VẾT ĐEN TRÊN TỜ GIẤY TRẮNG
Chuyện
xảy ra tại một trường trung học.
-
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vết
mực đen và đặt câu hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì không?
- Các em có thấy gì không?
Cả
phòng học vang lên câu trả lời:
-
Đó là một vết mực đen.
Thầy
giáo nhận xét:
-
Các em không trả lời sai. Nhưng không ai nhận ra đây là
một tờ giấy trắng ư?
Và
thầy kết luận:
-
Con người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của
người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc
hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn
ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có
ích cho đời. Đáng gì một chấm đen, một vệt đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý
giá.
Trong
số các học sinh ngồi trong lớp có một cậu bé tên là Cô-phi. Cậu bé Cô-phi năm
nào nay chính là Cô-phi An-nan, người đã trở thành tổng thư ký Liên hiệp quốc
và là một sứ giả thiện chí trong các cuộc đàm phán, một nhà hòa giải nổi tiếng
thế giới từng được trao tặng giải Noben Hòa bình. Khi được hỏi về bí quyết dẫn
đến những thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp chính trị, Kôphi Anan
đều kể lại câu chuyện vết mực đen trên tờ giấy trắng.
( Bức thư của người thầy – NXB Văn hóa thông tin 2005).
Suy nghĩ của anh ( chị ) về câu chuyện trên.
Câu 2. ( 12 điểm )
Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng
phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ
phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay.
(Xuân Diệu)
Bằng việc phân tích một số bài thơ mới đã học trong chương
trình Ngữ văn 11, anh ( chị ) hãy bình luận ý kiến trên.
-------------------------------------Hết-------------------------------------
Họ
và tên thí sinh:……………………..………..Số
báo danh:…………………..
Giám
thị coi thi không giải thích gì thêm.
----------------------------- |
Câu 1. ( 8 điểm )
i.
YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG
Học sinh biết cách
làm một bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc; vận
dụng linh hoạt các thao tác lập luận đã học; diễn đạt sáng tạo, biểu cảm và
thuyết phục. Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
ii.
YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC
Học sinh có thể
trình bày theo các cách khác nhau. Tuy nhiên cần thể hiện
được nội dung cơ bản sau:
-
Ý nghĩa của câu chuyện mang đến một bài
học về cách nhìn nhận, đánh giá sự việc và con người trong cuộc sống. Thực tế
hiếm có sự việc và con người hoàn hảo. Điều quan trọng là khi nhìn nhận về một
sự việc hoặc một con người, chúng ta biết bỏ qua những hạn chế ấy để nhận ra
những điều tốt đẹp đáng trân trọng khác.
-
Đây là một bài học quý giá vì trong đời
sống con người sẽ có nhược điểm hoặc đã từng mắc lỗi lầm. Đó là những điều rất
dễ nhận thấy và ta thường chỉ nhìn vào những điều dễ thấy ấy để kỳ thị và coi
thường họ, bỏ qua họ trong cuộc đời. Đường đời không phải lúc nào cũng trải đầy
hoa hồng và nhiều khi cuộc sống đặt trước mắt ta nhiều khó khăn thử thách, thậm
chí là thất bại, mất mát khiến ta dễ chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi. Hai cách
ứng xử trên đều sai lầm.
-
Chúng ta cần có một thái độ sống tích
cực, cần có một tấm lòng bao dung, vị tha, cần có một cái nhìn giầu tính nhân
văn khi nhìn nhận về sự việc hoặc con người xung quanh ta để đánh giá một cách
đúng đắn nhất.
-
Chúng ta không thể làm những vết đen đã có biến mất hoàn toàn nhưng
có thể giúp tờ giấy trắng trở nên có
ý nghĩa, khi đó vết đen sẽ phai mờ và
không ai còn để ý đến nó nữa.
Biểu điểm:
-
Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ
năng và kiến thức. Khuyến khích những ý kiến sắc sảo, những cách lập luận sáng
tạo, thuyết phục, tạo ấn tượng riêng.
-
Điểm 5-6: Đáp ứng được cơ bản các yêu
cầu về kỹ năng và kiến thức, còn yếu về lập luận.
-
Điểm 3-4: Đáp ứng ở mức độ trung bình
các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận yếu, còn lúng túng trong việc
trình bày ý kiến cá nhân.
-
Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ nội dung yêu cầu
của đề, trình bày quá sơ sài.
Câu 2. ( 12 điểm )
I.
YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG
-
Học
sinh biết kết hợp các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận tổng hợp về
một vấn đề văn học.
-
Bài
viết có bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, diễn đạt biểu cảm, lựa chọn và phân
tích được các dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ nội dung chính mà đề yêu cầu.
-
Không
mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
II.
YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC
Học sinh có thể
trình bày theo các cách khác nhau. Tuy nhiên cần thể hiện được nội dung cơ bản
sau:
1. Giải thích
Ý
kiến của Xuân Diệu đã nêu lên một cách khái quát những yêu cầu cơ bản của người
đọc thơ đối với thơ ca.
-
Nguồn gốc của thơ ca: thơ phải xuất phát từ thực tại.
Thơ
được sinh ra từ trong hiện thực cuộc đời, cái đẹp trong thơ phải mang dấu ấn
của cái đẹp trong sự thật đời sống.
-
Nội dung của thơ ca phải thể hiện một tâm hồn, một trí tuệ.
Thơ
ca phải thể hiện được tình cảm và tư tưởng của thi nhân để rồi đưa tình cảm, tư
tưởng đó đến với mỗi người đọc. Thơ ca chính là tiếng nói của một cái tôi cá
nhân với cuộc đời.
-
Nghệ thuật sáng tạo thơ ca càng cá thể, càng độc đáo càng hay.
Thơ
ca phải mang dấu ấn sáng tạo và thể hiện phong cách nghệ thuật riêng biệt của
thi nhân.
Tóm
lại, đối với Xuân Diệu, một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống,
thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn
hình thức nghệ thuật để đem lại giá trị thẩm mỹ.
2. Chứng minh và bình luận
-
Cuộc sống là điểm xuất phát ( là đề tài
vô tận, gợi nhiều cảm xúc phong phú …
), là đối tượng khám phá chủ yếu và cũng là cái đích cuối cùng của thơ ca nghệ
thuật. Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên
với đời sống xã hội. Những giá trị nghệ thuật chân chính xưa nay đều là những
sáng tác bắt rễ sâu xa trong mảnh đất thực tế của thời đại mình. Thơ ca chỉ có
ý nghĩa thẩm mỹ, chỉ chinh phục trái tim người đọc khi thể hiện những vấn đề,
những cảm xúc mà con người hằng quan tâm, trăn trở. Nếu thơ ca không bắt nguồn
từ hiện thực, xa rời cuộc đời, thoát ly thực tại, thơ ca sẽ không thể đến với
người đọc, không thể tồn tại trong cuộc đời, khi ấy thơ ca đã tự đánh mất chức
năng cao quý nghệ thuật vị nhân sinh của
mình.
-
Vẻ đẹp của thơ ca trước hết thể hiện ở
những tư tưởng, tình cảm mà tác phẩm hàm chứa. Không có chất liệu đời sống thì
không làm nên nội dung và giá trị của tác phẩm. Nhưng sự việc đời sống mà không âm vang vào tâm
hồn, không lay động sâu xa cảm xúc của người nghệ sỹ thì không thể hóa thân
thành cái đẹp của nghệ thuật. Chính vì vậy cần thấy rằng thơ ca là cuộc đời nhưng
đó không phải là sự sao chép máy móc mà phải được cảm nhận và thanh lọc qua tâm
hồn, trí tuệ của thi nhân để thành thơ. Thơ ca là hình ảnh của đời sống tươi
nguyên được tái hiện qua lăng kính tình cảm của người nghệ sỹ. Vì vậy nếu thơ
không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là những lời sáo rỗng, nhạt nhẽo, vô vị,
tầm thường, chỉ là trò làm xiếc ngôn từ vụng về chẳng thể đánh lừa được người
đọc.
-
Vẻ đẹp của thơ ca còn cần được đánh giá
ở hình thức thể hiện. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Vì vậy, thơ ca cũng
đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, trí
tuệ mình vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay. Nhờ khả
năng sáng tạo tuyệt vời mà các thi nhân luôn tìm ra những cách nói mới về những
điều đã cũ. Nếu không có sáng tạo, không có phong cách riêng thì tác phẩm và
tác giả đó sẽ không thể tồn tại trong văn chương. Những sáng tạo về hình thức
biểu hiện rất phong phú qua thể loại, cấu tứ tác phẩm, ngôn ngữ thơ, hình ảnh
thơ…
(
Học sinh biết vận dụng, phân tích một số bài thơ mới tiêu biểu trong chương
trình Ngữ văn 11 để chứng minh và bình luận về ý kiến của Xuân Diệu. )
3. Đánh giá, nâng cao
-
Ý kiến của Xuân Diệu đã thể hiện tiêu
chuẩn để đánh giá một thi phẩm đích thực và giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa to
lớn của thơ ca đối với cuộc sống con người.
-
Đây cũng là một quan điểm sáng tác định
hướng cho mọi nhà thơ: thơ phải từ cuộc đời, hướng về cuộc đời, vẻ đẹp của một
tác phẩm văn học phải kết hợp hài hòa cả nội dung và hình thức. Từ đó giúp nhà
thơ có ý thức và trách nhiệm hơn trong quá trình sáng tạo thơ ca.
Biểu điểm:
-
Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu về
kỹ năng và kiến thức. Khuyến khích những bài viết sắc sảo, sáng tạo, thuyết
phục, tạo ấn tượng riêng.
-
Điểm 9-10: Đáp ứng được cơ bản các yêu
cầu về kỹ năng và kiến thức.
-
Điểm 7-8: Đáp ứng ở mức độ trung bình
các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, còn lúng túng trong việc trình bày ý kiến
cá nhân.
-
Điểm 5-6: Giải thích được ý kiến xong
còn lúng túng trong việc phân tích, chứng minh.
-
Điểm 3-4: Chưa hiểu rõ nội dung yêu cầu
của đề, phân tích, chứng minh còn yếu kém.
-
Điểm 1-2: Không hiểu đề, trình bày quá
sơ sài.
------------------------------------Hết-------------------------------------
xe điện
Trả lờiXóa#BuyARTPOPOniTunes
Trả lờiXóa