Theo các chuyên gia, những bạn trẻ phải
'sống hộ' cho cha mẹ giống như con chim bị nhốt trong lồng, miễn cưỡng
hót theo ý người khác và không được sống cuộc đời của mình.
Năng lực bị thui chột, mất niềm vui sống
Theo tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy,
trong phạm vi tư vấn của mình, cô gặp nhiều trường hợp phụ huynh bắt con
cái làm theo ước mơ của họ. Cô Thúy thẳng thắn: “Nhiều sinh viên ở
trường tôi cho biết không thích học ngành hành chính. Thế nhưng cha mẹ
các em là quan chức, đã dọn sẵn đường thăng tiến cho con nên bắt con thi
và học ngành này”.
Bên cạnh đó, theo cô Thúy, hiện có khá nhiều cha mẹ tìm mọi cách
thúc ép con đi du học dù con không muốn, hoặc bắt con theo nghề của mình
cho dễ tìm việc làm, bắt theo những ngành đang “hot” vì nghĩ sau này
con ra trường dễ kiếm tiền.
“Hậu quả rõ nhất là các em chán học, mất phương hướng, không có ước
mơ của riêng mình. Tôi nghe rất nhiều sinh viên tâm sự là các em thấy
tương lai mờ mịt, cứ nghĩ ra trường phải đi làm công việc cha mẹ sắp đặt
mà thấy nản, muốn trốn đi đâu đó thật xa, thậm chí có em nghĩ đến
chuyện tự tử. Tác hại vô cùng lớn khi thanh niên không được là chính
mình, không có ước mơ riêng và được thỏa sức theo đuổi ước mơ đó”, tiến
sĩ Phạm Thị Thúy trăn trở.
Cô Thúy so sánh: Các em như những con chim bị nhốt trong lồng, phải
hót theo ý người khác. Năng lực sẽ bị thui chột, mất niềm vui sống...
Đồng tình với những ý kiến trên, thạc sĩ Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng
Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM cho rằng hiện có nhiều phụ huynh chọn nghề
cho con em mình theo kiểu hên xui. Nếu may thì phù hợp với nguyện vọng
của các em. Ngược lại, có nhiều em rơi vào tình cảnh dở dang việc học
hoặc bỏ nghề, đổi ngành. Vị hiệu trưởng này kể rằng ông có người quen
đang cho con học cùng lúc hai trường: Giao thông vận tải và Học viện Âm
nhạc (hệ vừa làm vừa học 7 năm, chuyên ngành piano). Sở dĩ như vậy là do
người này vốn rất thích chơi piano nhưng không có điều kiện học. Vì
vậy, ông ấy đã “chuyển giao” ước nguyện của mình sang con, bất kể người
con phải gồng mình học rất vất vả.
Làm chủ bản thân
Đang là học sinh lớp 8G Trường THCS Thành Cổ, tỉnh Quảng Trị, Lê
Văn Hùng có bản thành tích khá ấn tượng. Học kỳ 1 năm nay, Hùng đứng đầu
toàn khối với điểm trung bình là 9,3, trong đó môn toán và hóa đều đạt
10 điểm. Hùng từng đoạt rất nhiều giải thưởng, như: giải nhất kỳ thi
Olympic tiếng Anh qua mạng cấp tỉnh, huy chương bạc kỳ thi giải toán qua
mạng toàn quốc, bằng danh dự kỳ thi Olympic tiếng Anh cấp quốc gia...
Ngoài việc học, Hùng còn tham gia nhiều hoạt động của trường, lớp và đam
mê bóng đá, cờ vua. Ông Lê Văn Vỹ, cha của Hùng, trao đổi về cách dạy
con như sau: “Trong gia đình, cháu có được sự tự do chứ không bị áp đặt.
Chúng tôi để cháu làm quen với tính độc lập, có ý thức tự giác cao”.
Theo ông Vỹ, cha mẹ cũng không nên quá “thả lỏng” mà cần có sự chia sẻ,
định hướng cho con trong chừng mực nào đó, tùy sức học và tùy từng giai
đoạn phát triển của con.
Thạc sĩ xã hội học Trần Minh Trọng, Chủ nhiệm CLB Dạy con nên
người, lưu ý hai trạng thái cực đoan mà không ít phụ huynh mắc phải, bắt
nguồn từ tính sĩ diện bản thân hoặc vì quá thương con. Đó là bắt con
làm theo ý mình hay dễ dãi nuông chiều theo mọi yêu cầu của con. Trước
thực trạng trên, câu lạc bộ này khuyến khích phụ huynh cho trẻ sống tự
lập, trưởng thành và biết chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.
Tuy nhiên, ông Trọng nhận xét: “Đa số phụ huynh có con em từ 12
tuổi trở lên khá bảo thủ. Mặt khác, những đứa trẻ trong độ tuổi này
thông thường đã hình thành nhân cách, nên rất khó tác động để các em
thay đổi những thói quen, suy nghĩ của mình. Chính vì vậy, phần lớn
những người hợp tác với chúng tôi là các cha mẹ trẻ tuổi hơn, có con
đang học mầm non, tiểu học”.
Theo tiến sĩ Phạm Thị Thúy, những ai dám sống với đam mê của mình
mới có thể lao vào sóng gió, vượt qua khó khăn để bung hết khả năng, để
khám phá và từng bước làm giàu năng lực bản thân. Sống hết mình, sống
trọn vẹn với đam mê mới là hạnh phúc. Và đó cũng là cách hữu ích nhất để
phát triển bản thân, giúp đỡ gia đình và xã hội.
Bà Thúy nhắn nhủ: “Nghe theo ai đó mà quên đi bản thân là một sai
lầm, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời. Nhiều cha mẹ đã phải nuối
tiếc vì bắt con theo ý mình, rốt cuộc con lại thất bại chứ không thành
công. Ta không thể thành công khi sống dựa vào người khác, ngay cả dựa
vào trong ý nghĩ. Ai làm chủ bản thân mới có thể vững vàng tiến lên!”.
Ý kiến:
Cần có hệ thống tư vấn học đường hiệu quả
Ở tuổi mới lớn, con cái cần cha mẹ nâng đỡ, dìu dắt một
cách tích cực. Thế nhưng, nếu chúng ta áp đặt quá thì trở thành lực
lượng đối kháng với con. Khi đó, con không còn động lực sống, dễ sinh ra
tiêu cực, chán nản, thậm chí có thể dẫn đến tự sát. Theo tôi, bên cạnh
việc phụ huynh phải học cách hiểu con thì cần có hệ thống tư vấn tâm lý
học đường hiệu quả. Nơi đó, những người có chuyên môn chia sẻ, tháo gỡ
cho các bạn trẻ không chỉ chuyện nghề nghiệp mà còn nhiều vấn đề khác
nữa.
Bác sĩ Trịnh Tất Thắng
Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM
Không nên “úm” lẫn ép trẻ
Ở gia đình tôi, bố mẹ và ông bà dạy con cháu theo ba
kiểu khác nhau, khiến đứa trẻ đôi lúc căng thẳng. Riêng bản thân tôi rất
thích cách dạy con theo kiểu người Nhật. Cứ để con phát triển tự nhiên,
tự lập, vừa học vừa chơi chứ không nên “úm“ lẫn ép trẻ.
Lê Minh Phụng
Cựu thành viên tàu thanh niên Đông Nam Á
Nên nói ra với ba mẹ
Nếu như mình thích ngành này nhưng ba mẹ bắt đi ngành
khác không phù hợp thì nên nói ra với ba mẹ. Trường hợp ba mẹ không chịu
thì mình vẫn cứ đi theo ngành nghề mình lựa chọn, vì đó là tương lai
của chính mình. Điều quan trọng là mình cần tìm hiểu thật kỹ mọi thứ
trước khi quyết định. Còn định hướng của phụ huynh chỉ mang ý nghĩa
thông tin thêm chứ không nên ép buộc.
Đào Thị Ngọc Trinh
Học sinh lớp 11, Bà Rịa-Vũng Tàu |
Như Lịch
Video đang được xem nhiều
Tuyết rơi nhiều ở Lào Cai rạng sáng nay
Bi kịch người trẻ sống thay cha mẹ: Trẻ bị tâm thần vì phụ huynh
Áp lực từ phụ huynh và căng thẳng trong việc học đã khiến không ít
học sinh, sinh viên 'phát điên' hoặc tìm đến những cách giải thoát tiêu
cực.
Ngày 18.1, tại Khoa Tâm lý - Tâm thần trẻ em (thuộc Bệnh viện Tâm
thần TP.HCM), chúng tôi gặp nhiều phụ huynh đưa con em mình đến khám và
điều trị.
Chịu đựng không nổi chuyển thành bệnh !
|
|
Bà Nga cho hay học kỳ 1 năm nay, xếp loại học tập của con bà chỉ
đạt loại khá. Mục tiêu bà đặt ra là sang học kỳ 2 cậu bé phải có điểm
trung bình các môn ở mức 9 - 10, để trở thành học sinh giỏi. Vì vậy, hầu
như ngày nào cậu bé cũng phải đi học thêm, nhiều hôm học đến 2 - 3 ca.
“Ba tháng nay, nó bị mất tập trung. Sợ con bị tuột dốc, tui đưa nó tới
đây cho kiểm tra rồi mua thuốc uống, mỗi tháng cũng tốn hơn 2 triệu
đồng”, bà Nga thở dài.
Cũng tại đây, có những ca bệnh tái đi tái lại, điều trị 1 - 2 năm
vẫn chưa khỏi, trong đó có em H. (học sinh lớp 9 tại TP.HCM). Một bác sĩ
cho biết H. thường xuyên đội tóc giả đến lớp, vì em có thói quen... bứt
tóc mỗi khi căng thẳng.
Dù chưa từng đến Bệnh viện Tâm thần khám và điều trị nhưng Thu
Hương (Q.1, TP.HCM) thường bị những cơn chấn động tâm lý. Đó là hậu quả
của việc Hương bị gia đình ép phải thi và học cho bằng được ngành y mà
em không có khả năng, sở thích theo đuổi.
Hương kể: “Lúc em thi đại học, mẹ cứ nói đúng một đề tài là thi
không đậu thì đuổi ra khỏi nhà, làm em bị ám ảnh. Hễ nhìn thấy chiếc xe
đưa tang là em nghĩ: Biết đâu vài tháng nữa là đám ma của mình!”. Từ
stress nặng, Hương bị đau bao tử, phải uống thuốc suốt 6 tháng (gần 20
viên/ngày). Đáng ngại hơn, Hương cho biết: “Sáng nào em cũng bị hoảng
một cơn, chừng nửa tiếng. Ngồi mà sợ tột độ, cứ như mình sắp chết tới
nơi, trong đầu luôn nặng nề các mối lo, không phút nào thanh thản!”.
|
|
Bác sĩ Minh lưu ý thêm: Một số trẻ còn bị bức bối bởi bố mẹ muốn
tạo ra sự hoàn hảo cho con mình (như chân dài, thông minh vượt trội).
Cho nên, từ việc sử dụng bừa bãi thực phẩm chức năng để “bổ não” cho tới
chuyện dinh dưỡng, học gì, chơi bạn nào, đi đâu... các em đều phải tuân
theo ý cha mẹ.
“Cả xã hội mắc bệnh thành tích”
Bác sĩ Trịnh Tất Thắng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, nhận
xét: “Hiện nay, việc học ở VN vẫn là một cái gì quá tải đối với các bạn
trẻ; cộng thêm kỳ vọng lớn từ gia đình, vượt ngoài năng lực và mong muốn
của con em mình đã tạo ra sức ép quá mức, khiến nhiều cháu mang bệnh.
Nếu sang chấn lâu dài sẽ bị rối loạn lo âu, mất ngủ, nóng nảy, có thể
dẫn đến trầm cảm”. Bác sĩ Thắng cảnh báo: Trong những ca bị trầm cảm mà
không được tư vấn, điều trị, có đến 15 - 20% có hành vi tự sát.
Còn bác sĩ Lâm Hiếu Minh thẳng thắn cho rằng chạy theo thành tích
là căn bệnh của cả xã hội chứ không phải chỉ một vài gia đình. Tức là,
mọi người hướng đến việc làm sao con cái mình đạt thành tích cao nhất,
học những ngành dễ kiếm tiền và sang trọng. Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ
đã được nhồi nhét những suy nghĩ trên, phải đi học thêm cho đạt hạng cao
trong lớp, điểm không cao thì bị phạt…
Bác sĩ Minh trăn trở: “Có nhiều thứ nặng nề chất lên vai đứa trẻ
nhưng nhu cầu về tinh thần lại rất ít được quan tâm. Ngay cả những phụ
huynh đến đây, tôi nói với họ là bây giờ tôi thấy cháu căng thẳng quá
rồi, có những triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu; vì vậy tôi đề xuất
nên cho cháu thư giãn, rèn luyện thể chất, tham gia hoạt động đội nhóm
để có kỹ năng sống. Tuy nhiên, ba mẹ cháu bảo rằng nó không có thời gian
trống vì phải học trên trường, rồi học thêm đủ thứ. Nói chung, mọi
người rất coi nhẹ chuyện đó, họ hướng tới thành tích học tập nhiều hơn.
Thành ra, nhiều đứa càng ngày học càng đuối, mệt mỏi”.
Bác sĩ Minh tâm tư: “Tôi đến mấy trường phổ thông, thấy áp lực học
hành rất khủng khiếp. Có những cháu giấu cảm xúc trong lòng, đến một
ngày bộc phát ra thì hậu quả khó lường”.
Từ việc khám, chữa bệnh cho những bệnh nhân trẻ em, bác sĩ Lâm Hiếu
Minh nhìn nhận: Mối tương tác giữa cha mẹ và con cái không được tốt.
Nhiều phụ huynh thiếu quan tâm đến con cái và thiếu kỹ năng làm cha mẹ.
Trên thực tế, đa số các trường hợp đến bệnh viện tâm thần điều trị là
khi bước vào giai đoạn nặng rồi. Trước đó, các em có những biểu hiện lạ
mà cha mẹ không kịp thời hỗ trợ, chia sẻ, dẫn đến bệnh trạng các em ngày
càng trầm trọng hơn. (Còn tiếp)
Ý kiến
Thuyết phục cha mẹ
Em rất đam mê
kiến trúc và sắp tới sẽ đi du học về ngành này. Hiện tại gia đình ủng hộ
quyết định trên của em, nhưng trước đó ba không cho vì ba muốn em theo
học nghề y. Trong năm học lớp 9, em đã chủ động tham gia những cuộc thi
vẽ ở quận và từng đoạt giải ba. Nhờ vậy, ba mới dần dần thay đổi ý định.
Theo em, cha mẹ nên tìm hiểu khả năng, sở thích của con mình chứ không
nên ép buộc.
Tạ Đình Quý (học sinh lớp 10, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM)
Mẹ chỉ có đề tài: Học
Nhiều khi em
muốn tránh né mẹ vì lúc nào mẹ cũng chỉ nói đến đề tài duy nhất: Học.
Đối với mẹ, điểm số các môn em đạt được luôn luôn quan trọng hơn là ngày
hôm đó em gặp chuyện gì trên lớp, vui, buồn ra sao. Mẹ còn định tìm
trường gửi em vào học nội trú ở TP.HCM để em tập trung toàn bộ thời gian
vào việc học, cho dù em không hề muốn sống xa gia đình.
Ng.T (học sinh lớp 10, ngụ ở H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận)
Mỗi người một cuộc đời
Trước đây tôi
cũng từng ép con mình học nhiều và muốn hướng con đến ngành “sang” để
mình nở mặt nở mày. Nhưng rồi thấy con sống gượng gạo, ủ rũ, tôi chợt
giật mình tự hỏi: Cái gì mới đem lại hạnh phúc thực sự cho con? Mỗi
người chỉ có một cuộc đời, sao mình phải bắt nó sống thay cho cha mẹ? Từ
đó, tôi dần bớt can thiệp vào sở thích và cuộc sống của con.
Nguyễn Tuấn (cựu giáo viên, ngụ tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
|
Như Lịch
Bạn đọc phản hồi (7 nhận xét)
Văn Giàu
Những phụ huynh ép con học
quá nhiều, thường hay biện hộ rằng "Học cho bản thân nó sau này", nhưng
thực chất là ép con học vi họ. Con học giỏi mới có cái mà khoe với hàng
xóm, họ hàng, đồng nghiệp để nở mày nở mặt chớ!
Mạnh Hùng
Nếu không thay đổi nhận thức
của phụ huynh và cải cách triệt để nền giáo dục thì nguy cơ sẽ có thêm
nhiều học sinh tâm thần, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Sao Khuê
Bài viết phản ánh đúng thực trạng nhức nhối bao lâu: chạy theo thành tích học tập!
sang
Giải quyết chuyện này dễ mà, cứ cấm dạy thêm là xong
Sầu Tím
Mình... chẳng biết làm sao vì
không có sự ủng hộ của gia đình... Hoang mang quá khi mùa thi đang
tới... Con đường nào cho tôi đi???
DÂN GIAN
Trẻ em như... tờ giấy trắng nên các bác sỹ cần phải tư vấn nhiều hơn cho những phụ huynh "tâm thần" này trước khi quá muộn.
Hàng Xanh
Chỉ trong 1 năm mà đã có
33.250 trẻ em đến khám tại bệnh viện tâm thần của thành phố Hồ Chí Minh.
Con số thật đáng giật mình kinh ngạc!
Bình luận
Gửi bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
- Tối thiểu 10 chữ
- Tiếng Việt có dấu
- Không chứa liên kết
Bạn đọc phản hồi (1 nhận xét)
Trần Quốc Tuấn
Bình luận
Gửi bình luận