Không khí ở Việt Nam bẩn thứ 10 thế giới
Theo kết quả nghiên cứu vừa công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.
> Ô nhiễm gây sinh non/ gây trầm cảm
> Xe buýt phun khói đen
> 70% người Hà Nội phàn nàn vì ô nhiễm khí
Sức khỏe người dân ảnh hưởng do chất lượng không khí ở Việt Nam không đảm bảo. Ảnh: Lê Hiếu. |
Hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên mang tên The Environmental Performance Index (EPI), khảo sát 132 quốc gia. Họ sử dụng số liệu vệ tinh để đo đếm nồng độ ô nhiễm và từ đó tính toán ra mức độ "bẩn" ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào.
EPI xếp hạng các nước dựa trên việc chỉ số đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến môi sinh-y tế và chất lượng hệ sinh thái. Các chỉ số này là một trong các thước đo đánh giá ở cấp độ quốc gia, xem mỗi quốc gia đã tiến gần đến mục tiêu đặt ra về môi trường hay chưa.
Kết quả nghiên cứu được công bố theo từng quốc gia (country profile), gồm nhiều chỉ số như chất lượng không khí, nước, ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe, nông nghiệp, biến đổi khí hậu, rừng....
Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng 132 quốc gia khảo sát.
Về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe, Việt Nam đứng vị trí 77. Về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79.
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho biết, môi trường không khí của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp.
Các chuyên gia cho biết, không khí ô nhiễm, đặc biệt là các dạng hạt nhỏ trong không khí sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Không khí bẩn và các hạt nhỏ gay nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bệnh về phổi. Các hạt nhỏ có thể vượt qua rào chắn như khẩu trang, chất nhờn ở trong mũi, miệng để chui vào và nằm lọt trong phổi, gây bệnh nguy hiểm và lâu dài.
Không khí bẩn cũng là tác nhân tạo ra tỷ lệ mắc bệnh về tai, mắt và da cao.
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
Ngớ người với kết quả Biểu Quyết!
Xem kết quả Biểu quyết đánh giá chất lượng không khí ở các thành phố Việt Nam như thế nào? Thật bất ngờ là đến hơn 48% cho là trong lành. Tự hỏi không hiểu họ là ai? Cá nhân tôi đi 1 số nước mới thấy môi trường họ khác biệt thế nào,đơn giản là quần áo mặc cả tuần cũng chỉ bẩn ngang quần áo mặc tại HN 1 ngày. Thương nhất mấy anh chị công nhân quét rác, thậm chí là hót đất rơi vãi giữa đường. Khâm phục nhất mấy anh CSGT hàng ngày đứng hít bụi nhưng vẫn nhiệt tình đứng bắt phạt vi phạm. Ở nước ngoài mua khẩu trang y tế hoặc khẩu trang chuyên dụng thì dễ chứ mua khẩu trang kiểu VN hẳn là khó lắm! Bao giờ dân mình mới đoàn kết, chặn bắt các hành vi gây hại môi trường, thay vi bây giờ đang phó mặc đến đâu thì đến như bây giờ nhỉ?
Nhất
Như thế này còn có du khách nào đến VN ko nhỉ
Bộ phận quản lý ô nhiễm không khi quá YẾU KÉM
Ô nhiễm không khí đặc biệt là bụi có đường kính nhỏ hơn 2.5 micrometers (PM2.5) là nguyên nhân gây ra bệnh hô hấp, phổi và ung thư (US EPA). Mức độ gia tăng xe cộ quá nhanh, quản lý khí thải xe lỏng lẻo là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam làm hàng triệu trẻ em bị bệnh hô hấp và hàng nghìn bệnh nhân ung thư phổi. Tại sao? Tôi cho rằng tại vì trình độ cán bộ quản lý ô nhiễm không khí của chúng ta còn quá yếu kém. Cần cấu trúc lại bộ phận này. Xin cảm ơn quý báo đã nêu thông tin này !
CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG
Hiện nay, đường sá làm chưa xong đã hư hỏng làm sao mà không khí không ô nhiễm - tai nạn giao thông được. Với lại tiêu chuẩn khí thải của những xe cơ giới ở Việt Nam rất thấp (Euro 1-Euro2).Trong khi đó những nước khác trên thế giới đã (Euro 3-4).
Không khí ở thành phố quá ô nhiễm
Nhà tôi ở Hà Nội, không quá gần mặt phố, cửa phòng thường xuyên đóng kín, nhưng sau khi lau sạch thì chỉ 1-2 ngày sau là bề mặt đồ đạc trong nhà lại phủ kín bụi, đây là bằng chứng rõ nhất về chất lượng không khí ở Hà Nội, chưa kể khi lưu thông trên đường nhất là giờ tan tầm thì bụi, khói xe có thể nhìn thấy bằng mắt, không khí ngột ngạt khó thở cảm thấy rõ.
Cần phải bảo vệ môi trường
Việt Nam đứng vào top 10 quả là không sai.
Tôi là người ngoại tỉnh đến Hà Nội học tập và làm việc. Ngay thời điểm tôi bước chân đến thủ đô Hà Nội (năm 1995), thủ đô hồi đó mặc dù không phát triển được như bây giờ nhưng đường phố thì chắc chắn sạch và vệ sinh hơn bây giờ nhiều. Các công trường xây dựng, làm đường toàn hoạt động ban đêm để tránh ùn tắc giao thông. Có nhiều tuyến phố chỉ 01 đêm ngủ dậy thì mình đã thấy họ làm xong từ bao giờ, thế bây giờ thì sao, theo cảm nhận của tôi về thủ đô Hà Nội có một số yếu tố làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe và giao thông như sau:
1. Các công trường làm lâu, thực hiện cả ngày và kéo dài thời gian tối nghỉ.
2. Các cô công nhân quyét rác thực hiện vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều để tối được nghỉ ngơi. Các thùng rác để không đúng vị trí cản trở giao thông.....
3. Các xe vận chuyển đất cát, phế thải rải khắp đường mà không có ai xử phạt.
4. Đường phố không được công ty môi trường rửa thường xuyên.
5. Người dân vất rác bừa bãi.
6. Các phương tiện giao thông phun khói đầy đường.
8. Ổ voi ở đường nhiều hơn ổ gà.
9. Văn hóa giao thông có khoảng trống là đi.
10. Đường mở ra để dành cho các xe ôtô.
11. Có mưa to là lụt, rác rưởi trong các hệ thống cống rãnh được mưa đưa vào nhà dân.
12. Đi mua cái gì bây giờ cũng sợ, không biết là có đảm bảo được chất lượng và nguồn gốc không?
12. v.v......
Đó là những yếu tố mà tôi thấy Hà Nội bây giờ nổi bật hơn so với những năm tôi mới bước chân đến thủ đô. Hy vọng những nhà quản lý có những giải pháp để đưa Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước Việt Nam thân yêu của chúng ta nói chung được xếp vào top 10 sạch nhất.
Tôi là người ngoại tỉnh đến Hà Nội học tập và làm việc. Ngay thời điểm tôi bước chân đến thủ đô Hà Nội (năm 1995), thủ đô hồi đó mặc dù không phát triển được như bây giờ nhưng đường phố thì chắc chắn sạch và vệ sinh hơn bây giờ nhiều. Các công trường xây dựng, làm đường toàn hoạt động ban đêm để tránh ùn tắc giao thông. Có nhiều tuyến phố chỉ 01 đêm ngủ dậy thì mình đã thấy họ làm xong từ bao giờ, thế bây giờ thì sao, theo cảm nhận của tôi về thủ đô Hà Nội có một số yếu tố làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe và giao thông như sau:
1. Các công trường làm lâu, thực hiện cả ngày và kéo dài thời gian tối nghỉ.
2. Các cô công nhân quyét rác thực hiện vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều để tối được nghỉ ngơi. Các thùng rác để không đúng vị trí cản trở giao thông.....
3. Các xe vận chuyển đất cát, phế thải rải khắp đường mà không có ai xử phạt.
4. Đường phố không được công ty môi trường rửa thường xuyên.
5. Người dân vất rác bừa bãi.
6. Các phương tiện giao thông phun khói đầy đường.
8. Ổ voi ở đường nhiều hơn ổ gà.
9. Văn hóa giao thông có khoảng trống là đi.
10. Đường mở ra để dành cho các xe ôtô.
11. Có mưa to là lụt, rác rưởi trong các hệ thống cống rãnh được mưa đưa vào nhà dân.
12. Đi mua cái gì bây giờ cũng sợ, không biết là có đảm bảo được chất lượng và nguồn gốc không?
12. v.v......
Đó là những yếu tố mà tôi thấy Hà Nội bây giờ nổi bật hơn so với những năm tôi mới bước chân đến thủ đô. Hy vọng những nhà quản lý có những giải pháp để đưa Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước Việt Nam thân yêu của chúng ta nói chung được xếp vào top 10 sạch nhất.
Tìm người chịu trách nhiệm
Đừng quy chụp tình trạng bụi cho riêng ngành giao thông. Tại các thành phố các thành phố lớn các công trình xây dựng là nguồn bụi có lịch sử lâu đời như các đại công trường ngổn ngang khắp Hà Nội trong nhiều thập kỷ, thi công không cần để ý tới các biện pháp ngăn chặn bụi. Không chỉ các xe chở vật liệu xây dựng hay đất đá phế thải ra vào công trường là sinh ra bụi. Tại nhiều nơi các cơ sở khai thác khoáng sản hay sản xuất cũng là nguồn bụi và khói đầu độc môi trường.
Cái gì cũng tại chính phủ ư?
Bụi chẳng phải tự sinh ra. Thử hỏi thành phố gần 10 triệu con người, ai cũng muốn đi xe máy. Không ai chịu đi xe đạp hay đi bộ! Vậy bụi chẳng phải do chính chúng ta tạo ra sao? Bộ trưởng Thăng cũng là con người thôi! Có phải là thánh đâu, làm sao mà cái gì cũng có thể làm hết được! Nhất là khi chúng ta toàn kêu mà lại chẳng chịu làm gì cả! Những thành phố không khí tốt nhất thế giới đều phụ thuộc vào ý thức của người dân cả. Hãy đi bộ, hãy đi xe đạp, hãy đi xe buýt, hãy làm tất cả mọi việc có thể rồi hãy kêu gào sau! Xin lỗi, lời thật thường khó nghe!
Nhìn không khí Hà Nội mà ngỡ ngàng
Là người học tập và làm việc một thời gian dài ở Hà Nội, vậy mà khi vào TPHCM làm việc 4 năm, tôi trở lại thăm Hà Nội mà ngỡ ngàng. Quá bụi bặm và giao thông hỗn loạn là cảm giác của tôi khi đi từ sân bay về Hà Nội. Đầu tiên là taxi tại sân bay không chạy theo đồng hồ mà chỉ tính cuốc, điều này do điều phối của hãng làm giá và báo trung tâm hẳn hoi chứ không phải do tài xế thỏa thuận với khách hàng. Xe máy và ô tô đi không theo làn, lộn xộn, ý thức người dân tham gia giao thông kém, đường xá và không khí Hà Nội có lẽ là bụi nhất cả nước. Điều này tôi nói là khách quan. Bài báo này có lẽ đánh giá theo không khí ở thủ đô. Mong bộ trưởng Thăng có cách để cải thiện môi trường và giao thông của Hà Nội để thủ đô xứng đáng là chuẩn mực trong mắt người dân và quốc tế.
Hiến kế thay đổi
Sao bên vệ sinh không dùng máy hút bụi cỡ lớn mà lại cứ dùng ngược lại là thổi bụi vậy nhỉ ? Bảo đảm sạch ngay. Đây là một ý kiến để thay đổi.
Bộ tài nguyên môi trường
Xếp thứ 10 là đánh giá chưa hết theo tôi lọt vào top 5 mới đúng
Phải giảm xe cá nhân, xe máy và quy hoạch di dời khu vực sản xuất
Bụi thì các bạn lại đổ lỗi cho Bộ GTVT, trong khi Bộ đề xuất các chính sách từng bước giảm xe máy, xe cá nhân (cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường) thì ai cũng la ó, phản đối. Ai cũng vì quyền lợi cá nhân mình thì không có Bộ GTVT nào có thể cải thiện được tình trạng hiện nay đâu.
Hi vọng ông BT GTVT hiểu dân
Chắc lúc này BT đã hiểu vì sao dân Việt cố gắng mua bằng được chiếc xe ô tô để đi dù rằng giá và phí thuộc hàng 'khủng' của thế giới?
Xét cho cùng, thì thà chịu kẹt vài giờ mỗi ngày còn hơn là phải nằm im trong nhà thương cả tháng.
Xét cho cùng, thì thà chịu kẹt vài giờ mỗi ngày còn hơn là phải nằm im trong nhà thương cả tháng.
Không chỉ Bộ trưởng Thăng
Không chỉ Bộ GTVT mà cả Bộ TNMT đều có trách nhiệm
May quá!
Sáng nay đi làm, hít no khói xe, trong phổi có 1 lớp bụi, cứ tưởng Việt Nam đứng trong top 5 chứ, không ngờ lại được top 10. May quá!
buồn.
Quá buồn khi đọc tin này. nhờ các bác mình kiểm tra lại xem nào?????.
Xấu hổ
Buồn cho người dân mình phải sống trong nghèo khó về kinh tế, ô nhiễm về môi trường. Không biết các ông nghị của ta khi thấy kết quả đánh giá về môi trường này có buồn không, có xấu hổ không nhỉ???
Rât nhiều người tâm huyết, các nhà khoa học, các doanh nhân đang cố gằng cao nhất, từng ngày từng giờ để xây dựng cho đất nước một ngành công nghiệp năng lượng sạch, nhiên liệu sinh học và năng lượng tái tạo với tiềm nằng vô cùng to lớn của đất nước ta sẽ nằm trong top 10 của thế giới trong vòng 10 năm nữa, tương ứng với một đất nước hùng mạnh đứng thứ 13 thế giới về dân số, thế mà hiện nay đã đứng trong top 10 rồi, nhưng lại là vì ô nhiễm.. hàng năm bệnh phổi trẻ em các thành phố tăng 30% hàng năm, ung thư rất nhiều do môi trường, không khí ô nhiễm, do xăng bẩn...trong khi các nước xung quanh dùng xăng E10 để bảo vệ sức khỏe nhân dân thì nước ta vẫn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với nhân dân với xã hội. Cả xã hội đã đến lúc phải lên tiếng mạnh mẽ và bảo vệ chính môi trường sống của mình và cho tương lai. Việt Nam phải là một đất nước trong sạch và xanh sạch.
Trả lờiXóaĐặng Quốc Toản | 3 giờ 57 phút trước
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ trưởng Bộ Giao Thông sẽ làm gì?
Vấn đề ô nhiễm không khí, bụi bẩn hiện nay là cấp thiết, vậy các bộ đã làm gì?
Còn tôi tự hỏi mình sẽ làm gì để bảo vệ bản thân và những người thân yêu nhất chống chọi với nạn Ô nhiễm môi trường?
Trả lờiXóatôi sợ chết lắm bởi dậy gang bảo vệ môi trương sông ngay nao đỡ ngay đó
Trả lờiXóa