9 thg 7, 2011

Những điều làm nên hạnh phúc

(GD&TĐ) - Nếu chỉ ngồi chờ hạnh phúc đến với mình thì có lẽ suốt đời bạn sẽ phải chờ đợi. Bởi vậy, hãy chủ động tạo nên điều đó với một số gợi ý dưới đây.
(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa: Internet)
- Khi có những ý nghĩ và nỗi buồn, hãy xua chúng ra khởi đầu và nhớ rằng có những hoàn cảnh bạn không có đủ sức để thay đổi, vậy cách tốt nhất là phải bình tĩnh để suy xét mọi việc.

- Hãy nhớ lại những cảm giác tuyệt vời nảy sinh trong bạn khi ngắm hoàng hôn ở một nơi tuyệt đẹp nào đó. Hãy nhớ lại sự nhẹ nhõm và niềm vui khi bạn kết thúc thành công một công việc lớn nào đó hoặc thi xong, hay niềm vui khi bất ngờ nhận được một món quà thú vị. Tự bạn sẽ biết những hồi tưởng và ý nghĩ nào sẽ cho cảm giác dễ chịu.

- Hãy quen với việc cảm thấy mình hạnh phúc và điều đó trở thành một trong những bài tập chủ yếu của bạn. Thường xuyên cười với bản thân và những người khác và hãy để cho họ hiểu rằng bạn là người hạnh phúc.

- Cố gắng làm cho cả những người xung quanh hạnh phúc. Khi bạn thấy một người nào đó gặp nạn, hãy đề nghị để bạn giúp đỡ họ mặc dù chỉ là những sự hỗ trợ rất nhiều. Ví dụ, bạn chỉ đường cho một khách du lịch để anh ta đến được nơi cần thiết một cách nhanh chóng và thuận lợi. Từ niềm vui của người khác, chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy vui hơn.

- Đừng quên những người đã làm cho cuộc đời bạn sáng sủa hơn, giàu có hơn và hãy dành nhiều thời gian cho người đó.

- Cố gắng bớt chỉ trích hành động của người khác và bạn có thể tránh được nhiều cảm giác tiêu cực cho cuộc đời mình.

- Đừng cố gắng để ngay lập tức thành người hoàn toàn hạnh phúc. Tốt nhất, bạn nên vui mừng với những việc nhỏ hơn là chờ đợi một điều gì đó thật to lớn.

- Hãy quên đi sự ganh tị vì nó có thể làm hại cả cuộc đời bạn. Nhiều người cảm thấy mình bất hạnh vì những kỳ vọng của họ hoàn toàn không thực tế bởi hạnh phúc chỉ là một khái niệm tương đối.
Phương Hà (st)

4 nhận xét:

  1. Thú thật, mỗi khi nghĩ đến chủ đề này thì tôi thường lại có cách hiểu riêng. Khái niệm bình đẳng tự thân nó đã đòi hỏi mổi chủ thể phải có cách tự khẳng định quyền của mình rồi. Dù bạn là vợ ( hay chồng) nếu bạn không đủ mạnh (ở đây không ám chỉ về sức mạnh cơ bắp) thì bạn sẽ không bao giờ được đối xử bình đẳng.

    Nếu không bị đè nén, ức hiếp thì cùng lắm chỉ là nhận được sự thương hại và khi dể mà thôi. Người ta cứ hay lấy chuyện tình yêu vợ chồng mà yêu cầu người chồng (hay vợ) phải biết cư xử với nhau. Đó chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa đủ.

    Ông bà mình từng nói: Dạy con từ thuở còn thơ/ Dạy vợ từ thuở ban sơ mới về. Nhưng cũng có câu: Vợ khôn chồng đặng mang giày/ Vợ dại thì lại có ngày mang gông. Tất nhiên những câu này ra đời trong hoàn cảnh xã hội khác xa so với iện nay nhưng giá trị của nó tôi nghĩ không hề thay đổi.

    Trong cuộc sống vợ chồng chưa chắc ai đã là chủ thể của gia đình, nhất là trong khuynh hướng xã hội hiện nay. Bởi vậy, việc ứng xử không thể theo một khuôn mẩu nào nhất định. Vấn đề đối xử giữa vợ chồng với nhau hay giữa cha mẹ và con cái, theo tôi chỉ cần thế này là đủ: - Yêu thương đồng thời phải nhận được đáp trả.

    - Sẵn sàng giúp đở mọi chuyện nhưng không phải là hầu hạ.

    - Chiều chuộng nhưng có giới hạn,không phải làm nô lệ tất cả. Không làm được những điều này, bi kịch gia đình tất có ngày sẽ xảy ra theo các dạng sau:

    - Chồng sẽ trở thành gia trưởng độc đoán, tàn bạo nếu với vợ quá hiền lành nhẫn nhịn

    - Vợ sẽ đành hanh, tai ác, tự tung tự tác, thậm chí ngoại tình nếu chồng quá hèn yếu, nhu nhược.
    -Con cái sẽ coi cha mẹ như những kẻ nô lệ nếu như chiều chuộng vô điều kiện và bất cứ khi nào chúng muốn.

    Một tín hiệu cảnh báo và một lời nói hoặc một hành động phản đối khi thấy đối tác của mình cư xử hơi quá đà là cần thiết và giúp cho bạn nhận được sự tôn trọng từ vợ (hay chồng hay con cái).

    Trả lờiXóa
  2. "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" - Câu nói của người Việt ta từ xưa tới giờ tôi thấy vẫn đúng. Trong một gia đình đầm ấm, tôi nghĩ người vợ và người chồng ai cũng phải hiểu thật rõ câu nói ấy để làm tốt trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội.

    Riêng hoàn cảnh của bạn thì bà xã đam mê công việc như vậy, tôi thấy cũng là 1 điều tốt thôi, vừa có thêm kiến thức và vừa có thêm thu nhập cho gia đình. Nhưng chỉ đáng tiếc 1 điều mà cô ấy chắc có lẽ chưa hiểu. Hạnh phúc thực sự của người phụ nữ Á Đông từ ngàn đời nay là được tề gia nội trợ và chăm sóc cho gia đình. Bạn hãy tiếp tục ủng hộ bà xã bạn trong công việc nhưng hãy nói thẳng với bà xã của bạn điều đó. Và hãy nói với cô ấy rằng "nếu cứ tiếp tục như vậy, em sẽ có được mọi thứ nhưng em sẽ mất anh".

    Trả lờiXóa
  3. Phải là người biết điều, biết tôn trọng biết lắng nghe lời nói của chồng mình để khắc phục sữa chữa thì rất tốt cho cả 2 bạn, còn nếu như vợ bạn không chịu lắng nghe tiếng nói của bạn mà cứ bảo thủ, chỉ biết bản thân mình mà không nghĩ đến người khác thì kể như chịu thua luôn và lấy làm tiếc cho bạn.

    Tôi đã từng gặp cảnh mỗi khi 2 vợ chồng có chuyện bất đồng với nhau, chồng mời vợ ra quán cà phê để nói chuyện nhằm giải tỏa hết những bức xúc trước đây để làm lại từ đầu nhưng cô vợ thì không hề chịu lắng nghe chồng nói mà lại đỏng đảnh giận dỗi y như trẻ con, đang nói chuyện lại tự động bỏ đi rồi la lớn tiếng trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, họ nghĩ không biết cô này có bị thần kinh không? Loại phụ nữ như vậy thì chỉ có nước chào thua thôi và khó hàn gắn lắm bản ạ! Mong bạn suy xét cho kỹ tình cảm của vợ mình để có cách ứng xử cho phù hợp hầu nắm giữ hạnh phúc gia đình của mình.
    Có rất nhiều phụ nữ địa vị xã hội hơn chồng nhưng họ vẫn giữ được hạnh phúc gia đình của mình và chu toàn bổn phận làm mẹ, làm vợ trong gia đình đấy bạn ạ! Vì đơn giản họ là phụ nữ khôn ngoan.

    Trả lờiXóa
  4. Các cụ đã tổng kết 3 cái khổ truyền kiếp của đàn ông:
    Nhất thời vợ khóc con la,
    nhì thời nhà dột,
    thứ ba nợ đòi.

    Trả lờiXóa