Mất bản sắc Việt là mất tất cả
01/01/2012 0:21 Nhà sử học Nhật Bản Yoshiharu Tsuboi từng nói rằng một nước lớn hay nhỏ không hẳn chỉ là đất rộng dân đông mà còn do những yếu tố khác như vốn quý con người, văn hóa.
Nhật hay Anh tuy không phải là nước rộng lớn, đông dân nhất nhì thế giới, song các nước đó từng hùng mạnh nhất, nhì thế giới. Thụy Sĩ cũng là một trong những nước nhỏ của châu Âu, song luôn có vị thế lớn trên thế giới.
Việt Nam là nước coi trọng sự hòa hiếu với các nước láng giềng, từng cầu phong, nạp cống, song ngay khi đất nước chỉ mới tới đèo Ngang vào thế kỷ X, vẫn xưng là Đại Cồ Việt và các vua nước Nam xưng hoàng đế.
Khí phách “Đại Cồ Việt”, “hoàng đế” ấy đã giúp Việt Nam tồn tại và không ngừng phát triển, dù gặp biết bao gian nan thử thách, từng ngoại thuộc cả ngàn năm trước đó và trăm năm sau.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay, mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội là làn sóng văn hóa ngoại lai đang tràn vào. Từ đó xuất hiện nhiều suy nghĩ, tư tưởng xa lạ như coi đàn ông Việt không ra gì, kém hơn đàn ông Tây và phụ nữ thà ế chứ dứt khoát không thèm lấy đàn ông Việt.
Tôi từng đi nhiều nơi tại Mỹ, Canada và thấy rất nhiều đàn ông Việt cũng giỏi, đảm việc nhà còn hơn người bản xứ, kể cả lấy vợ Tây. Cũng có nhiều đàn ông Việt dù các cô gái nước ngoài theo đuổi vẫn nhất định lấy phụ nữ Việt.
Như thế, rõ ràng có người thế này, có người thế khác, sở thích khác nhau, không thể vơ đũa cả nắm.
Nếu phụ nữ nào ở Việt Nam cũng có ý tưởng chỉ muốn lấy Tây như thế thì chắc chắn Tây sẽ tràn ngập và không còn nước Việt Nam của người Việt Nam nữa. Những ý tưởng “ngông cuồng” trên dường như đang len lỏi đâu đó, nhất là ở lĩnh vực văn hóa. Đó đã là nguy cơ thật sự làm mất dần bản sắc Việt, hồn dân tộc nhạt phai.
Tại hội thảo “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa và văn học, nghệ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” vừa tổ chức tại TP.HCM, đã có nhiều mối ưu tư về nguy cơ đánh mất bản sắc Việt. Một nhận xét của GS Hoàng Chương (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc) đáng để chúng ta suy ngẫm: “Đất nước phát triển kinh tế mà văn hóa thụt lùi, nghệ thuật dân tộc xuống cấp, mất bản sắc thì không thể gọi là đất nước ổn định và phát triển kinh tế được. Còn văn hóa là còn đất nước, mất văn hóa là mất tất cả”.
Vì thế, việc giữ hồn dân tộc, bản sắc Việt trong tất cả các lĩnh vực, trong thời kỳ đầy thách thức nhưng cũng nhiều thời cơ, thật sự là trách nhiệm, cũng như để thể hiện bản lĩnh của người Việt mà đặc biệt là thanh niên.
Nhật hay Anh tuy không phải là nước rộng lớn, đông dân nhất nhì thế giới, song các nước đó từng hùng mạnh nhất, nhì thế giới. Thụy Sĩ cũng là một trong những nước nhỏ của châu Âu, song luôn có vị thế lớn trên thế giới.
Việt Nam là nước coi trọng sự hòa hiếu với các nước láng giềng, từng cầu phong, nạp cống, song ngay khi đất nước chỉ mới tới đèo Ngang vào thế kỷ X, vẫn xưng là Đại Cồ Việt và các vua nước Nam xưng hoàng đế.
Khí phách “Đại Cồ Việt”, “hoàng đế” ấy đã giúp Việt Nam tồn tại và không ngừng phát triển, dù gặp biết bao gian nan thử thách, từng ngoại thuộc cả ngàn năm trước đó và trăm năm sau.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay, mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội là làn sóng văn hóa ngoại lai đang tràn vào. Từ đó xuất hiện nhiều suy nghĩ, tư tưởng xa lạ như coi đàn ông Việt không ra gì, kém hơn đàn ông Tây và phụ nữ thà ế chứ dứt khoát không thèm lấy đàn ông Việt.
Tôi từng đi nhiều nơi tại Mỹ, Canada và thấy rất nhiều đàn ông Việt cũng giỏi, đảm việc nhà còn hơn người bản xứ, kể cả lấy vợ Tây. Cũng có nhiều đàn ông Việt dù các cô gái nước ngoài theo đuổi vẫn nhất định lấy phụ nữ Việt.
Như thế, rõ ràng có người thế này, có người thế khác, sở thích khác nhau, không thể vơ đũa cả nắm.
Nếu phụ nữ nào ở Việt Nam cũng có ý tưởng chỉ muốn lấy Tây như thế thì chắc chắn Tây sẽ tràn ngập và không còn nước Việt Nam của người Việt Nam nữa. Những ý tưởng “ngông cuồng” trên dường như đang len lỏi đâu đó, nhất là ở lĩnh vực văn hóa. Đó đã là nguy cơ thật sự làm mất dần bản sắc Việt, hồn dân tộc nhạt phai.
Tại hội thảo “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa và văn học, nghệ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” vừa tổ chức tại TP.HCM, đã có nhiều mối ưu tư về nguy cơ đánh mất bản sắc Việt. Một nhận xét của GS Hoàng Chương (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc) đáng để chúng ta suy ngẫm: “Đất nước phát triển kinh tế mà văn hóa thụt lùi, nghệ thuật dân tộc xuống cấp, mất bản sắc thì không thể gọi là đất nước ổn định và phát triển kinh tế được. Còn văn hóa là còn đất nước, mất văn hóa là mất tất cả”.
Vì thế, việc giữ hồn dân tộc, bản sắc Việt trong tất cả các lĩnh vực, trong thời kỳ đầy thách thức nhưng cũng nhiều thời cơ, thật sự là trách nhiệm, cũng như để thể hiện bản lĩnh của người Việt mà đặc biệt là thanh niên.
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (tiến sĩ sử học)
Từ khóa
PHẢN HỒI BẠN ĐỌC
thanh
Ngày nay trong giới trẻ tiếng Việt thì không hiểu, lịch sử thì không biết. Không biết văn hóa ở chổ nào.
congnv
Tôi luôn nghĩ, một quốc gia mà không có hay không tồn tại bản sắc riêng thì cũng có nghĩa quốc gia ấy là quốc gia ngoại lai, thiếu cội nguồn.
Đây cũng đồng nghĩ với cụm từ “Mất tất cả”. Vì thế, tôi luôn muốn giữ gìn bản sắc riêng của nước Việt. Đó là cần cù, chịu khó và kiêu hãnh. Đó chính là bản sắc không gì lau chuyển nổi. Các bạn nghĩ sao?
Đây cũng đồng nghĩ với cụm từ “Mất tất cả”. Vì thế, tôi luôn muốn giữ gìn bản sắc riêng của nước Việt. Đó là cần cù, chịu khó và kiêu hãnh. Đó chính là bản sắc không gì lau chuyển nổi. Các bạn nghĩ sao?
Trần Văn Khanh
Tôi có cảm giác đây là một vấn đề đang bị hiểu lầm. Một mặt là cách cư xử giữa con người với con người nói chung, giữa Nam và Nữ nói riêng trong xã hội Việt Nam. Mặt khác là sự khác biệt giữa người Việt và người Tây (nói chung là dân da trắng). Thứ nhất, chúng ta nên khách quan nhìn nhận rằng con người nào cũng chính là "sản phẩm" của xã hội ấy. Xã hội của những người da trắng phát xuất chủ yếu từ châu Âu đã có một quá trình phát triển trước chúng ta khoảng 200 năm về nhiều mặt. Quan hệ giữa con người với nhau vì thế cũng đã ở mức tinh tế hơn. Những than phiền giữa Nam và Nữ ở Viêt Nam hiện nay (qua các bài viết) người dân da trắng từ Âu đến Mỹ đều đã phải trải qua vào những năm 60 đến 70 qua các phong trào emancipation (bình đẳng giới) của phụ nữ. Cho nên những đòi hỏi của chị em phụ nữ về quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng hiện nay là chính đáng. Các ông chồng nên suy nghĩ lại và sống cho phù hợp với thời đại mình đang sống. Thứ hai, nhưng không phải vì những mâu thuẫn đang phát sinh trong xã hội mà phụ nữ Việt chỉ nhìn các ông Tây toàn qua ống kính màu hồng, nếu không có tình yêu đích thực. Có rất nhiều ông Tây chọn vợ Á châu chỉ vì tính "đàn bà" của họ.
Bàn về bản sắc văn hóa mà không thấy nói về bản sắc vậy. Chỉ nói tây nó thế này, tây nó thế kia.....Thậm chí so sánh tây mà ko thấy nói về ta.!!! Câu chuyện văn hóa không phải ai cũng đủ tầm cỡ để nói về...vì chẳng ai dám vỗ ngực là mình hiểu và biết hết về văn hóa nước mình. Nhưng nói hay phản biện gì thì cũng nên dẫn khái niệm cho người ta hiểu.!
Trả lờiXóaVài dòng vậy....
Cheer,