23 thg 5, 2015

Thích thú với đề Văn sử dụng hình vẽ


Dân trí 

Đề thi Văn sử dụng những hình vẽ mang tính Toán học tại Chung kết Giải Lê Quý Đôn vừa diễn ra ở TPHCM được học sinh và giáo viên vô cùng thích thú bởi tính sáng tạo, tư duy.

Không sử dụng nhiều chữ, cực kỳ ngắn gọn, đề thi Văn này độc đáo ở ngay phần thể hiện khi sử dụng những hình vẽ mang tính Toán học giữa thắc mắc “số 6 hay số 9”, “số 4 hay 3”.
Từ đó đặt ra yêu cầu “Từ những suy nghĩ được gợi ra từ hai hình vẽ trên, em hãy viết bài văn với nhan đề “Góc nhìn khác - suy nghĩ khác”.
Đề thi Văn số 6 hay số 9, 4 hay 3 tạo sự thích thú cho nhiều học trò
Đề thi Văn "số 6 hay số 9", "4 hay 3" tạo sự thích thú cho nhiều học trò.
Sau cuộc thi, diễn ra vào ngày 17/5 vừa qua, đề Văn trên được một số giáo viên và học sinh chia sẻ trên trang cá nhân. Họ bày tỏ sự thích thú với đề văn ngắn gọn nhưng thú vị và vô cùng mới mẻ này.
“Đề Văn hay quá, học sinh không hải học tủ, phải nhồi nhét mà có thể bày tỏ được quan điểm, suy nghĩ và tình cảm cá nhân bằng chính nhận thức và hiểu biết của bản thân”, một học sinh lớp 9 chia sẻ.
Cô Nguyễn Khánh Dương, giáo viên Văn Trường THCS Trường Chinh, Q.Tân Bình, TPHCM đánh giá: "Đề thi Văn “hình ảnh, con số” này hay, sáng tạo, đánh giá được năng lực của học sinh, đặc biệt là học sinh khá giỏi. Đề bài nhìn đơn giản nhưng yêu cầu học sinh phải tư duy sâu, nghĩ rộng”.
Ngoài ra, theo cô Khánh Dương, thông qua đề thi như vậy có thể xem là lời nhắn gởi đến các bạn trẻ bài học nhân văn sâu sắc về cách hành xử đúng mực khi biết đặt vị trí của mình vào người khác trong các tình huống của cuộc sống. 
Giải thưởng Lê Quý Đôn do Sở GD-ĐT TPHCM cùng báo Khăn Quàng Đỏ tổ chức dành cho học sinh khối THCS với ba môn thi Văn, Toán và Tiếng Anh. Chung kết năm nay có 577 học sinh đến từ các trường THCS ở TPHCM, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Thuận… tham gia.
Hoài Nam 

TS10 2014 tại TP.HCM Câu NLXH trong đề thi Ngữ văn

 Câu 2: (3 điểm)
Việc quan sát và lắng nghe sẽ giúp ta rút ra nhiều bài học ý nghĩa.
Nhìn thấy những nếp nhăn trên gương mặt cha, những giọt mồ hôi thấm trên vai áo mẹ lo toan cho con cái, ta rút ra bài học về đức hi sinh.
Cảm nhận những thay đổi của bản thân và thấy mình vững vàng, sống có ý thức, có trách nhiệm hơn, ta rút ra bài học về sự trưởng thành.
Theo dõi tin tức về tình hình biển Đông và những hành động thiết thực của nhân dân hướng về Trường Sa, ta rút ra bài học về việc thể hiện lòng yêu nước một cách đúng đắn.

Hãy viết bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong ba bài học trên.        

Câu 3: (5 điểm)

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Bằng Việt, Bếp lửa)
Dẫu làm sau thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
(Y Phương, Nói với con)

Cảm nhận về những phẩm chất tốt đẹp mà người bà nhóm lên trong cháu và người cha mong muốnở con trong hai đoạn thơ trên.
           
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 :
a.       Đoạn văn trên có nhiều phép liên kết về hình thức, trong đó có hai phép liên kết sau đây :
-          Phép nối được thể hiện ở từ “nhưng” để nối câu 1 với câu 2 biểu hiện mối quan hệ có tính chất tương phản giữa hai câu.
-          Phép thế được thể hiện ở từ “anh” trong câu 3, được dùng để thay thế từ “nghệ sĩ” trong câu 2.
-          Phép lặp từ “anh” ở câu 2 và 3, nhấn mạnh ý tưởng tình cảm, tư tưởng mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phảm của mình.
b.       Hồ Chủ Tịch là lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Thi hài của Bác đã được đặt trang trọng trong lăng Hồ Chủ Tịch. Từ khi lăng được khánh thành năm 1976, ngày nào cũng có nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới đến viếng rất đông đảo. Thực tại đó chính là chất liệu để nhà thơ Viễn Phương viết nên hai câu thơ:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Thực tại đó được biểu hiện qua hình thức thơ ca với các yếu tố nghệ thuật đặc trưng chẳng những phản ánh thực tại mà còn nói lên tình cảm sâu nặng và vĩnh hằng của nhà thơ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2:
Đây là một câu yêu cầu viết bài nghị luận xã hội với độ dài khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về một trong ba bài học trên. Do đó, thí sinh phải viết một bài văn (gồm đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài) với độ dài được quy định (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày một trong ba vấn đề đã nêu trên.   
Thí sinh lựa chọn đề tài để viết và có thể triển khai bài viết theo những nội dung cụ thể khác nhau . Sau đây là những gợi ý của hai trong ba vấn đề nêu trên:
Vấn đề 1 : Bài học về đức hi sinh
-          Giới thiệu thực tế cuộc sống đa dạng, phong phú mang lại cho con người những cảm xúc, suy nghĩ và những bài học sâu sắc về con người, về cuộc đời. Một trong những bài học đó là bài học về đức hi sinh.
-          Đức hi sinh là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Đó là sự quên mình để lo cho tha nhân. Sự hi sinh thiêng liêng và gần gũi nhất là của cha mẹ dành cho con cái. Hình ảnh những nếp nhăn trên gương mặt cha, những giọt mồ hôi thấm trên vai mẹ vì lo toan cho con cái chính là những biểu hiện sống động và đầy cảm xúc của tình phụ tử và mẫu tử. Những nếp nhăn và những giọt mồ hôi là những chi tiết thực tế nhưng là biểu tượng nghệ thuật trong văn học có sức gợi cảm và lay động lòng người. Chính sự hi sinh của cha mẹ đã là nền tảng tạo nên tình cảm và phẩm chất tốt đẹp cho con cái. Sự trưởng thành của những đứa con được nuôi dưỡng bằng chính sự hi sinh của cha mẹ. Sự hi sinh được biểu hiện ở tất cả những con người có phẩm chất cao quý. Cho nên ngoài sự hi sinh của cha mẹ đối với con cái, đó còn là sự hi sinh của những thành viên này trong gia đình đối với những thành viên khác (ông bà - con cháu, anh chị em, con cái - cha mẹ,…), là sự hi sinh của công dân đối với tổ quốc, của người này đối với người khác trên tư cách đồng loại với nhau…
-          Đức hi sinh có giá trị rất to lớn. Nó không chỉ nói lên giá trị của con người mà còn góp phần làm thăng hoa giá trị ấy. Hi sinh là một nguồn sức mạnh tinh thần rất to lớn giúp người ta sống và hành động. Nó khiến cha mẹ vì con cái mà hi sinh niềm vui, sự sung sướng của riêng mình để chịu vất vả lam lũ để con cái được khỏe mạnh, vui sướng, trưởng thành. Người chiến sĩ vì tổ quốc mà sẵn sàng chịu khổ cực nơi đầu sóng ngọn gió, hi sinh mạng sống để bảo vệ đất nước quê hương. Với đức tính hi sinh, nhiều thầy cô giáo đã từ bỏ những công việc có thể đem lại cuộc sống sung túc hơn để theo đuổi việc dạy dỗ giáo dục thế hệ trẻ…
-          Nguồn gốc, động cơ của đức tính hi sinh chính là tình yêu thương chân thật của con người. Chính tình yêu thương và sức mạnh của nó đã mang lại cho con người tinh thần sẵn sàng hi sinh vì người khác, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để mang lại lợi ích cho tha nhân. Phần lớn những công trình, những sự nghiệp có ý nghĩa lớn lao thường phảng phất sự hi sinh trong đó.
-          Hi sinh là quý nhưng hi sinh cũng cần phải được dẫn dắt bởi một lý trí tỉnh táo, một tình cảm trong sáng, đúng đắn để tránh sự mù quáng và những hậu quả tai hại từ sự mù quáng đó.
-          Sự hi sinh là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của con người, nó cũng là nền tảng tạo nên những thành quả vĩ đại của nhân loại. Hi sinh là một giá trị phổ biến được ca ngợi không chỉ trong đời sống mà cả trong văn học.
Vấn đề  2 : Bài học về sự trưởng thành
-          Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là biết quan sát và lắng nghe để thưởng thức, để chiêm nghiệm và để rút ra những bài học quý giá. Sống là một quá trình quan sát và cảm nhận. Trong những quan sát và cảm nhận, sự cảm nhận về những thay đổi của bản thân là những cảm nhận gần gũi, thiết thực và thú vị. Điều thú vị nhất là cảm nhận được mình hôm nay trưởng thành hơn ngày hôm qua.
-          Con người không chạy nhanh hơn chó, không mạnh hơn ngựa, không tính nhanh hơn máy tính nhưng con người là một động vật cao quý vì con người biết tu thân, biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những điều cao đẹp. “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả mọi người đều thay đổi từng ngày. Sự thay đổi có thể theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi.
-          Với ý thức sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc khi cảm nhận được sự thay đổi của bản thân theo hướng tốt đẹp hơn. Một trong những điều tốt đẹp là vững vàng hơn trong công việc học tập và rèn luyện để thành người tốt và có ích cho xã hội, vững vàng hơn trước những cám dỗ xấu xa của cuộc sống.
-          Một người tốt là người có ý thức rằng bản thân phải sống có mục đích cao đẹp, có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội.
-          Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Nhưng cái chính là chúng ta phải có ý thức sửa chữa những lỗi lầm và có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình.
-          Sự trưởng thành nào cũng là một quá trình gian nan và cay đắng. “Cây rụng lá để nảy mầm, rắn thay da để lớn và con người đau khổ để trưởng thành”. Do đó, quá trình của việc trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn, học tập và rèn luyện hằng ngày. “Thắng không kiêu, bại không nản”. Quá trình để trở nên vững vàng, sống có ý thức, có trách nhiệm là một quá trình đầy gian khổ và hạnh phúc mà chúng ta phải bền bỉ thực hiện suốt cả đời.
-          Tục ngữ Ấn Độ có câu : “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”. Cố gắng để mỗi ngày một vững vàng, có trách nhiệm và trưởng thành hơn là một phương châm tốt đẹp, một bài học cần thiết mà chúng ta phải thực hiện từng giờ.

Góc nhìn và sự thật





VẾT ĐEN TRÊN TỜ GIẤY TRẮNG
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
-       Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vết mực đen và đặt câu hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
- Đó là một vết mực đen.
Thầy giáo nhận xét:
-       Các em không trả lời sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
-       Con người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. Đáng gì một chấm đen, một vệt đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý giá.
Trong số các học sinh ngồi trong lớp có một cậu bé tên là Cô-phi. Cậu bé Cô-phi năm nào nay chính là Cô-phi An-nan, người đã trở thành tổng thư ký Liên hiệp quốc và là một sứ giả thiện chí trong các cuộc đàm phán, một nhà hòa giải nổi tiếng thế giới từng được trao tặng giải Noben Hòa bình. Khi được hỏi về bí quyết dẫn đến những thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp chính trị, Kôphi Anan đều kể lại câu chuyện vết mực đen trên tờ giấy trắng.
( Bức thư của người thầy – NXB Văn hóa thông tin 2005).
Suy nghĩ của anh ( chị ) về câu chuyện trên.
Câu 2. ( 12 điểm )
Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay.
(Xuân Diệu)
Bằng việc phân tích một số bài thơ mới đã học trong chương trình Ngữ văn 11, anh ( chị ) hãy bình luận ý kiến trên.
-------------------------------------Hết-------------------------------------
Họ và tên thí sinh:……………………..………..Số báo danh:…………………..
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

-----------------------------

Câu 1. ( 8 điểm )
i.                    YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG
Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận đã học; diễn đạt sáng tạo, biểu cảm và thuyết phục. Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
ii.                 YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC
Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau. Tuy nhiên cần thể hiện được nội dung cơ bản sau:
-            Ý nghĩa của câu chuyện mang đến một bài học về cách nhìn nhận, đánh giá sự việc và con người trong cuộc sống. Thực tế hiếm có sự việc và con người hoàn hảo. Điều quan trọng là khi nhìn nhận về một sự việc hoặc một con người, chúng ta biết bỏ qua những hạn chế ấy để nhận ra những điều tốt đẹp đáng trân trọng khác.
-            Đây là một bài học quý giá vì trong đời sống con người sẽ có nhược điểm hoặc đã từng mắc lỗi lầm. Đó là những điều rất dễ nhận thấy và ta thường chỉ nhìn vào những điều dễ thấy ấy để kỳ thị và coi thường họ, bỏ qua họ trong cuộc đời. Đường đời không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng và nhiều khi cuộc sống đặt trước mắt ta nhiều khó khăn thử thách, thậm chí là thất bại, mất mát khiến ta dễ chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi. Hai cách ứng xử trên đều sai lầm.
-            Chúng ta cần có một thái độ sống tích cực, cần có một tấm lòng bao dung, vị tha, cần có một cái nhìn giầu tính nhân văn khi nhìn nhận về sự việc hoặc con người xung quanh ta để đánh giá một cách đúng đắn nhất.
-            Chúng ta không thể làm những vết đen đã có biến mất hoàn toàn nhưng có thể giúp tờ giấy trắng trở nên có ý nghĩa, khi đó vết đen sẽ phai mờ và không ai còn để ý đến nó nữa.
Biểu điểm:
-            Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Khuyến khích những ý kiến sắc sảo, những cách lập luận sáng tạo, thuyết phục, tạo ấn tượng riêng.
-            Điểm 5-6: Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, còn yếu về lập luận.
-            Điểm 3-4: Đáp ứng ở mức độ trung bình các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận yếu, còn lúng túng trong việc trình bày ý kiến cá nhân.
-            Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ nội dung yêu cầu của đề, trình bày quá sơ sài.


Câu 2. ( 12 điểm )
I. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG
-            Học sinh biết kết hợp các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận tổng hợp về một vấn đề văn học.
-            Bài viết có bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, diễn đạt biểu cảm, lựa chọn và phân tích được các dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ nội dung chính mà đề yêu cầu.
-            Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC
Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau. Tuy nhiên cần thể hiện được nội dung cơ bản sau:
1.      Giải thích
Ý kiến của Xuân Diệu đã nêu lên một cách khái quát những yêu cầu cơ bản của người đọc thơ đối với thơ ca.
-            Nguồn gốc của thơ ca: thơ phải xuất phát từ thực tại.
Thơ được sinh ra từ trong hiện thực cuộc đời, cái đẹp trong thơ phải mang dấu ấn của cái đẹp trong sự thật đời sống.
-            Nội dung của thơ ca phải thể hiện một tâm hồn, một trí tuệ.
Thơ ca phải thể hiện được tình cảm và tư tưởng của thi nhân để rồi đưa tình cảm, tư tưởng đó đến với mỗi người đọc. Thơ ca chính là tiếng nói của một cái tôi cá nhân với cuộc đời.
-            Nghệ thuật sáng tạo thơ ca càng cá thể, càng độc đáo càng hay.
Thơ ca phải mang dấu ấn sáng tạo và thể hiện phong cách nghệ thuật riêng biệt của thi nhân.
Tóm lại, đối với Xuân Diệu, một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật để đem lại giá trị thẩm mỹ.
2.      Chứng minh và bình luận
-            Cuộc sống là điểm xuất phát ( là đề tài vô tận, gợi nhiều cảm xúc phong phú ), là đối tượng khám phá chủ yếu và cũng là cái đích cuối cùng của thơ ca nghệ thuật. Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống xã hội. Những giá trị nghệ thuật chân chính xưa nay đều là những sáng tác bắt rễ sâu xa trong mảnh đất thực tế của thời đại mình. Thơ ca chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ, chỉ chinh phục trái tim người đọc khi thể hiện những vấn đề, những cảm xúc mà con người hằng quan tâm, trăn trở. Nếu thơ ca không bắt nguồn từ hiện thực, xa rời cuộc đời, thoát ly thực tại, thơ ca sẽ không thể đến với người đọc, không thể tồn tại trong cuộc đời, khi ấy thơ ca đã tự đánh mất chức năng cao quý nghệ thuật vị nhân sinh của mình.
-            Vẻ đẹp của thơ ca trước hết thể hiện ở những tư tưởng, tình cảm mà tác phẩm hàm chứa. Không có chất liệu đời sống thì không làm nên nội dung và giá trị của tác phẩm. Nhưng  sự việc đời sống mà không âm vang vào tâm hồn, không lay động sâu xa cảm xúc của người nghệ sỹ thì không thể hóa thân thành cái đẹp của nghệ thuật. Chính vì vậy cần thấy rằng thơ ca là cuộc đời nhưng đó không phải là sự sao chép máy móc mà phải được cảm nhận và thanh lọc qua tâm hồn, trí tuệ của thi nhân để thành thơ. Thơ ca là hình ảnh của đời sống tươi nguyên được tái hiện qua lăng kính tình cảm của người nghệ sỹ. Vì vậy nếu thơ không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là những lời sáo rỗng, nhạt nhẽo, vô vị, tầm thường, chỉ là trò làm xiếc ngôn từ vụng về chẳng thể đánh lừa được người đọc.
-            Vẻ đẹp của thơ ca còn cần được đánh giá ở hình thức thể hiện. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Vì vậy, thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, trí tuệ mình vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay. Nhờ khả năng sáng tạo tuyệt vời mà các thi nhân luôn tìm ra những cách nói mới về những điều đã cũ. Nếu không có sáng tạo, không có phong cách riêng thì tác phẩm và tác giả đó sẽ không thể tồn tại trong văn chương. Những sáng tạo về hình thức biểu hiện rất phong phú qua thể loại, cấu tứ tác phẩm, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ
( Học sinh biết vận dụng, phân tích một số bài thơ mới tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11 để chứng minh và bình luận về ý kiến của Xuân Diệu. )
3.      Đánh giá, nâng cao
-            Ý kiến của Xuân Diệu đã thể hiện tiêu chuẩn để đánh giá một thi phẩm đích thực và giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa to lớn của thơ ca đối với cuộc sống con người.
-            Đây cũng là một quan điểm sáng tác định hướng cho mọi nhà thơ: thơ phải từ cuộc đời, hướng về cuộc đời, vẻ đẹp của một tác phẩm văn học phải kết hợp hài hòa cả nội dung và hình thức. Từ đó giúp nhà thơ có ý thức và trách nhiệm hơn trong quá trình sáng tạo thơ ca.
Biểu điểm:
-            Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Khuyến khích những bài viết sắc sảo, sáng tạo, thuyết phục, tạo ấn tượng riêng.
-            Điểm 9-10: Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức.
-            Điểm 7-8: Đáp ứng ở mức độ trung bình các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, còn lúng túng trong việc trình bày ý kiến cá nhân.
-            Điểm 5-6: Giải thích được ý kiến xong còn lúng túng trong việc phân tích, chứng minh.
-            Điểm 3-4: Chưa hiểu rõ nội dung yêu cầu của đề, phân tích, chứng minh còn yếu kém.
-            Điểm 1-2: Không hiểu đề, trình bày quá sơ sài.

------------------------------------Hết-------------------------------------

Thôi đừng 'tự sướng' quá đà nữa!

Thôi đừng 'tự sướng' quá đà nữa!

Khi các nước xung quanh đang trỗi dậy thành ‘rồng’, thành ‘hổ’ thì chúng ta vẫn loay hoay với những huyễn hoặc về đất nước, tài nguyên, con người...

Người Việt Nam nhất bảng trong uống bia , rượuNăng suất làm việc thấp, uống bia rượu thuộc dạng nhất và luôn huyễn hoặc về mình là những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước - Ảnh: Thu Trang 
Sơn Đoòng lên truyền hình Mỹ, đương nhiên người Việt Nam ai cũng tự hào về một kỳ quan thiên nhiên vô cùng ngoạn mục được giới thiệu khắp thế giới. Nhưng “nâng tầm” lên như nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình khi phát biểu: “Ở Mỹ, bói cũng không tìm đâu ra "báu vật" như Sơn Đoòng” thì hơi lố bịch và quá đà.
Một nhà ngôn ngữ mà phán về cảnh quan, về địa chất, về hệ sinh thái có vẻ như không phù hợp lắm.
Bảo rằng Mỹ tìm đâu ra hang như Sơn Đoòng cũng chẳng khác gì bảo Việt Nam chẳng bao giờ có được những nơi như hẻm núi Grand Canyon hay thác Niagara hùng vĩ. Một kiểu so sánh rất khập khiễng không theo một quy chuẩn nào, chỉ nhằm thỏa mãn tâm lý “tự sướng” của bản thân.
“Tự sướng” quá đà đã thành “truyền thống”
Kiểu “tự sướng” như nhà ngôn ngữ trên không phải là chuyện lạ, lạ là nó thuộc về “truyền thống” của chúng ta. Từ nhỏ chúng ta đã được nhà trường dạy rằng nước ta rất giàu có với “rừng vàng biển bạc”, lớn lên mới biết, rừng chẳng còn bao nhiêu mà biển cũng đang phải gồng mình mà bảo vệ, tài nguyên thiên nhiên thì cạn kiệt mà đất nước vẫn còn nghèo.

Chúng ta vẫn đang loay hoay với những huyễn hoặc về đất nước, tài nguyên, con người... Chúng ta tự sướng mọi lúc mọi nơi, tự hào với rất nhiều thứ nhưng thực tại nước Việt Nam vẫn còn là một quốc gia vừa thoát khỏi đói nghèo, một nền kinh tế yếu kém, một nền giáo dục lạc hậu, cộng với những người lao động khôn vặt, ăn xổi, thích việc nhẹ lương cao.
Chúng ta thường tự hào rằng người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, thật thà chất phác. Nhưng nhìn những công nhân làm việc với thái độ lười biếng, nhìn nhân viên “ăn cắp giờ công” thì khó mà tin là cần cù chăm chỉ. Hiệu quả làm việc của người Việt Nam thuộc vào loại thấp. Ra nước ngoài thì đầy bảng hiệu cảnh báo ăn cắp bằng tiếng Việt, trộm cắp vặt trở thành một trong những nỗi nhục của người Việt ở nước ngoài. Có thể số người ăn cắp vặt này chỉ là thiểu số nhưng làm sao còn dám nhận “thật thà chất phác” nữa.
Người Việt thông minh học giỏi. Mới đây, chúng ta lại túm lấy một cái tin về việc Việt Nam đứng trên cả Mỹ và Úc trong một cuộc khảo sát khả năng giải toán và môn khoa học của học sinh tuổi 15 để “tự sướng” lên thành cả một nền giáo dục. Thực tế, giáo dục Việt Nam đứng sau rất xa so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… chứ chưa nói đến những cường quốc như Mỹ, Úc, Nhật, Hàn. Một nền giáo dục đại học đào tạo ra những cử nhân, kỹ sư không thể làm việc trong thực tế.
Chúng ta có nhiều giáo sư, tiến sỹ hàng đầu thế giới nhưng chẳng có công trình khoa học nào đáng chú ý được đăng trên những tạp chí quốc tế, chứ chưa nói đến những giải danh giá như Nobel. Và khi có một người gốc Việt đạt được thành tựu gì đó thì chúng ta lại ôm lấy: Ngô Bảo Châu là người Pháp gốc Việt, hay một đại tá hải quân Mỹ gốc Việt, một diễn viên điện ảnh nổi tiếng gốc Việt, một cầu thủ bóng đá gốc Việt, hoặc gần đây là một dựng phim đạt giải Oscar gốc Việt. Bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể tự sướng với những cái “gốc Việt” để bù đắp cho những gì “thực sự Việt” chưa làm được.
Nhìn thẳng sự thật để còn đứng lên
Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới đứng lên từ đống tro tàn, làm việc cật lực, lao động sáng tạo miệt mài với “tinh thần samurai” để tạo nên “sự thần kỳ Nhật Bản”. Hàn Quốc sau mấy thập kỷ phải chịu đói nghèo, từ thời kỳ khắc nghiệt của Park Chung Hee đã trỗi dậy mạnh mẽ, với sự phát triển vượt bậc về giáo dục và khoa học kỹ thuật, vươn lên trở thành một quốc gia, một nền kinh tế đáng nể.
Còn chúng ta vẫn đang loay hoay với những huyễn hoặc về đất nước, tài nguyên, con người... Chúng ta tự sướng mọi lúc mọi nơi, tự hào với rất nhiều thứ nhưng thực tại nước Việt Nam vẫn còn là một quốc gia vừa thoát khỏi đói nghèo, một nền kinh tế yếu kém, một nền giáo dục lạc hậu, cộng với những người lao động khôn vặt, ăn xổi, thích việc nhẹ lương cao.
Thôi đừng tự sướng quá đà và tự hào những thứ không đáng nữa. Hãy nhìn thẳng vào sự thực, biết vị trí mình ở đâu để còn có thể đứng dậy. Còn nếu cứ vuốt ve nhau thì muôn đời vẫn không khá lên được.
Bùi An*
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một blogger, kỹ sư sống tại TP.HCM.
>> Sơn Đoòng thôi chưa đủ
>> Dân mạng quốc tế kêu gọi bảo vệ vẻ đẹp hoang sơ của hang Sơn Đoòng
>> MC Ginger Zee: 'Hang Sơn Đoòng gợi nhớ đến phim Avatar'
>> MC đài ABC cập nhật liên tục hình ảnh về hang Én, hang Sơn Đoòng khiến dân mạng phấn khích
>> 8X gốc Việt làm đồ họa động cho Fast and Furious 7
>> Sao gốc Việt Maggie Q sẽ tới Hà Nội vào chiều nay
>> Anh em nghệ sĩ gốc Việt được đề cử Grammy Latin diễn tại Hà Nội
>> Tác giả gốc Việt đoạt giải thưởng sách Canada
Video đang được xem nhiều
Trung Quốc cấp tập xây dựng phi pháp tại Gạc Ma
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (43) 
gia khoa - Q.9 - 20/05/2015
Bài viết quá hay, thử nhìn vào sự bao cấp của nước nhà, nhìn vào sự suy tàn của bao công ty nhà nước, nhìn vào những tham nhũng, nhìn vào sự lụi tàn của 1 nền giáo dục, nhìn vào sự độc quyền của 1 nền kinh tế.... chúng ta có còn dám tự hào.?
Nam Cao - 20/05/2015
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo:
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
Văn Hùng - USA - 20/05/2015
Thực sự khi đí học từ cấp 1 đến tốt nghiệp đại học, 95% chúng ta đều được học về VN có rất nhiều tài nguyên, vị trí địa chính trị thuận lợi, con người Vn cần cù chăm chỉ,... tôi không phủ nhận những điều trên nhưng nếu ai từng ra nước ngoài sinh sống, du lịch hay làm việc thì sẽ thấy khả năng tự sướng của chúng ta rất vượt trội. thu gọn
Hanh Dung - 20/05/2015
Chuẩn không cần chỉnh !
người trẻ - TP.HCM - 20/05/2015
Bài viết rất ý nghĩa,phản ánh đúnh tình trạng của Việt Nam chúng ta.Mặc dù chủ đề này đã từng bàn bạc nhiều lần nhưng vì sao vẫn chẳng thay đổi được gì.Có vẻ như chúng ta chỉ biết mình sai,nhưng không chịu sửa sai và tư duy đổi mới...Rồi tương lai đất nước sẽ đi về đâu?..Thiết nghĩ các cấp lãnh cần những... xem tiếp
Văn Hùng - USA - 20/05/2015
Khi đã là thói quen sửa sai cực khó. Tuy nhiên chúng ta lại lười thay đổi, sợ thay đổi rồi lại phải thích nghi phải sửa lại bản thân mỗi người. Và rất nhiều lý do chúng ta đâu lại vào đấy.
Nguyen Duong - 21/05/2015
Một tiên đề nhất thiết phải làm rõ là:"chúng ta" là ai?Dân hay quan. Dâ muốn có thay đổi nhưng quan không muốn thì có thay đổi được không. Cuối cùng bịnh tự sướng dường như là liều thuốc an thần cho những kẻ bất lực.
Lê Văn Hóa - Đà Nẵng - 20/05/2015
Rất đúng. Cái gì cũng hơn - cũng nhất. Ví dụ như các cuộc thi ROBOCON thế giới, nhiều năm Việt Nam về nhất, qua mặt luôn cả Nhật Bản. Nhưng nó cũng là "ROBO CON" còn chúng ta vẫn mãi chờ trông có một con "ROBO BỐ" mang nhãn hiệu Made in Vietnam sao mà xa vời thế.
Phú - 20/05/2015
Bài viết này :Thôi đừng 'tự sướng' quá đà nữa!
không xem thì hôi phí...vì quá chính xác
Thanh Binh - 20/05/2015
Cám ơn tác giả đã có bài viết rất thực tế và quá hay, chúng ta đã mắc bệnh tự sướng lâu quá rồi.Đọc xong bài này tôi cảm thấy tác giả đã làm tôi cảm thấy quá sướng.
An Hòa - Đồng Nai - 20/05/2015
Cám ơn bạn Bùi An, và Báo Thanh Niên đã đăng bài viết. Thư ký của các vị lãnh đạo, từ cấp xã đến trung ương, nhớ chuyển bài này vào mục "đọc báo" trong hộp thư của sếp.
Oanh - 20/05/2015
Bài viết hay quá, đất nước muốn đi lên phải nhờ con người, con người muốn đi lên phải nhờ giáo dục. Nhật, Singapore và Hàn Quốc trở thành rồng là nhờ cải cách giáo dục, họ mượn bộ sách giáo khoa của Mỹ về rồi thêm môn đạo đức, lịch sử, xã hội đưa vào giàng dạy, cách này vừa không tiêu tốn một đống tiền... xem tiếp
người già - Bình Thuận - 20/05/2015
Bài viết hay
map - 20/05/2015
Tác giả nói rất chính xác về thực trạng hiện nay, và chúng ta cần nhiều bài viết thực tế như thế này
Hoang - Hà Nội - 20/05/2015
Bài viết quá hay.
vu truong phi - 20/05/2015
Theo tôi bài viết có cái đúng chứ không phải hoàn toàn đúng. Bối cảnh đất nước của ta khác, Nhật Bản, Hàn Quốc nếu không có Hoa Kỳ trợ giúp liệu có được như ngày hôm nay không?...
Anh Minh - 20/05/2015
@vu truong phi: Chúng ta cũng có Liên Xô giúp đỡ đó bạn.