Chuyện chưa kể về 2 người trúng số độc đắc
Lành “vé số” thổ lộ khoảnh khắc đáng nhớ nhất đời chị là lúc gọi điện báo tin cho Tuấn “ba gác” biết anh đã trúng giải đặc biệt. Có tiền tỉ trong tay nhưng họ vẫn tiếp tục bán vé số dạo, chạy xe ba gác thuê…
Phải mất 2 chuyến đò từ thị xã Châu Đốc – tỉnh An Giang, chúng tôi mới đến được nhà mẹ chị Phạm Thị Lành nằm sâu ở cù lao Long Khánh A, thuộc xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp. Tết năm nay, chị Lành rời nơi làm ăn, sinh sống ở huyện Bến Lức – Long An để về sum vầy với mẹ già cùng các cháu.
Phải giữ chữ tín!
Bà Phạm Thị Thèm, mẹ chị Lành, năm nay đã có một cái Tết khó quên trong căn nhà mới do con gái xây tặng. Ngôi nhà có diện tích 80 m2, được lót gạch men, gồm 2 phòng ngủ, 1 gian bếp và phòng khách thật rộng, số tiền mua đất và xây cất hết 500 triệu đồng.
Chị Lành cùng mẹ và các cháu trước căn nhà mới xây ở Hồng Ngự - Đồng Tháp.
Nghe chúng tôi nhắc lại chuyện trúng số, chị Lành thổ lộ: “Chuyện xảy ra như một giấc mơ! Khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi có lẽ là lúc gọi điện giữa chốn đông người báo tin cho anh Đỗ Ngọc Tuấn biết đã trúng số đặc biệt”. Hôm ấy, chiều 15-11-2011, sắp đến giờ xổ số nhưng chị vẫn còn 20 tờ vé số của Công ty Xổ số Kiến thiết Bến Tre. “Tôi sực nhớ đến anh Tuấn chạy xe ba gác, mối mua vé số quen biết, nên gọi điện thoại hỏi: “Em còn 20 tờ có số đuôi 07, 14 và 91, anh lấy giúp nhé?”. Anh Tuấn đồng ý lấy vài tờ, số còn lại tôi giữ” – chị Lành nhớ lại.
Đến giờ xổ số, như thường lệ, chị Lành và những người bán vé số dạo tụ tập tại một quán cà phê ở thị trấn Bến Lức chờ kết quả để lấy giấy dò. “Tôi không tin vào mắt mình khi dãy số 191207, trùng với mấy tờ vé số cuối cùng của mình, dần hiện lên. Trong đó, anh Tuấn trúng 10 tờ, gồm 4 tờ giải đặc biệt và 6 tờ giải an ủi. Tôi gọi điện cho Tuấn nhiều lần, nói trúng số rồi nhưng anh ấy vẫn không tin, cứ bảo tôi muốn đòi tiền vé số hay sao mà nói vậy!” - chị Lành cho biết.
Nhiều người dân, nhất là những người bán vé số dạo ở thị trấn Bến Lức, đến giờ vẫn còn rôm rả bàn luận chuyện chị Lành giao 10 tờ vé số trúng cho anh Tuấn, dù giữa họ chỉ “giao dịch” mua bán bằng miệng. Tuấn thì khỏi phải nói, anh hết sức bất ngờ khi từ một người nghèo chạy xe ba gác kiếm sống hằng ngày bỗng chốc trở thành tỉ phú. “Nếu Lành giữ lại những tờ vé số trúng và đổi số khác có đuôi 07 cho tôi thì cũng không ai biết. Thế nhưng, cô ấy vẫn giao những tờ vé số trúng giải đặc biệt cho tôi. Sự thật thà ấy thật đáng quý ở một người bán vé số nghèo khó” - anh Tuấn xúc động.
Nghe nhiều người bàn tán về mình, chị Lành cười, bộc bạch: “Hôm ấy, có nhiều người bảo tôi chia vé số trúng giải đặc biệt cho họ một tờ nhưng tôi nhất quyết không chịu vì đó là phần của anh Tuấn. Cùng là những người lao động nghèo khó, mỗi lần bán ế, tôi gọi điện hỏi và anh ấy đều mua ủng hộ. Không lẽ giờ anh ấy trúng số, mình lại giấu? Phải giữ chữ tín chứ! Mình sống rộng rãi sẽ nhận được nhiều niềm vui hơn”.
Tâm sự với chúng tôi, bà Phạm Thị Thèm bày tỏ: “Từ nhỏ, tôi luôn dạy các con mình cái gì của người ta thì không được giành giật. Tuy không ăn học đàng hoàng nhưng tụi nhỏ rất nghe lời dạy này của tôi”. Bà Hồ Thị Ánh, ngụ kế bên nhà bà Thèm, khen ngợi: “Tính Lành nó vậy. Từ nhỏ, Lành đã sống không mất lòng ai ở xóm, luôn tốt với mọi người xung quanh. Lành còn là một đứa con rất có hiếu với cha mẹ”.
Suýt tự tử vì nợ
Lành là người con thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em. Từ nhỏ, họ sống rày đây mai đó, cả 7 anh em đều học chưa hết cấp 1 và gia đình họ có “truyền thống” bán vé số dạo. Từ năm 16 tuổi, Lành đã cùng anh chị em lên thị trấn Bến Lức bán vé số kiếm sống.
Bà Thèm rơi nước mắt khi kể về cảnh nghèo khó của gia đình mình: “Vợ chồng đứa con trai thứ năm mua được miếng đất và cất căn nhà tạm nhưng tụi nó không ở mà để cho tôi với 7 đứa cháu sống. Mỗi lần về thăm, nhà chật chội không chỗ ngủ, vợ chồng nó phải đi ngủ nhờ nhà người ta”. Có được một căn nhà tươm tất như hiện nay là mơ ước lớn lao của gia đình bà Thèm.
Người anh trai thứ tư của chị Lành bị bệnh tâm thần, có 3 con nhỏ; anh trai thứ ba đã mất cũng để lại 3 con, cùng với con trai của chị là 7 đứa trẻ, đều để ở quê cho bà Thèm nuôi. Hằng tháng, ngoài tiền chị Lành và mấy anh chị khác gửi về, bà Thèm phải đi thu mua lá gòn về bán lại, phụ nuôi bầy cháu ăn học. “Nhiều hôm đi mua lá gòn tới khuya, về nhà còn phải giặt 2 thau đồ của tụi nhỏ, tôi thầm khóc, tự hỏi vì sao mình cứ nghèo khó hoài. Khi Lành gọi điện về thăm hỏi, mẹ con chỉ biết khóc” - bà Thèm nghẹn ngào.
Có lẽ “trời” không phụ người hiền lành, tốt bụng. Hôm trúng số, anh Tuấn đã cho chị Lành một tờ giải đặc biệt như một sự cảm ơn. Ngoài ra, trong mấy tờ vé số còn lại mà chị Lành giữ, có một tờ cũng trúng giải đặc biệt. Lành “vé số” giờ đã có trong tay gần 3 tỉ đồng. Một điều ít ai biết là nửa tháng trước khi có trong tay tiền tỉ, vì thiếu nợ người ta gần 100 triệu đồng mà không đủ khả năng trả, chị đã dắt con lao ra dòng xe định tự tử nhưng may có người phát hiện, ngăn giữ kịp thời.
Có tiền, ngoài việc lo cho gia đình, chị Lành vẫn không quên giúp đỡ những người nghèo khó. Chị khoe: “Dịp Tết này, tôi đã mua 2,5 tấn gạo phát cho bà con nghèo ở địa phương. Cũng nhờ có tiền mà tôi đã xây được căn nhà cho mẹ và các cháu ở, giúp đỡ anh chị em, đưa người anh thứ tư ra Biên Hòa - Đồng Nai chữa bệnh tâm thần…”.
Sau những ngày vui vầy sum họp đón Tết ở quê nhà Đồng Tháp, chị Lành lại tất tả trở về Bến Lức để tiếp tục công việc bán vé số dạo. “Mình từng vui buồn với nghề này cả 10 năm nay rồi, bây giờ nếu nghỉ ngang thì buồn lắm. Vả lại, đi bán vé số cũng sẽ có dịp giúp đỡ cho những người tật nguyền, bất hạnh hoặc có hoàn cảnh khó khăn như mình trước đây” - chị Lành tâm sự.
Nghề mình, sao bỏ được! Đến thị trấn Bến Lức, chỉ cần hỏi Tuấn “ba gác” thì ai cũng biết. “Không phải vì tôi mới trúng số tiền tỉ mà vì đã làm nghề chạy xe ba gác thuê hàng chục năm nay rồi, bà con ai cũng quen mặt” - anh Tuấn phân trần. May mắn trúng 4 tờ vé số giải đặc biệt trị giá gần 6 tỉ đồng nhưng Tuấn “ba gác” vẫn bình dị, lam lũ như ngày nào. Cũng như chị Lành, người đàn ông may mắn trúng 4 tờ vé số giải đặc biệt trị giá gần 6 tỉ đồng này vẫn bình dị, lam lũ như ngày nào. Anh vẫn mặc bộ đồ ngả màu vì mưa nắng nhưng nụ cười luôn thật tươi. Tiếp chúng tôi, anh nói về những năm tháng chắt chiu bạc cắc, về tình người trong cơn khốn khó với giọng rặt chất Nam Bộ. Nhiều năm trước, cuộc sống vợ chồng Tuấn “ba gác” cứ thiếu trước hụt sau, tiền anh chạy xe thuê và đồng lương công nhân của vợ chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Tai họa ập đến trong một lần anh chở sắt cho một cửa hàng xây dựng, thanh sắt bén ngót đã cắt gần như đứt lìa cánh tay trái. Nhờ sự cưu mang, đùm bọc của người chị ruột mà anh mới có tiền nằm viện nhiều tháng liền. “Lúc đó nghèo quá, tai nạn lại xảy ra trong lúc vợ chồng tôi phải chạy gạo từng bữa nên càng khổ. Tiền viện phí, thuốc men gần 50 triệu đồng đều một tay chị tôi lo” - anh nhớ lại. Sau khi lãnh bạc tỉ, anh Tuấn trích một số tiền giúp người chị từng cưu mang mình lúc hoạn nạn, xây cho mẹ ngôi nhà mới, hỗ trợ người thân, làm từ thiện… Sợ chi tiêu không hợp lý, Tuấn “ba gác” đem gửi “tài sản trời cho” vào ngân hàng. “Mỗi tháng tôi sẽ rút tiền lãi thực hiện những kế hoạch lúc cơ hàn từng mơ ước” - anh tiết lộ. Khốn khó không ngại khổ, giàu sang không ngại cực, sống rộng rãi với bạn bè và hàng xóm là nhận xét của nhiều người đối với Tuấn “ba gác”. Anh cho biết sau khi trúng số, anh vẫn ngày ngày chạy xe ba gác chở hàng thuê. “Quen rồi, nghỉ ở nhà buồn lắm, nhớ bạn hàng chịu không nổi. Bạn bè, người quen cứ chọc ghẹo tôi: “Sao không nghỉ ở nhà đi, tỉ phú mà còn đi giành bạc lẻ làm gì!”. Thế nhưng, tôi nghĩ nghề của mình sao mà bỏ được. Tính tôi vốn hay lam hay làm” - anh tâm sự. Phạm Dũng |
Theo Ca Linh - Thốt Nốt
NLĐ
xe điện gấp gọn
Trả lờiXóađồ gia dụng chất lượng
Trả lờiXóa