8 thg 5, 2012

Tình người và An toàn giao thông


Tài xế cấp cứu: Những người chạy đua cùng tử thần

Xe cấp cứu còn cách Bệnh viện Nhi Đồng 1 khoảng 20 km thì bệnh nhi có dấu hiệu ngưng tim. Tài xế Ninh quyết định tăng tốc. Giữa dòng người, chiếc xe cứu thương mang biển số Đồng Nai lúc chạy lấn tuyến, khi lao ngược chiều.
>Cấp cứu tắc đường, bệnh nhân chết oan

Bệnh nhân tiếp tục diễn biến xấu. Thay vì vào Bệnh viện Nhi Đồng 1 (quận 10) như dự tính, Ninh quyết định đánh xe về phía quận 1 để đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. "Hy vọng có thể nhanh hơn được vài phút", anh nói, ánh mắt vẫn tập trung cao độ vào đoạn đường phía trước.
Ngoài đưa số ít bệnh nhân mắc bệnh mạn tính không quá gấp, còn lại các xe cứu đều phải "đua" để cứu bệnh nhân đang nguy kịch. Ảnh: Cao Lâm
Giờ tan tầm, đường phố Sài Gòn ngày đầu tuần đông đúc xe cộ. Còi cứu thương dù hú inh ỏi, đèn ưu tiên xoay tít nhưng nhiều người đi đường vẫn tỏ ra thờ ơ không chịu nhường đường. Mỗi lần vướng ngã tư đèn đỏ, tài xế lại nhăn mặt và đưa mắt liếc vào kính xem bệnh nhi ở phía sau ra sao. Đèn vừa xanh, chiếc xe đã vội trờ tới, hết lách trái lại sang phải để lao về phía trước.
Khoảng 10 phút sau, xe cũng đến được cổng cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2. Rời vô-lăng, người tài xế ngoài 30 tuổi vội vã bước xuống xe mở cửa sau rồi cùng điều dưỡng đỡ cháu bé 9 tuổi bị chấn thương sọ não xuống băng ca.
"Cầu cho bé không sao", người tài xế nói. Cho xe vào bãi đợi, thay vì ngồi ở xe đợi hoàn tất thủ tục chuyển bệnh, anh Ninh bước về phía phòng cấp cứu nơi người thân của bệnh nhân đang lo lắng chờ. Gần một giờ đồng hồ chờ đợi, tin vui cũng đã đến.
"Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch", nghe cô điều dưỡng nói, Ninh thở phào. Tạm biệt người nhà bệnh nhân, anh tài xế có dáng người tầm thước bước ra phía cổng bệnh viện mua vội 2 ổ bánh mì. "Tôi một ổ, điều dưỡng một ổ. Đói quá rồi. Bệnh nhân mà có mệnh hệ gì thì chắc tôi nhịn luôn", anh cười nói.
Xe cấp cứu quay trở lại Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai thì đường phố đã lên đèn. Không về nhà vì phải tiếp tục trực đêm, anh Lộc cho biết, chuyện chạy đua với tử thần và tranh lấy từng phút giây cho bệnh nhân như trường hợp vừa xong đã trở nên quá quen thuộc.
"Nghề của chúng tôi là vậy. Cẩn thận nhưng càng nhanh càng tốt. Lên xe chuyển bệnh nhân, nhất là những trường hợp tai nạn giao thông hay bệnh nhân có biến chứng trở nặng, chỉ cần chậm vài phút thì bệnh nhân có thể tử vong ngay", anh Ninh nói.
Cùng công tác ở tổ Công xa với anh Ninh, tài xế Dương Hoàng Lộc kể, đoạn đường từ bệnh viện đến TP HCM chỉ tầm hơn 30 km, nhưng lại là tuyến đường thường xuyên bị kẹt xe. "Chính vì thế, việc cấp cứu như là một cuộc chiến để giành mạng sống của bệnh nhân trên tay tử thần".
"Một lần chuyển bệnh nhân nguy kịch trong giờ cao điểm, đường đông vì kẹt xe, phải chạy cả vào đường xe máy nhưng vẫn không có lối thoát, tôi phải xuống xe xin đường. Trong tình huống đó, tôi không còn cách nào khác bởi nếu chậm hơn vài phút, bệnh nhân có thể gặp nguy", anh Lộc nói.
Cũng với không khí "cứu người như cứu hỏa", hằng ngày, các tuyến đường dẫn đến khoa cấp Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), Bệnh viện 115, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng như Nguyễn Chí Thanh, Hùng Vương, 3/2, Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Du, Mạc Đĩnh Chi cứ vài phút lại vang lên tiếng kèn cấp cứu. Đặc điểm chung của những chuyến xe này là đều vội vã, khẩn trương.
Chỉ cần cấp cứu chậm vài phút, bệnh nhân có thể nguy kịch thậm chí tử vong. Ảnh: Cao Lâm
Chiều 4/5, chỉ trong khoảng hai giờ đồng hồ, đã có gần 10 trường hợp cấp cứu từ các tỉnh Bình Dương, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Bến Tre được chuyển đến. Hầu hết bác tài không chỉ là người cầm lái mà xe vừa dừng bánh, các anh đã vội lao ngay xuống xe giúp khuân bệnh nhân.
Đưa bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim từ Kiên Giang về Chợ Rẫy, một tài xế tên Sơn cho biết: "Chúng tôi còn nóng lòng hơn cả người nhà bởi việc vận chuyển người bệnh nhanh hay chậm, họ có được cứu kịp hay không chính là nhiệm vụ của chúng tôi". Bệnh nhân của anh Sơn sau đó được các bác sĩ chuyển ngay đến phòng mổ vì còn kịp thời gian chỉ định phẫu thuật.
Cũng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, một trường hợp khác, bệnh nhân 55 tuổi bị tai biến mạch máu não từ Bến Tre đến cũng tức tốc được chuyển vào phòng mổ sau khi nhập viện. Theo các bác sĩ, chỉ cần chậm vài phút, bệnh nhân đã có thể nguy kịch hơn.
"Nghề này là vậy đấy, niềm vui và nỗi buồn có thể thấy ngay chứ không chờ đợi lâu. Sau khi các bác sĩ ký lệnh chuyển viện, trách nhiệm còn lại gần như thuộc về người tài xế và điều dưỡng đi cùng. Chỉ cần chậm chân tí thôi thì chúng tôi có thể trở thành những không hoàn thành nhiệm vụ", anh Hùng, tài xế xe cứu thương ở Cần Thơ nói.
Cố gắng chạy thật nhanh để cứu người đã không phải dễ bởi đường đông và thường kẹt xe, thế nhưng theo các tài xế cấp cứu, còn một điều khác nữa khiến họ chậm bước, chính là ý thức của người tham gia giao thông.
Có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề lái xe cứu người, anh Lương Duy Thanh, phụ trách tổ Công xa Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, cho rằng ý thức của người đi đường trong việc nhường đường cho xe cấp cứu ngày càng kém.
"Khoảng 15 năm trước, chỉ cần nghe tiếng còi cấp cứu, người dân đã dạt ra để tránh đường. Còn ngày nay, rất nhiều lần chúng tôi xin đường nhưng người dân cứ chạy xe trước mặt hoặc đứng trơ trơ chờ đèn chứ không chịu né. Lúc ấy, tay nghề của tài xế có giỏi đến mấy mà người đi đường vẫn không chịu nhường đường thì cũng thua", anh Thanh nói.
Các bác tài của Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức thì cho biết: "Nhiều lúc bệnh nhân trên xe gần ngưng thở, xe cấp cứu thì kèn ưu tiên inh ỏi, vậy mà ở ngã tư người đi đường vẫn không chịu nhường".
Nhiều bác tài còn kể, không ít lần các tài xế ôtô "riêng" thậm chí còn chạy lên chặn trước xe cấp cứu để chỉ trích "chạy kiểu gì kỳ vậy", còn người đi xe máy thì đập vào thùng ôtô rồi "cúp" trước mũi xe cấp cứu.
Cao Lâm
Tôi cũng thấy xót cho những xe cứu thương khi bị kẹt
Nhiều lúc chạy xe trên đường gặp cứu thương thi tranh thủ tránh sát vào lề nhường đường, nhưng những người vô ý thức cứ băng ngang hoặc chạy trước đầu xe thấy mà phát bực. Các quan chức đi thì có xe dẹp đường cỡ nào cũng đi được, Vậy tại sao kg có luật đề xuất cho công an dẹp đường khi có người nguy kịch. Cứu người là quan trọng nhất mà
  
CÀNG NGÀY CÀNG ÍCH KỶ
Tôi cũng từng thấy những chuyện chướng tai gai mắt thế này. Giá như mỗi người hãy tưởng tượng trên xe là chính người thân của mình đang trong cơn nguy kịch thì hành động có lẽ sẽ khác!
  
Phải đưa việc chặn đường xe cấp cứu vào luật để xử lý nghiêm
Theo tôi các đơn vị quản lý phải nghiên cứu và đưa vào luật để xử lý thật nghiêm việc chặn đường, không nhường đường xe cấp cứu, xe cứu hoả. Không phải mỗi sự việc xe cấp cứu không cứu được cháu bé ở HCM mà ngay cả ở Hà Nội là nơi mà các vị lãnh đạo luôn tự hào về truyền thống thanh lịch thì người dân còn không biết tránh đường cho cả xe cứu hoả đang thi hành nhiệm vụ.
 Lâu nay chúng ta cái gì cũng xề xoà và chả biết làm thế nào để giữ gìn kỉ cương phép nước, nên hậu quả là ra đường chả ai sợ công an, về nhà chả ai sợ phép nước. Đi đâu cũng thấy cả xã hội bằng vai phải lứa.
 Muốn đưa xã hội về trật tự thì các nhà hành pháp phải thật sự nghiêm túc và làm việc phải có tâm thật sự khi nghĩ đến cái chung mà đưa ra các luật xử lý thật nghiêm minh, đánh đúng tâm lý mà người vi phạm sợ nhất, chứ luật chỉ đánh tới "phạt tiền" thì chả ai sợ cả.
  
Lý do không nhường đường xe cấp cứu.
Thực trạng hiện tại đang cho thấy có rất nhiều xe cứu thương hú còi inh ỏi, phóng nhanh vượt ẩu nhưng trong xe chẳng chở ai, mình là người dân Sài Gòn nên cảm thấy rất bức xúc việc lạm dụng còi như vậy. Riết thành quen, nghe tiếng xe cấp cứu phía sau nhưng không nghe tài xế lên tiếng xin đường sẽ không nhường đường. Lúc nhường đường cho xe không chở ai chạy ngang qua, có cảm giác như mình bị lừa rất khó chịu.
  
Tài xế tuyệt vời
Cảm ơn các anh tài xế xe cứu thương!. Đọc bài viết tôi thấy cảm động, mong có nhiều người có tấm lòng như anh Lộc. Chúc anh nhiều sức khỏe để tiếp tục phục vụ, cống hiến nhiều hơn nữa cho ngành.
  
Giáo dục ưu tiên trong giao thông
Hình như ta không có tuyên truyền giáo dục cho việc nhường đường cho xe cấp cứu, cứu hỏa nên giới trẻ không ý thức được sự khẩn cấp của việc cứu chữa này. Hồi nhỏ đi đường, tôi thường nghe mẹ tôi nói là con thấy xe cấp cứu thì phải tránh ra vì xe đang chở người bệnh nên chạy rất nhanh, nếu không tránh xe cấp cứu lỡ có va chạm gì với người đi đường thì xe vẫn được quyền chạy tiếp, chỉ có người đi đường là bị thiệt mà thôi. Tôi còn nhớ có lần đứng chờ đèn đỏ ngay ngã tư Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu, tôi nghe tiếng còi xe cứu thương chạy từ xa hướng từ Võ Thị Sáu đi lên, tôi cứ nghĩ là tôi phải chờ đèn đỏ lâu hơn chút nữa vì phải đợi cho xe cứu thương vượt qua ngã tư nhưng tôi lại thấy các chú công an vẫn chỉnh tín hiêu giao thông nên xe cứu thương buộc phải dừng cách ngã tư khoảng gần 100 mét với hàng loạt các loại xe ở phía trước.
  
Ý thức quá kém
Đây là một thực trạng mà bản thân tôi còn cảm thấy không thể chịu nổi nữa là các bác tài của xe cấp cứu. Ý thức quá kém!!!!
  
Nhức nhối
Mạnh ai nấy sống. Sống chết mặc bay. Ý thức kém. Đau lòng quá!
  
đi không đúng luật
Rất người dân thời hiện đại bây giờ khi tham gia giao thông thể hiện văn hoá rất kém, hầu như họ chưa bao giờ học đàng hoàn luật tham gia giao thông vậy, có những người thanh niên nam nữ hoặc những người đứng tuổi họ sống ở thành thị khi đi bộ qua đường mà đi cũng không đúng cách nữa là.
  
Chạy đua với tử thần
Cần hướng tới đường chỉ dành riêng cho xe cấp cứu.
  
Một bộ phận không nhỏ vô tâm trước tiếng kêu cứu của xe cấp cứu!
Tôi đồng tình ý kiến của các bác tài. Có nhiều người không muốn tránh xe cấp cứu. Đứng đầu là taxi, xe máy và cả xe 4b cá nhân. Giải pháp rất đơn giản, hãy đặt mình vào vị trí là người thân của bệnh nhân đang nằm thoi thóp trên xe là quý vị sẽ biết cần phải làm gì! 1/ với xe máy đang chờ đèn đỏ, quý vị cứ leo lên lề, chạy tới trước một tí,... CSGT chả bắt phạt ai bao giờ. 2/ với xe 4b, quý vị nên chủ động chỉ dẫn, nhường đường từ xa cho xe cấp cứu bằng cách xi-nhan, chuyển làn tuỳ theo mật độ giao thông phía trước. Hãy bằng mọi cách giúp xe cấp cứu chạy nhanh hơn.
  
Hoang Hô Chiến Sỉ Điện Biên
Thay mặt người nhà rất cảm ơn tinh thần nghề nghiệp của anh. Hy vọng anh sẽ có nhiều pha chiến thắng với tử thần, mang lại hạnh phúc cho gia đình bệnh nhân. Chúc anh lái xe luôn an toàn.
  
ý thức hơn
Tôi thiết nghĩ báo chí nên đưa tin nhiều bài tương tự để người tham gia giao thông hiểu và thông cảm cho các tài xế đồng thời ý thức hơn để tránh, nhường đường khi cấp bách. Nhưng mặt khác CSGT cũng xử lý nghiêm trường hợp tài xế sử dụng còi ưu tiên khi không cần thiết (nhất là lúc tắc đường) bởi tôi biết có những tài xế có còi ưu tiên mà không phải của xe cấp cứu
  
Trực thăng cấp cứu....
Đã đến lúc cần phải trang bị trực thăng cấp cứu đối với tình hình giao thông hiện nay. Những giờ cao điểm trong ngày thì sử dụng trực thăng. Giờ thường thì dùng ôtô. Tất nhiên chi phí sẽ khác, nhưng tính mạng con người là quan trọng. Đối với VN, việc sử dụng trực thăng cứu hộ còn quá hạn chế... Ôi VN quê hương tôi!
  
Xây gấp cầu vượt
Theo tôi chính quyền TP, ĐNai nên cho cây gấp cầ vượt tại ngã tư Thủ Đức, Bình Thái, Nghĩa trang liệt sỹ quận 9 và mở rộng vòng xoay tại Big C Đồng Nai, dầu dây vì quá hẹp... Nếu các địa phương nghiên cứu và làm được như vậy tôi nghĩ giao thông sẽ bớt ùn tắc hơn.
  
Nên nhường đường cho xe cấp cứu
Nếu các bạn nào không chịu nhường đường cho xe cấp cứu, bỏ đi việc các bạn đã vi phạm luật giao thông, các bạn hãy nghĩ mình sẽ phải vội như thế nào nếu mình hay người thân mình là người nằm trong chiếc cấp cứu đó. Đời còn dài, nên tích đức, biết đâu mình sẽ cần các bạn ah.
  
Cần đưa những bài viết này giáo dục học sinh trước !
Cần đưa những bài viết này giáo dục học sinh tốt nhất là ở lớp 8 hoặc lớp 9, vì ở lứa tuổi này học sinh bắt đầu tham gia giao thông và đã biết nhận thức, sau này có lẽ họ sẽ nhớ suốt đời khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó chúng ta cũng căng vài tấm băng-ron biểu ngữ ở những tuyến đường mà xe cấp cứu thường hoạt động để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và cùng bảo nhau ý thức vấn đề này.
Xong xe cấp cứu cũng cần trang bị thêm hệ thống loa-micro-ampli (không tốn bao nhiêu so với doanh thu của bệnh viện) để cho tài xế hay điều dưỡng kêu gọi mọi người nhường đường mỗi khi bệnh nhân nguy kịch. Tôi chắc chắn rằng nếu làm cách này thì trong 1, 3 hay 5 năm thì sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tôi cũng mong tất cả những đọc giả của những bài viết này hãy nhắc nhở những người thân của mình về vấn đề này khi tham giao thông !
  
Cảm ơn các anh
cảm ơn các anh rất nhiều
  
xe cứu thương
ý thức của người dân ta kém quá, tội cho các bác tài này thật. đọc lời của bác Ninh mà muốn khóc

8 nhận xét:

  1. Giảm tải cho thành phố
    Thật sự bức xúc khi từng phút từng giây trôi qua sinh mạng người thân của mình càng mỏng manh mà mình chỉ biết ngồi đó mà khóc chứ chẳng làm được gì. Tại sao chỉ có ở TPHCM mới có thể cứu chữa được trong khi các bệnh tỉnh lại bó tay. Phải chăng nên phát triển đồng bộ để giảm tải cho TPHCM. Thật sự rất bức xúc!
    Lâm Thiên | 3 ngày trước
    Đầu tư cho y tế
    Tình trạng kẹt xe không chỉ riêng TP HCM mà Hà Nội và một số TP phát triển khác cũng có. Lỗi do các nhà quy hoạch, hoạch định chính sách. Để giải quyết tình trạng này cần chuyển ngay các trường ĐH, CĐ một số cơ quan TW ra ngoại thành, nâng cấp đường, giao dục ý thức giao thông cho người dân. Vấn đề cấp bách quan trọng nữa là Nhà nước nên đầu tư máy bay trực thăng cứu thương chuyên chở bệnh nhân cấp cứu khẩn cấp từ các bệnh viện tuyến huyện trong khu vực.
    Trân Dũng | 3 ngày trước

    buồn về ý thức người dân
    Mấy lần tôi chứng kiến cảnh xe cấp cứu hú còi xin nhường đường, nhưng dòng người, dòng xe vẫn cứ đi bình thường như chẳng có gì xảy ra, chẳng có chút động lòng gì. Thật đáng buồn. Ở nước ngoài, chỉ cần nghe thấy tiếng còi hú, mọi người đều có ý thức nhìn trước, nhìn sau, táp vào lề đường hoặc giảm tốc độ, đỗ lại để xe cấp cứu vượt qua. Thậm chí nếu không ưu tiên xe cấp cứu còn bị phạt nữa. Sao nhà mình không đưa vào luật nhỉ?
    CC | 3 ngày trước

    Trả lờiXóa
  2. Y thuc la tat ca!!!
    Thành thật chia buồn cùng gia đình Anh Chị. Có chuyện này xảy ra là do ý thức của người dân mình thôi. Khi giờ cao điểm thì ai cũng giành đuờng để đi về thật nhanh, nên không ai nhường ai cả. Ý thức sống vì cộng đồng của người Việt mình khi còn trong thời kỳ chiến tranh không biết nó đã đâu mất rồi. Chỉ sống cho mình; không nghĩ đến người khác khi mình ở hoàn cảnh của họ mình mới biết được cái cảm giác nhìn người thân chết trên tay mà mình không làm gì được . Nói đi cũng nói lại, một phần cũng do các anh tài xế xe cứu thương (tôi không nói là tất cả) khi bình thường cũng bật còi hú lên để giành đường, người dân nghe tiếng nên né vào lề để nhường đường, mà khi xe chạy ngang nhình vào thì xe chỉ có mình "bác tài", không có y tá hay người bệnh. Làm riết rồi khi có tình huống khẩn cấp thật sự thì ngưòi đi đường lại nghĩ là chỉ có "xe không" nên.... Qua sự việt thương tâm này tôi mong tất cả mọi người nên suy nghĩ lại những hành động của mình, vì không biết một ngày nào đó: mình hay ngưòi thân của mình ở trên xe đó mà không thể làm gì được chỉ vì hai chữ 'Ý THƯC"....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phản hồi bài " y thuc la tat ca!!!"
      Ko có ai rỗi hơi mà lấy xe cứu thương đi chơi rồi hú inh ỏi đâu bạn,đó là họ đang chạy tới chỗ người gặp nạn hoặc làm gì dó quan trọng, nên ko thấy nạn nhân trên xe .bạn nghĩ lại đi nhé, kẻo tội cho mấy bác tài gan dạ
      Nguyễn Huy Hòang | 1 ngày trước
      Giảm tải cho thành phố
      Thật sự bức xúc khi từng phút từng giây trôi qua sinh mạng người thân của mình càng mỏng manh mà mình chỉ biết ngồi đó mà khóc chứ chẳng làm được gì. Tại sao chỉ có ở TPHCM mới có thể cứu chữa được trong khi các bệnh tỉnh lại bó tay. Phải chăng nên phát triển đồng bộ để giảm tải cho TPHCM. Thật sự rất bức xúc!
      Lâm Thiên | 3 ngày trước
      Đầu tư cho y tế
      Tình trạng kẹt xe không chỉ riêng TP HCM mà Hà Nội và một số TP phát triển khác cũng có. Lỗi do các nhà quy hoạch, hoạch định chính sách. Để giải quyết tình trạng này cần chuyển ngay các trường ĐH, CĐ một số cơ quan TW ra ngoại thành, nâng cấp đường, giao dục ý thức giao thông cho người dân. Vấn đề cấp bách quan trọng nữa là Nhà nước nên đầu tư máy bay trực thăng cứu thương chuyên chở bệnh nhân cấp cứu khẩn cấp từ các bệnh viện tuyến huyện trong khu vực.
      Trân Dũng | 3 ngày trước
      buồn về ý thức người dân
      Mấy lần tôi chứng kiến cảnh xe cấp cứu hú còi xin nhường đường, nhưng dòng người, dòng xe vẫn cứ đi bình thường như chẳng có gì xảy ra, chẳng có chút động lòng gì. Thật đáng buồn. Ở nước ngoài, chỉ cần nghe thấy tiếng còi hú, mọi người đều có ý thức nhìn trước, nhìn sau, táp vào lề đường hoặc giảm tốc độ, đỗ lại để xe cấp cứu vượt qua. Thậm chí nếu không ưu tiên xe cấp cứu còn bị phạt nữa. Sao nhà mình không đưa vào luật nhỉ?

      Xóa
  3. Lý do không nhường đường xe cấp cứu.
    Thực trạng hiện tại đang cho thấy có rất nhiều xe cứu thương hú còi inh ỏi, phóng nhanh vượt ẩu nhưng trong xe chẳng chở ai, mình là người dân Sài Gòn nên cảm thấy rất bức xúc việc lạm dụng còi như vậy. Riết thành quen, nghe tiếng xe cấp cứu phía sau nhưng không nghe tài xế lên tiếng xin đường sẽ không nhường đường. Lúc nhường đường cho xe không chở ai chạy ngang qua, có cảm giác như mình bị lừa rất khó chịu.
    nguyễn nhật khánh | 1 ngày trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ko có ai rỗi hơi mà lấy xe cứu thương đi chơi rồi hú inh ỏi đâu bạn,đó là họ đang chạy tới chỗ người gặp nạn hoặc làm gì dó quan trọng, nên ko thấy nạn nhân trên xe .bạn nghĩ lại đi nhé, kẻo tội cho mấy bác tài gan dạ

      Xóa