thì hãy để tôi kể cho bạn nghe từ chính trải nghiệm của riêng mình, đó không phải là phim, nó là cuộc sống thực.
Trên con đường leo lên chiếc thang quyền lực để thỏa mãn bản ngã của mình, họ không quan tâm tới những người mà họ hạ thấp và bôi nhọ. Họ làm ăn bằng những cách vô đạo đức, thậm chí là bẩn thỉu. Họ lờ đi yếu tố đạo đức để có được đồng tiền bằng mọi giá. Việc họ gây nguy hiểm cho cuộc sống của người khác không làm họ phiền lòng.
Những thứ không mua được bằng tiền
mục đích sống, hạnh phúc, quyền lực, tiền bạc, cuộc sống
Tiền chỉ là một hình thức định lượng những gì bạn có thể mua trong cuộc sống. Tuy nhiên, như những ca từ trong một bài hát của nhóm Beatles lừng danh: “Tiền bạc không thể mua được tình yêu và hạnh phúc”.
Tuần vừa rồi, khi ở cửa hàng tạp hóa, tôi đã chứng kiến mâu thuẫn giữa các thành viên trong một gia đình.
Tôi không thể giúp gì nhưng đã nghe thấy cuộc hội thoại của họ về những gì mà họ có khả năng mua trong khi đang cần một chiếc cửa sổ mới thay cho chiếc cũ bị nứt. Họ đã không thể mua cả hai. Đó là khi họ quyết định bỏ lại những gì ở quầy thu ngân. Nó khiến tôi sực nhớ tới gia đình mình khi còn là một đứa trẻ.
Chúng tôi thường xuyên trải qua tình cảnh tương tự, phải rút hết phiếu giảm giá và tiền trong túi may ra mới đủ trả hóa đơn. Đó là cách mà tôi được nuôi lớn – vật lộn để chi trả sinh hoạt phí.
Bố mẹ tôi đã từng phải đưa ra những quyết định khó như vậy. Cả nhà 7 người chúng tôi ở chung một căn nhà chỉ một phòng ngủ trong một khu tệ hại của thị trấn. Tiền bạc luôn luôn bí bách, nhưng tình yêu mà chúng tôi dành cho nhau thì vô hạn.
Vì thế, thứ thực sự có thể đánh gục tôi, bất kể vấn đề tài chính, là bạn có thể cảm nhận được tình yêu và ảnh hưởng mà các thành viên trong gia đình mang lại cho nhau. Bạn có thể đo lường được quyền lực, tài sản nhưng có một thứ bạn không thể đo lường được là sức mạnh của tình yêu thương. Bạn chỉ có thể cảm nhận được nó.
Niềm tin và sự lựa chọn
Tất nhiên hoàn toàn không có gì sai trái khi kiếm tiền một cách minh bạch, kiếm tiền dựa trên sự trung thực và tính toàn vẹn.
Tất cả chúng ta đều có những lựa chọn từ khi chúng ta có khả năng suy nghĩ cho bản thân mình. Niềm tin có trong tất cả mọi người.
Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương, tin tưởng vào hạnh phúc như là thành tựu cuối cùng trong cuộc sống của chúng ta.
Có một câu chuyện xưa kể rằng: Vào một buổi tối, một người đàn ông già nói với cháu trai về cuộc chiến diễn ra bên trong một con người.
Ông nói: “Cháu trai, cuộc chiến này là giữa 2 ‘con sói’ bên trong tất cả chúng ta. Một bên là Qủy dữ. Đó là sự tức giận, ghen tị, buồn rầu, tiếc nuối, tham lam, kiêu ngạo, tội lỗi, oán giận, tự ti, dối trá. Con bên kia là cái Tốt. Đó là niềm vui, hòa bình, tình yêu, hi vọng, sự thanh thản, khiêm tốn, lòng tốt, nhân từ, đồng cảm, rộng lượng, trung thực, từ bi và đức tin”.
Cậu bé suy nghĩ một lúc rồi hỏi ông: “Con sói nào thắng hả ông?” “Con sói mà cháu cho ăn” – ông cụ trả lời.
  • Nguyễn Thảo(Theo Elite Daily)

29 thg 3, 2014

Chọn đúng nghề - sáng tương lai

Những ước mơ chỉ gói lại bằng... tiền

Khoảng mười năm trước, hầu hết những đứa trẻ đi thi đại học đều được bố mẹ định hướng vào kinh tế, bác sĩ, kỹ sư xây dựng, bách khoa. Lúc ấy, nhiều em học sinh đã “bứt rào” bằng cách lên báo kể về nỗi khổ của một đứa con phải chạy đua với... mơ ước của cha mẹ. Để đáp lại việc đó, nhiều phụ huynh nói: “Thi họa sĩ, âm nhạc rồi biết lấy gì ăn!”

Những ước mơ chỉ gói lại bằng... tiền 1
Việc định hướng nghề nghiệp chưa xuất phát từ những năm tháng tiểu học, trung học có thể ảnh hưởng rất nhiều đến đam mê nghề nghiệp sau này của các em - Ảnh: Duy Minh
Khi cuộc sống nghèo khổ
Mười năm sau, người ta lại chứng kiến một làn sóng kì quặc khác, nhiều người đã tốt nghiệp đại học chẳng còn chút gì mặn mà với đại học nữa, mà giờ ai cũng phải đi học thạc sĩ. Một chị nói: “Giờ học thạc sĩ xong lương mới cao, chứ lương đại học bèo lắm”. Nhiều người, vì mức lương sẽ tăng từ 5 triệu lên 6 triệu sẵn sàng bỏ hai năm trời đi học thạc sĩ, dù không hề biết thạc sĩ liệu sẽ làm gì với cái nghề mình đang làm - Vậy cuối cùng, cái đích mà tất cả những bậc phụ huynh và cả người học hướng tới là gì? - CHỈ LÀ TIỀN
Có một thời dĩ vãng người ta vật lộn với từng miếng ăn, khổ cực trăm bề. Lúc ấy, nhìn lên chỉ thấy kỹ sư bác sĩ là ngon lành, nhìn xuống chỉ thấy nông dân cắm đầu xuống ruộng, làm một ngày mười mấy tiếng đến hết mùa cũng không đủ ăn. Cái sự khổ cực của một xã hội nghèo biến các ước mơ của người ta cũng trở nên nghèo nàn và đơn giản vô cùng, là có được tiền để trang trải cho cuộc sống khốn khổ.
Rồi tới tận lúc đã đi qua cái nghèo đó cả 20 năm, thứ duy nhất những phụ huynh già ấy còn giữ trong mình vẫn là tiền. Họ kể cho con cái nghe về những người bạn làm bác sĩ đã giàu có. Họ kể về những người thân quen đã trở thành ông to bà lớn nhờ làm chủ tịch, làm kế toán trưởng. Và họ muốn con cái của mình - một thế hệ sắp xây ra những cuộc đời mới - cũng chỉ là những đứa trẻ có ước mơ duy nhất LÀ TIỀN.
Những ước mơ chỉ gói lại bằng... tiền 2
Ở các trường xa thành phố, việc tiếp cận với hướng nghiệp hay chọn lựa nghề của các em học sinh không có nhiều - Ảnh: Duy Minh
Có bao nhiêu thạc sĩ đang ngồi trong môi trường cao học thực sự biết cái họ đang học là để chuẩn bị bước đầu để họ trở thành những nhà nghiên cứu - chứ không phải vì cái bằng thạc sĩ sẽ khiến họ có lương cao hơn và được thăng chức? Có bao nhiêu sinh viên đi học ngành y tế, xây dựng hiểu rằng ngành của mình là để cứu người và xây nhà đẹp rồi mới được trả nhiều tiền - chứ không phải là làm nghề này chắc chắn sẽ ra nhiều tiền trước hết?
Những phụ huynh nghèo khổ trong một thế giới nghèo khổ, quá đỗi nhọc nhằn đã trở thành người đầu tiên gieo những hạt mầm hạn hẹp và quá đơn giản vào con đường tương lai của chính con cái mình. Thậm chí có người từng lên báo khoe rằng con tôi tuy làm chăn bò nhưng vẫn giàu. Tại sao không ai khoe rằng con tôi tuy làm chăn bò nhưng rất yêu công việc với gia súc, rất ham thích nghề nông, nó muốn cải tiến chuyện chăm sóc và nuôi bò? - Bởi vì cuối cùng, tất cả những ước mơ mà các bố mẹ ấy muốn thể hiện ra là: “Con tôi đã giàu” chứ không phải là “Con tôi rất hạnh phúc với việc cháu làm” .
... và những đứa trẻ cô đơn
Trong 12 năm đi học, có rất nhiều em học sinh đã vô tình phát hiện ra ước mơ thực sự của mình, có khi là những ước mơ rất lạ lùng, đơn giản hoặc nghe đầy vẻ hão huyền. Em muốn đi làm phim. Em muốn có một garage chuyên độ motor. Em muốn làm một người trồng nấm. Em muốn tìm hiểu về việc lai ghép hoa lan. Có hàng nghìn ước mơ như vậy, với những nghề nghiệp mới và lạ lùng mà các em thấy được từ cuộc sống, từ giao tiếp hằng ngày, từ những thầy cô hoặc người lớn nào đó mà các em quen biết. Ấy vậy mà, đến lúc đưa bút viết vào hồ sơ thi đại học, các em lại đổ xô vào quản trị kinh doanh, vào kế toán, vào bác sĩ (dù nhiều em biết mình học không giỏi lắm), chỉ bởi vì nghe nói mấy nghề ấy an toàn, có việc làm. 
Những mơ mộng rất thành thật ban đầu đã biến đi đâu mất? - Chúng bị triệt tiêu trong lời của thầy cô, trong những buổi tối rì rầm trò chuyện với cha mẹ. Cô giáo chỉ kể rằng có anh cựu học sinh giờ làm kiến trúc sư nên giàu lắm. Cha mẹ chỉ kể rằng hàng xóm nhà mình làm bác sĩ nên xây nhà 5 tầng. Bài học rỉ rả, đơn điệu, thực tế khiến cho đám trẻ mơ mộng tự ngồi dùng kéo xén bỏ bớt các họa tiết loè loẹt trong ước mơ của mình. Và chúng cho ra những hồ sơ thi đại học kinh tế, quản trị mà rất nhiều trong số các em biết nghề đó có nghĩa là làm gì. Bốn năm sau, khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, những “kinh tế”, “quản trị” ngày ấy đua nhau đi học giờ một lần nữa lại hoang mang không biết phải làm gì trước cuộc đời.
Cứ ngồi ở bất cứ đâu trên các diễn đàn, trong những tâm sự, có hàng nghìn đứa trẻ sau này là sinh viên năm ba, năm tư thú nhận rằng: “Lúc đó em đăng ký đại vì bạn rủ, cô giáo nói chứ có biết đâu nghề này không hợp!” - Rồi đứa sinh viên 22 tuổi đó (nếu can đảm) lại phải bơi lại từ đầu cái con đường nghề nghiệp, đi tìm và học đúng cái nghề hợp với sở trường và sự thích thú của mình. Đó là lúc bốn năm cha mẹ cơm gạo nuôi em hóa thành công cốc.
Đã đến lúc sự định hướng nghề nghiệp và chọn lựa tương lai cho các em không chỉ còn gói gọn trong các bài test khả năng của bạn (miễn phí trên mạng) hay những lời khuyên bâng quơ của bạn chung lớp, lời khuyên thực dụng của cô giáo hay đo đếm một ước mơ tương lai bằng số tiền kiếm được. Sự định hướng nghề nghiệp phải bắt nguồn từ chính trung tâm của giáo dục - là đứa trẻ sắp đi thi đại học kia. Không như 10 năm trước, cha mẹ có thể ép đâu con thi đấy nữa. Các phụ huynh cũng không thể đổ công việc ấy hoàn toàn cho những thầy cô ở trường, vì cuối cùng cha mẹ sẽ là người bỏ tiền nuôi con bốn năm đại học cơ mà. Đã đến lúc cha mẹ phải là những người nhìn thấy con mình qua nhiều năm tháng, thấy những ước mơ nhỏ dấy lên trong con và dần phác hoạ cho con mình thấy đâu là con đường nghề nghiệp mà bé muốn theo đuổi.
Nếu một đứa trẻ hỏi cha mẹ: “Nếu con muốn sau này sửa chữa, làm việc với máy móc của xe máy thì sao?” - thì đó là lúc cha nên dắt con mình đến một garage xe máy và cho con quan sát công việc của một người thợ sửa chữa hoặc độ xe máy, để đứa trẻ có thể hình dung được nếu sau này mình làm nghề này, mình sẽ tay chân lấm lem, sẽ được làm việc với máy móc, sẽ ở trong garage với hàng chục chiếc xe máy khác nhau mỗi ngày. Những hiểu biết đơn giản đó là nơi một đứa trẻ dần hình thành nên ước mơ của mình, tự biết rằng liệu sức mình có phù hợp với một công việc như vậy hay không hay mình có... nên đổi sang một việc mới.
Không phải mọi người ai cũng có thể trở nên giàu có đồ sộ, nhưng bất cứ ai nếu biết cách đều có thể thu xếp để cuộc sống của mình trở nên nhẹ nhàng, hạnh phúc. Và để có thể trở nên hạnh phúc, một con người cần phải thấy vui vẻ khi làm công việc của mình mỗi ngày như một niềm yêu thích - không thì những năm tháng dài với người “bạn đời” công việc chỉ là một ác mộng kéo dài liên tiếp không hồi kết.
Cha mẹ đã đi qua rồi cái thời khổ sở, thắc thỏm vì không có miếng ăn, giờ chẳng lẽ nỡ để con cái cũng phải khổ sở vật lộn với chính cái ước mơ mà mình phải bỏ tiền ra mua cho con suốt 4 năm ròng đại học?
Duy Minh

26 thg 3, 2014

Là người Việt, mẹ sẽ không dạy con…


 3 thảo luận26/03/14 13:29
(GDVN) - Hình ảnh về “người Việt hiện đại xấu xí” quá thật, quá đắng qua góc nhìn của một sinh viên Nhật và du học sinh Việt Nam đang khiến cộng đồng rung động.

Mẹ cho con hình hài, nhưng đất nước cho con nguồn cội. Giờ đây, khi hình ảnh đất nước mình không còn đẹp đẽ trong mắt bạn bè thế giới, mẹ bỗng chạnh lòng: Phải làm gì đây để các con tự hào là người Việt Nam. Phải làm gì đây để con là một người Việt Nam đáng tự hào?

Mẹ sẽ không dạy con: Việt Nam có rừng vàng, biển bạc 

Thay vào đó, mẹ dạy con, đất nước mình vốn rất đẹp nhưng đang ngày càng bị ô nhiễm, ngày càng nhiều các loại động vật bị tuyệt chủng. Mẹ chỉ cho con xem những con sông đã cạn nước, những đám bụi mờ ảo bao phủ thành phố, những bãi rác khổng lồ ngày càng to hơn… Mẹ cũng sẽ dạy con lựa chọn những món đồ ít để lại rác, dạy con giữ sạch mọi nơi con tới, dạy con tiết kiệm từng giọt nước nhỏ…

Mẹ sẽ không dạy con: Bạn đó xấu chưa kìa…
Thay vào đó, mẹ dạy con, mỗi người bạn đều có nhiều điểm tốt. Dạy con biết sống sao cho tự tin và tự trọng, để biết yêu quý mình và yêu quý mọi người xung quanh. Dạy con tự hào về nòi giống, dạy con ngưỡng mộ những người tài năng. Dạy con cách đưa ra quan điểm riêng nhưng tôn trọng ý kiến của người khác.

Mẹ sẽ không dạy con: Bạn đó xấu chưa kìa… Ảnh minh họa. 

Mỗi người Việt Nam là một phần của đất nước Việt Nam, chỉ có cùng nhau tốt, đất nước của mình mới tốt đẹp hơn… 
Mẹ sẽ không dạy con: Đánh chừa cái đất… 

Thay vào đó, mẹ dạy con, bước chân con phải vững vàng, ánh mắt con phải tinh anh, và tâm trí con phải tập trung. Nếu có vấp ngã, hãy tự đứng dậy và mỉm cười vì con sắp bước vững hơn. Mẹ dạy con tinh thần vượt khó, nhưng mẹ cũng dạy con việc dám chịu trách nhiệm. Vững vàng với chính mình, thì chẳng thể hoàn cảnh nào xô đẩy được con. 

Mẹ sẽ không dạy con: Tiền là tiên, là phật… 

Thay vào đó, mẹ dạy con về giá trị của đồng tiền ngay từ thưở bé, 10.000 đồng là giá của hai cái kẹo, là công 1 giờ con giúp mẹ dọn nhà, là đủ một suất cơm ngon lành cho các bạn nghèo khó. Con có thể làm ra giá trị đồng tiền, nhưng đồng tiền không làm ra giá trị của con. Tiền không mua được tình yêu của mẹ, tiền không trả được những kỷ niệm ấu thơ của con… 

Mẹ sẽ không dạy con: Người Việt Nam rất xấu 

Thay vào đó, mẹ nói với con: Người Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó, Người Việt Nam yêu nước, trân trọng giá trị truyền thống, Người Việt Nam đã từng khiến cả thế giới phải nể phục. Và mẹ cũng nói với con, muốn trở thành người Việt Nam tốt đẹp thì luôn phải nỗ lực và cố gắng, không thể dựa vào quá khứ oai hùng. Hãy tự hào về quá khứ, nhưng đừng quên tạo ra quá khứ đáng tự hào. Những bậc tổ tiên đã quên mình vì nghĩa lớn, để Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới. Vậy thì há gì những việc nhỏ mẹ con mình không làm, để giữ cho chữ “Việt Nam” rạng ngời?

Và con ạ, có những thời điểm, như lúc này đây, chúng ta cảm thấy hổ thẹn khi bị bạn bè quốc tế chê cười vì những thói xấu. Hãy coi đó là một cú hích, để người Việt Nam trở về đúng những giá trị tốt đẹp từng tồn tại qua biết bao thế hệ.

13 thg 3, 2014

Lịch sử Việt Nam

Clip về lịch sử Việt Nam

Giảng viên Lịch sử: 'Xã hội đang coi thường môn Sử'

Thừa nhận môn Lịch sử quá nhiều số liệu, khô khan nhưng các chuyên gia, giáo viên cũng cho rằng, ít học sinh thi Sử xuất phát từ chính gia đình, xã hội.

Trước thực trạng rất ít học sinh chọn thi tốt nghiệp môn Lịch sử trong năm đầu tự chọn môn thi, GS TS Nguyễn Lộc, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chia sẻ, đó là kết quả đáng buồn nhưng không đáng ngạc nhiên vì học sinh lựa chọn đăng ký thi môn nào, trước tiên phải vì lý do dễ học, thích thú.
"Chúng ta vẫn nói với nhau rất nhiều năm qua rằng Lịch sử được coi là môn khó học hơn các môn khác. Nội dung sách sử của chúng ta hiện nay dàn trải, chẳng cô đọng cũng không sinh động thì làm sao khiến học sinh chọn Lịch sử", ông Lộc nói.
Và ông chia sẻ, hồi nhỏ môn Sử cũng không khiến bản thân ông ham thích bởi đòi hỏi tính logic không cao nhưng khối lượng kiến thức lại đồ sộ và rất khó học thuộc.
Tot-nghiep-1164-1392288997.jpg
Môn Lịch sử nhiều số liệu đang khiến nhiều học sinh lo sợ. Ảnh minh họa: HH.
Đồng quan điểm, PGS TS Phạm Xuân Mỹ, nguyên Trưởng khoa Lịch sử Đảng (Học viện Báo chí Tuyên truyền) cho rằng, giáo trình, sách giáo khoa Sử hiện nay chủ yếu là số liệu, số giờ dạy môn Sử ở bậc phổ thông lại ít hơn các môn khác. Điều đó khiến giáo viên không còn cách nào khác, phải truyền đạt kiến thức là chủ yếu khiến học sinh chịu không ít áp lực.
Nhiều năm dạy Sử, thầy Nguyễn Minh Bình (THPT chuyên Ngoại ngữ Hà Nội) nhìn nhận, những chi tiết, số liệu lịch sử tràn lan gây cho học sinh cảm giác nặng nề, trong khi ý nghĩa và phần mở rộng các sự kiện, nhân vật lại quá ít.
"Lịch sử dạy học sinh lòng yêu nước, tính nhân văn, nhưng việc các em không quan tâm đến môn học này là nỗi đau của những giáo viên tâm huyết", thầy Bình nói và cho hay, sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 và 12 hiện nay nhiều bất hợp lý.
Từng dạy đội tuyển học sinh giỏi môn Sử, cô Nguyễn Thị Thu Hà (Hiệu phó trường Phổ thông năng khiếu Thể dục thể thao Olympic) chia sẻ, trong đội tuyển nhiều em ham thích môn này nhưng vì gia đình không cho phép, phụ huynh gọi điện đến xin giáo viên cho "rút".
"Xã hội chưa đề cao môn Sử, gia đình thấy con thích học môn này lại tỏ ra lo lắng, gây sức ép góp phần dẫn đến việc ít học sinh chọn môn Sử", cô Hà nói.
Cùng ý kiến, PGS Mỹ cho hay, việc học sinh không chọn thi Sử phần nào xuất phát từ thái độ và quan điểm của nhiều gia đình bởi hiện nay phụ huynh chỉ muốn con cái thi những "ngành hot", dễ xin việc. Trong khi đó, phụ huynh ở các nước tiên tiến quan tâm đến sở thích, tôn trọng niềm đam mê thực sự của con. 
"Có thể nói, xã hội đang coi thường môn Sử", PGS TS Phạm Xuân Mỹ trầm giọng. 
lich-su-484697-1369376356-500x0.jpg
Video 10 phút tóm tắt toàn cảnh lịch sử Việt Nam của nhóm sinh viên ở TP HCM đã khiến nhiều người làm lịch sử không khỏi suy nghĩ. (Xem video tại đây)
Tuy vậy, GS TS Nguyễn Lộc vẫn có "niềm tin lạc quan" vào giới trẻ. Ông cho rằng, họ không ngoảnh mặt làm ngơ với lịch sử như chúng ta vẫn nghĩ, mà do phương pháp giảng dạy môn Sử hiện nay khiến học sinh không ham thích.
"Hình thức đọc chép, ghi nhớ kiến thức một chiều, ít hoạt động không gây hứng thú cho học sinh. Thay vì giảng số liệu, tại sao chúng ta không nhắc đến ý nghĩa và mối quan hệ của các sự kiện lịch sử?", PGS TS Phạm Xuân Mỹ gợi ý.
Ông lấy ví dụ về câu chuyện vua An Dương Vương mất nước. Để học sinh hiểu, vì sao vua lại mất nước, những tình tiết thú vị trong câu chuyện chiếc nỏ thần... đáng được chú ý hơn việc xây thành Cổ Loa hùng vĩ ra sao, tốn kém thế nào, mất bao nhiêu tấn vật liệu.
Tương tự, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, học sinh không cần nhớ dài nhưng cần biết, GDP của Việt Nam chỉ bằng 1/10 Mỹ mà chúng ta vẫn đánh thắng đội quân xâm lược hùng mạnh.
Theo PGS Mỹ, việc móc nối các sự kiện, nâng tầm lý luận, chỉ ra kinh nghiệm chiến thắng từ các trận đánh lịch sử lớn trong sách giáo khoa, giáo trình lịch sử còn yếu.
"Thay vì đào tạo con người thành cái thùng chứa, chúng ta sẽ có những thế hệ biết cách thu nhận kiến thức, biết nghĩ và ứng dụng kiến thức thực tiễn", PGS Mỹ mong mỏi và tin rằng, phương án đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện chắc chắn sẽ tác động đến việc thay đổi sách giáo khoa, giáo trình môn Lịch sử. 
Những điểm đổi mới quan trọng của môn Lịch sử, theo ông, là chương trình, nội dung, cách dạy và thi. Trong đó, người ra đề sẽ không hỏi về số liệu cụ thể mà gộp các môn Văn, Sử, Địa vào thành đề chung. Cách đánh giá của giáo viên sẽ khác, không còn đơn phương theo kiểu thụ động thầy giảng trò chép, mà thầy giáo sẽ quan tâm đến việc trình chiếu những bộ phim lịch sử, hướng dẫn học sinh học từ bản đồ, sa bàn và đặt câu hỏi kích thích óc suy luận của học trò. 
Còn cô Thu Hà phân tích, hiện nay chỉ cần một cú click chuột các em có thể biết được hàng loạt số liệu. Do đó, điều quan trọng hơn cả là môn lịch sử cần giúp học sinh hiểu bản chất vấn đề, nguồn gốc của đất nước, quê hương, gia đình. Cần gắn lịch sử với cuộc sống thường ngày và liên hệ thực tế.

Đề bài: Suynghĩ và hànhđộngcủaanh (chị) về nhậnđịnhcủachủ tịchHồ Chí Minh :”Tiếngnói là thứ củacảivôcùnglâuđờivà vôcùngquý báucủadântộc. Chúng ta phảigiữ gìn nó, quý trọng nó, làmcho nó phổ biếnngàycàngrộngkhắp”.

BÀI LÀM

Từ xưa, con ngườiViệt Nam ta đã biếtdùngngônngữ làmcông cụ giaotiếp. Cho đến nay, khiđã trải qua baothế hệ, tiếngViệtđượcông cha ta gìngiữ, pháttriểnvà truyềnlạicho con cháu, nó đã trở thànhtiếngnóichunglâuđờicủadântộcViệt Nam. Vì vậy, chủ tịchHồ Chí Minh đã nóirằng:”Tiếngnói là thứ củacảivôcùnglâuđờivà vôcùngquý báucủadântộc. Chúng ta phảigiữ gìn nó, quý trọng nó, làmcho nó phổ biếnngàycàngrộngkhắp”.

Ngụ ý củachủ tịchHồ Chí Minh thì “tiếngnói” ở đâychính là “tiếngViệt”.Ngườinóiđó là thứ củacảivôcùnglâuđời vì nó đã có từ khi con ngườibiếtkếttậpvớinhauthànhnhữngtậpđoànchungsống. Theo nămtháng, tiếngViệtđã được con ngườiViệt Nam pháttriển, làmcho nó ngàycàngphongphú dồidàohơnbấtkì ngônngữ nàokhác. Vì vậyNgườicũngchorằng nó “vôcùngquý báu”. Vậythì đốivớithứ củacảiquý báunày, chúng ta phảibiếtquý trọng, giữ gìnvà làmcho nó ngàycàngphổ biến, pháttriểnrộngkhắp.

Trong quá trìnhhìnhthànhvà hoànthiệnđượcnhưngày nay, đã có rấtnhiềusự đónggóp to lớntrongviệcgiữ gìnvà pháttriểntiếngViệt. Tiêubiểunhấtphảikể đếnnhữngtấmgươngnhưHồ Chí Minh, PhạmVănĐồngcùngvớicácnhà ngônngữ học..v.v.. Họ luônnhậnthứcđúngđắnđượcvà hoànthànhtốttráchnhiệmcủamỗicôngdânViệt Nam, đó là bảovệ, pháthuytiếngnóichungcủadântộc. Những con ngườinày vì thế cũngrấtđượckínhtrọngvà yêumến.

Thếnhưng, bêncạnhđó cũng có nhữngngườiđangsửdụngtiếngViệtmộtcáchvôlối, cẩuthả, thậmchítốinghĩavàkhóhiểu, đãvàđangxâmhạinghiêmtrọngđếnsựtrongsángvàvẻđẹpđượckếttinhtừbaođời nay củatiếngViệt. Lờinóilệchchuẩncóthểdẫnđếntưduy, hànhvilệchlạc,làmảnhhưởngđếncuộcsống, tínhcách, môitrườnghọctậpvàhìnhthànhnhâncáchcủachínhngườiđó. Vìthế, việclàmméomóngônngữtiếngViệtcầnphảiđượclênán.

MỗicôngdânViệt Nam ta đềunên ý thứcđượcrằnghằngngàytiếngViệtđềugiúpíchcho ta rấtnhiềutrongviệctruyềnđạtsuynghĩ đếnngườikhác, được ta sử dụngtrongtấtcả mọiviệc. Vì vậy, giữ gìnvà pháthuy nó là mộthànhđộngđángkhenvà cũng là hànhđộngtôntrọnglấychínhngônngữ củamình, tôntrọngbảnthânmình.Nhưngtrướctiên, chúng ta phảigiáodụcchocáclớptrẻhiểurõđâulàchuẩnmựcngônngữ, chứkhôngnênlầmlẫnkhibiếnphươngtiệnlàmviệcthànhphươngtiệngiaotiếp, trộnlẫntiếngnướcngoàivà tiếngdântộc.

TiếngViệtlâuđờivà quý báu là thế, nhưngmỗingườichúng ta khôngnên chỉ biếtsử dụngvà hưởngthụ nó mà cònnênquý trọng, giữ gìn, phổ biến nó, làmcho nó ngàycàngquý báuthêm.


17 sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo

video


Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng... là những cách nhìn khác biệt so với người nghèo.


Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.

[IMG]
Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.
[IMG]
Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.
[IMG]
Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.
[IMG]
Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.
[IMG]
Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.
[IMG]
Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.
[IMG]
Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.
[IMG]
Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.
[IMG]
Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận.
[IMG]
Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.
[IMG]
Người giàu: Suy nghĩ "cả hai".
Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc".
[IMG]
Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.
[IMG]
Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.
[IMG]
Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.
[IMG]
Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.
[IMG]
Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.

Là một phần trong dự án Học làm giàu phát triển từ năm 2011, bộ tranh "17 tư duy thịnh vượng" được chuyển thể từ nội dung cuốn "Bí quyết Tư duy triệu phú" của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo.
Theo VnExpress.net


Read more: http://vitalk.vn/threads/nhung-diem-khac-biet-giua-nguoi-giau-va-nguoi-ngheo.10209/#ixzz2voN9uMlH