Gia đình là tế bào của xã hội, con cái có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ lúc về già, song theo Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, ngày nay nhiều bạn trẻ rất lơ là nhiệm vụ này.
Nhân ngày gia đình Việt Nam, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM chia sẻ với bạn đọc VnExpress.net những chức năng cốt lõi của tổ ấm và một số vấn đề gia đình hiện đại đang gặp phải.
“Chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại mọi tai ương của số mệnh”, câu nói nổi tiếng này của nhà thơ, nhà viết kịch Euripide đến ngày nay vẫn được nhiều người chia sẻ.
Trên thực tế, ai sinh ra cũng mong ước mình được sống trong một mái ấm, lớn lên ai cũng muốn tạo dựng được một gia đình và nhất là một gia đình hạnh phúc. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong hành trình đi tìm hạnh phúc đích thực của con người. Dưới góc độ tâm lý học và giáo dục học, gia đình có 5 chức năng cơ bản; trong đó có trách nhiệm chăm sóc người già, cụ thể là ông bà, cha mẹ tạo một mái ấm trên thuận dưới hòa.
Cha mẹ sinh thành dưỡng dục con cái, đến khi cha mẹ già thì con cái chăm sóc lại. Điều đó thể hiện tính nhân văn của quy luật cho - nhận trong một gia đình. Ảnh minh họa: Demiduy.
Chăm sóc người già:
Ngạn ngữ có câu “Tuổi già là một bệnh viện, nhận đủ thứ bệnh”, nên lúc này các cụ cần được yêu thương, chăm sóc. Theo chu trình, con cháu khi còn nhỏ cần được ông bà, cha mẹ chăm sóc, đến khi ông bà cha mẹ già nua thì cần được thế hệ trẻ chăm sóc lại.
Tuy nhiên hiện nay trong nhiều gia đình, một số người con, người cháu đã không làm tròn trách nhiệm này. Thực tế là chúng ta vẫn thường gặp nhiều người già bị bỏ rơi phải ngủ trên vỉa hè, xin ăn ở trên đường phố, hoặc một số người con thì thuê khoán nhân viên chăm sóc cha mẹ vì không muốn chuốc phiền phức.
Một đặc điểm thường thấy ở các bạn trẻ hiện nay là khi lập gia đình đều muốn ra riêng thật sớm, không ở chung với bố mẹ, ông bà vì sợ người già khó tính, nói nhiều, bắt theo các phép tắc, quy củ, sợ phải hầu hạ, chăm sóc… Song họ quên mất rằng rồi đến lúc họ cũng sẽ già, "bạn hãy chờ nơi con cái bạn điều mà chính bạn đã làm cho cha mẹ bạn”.
Vì thế khi hiểu được điều này, các thế hệ trẻ cần quan tâm hơn đến cha mẹ và ý thức điều đó là một quy luật cho - nhận và làm tròn chức năng của gia đình. Khi thực hiện việc chăm sóc ông bà, bố mẹ lúc tuổi già, các bạn cần thiết phải chú ý:
- Thuốc thang đầy đủ lúc cha mẹ già ốm đau.
- Ăn uống đầy đủ phù hợp với thu nhập của gia đình.
- Chăm sóc các cụ một cách thành tâm, chân thực đúng với tấm lòng kính trọng “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
- Kiên nhẫn và hết sức nhân hậu. Dù cha mẹ bị bệnh tật dày vò, dù bất cứ trường hợp nào cũng đừng tỏ ra bất hiếu.
- Cái quan trọng nhất là thái độ phải giữ đúng vị trí người con hiếu thảo, hành vi ứng xử, ngôn ngữ phải lễ phép, cung kính.
Chức năng tái sản xuất con người:
Nhà giáo dục nổi tiếng V.A.Xukhômlinxki viết: “Có hàng chục, hàng trăm ngành nghề, công việc khác nhau..., nhưng công việc phổ biến nhất, phức tạp nhất và cao quý nhất giống nhau đối với mọi gia đình, đồng thời lại có tính đặc thù và không lặp lại, đó là sự sáng tạo ra con người. Sáng tạo ra con người là sự nỗ lực cao nhất của tất cả sức mạnh tinh thần của bạn. Đó là sự khôn ngoan, là tài nghệ, là nghệ thuật trong cuộc sống của bạn”.
Tác phẩm vĩ đại nhất của tạo hóa đó là con người, song đây cũng là sản phẩm khó kiến tạo nhất của một gia đình. Tuy nhiên hiện nay một số gia đình đã không thể làm được việc này do lối sống thiếu hiểu biết. Mặt khác một bộ phận bạn trẻ lại nhận thức chưa đầy đủ việc tạo ra một sinh linh, một người con. Họ coi bản thân không khác gì cái máy đẻ thuê, đẻ mướn, thích thì mang thai, không thích thì nạo phát dẫn đến suy giảm khả năng sinh con.
Vì thế khi nhìn nhận chức năng này, các bậc phụ huynh cần hiểu rằng để có những đứa con khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì cha mẹ phải có sức khỏe, sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi phù hợp. Đặc biệt cha mẹ phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc sinh con. Đứa con sinh ra phải là đứa con được chờ đợi, chào đón để ra đời. Đừng tạo ra những đứa trẻ khi bạn chưa toàn tâm, toàn ý.
Chức năng giáo dục con cái:
Đứa con sẽ là phần thưởng hay hình phạt cho cha mẹ tùy theo sự giáo dục của họ. Song hiện nay nhiều bậc cha mẹ hầu như chỉ quan tâm đến việc cho con ăn no, ăn ngon, mặc đẹp, hợp thời trang hơn là việc giáo dục con cái. Họ phó mặc sự giáo dục con cái cho người giúp việc, ông bà, người nuôi trẻ, hay hoàn toàn giao cho nhà trường. Có những ông bố bà mẹ không cho con tham gia hoạt động gì, không được chơi với ai, không được làm việc gì ngoài việc học, học, và bắt con học đến mức phát bệnh…
Đến khi thấy con cái vô lễ, hư hỏng, không hiếu thảo với ông bà cha mẹ, sống ích kỷ thì bố mẹ lại than thân trách phận mình vô phước. Họ mắng chửi con cái rằng: "Tao đã vắt kiệt sức để kiếm tiền cho mày ăn ngon, mặc đẹp, học trường xịn, mày còn đòi hỏi gì nữa, sao mày ác thế?". Theo tôi, họ đã quên mất chức năng này của gia đình. Gia đình muốn hạnh phúc thì cha mẹ cần bỏ thời gian, công sức, tiền của để giáo dục con em của mình, đừng phó thác trách nhiệm giáo dục con cái cho kẻ khác.
Chức năng kinh tế đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình:
Sự ổn định về kinh tế là một cơ hội để có một cuộc hôn nhân bền vững và hạnh phúc.
Trong khi nhiều bạn trẻ đặt mục tiêu chỉ hai người hiểu nhau, yêu nhau rồi tiến đến hôn nhân, thì một số bạn nữ khác lại khá thực tế khi đưa ra điều kiện đòi hỏi chồng tương lai phải có thu nhập cao, nhà sang, xe xịn… Tuy nhiên tiền bạc như nước hay nhà cao cửa rộng rồi cũng tiêu tan nến bản thân các bạn chưa nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế trong đời sống gia đình và thiếu kỹ năng tổ chức quản lý kinh tế.
Trong quá trình công tác, các nhà tư vấn từng gặp những đức ông chồng than thở: "Tôi đưa bao nhiêu tiền cho cô ấy cũng không đủ. Lúc nào cô ấy cũng lột sạch ví tôi. Khi nào nói chuyện cũng là tiền, trước đây cô ấy lấy tôi vì cái nhà, cái xe; giờ tôi phá sản cô ấy bỏ tôi đi theo người khác". Ngược lại thì các chị em lại than: "Nhà không có tiền mà lúc nào cũng đi nhậu, khi nào anh cũng nghi ngờ tôi đưa tiền cho nhà ngoại, tiền đưa được mấy đồng mà đòi ăn ngon, mặc đẹp, vợ ngoan".
Để cuộc hôn nhân bền vững và hạnh phúc, không nên đặt vấn đề tiền bạc lên trên các giá trị khác. Vợ chồng cũng cần rành mạch, thống nhất, tin tưởng trong chi tiêu gia đình, đồng thời ghi chép các khoản thu chi. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên dạy cho con cái cách quản lý về tiền bạc, thói quen tiết kiệm.
Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm lý của các thành viên:
Điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm cho con cái là cha mẹ yêu thương nhau. Trong một gia đình sự yêu thương là liều thuốc chữa lành mọi vết thương.
Theo nghiên cứu "tháp nhu cầu" của Maslau, con người có 5 nhu cầu cơ bản sắp xếp theo bậc thang thấp nhất là sinh lý cơ bản; an toàn; giao tiếp, yêu thương; được tôn trọng, kính nể, ngưỡng mộ; tự khẳng định, thành đạt. Gia đình cần tạo điều kiện để mỗi thành viên được thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu nói trên tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh riêng.
Song thực tế hiện nay nhiều bậc cha mẹ do tìm kế sinh nhai, vì thăng tiến trong sự nghiệp đã cách ly con cái của mình quá sớm. Có người giao con cho ông bà, người giúp việc, họ ra đi khi con chưa thức dậy và trở về lúc con đã đi ngủ. Có những đứa trẻ mới 4 tháng tuổi đã cai sữa, có đứa mới sinh mẹ sợ xấu dáng nên cho bú sữa ngoài. Sữa mẹ không chỉ tốt nhất về mặt dinh dưỡng mà cái quan trọng hơn nữa đó là nó giúp gắn kết tình yêu thương và thỏa mãn các nhu cầu tâm lý của đứa trẻ.
Tôi đã từng tiếp xúc với một số em ở trường giáo dưỡng Ninh Bình. Các em kể gia đình rất nhiều tiền, nhưng chưa lần nào con cái được tâm sự, nói chuyện, hay chơi đùa với bố mẹ quá 20 phút, chưa một lần được mẹ bố đi họp phụ huynh. Ngoài ra các em còn bị cấm không cho chơi với bạn bè và không được tự quyết một vấn đề gì dù là nhỏ nhất.
Về khía cạnh này, nghiên cứu của nhóm tác giả Ngô Công Hoàn kết luận rằng: “Đối với trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi không có gì chấn động mạnh trong đời sống tâm lý sau này bằng sự chia ly của cha mẹ, bằng sự tách rẽ sống xa gia đình”.
Vì thế để giữ hạnh phúc gia đình, mỗi thành viên cần tìm hiểu đặc điểm tâm - sinh lý của từng người để biết yêu thương và hy sinh cho nhau hơn. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các thành viên được thỏa mãn các nhu cầu phù hợp với chức năng, phẩm giá.
Dành nhiều tình cảm yêu thương, dạy dỗ cho trẻ giúp các em sống không vô cảm.Ảnh chụp học sinh chơi trung thu tại quận 7
Theo nhiều chuyên gia, sự vô cảm không hoàn toàn do giới trẻ mà một phần còn xuất phát từ việc người lớn vô tình!
“Phần ai nấy biết”
Đề thi tuyển sinh môn văn vào lớp 10 tại TP.HCM mới đây nhắc đến hai tình huống. Thứ nhất, một cô bé 15 tuổi được mẹ chở đi đánh cầu lông. Khi xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc văng tung tóe thì chỉ có người mẹ vội vàng gom nhặt và vài người đi đường dừng lại giúp. Riêng cô bé thờ ơ đứng nhìn. Sau khi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và còn thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con ly chè”.
Tình huống thứ hai, một học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ thì đã trả lời rất rành mạch từ cách ăn mặc đến sở thích… của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ, cậu lại ấp úng.
Tình huống nào trên đây hẳn cũng đều tạo sự thiếu thiện cảm cho người chứng kiến, thậm chí sẽ có người bất bình. Thực tế, tại một thành phố lớn như TP.HCM, vấn đề trẻ vô cảm, thờ ơ ngay cả với gia đình, cha mẹ không khó bắt gặp. ThS. Hoàng Thị Thùy Dương (giảng viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương) dẫn chứng một trường hợp phụ huynh chở con đi học mà chị vô tình thấy được. Khi xe không may bị tắt máy giữa đường, chỉ có người mẹ đổ mồ hôi đẩy xe suốt đoạn đường dài tìm chỗ sửa, còn đứa con dù đã mặc đồng phục của một trường cấp 3 rồi mà vẫn chỉ leo tót lên lề đường đứng đợi mà không hề phụ giúp. Hay như mới đây, việc một bạn trẻ hùng hồn tuyên bố trên mạng rằng sẵn sàng… giết cha mẹ nếu không cho em đi xem thần tượng biểu diễn đã gây “sốc” trong dư luận. Đây có thể nói là lời cảnh báo về tình trạng tuột dốc đạo đức, vô cảm của một bộ phận giới trẻ. Theo ThS. Thùy Dương, hiện nay việc học sinh dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính… cho học sinh đã vô tình “nhốt” các em vào một thế giới ảo, ngăn cách với mẹ cha, bạn bè. Giữa lớp học rất đông vẫn còn đó vài học sinh sống thu mình chỉ “ta với ta”, khi được phân công việc gì dù không hứng thú vẫn miễn cưỡng làm mà không thể hiện chính kiến. Ngay cả khi gặp khó khăn lúc thực hiện nhiệm vụ được phân công, các em cũng vẫn không hề chia sẻ với giáo viên. Đối với những trường hợp học sinh như vậy, giáo viên rất khó xác định các em nghĩ gì… Đồng quan điểm, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, học sinh thường tự giải quyết được nhiều nhu cầu thông tin từ đó ít tiếp xúc, chia sẻ với cha mẹ. Các em sống cho riêng bản thân mình nhiều hơn. Thậm chí ngay cả khi cha mẹ, ông bà bị bệnh có em vẫn thờ ơ.
Lấy tình cảm trị… vô cảm
Ở góc độ tâm lý, ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhìn nhận, một số bạn trẻ hiện nay xem thần tượng, bạn bè quan trọng hơn cha mẹ. Lâu lâu được bạn giúp đỡ một lần các em thấy ấn tượng và nhớ mãi trong khi cha mẹ quan tâm, nuôi nấng cả chục năm trời vẫn không nhận ra công lao. Thậm chí nhiều em ích kỷ, chê bai đấng sinh thành từ chuyện nấu bữa ăn dở đến mua món đồ không hợp thời trang trong khi chính bản thân các em chưa hề nấu được bữa ăn hay mua tặng mẹ cha tấm áo… Tuy nhiên xét ở khía cạnh khác, ThS. Hiếu cho rằng sự vô cảm của giới trẻ hiện nay, lỗi không hoàn toàn ở phía các em mà một phần do sự vô tình của người lớn. Nhiều em rơi vào lối sống này vì thiếu tình thương, ít được quan tâm, hay bị cha mẹ đay nghiến. “Một khi còn cảnh tượng cha mẹ khuyến khích con mình ùa vào đám đông để cùng nhặt tiền, đồ đạc của người khác đánh rơi do một vụ va quẹt xe trên đường thì sự vô cảm, sai lệch lối sống là khó tránh. Do tâm lý bắt chước, “bệnh” vô cảm nếu không ngăn sẽ lây lan như virus. Giới trẻ không thể làm chủ được xã hội nếu cứ sống vô cảm!” - ThS. Hiếu khẳng định. TS. Mai cũng cho rằng, hành động định hướng, uốn nắn thường xuyên của cha mẹ là không thể thiếu đối với việc “trị bệnh” vô cảm ở giới trẻ.
Muốn “trị” hết bệnh vô cảm cho con, cha mẹ phải nhận ra sự vô cảm ở trẻ, từ đó phê phán, phân biệt để định hướng cho các em. ThS. Hiếu nhấn mạnh, với học sinh - sinh viên, việc có thần tượng không phải là xấu. Các bậc cha mẹ không nên bôi xấu hình ảnh thần tượng của con. Thay vào đó nên lái tình cảm ấy sang hướng tích cực. Chẳng hạn, hướng các em vào việc ước mơ, nỗ lực để đạt được thành công giống như thần tượng.
Bài, ảnh: Mê Tâm
Đừng “bôi xấu” thần tượng của con
“Với học sinh - sinh viên, việc có thần tượng không phải là xấu. Các bậc cha mẹ không nên bôi xấu hình ảnh thần tượng của con. Thay vào đó nên lái tình cảm ấy sang hướng tích cực. Chẳng hạn, hướng các em vào việc ước mơ, nỗ lực để đạt được thành công giống như thần tượng” - ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM).
Thưa diễn đàn Dân trí! Đây chỉ là suy nghĩ của cháu và xuất phát từ những gì cháu tận mắt chứng kiến, tự mình được trải nghiệm.
Là học sinh khi kết thúc 12 năm đèn sách, chắc hẳn ai cũng mong muốn cầm một tấm bằng tốt nghiệp THPT trong tay, để chứng minh rằng mình đã đỗ tốt nghiệp. Sau đó mỗi người sẽ tiếp tục với những lựa chọn khác nhau của mình. Có những bạn học ôn để thi đại học, cao đẳng. Cũng có những bạn học nghề hoặc đi làm......Mỗi người đều chọn những hướng đi đúng đắn nhất cho mình, điều đó là tốt và cần thiết.Với tấm bằng đỗ tốt nghiệp THPT trong tay, theo cháu, mọi người đều có thể đàng hoàng mà nói rằng: Tôi là người có ăn học hẳn hoi.
Cháu còn nhớ rất rõ khoảnh khắc khi biết những môn thi tốt nghiệp mà bộ GDĐT công bố, nỗi lo hiện rõ trên mặt các bạn học sinh lớp 12. Trong đó có cả cháu và các thầy cô dạy bộ môn đó.
Kì thi năm nay có đủ 3 môn học thuộc lòng là Văn - Sử - Địa mà học sinh chúng cháu vẫn gọi là… "hung thần". Quả thực là vậy. Cháu không biết các trường khác thì sao, nhưng tại trường cháu học thì ngay từ đầu tháng 4sau khi hoàn thành kì thi học kì 2, nhà trường đã ráo riết cho học sinh ôn tập tốt nghiệp.
Cái nắng hè gay gắt cùng với những chồng đề cương cao ngất, cộng với nỗi lo thi cử hiện rõ làm cháu cảm thấy mệt mỏi. Văn - Sử - Địa – Toán – Hóa – Anh văn, tuần nào cũng có 2 -3 tờ đề cương của mỗi môn. Rồi cứ cuối tuần là các thầy cô kiểm tra. Kỉ luật trường cháu rất khắt khe nên không học sinh nào không làm đề cương cả. Nhưng đôi khi chỉ làm chống đối cho đủ, các thầy cô kiểm tra có là được, thế là xong. Hầu hết các bạn cháu đều cho rằng: phải làm chống đối vì lượng kiến thức quá lớn, không thể nhồi nhét hơn được.
Trong năm học đã được học rồi, nhưng giờ quay lại gần như chẳng nhớ nổi gì cả. Bản chất của các môn học đó lại khô khan, như môn Sử thì làm đề cương là một chuyện, nhưng đọng được gì vào đầu lại là chuyện khác, mà có khi 2 điều này chẳng liên quan gì đến nhau.
Ngồi học trong lớp mà buồn ngủ lắm vì tối trước đó thức khuya làm đề cương, hoặc đi học thêm về muộn. Vì mục đích của mọi người trọng tâm là thi đại học, dù điều kiện cần để thi được đại học là phải có bằng tốt nghiệp THPT trong tay.
Trước khi trải qua kì thi tốt nghiệp THPT, trường cháu tổ chức 2 lần thi thử. Khi nhận kết quả thì điểm của các lớp đều thấp đến không thể tin được. Theo cháu, lý do một phần do các bạn chủ quan không học vì nghĩ rằng đây chỉ là thi thử, một phần vì kì thi nghiêm túc. Các thầy cô trong trườngcoi thi và nói với chúng cháu rằng: Các em phải làm bài nghiêm túc, kì thi năm nay sẽ rất khắt khe hơn các năm trước.
Dù nghe nhiều anh chị khóa trên có nói không cần phải lo chuyện thi tốt nghiệp có đỗ hay không, nhưng bản thân cháu không thể không lo lắng cho kì thi quan trọng này trong cuộc đời.
Dù lượng kiến thức phải học là rất lớn, hơn nữa phải lo ôn cho 3 môn thi đại học, nhưng mọi người vẫn tất bật học ôn với mong muốn vượt qua kì thi tốt nghiệp này. Có bạn chọn giải pháp nghe thì có vẻ khả quan, đó là chuẩn bị “phao thi” nhỏ mang vào phòng thi như các năm trước, đỡ công học mà kiến thức lại chính xác. Nhưng bản thân cháu luôn mường tượng rằng: kì thi này cũng như bao nhiêu kì thi khác mình đã trải qua, tất nhiên kỉ luật rất khắt khe. Hơn nữa đây là kì thi quan trọng, nên tốt hơn hết là hãy cứ tin vào kiến thức mình học, đó là cách chắc chắn và an toàn nhất.
Học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 (ảnh minh họa)
Nhưng những gì diễn ra trong kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua ngược lại hẳn với những suy nghĩ của cháu, làm cháu thấy thất vọng về điều gọi là "chống gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Dù một phòng có 2 giám thị nhưng hầu như bạn nào cũng có thể quay cóp dễ dàng được, chỉ cần "đừng có quá lộ liễu". Hôm đầu thi Văn, cháu đã thấy nực cười cho phát ngôn này và cảm thấy có điều gì đó nghịch lí quá. Đề văn về Thói dối trá cơ mà? Có phòng, nếu giám thị quen biết thí sinh thì thậm chí tự giám thị sẽ nhắc bài.
Đọc trên mạng, cháu thấy khó hiểu cho những trường hợp thí sinh bị đình chỉ thi nếu mang tài liệu.Vậy đấy, kiến thức có hết trong “phao” rồi, cứ việc lôi ra mà chép cho đúng. Người học bằng người không học, chẳng có giỏi /dốt gì ở đây, chỉ là ai chép nhanh, chép đúng thì điểm cao thôi, không có gì hơn.
Hôm thi Sử - Địa trôi qua mà thấy chán nản quá, 1 tháng học cùng 860.000đ đóng ôn thi tốt nghiệp cuối cùng là đây. Vẫn biết những gì mình học thì tốt cho mình thôi, nhưng cảm giác về những điều bất công đang diễn ra mà mình không thể làm gì được khiến cho bất kì ai (chứ không chỉ bản thân cháu) thấy mất niềm tin, mất động lực. Khi thi xong, cháu tự tin vào bài thi của mình và hy vọng sẽ được điểm khá. Khi ra ngoài, cháu thấy các bạn cũng đều nói làm bài tốt (tất nhiên cũng có những bạn quay cóp được)....
Cháu thấy dường như ai cũng cho rằng: đi thi tốt nghiệp dễ dàng thế, mang tài liệu vào dễ thế thìhọc sinh nào chẳng đỗ. Nhưng thực sự là mong mọi người hãy nghĩ đến những thí sinh làm bài theo đúng khả năng của mình, đừng đánh đồng một cách chủ quan như vậy, đâu phải ai cũng đều mang “phao” vào phòng thi và đâu phải ai cũng quay cóp.
Kết quả thitốt nghiệp vừa nhận được hôm qua không làm cháu bất ngờ: 99,9%.Vậy là xong kì thi tốt nghiệp với những ấn tượng khó quên về một mùa thi theo phong trào: chống gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Ai rồi cũng đỗ, chỉ quan trọng là loại bằng nào thôi.
Cháu biết có bạn được trên 50 điểm vẫn bị bằng Trung bình, sức học không tồi vẫn nhận bằng Trung bình. Trong khi có những bạn không học gì vẫn được bằng Khá, Giỏi. Cháu thắc mắc về giá trị của những tấm bằng? Xã hội bây giờ chuộng bằng cấp quá rồi, mà bằng THPT cũng là một loại bằng cấp, vậy có gì khác nhau không? Một tờ giấy đỏ nhưng đấy là bằng tốt nghiệp THPT . Và cháu không biết phải đánh giá cái bằng này thế nào? Là nỗ lực của 12 năm học hay nỗ lực của 3 ngày thi? Trong khi đó người học bài bằng người không học.Vậy đấy, đó là nghịch lí.
Hơn bao giờ hết, cháu càng hiểu câu nói của Bill Gates hơn vào lúc này:Thế giới vốn không công bằng và tốt hơn hết là bạn hãy học cách thích nghi với điều đó. Nhưng dường như bản thân cháu thấy mình thích nghi được với điều đó quả là rất khó khăn, khó khăn đến nỗi hoang mang dù kì thi đại học diễn ra cận kề. Không công bằng tưởng chỉ có trong xã hội đầy bon chen kia thôi, không ngờ còn diễn ra trong cả nền giáo dục. Dù biết rằng kết quả thế nào thì cứ tặc lưỡi cho qua, đỗ là được, đó chỉ là điều kiện để thi đại học. Nhưng điều làm cháusuy nghĩ là giá trị của 2 chữ CÔNG BẰNG trong giáo dục.
Cháu cũng đã học được 1 điều rằng: mai sau đây bước chân ra ngoài đời mình sẽ phải chứng kiến nhiều nghịch lí, tốt nhất là im lặng cho qua hoặc tìm cách thích nghi nếu muốn sống yên ổn. Nhưng cháu tự hỏi: phải chăng đây sẽ là điều bất công đầu tiên rõ nhất mà mình gặp phải, nối tiếp những chuỗi bất công khác mình sẽ được chứng kiến trong tương lai? Mình nên cho qua để được sống yên ổn hay cứ việc chìm đắm trong những hoài nghi và thắc mắc?
(Trên đây là những suy nghĩ của cháu về những gì mình đang trăn trở và tự mình chứng kiến, chỉ là những quan điểm chủ quan. Cháu hi vọng một ngày không xa khi lên mạng cháu sẽ được gặp lại bài viết của mình và gặp được nhiều sự đồng tình.Cháu xin chân thành cảm ơn).
Câu 3: trong đề thi TS lớp 10 tại TP.HCM 2012-2013 (3 điểm)
Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng:
1.Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
2.Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).
Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:
·Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.
·Thân bài:
+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra – đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, ...Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.
+ Nguyên nhân:
_ Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỉ.
_ Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.
_ Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.
_ Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...
+ Hậu quả:
_ Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.
_ Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.
_ Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.
+ Cách khắc phục:
_ Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.
_ Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.
_ Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỉ.
·Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.
Đề Văn về thói dối trá năm nay được các sĩ tử "vạch trần" từ chuyện bố mẹ lừa dối, ngoại tình đến bà hàng xóm lừa hụi bạc tỉ bỏ trốn với người yêu, thầy giáo gạ tình rồi nhà trường dạy học sinh quay cóp.
Câu nghị luận xã hội của đề Văn năm nay được dư luận đặc biệt quan tâm bởi tính thời sự của nó. Các thí sinh cũng vậy. Bởi đây là vấn đề nóng của đạo đức xã hội nói chung và giới trẻ nói riêng nên hầu hết các bài làm đều trình bày khá cặn kẽ.
Tuy nhiên, vẫn có những điều mà nhiều giám khảo vẫn suy tư, trăn trở sau khi gấp lại bài làm của các em. Đó là thực trạng về sự dối trá được các em vạch ra khá rõ ràng, và hầu như các em thấy nó tồn tại nhan nhản ở mọi ngõ ngách của cuộc sống một cách hiển nhiên.
Từ chuyện bố mẹ ở nhà lừa dối nhau, ngoại tình dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình cho đến chuyện bà hàng xóm lừa tiền hụi bạc tỉ của bà con trong làng rồi bỏ trốn với tình nhân, bỏ chồng con ôm nợ nần…
Từ chuyện các ca sĩ hát nhép lừa khán giả cho đến chuyện thầy giáo gạ tình, lừa tình nữ sinh. Rồi cấp dưới lừa cấp trên, con cái lừa dối cha mẹ…
“Tất cả sự dối trá đều là những giáo trị ảo nhưng được khoác một chiếc áo rất thật trong đời sống xã hội hiện nay. Đáng buồn hơn là chiếc áo ấy được nhiều người mặc một cách không ngượng ngùng mà trái lại còn ra vẻ tự hào”, là nhận định của một thí sinh.
Thí sinh sau bài thi tốt nghiệp môn Văn tại Hà Nội.
Giật mình hơn nữa khi có thí sinh đưa ra “bài học thực tế” về sự dối trá ngay tại ngôi trường mà các em gắn bó 3 năm cuối của quãng đời học sinh.
Thí sinh này kể lại rằng “câu chuyện mà em kể ở đây không biết có phải là bài học về sự dối trá hay không xin thầy cô hãy tự đặt tên cho nó. Số là trường THPT X. của em rất quan tâm đến điểm số thi cử và sợ chúng em thi rớt nên tổ chức một buổi họp mặt toàn thể học sinh lớp 12 của trường để tư vấn.
Đại diện ban giám hiệu cũng có mặt phát biểu động viên chúng em tự tin bước vào kì thi để đạt kết quả cao. Ngay sau phát biểu ấy, một cô giáo khác của trường được xem là một chuyên gia tư vấn dày dặn kinh nghiệm đã dành gần một tiếng rưỡi để nói về những mẹo vặt mùa thi.
Trong đó, cô dành hơn nửa thời gian ấy để chỉ cho chúng em cách thức chuẩn bị phao thi, cất ở đâu thì an toàn, làm sao để giám thi khó phát hiện để khi có cơ hội thì mới sử dụng, nếu gặp giám thị khó thì đừng dại dột mở ra; nếu hỏi bài bạn thì hỏi như thế nào, những lỗi nào giám thị có thể bỏ qua được… Và cuối cùng, cô kết luận rằng nếu có cơ hội mà không tận dụng nó để bằng mọi giá có kết quả cao thì thật là dại dột…
Sau khi ra khỏi hội trường, nhiều bạn bảo rằng mấy “chiêu” của cô tư vấn đa phần học sinh đã vận dụng nhưng lần này được chỉ thêm những mánh khóe mới và sẽ “tự tin” hơn trước kì thi vì được nhà trường chính thức dạy bảo, nếu được tư vấn sớm hơn chắc trong 3 năm học ở trường này các bạn không mất công rình mò để quay bài mỗi lần kiểm tra mà được công khai như cách nhà trường chỉ vậy…”.
Bài văn được viết trong kỳ thi, và có lẽ qua đây mọi người cũng hiểu thêm được rằng, không biết có bao nhiêu ngôi trường trực tiếp hay gián tiếp mách bảo các em như vậy để rồi thực tế đã diễn ra những cảnh bát nháo trường thi như ở Hà Tây và nhiều địa phương khác năm 2006, hay ngay ở Hội đồng thi THPT Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang năm nay? Khi mà sự dối trá được công khai dạy bảo cho các em bởi chính thầy cô thì thử hỏi các em sẽ trở thành những con người như thế nào khi bước ra xã hội?
Trong khi đó, một thí sinh sau khi chỉ ra hàng loạt hiện tược dối trá đã khẳng định thẳng thừng “Thật thà là cha thằng dại, vậy thì mấy ai ngu xuẩn thật thà chi cho phí công tốn sức. Cứ dối trá mà được lợi thì chẳng sướng hơn sao?”. Em khác thì bảo “…cả xã hội đều dối trá, người lớn dối trá thì đừng trách trẻ con. Nếu mình không như thế thì thật là lạc lõng, vì thế nên phải bị cuốn vào nó dù biết dối trá làm cho đạo đức con người đi xuống chứ khó đi lên…”
Có lẽ, sự xuống cấp về đạo đức xã hội, sự dối trá len lỏi vào đời sống và ngay cả học đường đã khiến cho một bộ phận bạn trẻ mất niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Thử tìm nguyên nhân
Nói về sự yếu kém dẫn đến những bài văn ngô nghê của thí sinh thì có vô vàn nguyên nhân. Có người cho rằng chính phương pháp dạy và học Văn thụ động theo hướng truyền giảng một chiều theo kiểu đọc chép, học thuộc lòng… ở một số giáo viên; cách thi cử, ra đề và chấm điểm truyền thống bấy lâu nay theo hướng đếm ý đã làm tắt lửa nhiệt tình với bộ môn, triệt tiêu sự sáng tạo văn chương ở người học.
Nhưng có một điều tin chắc rằng những kiến thức sai lệch, cách hành văn chẳng giống ai ở trên không có thầy cô hay nhà trường nào dạy cho các em cả mà do lổ hổng kiến thức và kĩ năng của bản thân mỗi em gây ra. Có người bảo đây là những học sinh chây lười học tập, không có động cơ, mục đích sống mà chỉ đến trường do sự ép buộc của gia đình chứ bản thân các em không hề muốn đến với con chữ nên tất yếu kết quả không chỉ văn chương mà chắc rằng các môn học khác cũng chẳng hơn gì.
Cũng có thể đây là những thí sinh tự do bỏ nhiều năm giờ quay lại thi cầu may kiếm tấm bằng tú tài lận lưng hòng xin việc làm nên kiến thức rơi rụng dần theo năm tháng, vào phòng thi nghĩ sao viết vậy! Rồi sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với bộ môn này cũng còn quá nhẹ trong khi đây là môn học làm người.
Cứ nhìn vào cơ hội ngành nghề dự thi vào các khoa, các trường thuộc các khối có môn Ngữ văn lép vế so với các khối khác. Chưa kể cơ hội việc làm sau khi ra trường của các ngành này cũng không phải dễ dàng. Chính vì vậy, chỉ lấy khối C đăng kí dự thi ĐH-CĐ hàng năm ở mỗi trường phổ thông chỉ lèo tèo vài bộ hồ sơ cũng đủ thấy bức tranh ảm đạm.
Do vậy, cần lắm một cuộc mổ xẻ về việc dạy và học Văn, nhìn nhận đánh giá tác động của môn học này đối với đời sống xã hội để từ đó có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ và toàn diện. Nếu môn Văn được trả về đúng vị trí của nó thì chắc chắn bài học làm người sẽ nhẹ nhàng và sâu sắc hơn ngay trên ghế nhà trường phổ thông. Bởi, chính đại văn hào Maxim Gorki đã nói “Văn học là nhân học”.
Đề bài: "Một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em" đang nhận được nhiều chia sẻ.
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
Bài phát biểu của giảng viên một trường trung học tại Mỹ đã thu hút sự chú ý của nhiều tờ báo cho giới trẻ Việt Nam khi ông thẳng thắn nói với học sinh của mình rằng “Các em không hề đặc biệt.”. Lời chia sẻ trên thậm chí đã tạo ra một làn sóng tranh luận trên nhiều cộng đồng trực tuyến thế giới, đồng thời khiến chúng ta phải một lần nữa nhìn lại chính mình.
Bài diễn văn gây chấn động
Giáo viên trung học của Đại Học Welleslay, Damid McCullough Jr. nói với những học sinh trong bài phát biểu của mình rằng: “Các em không hề đặc biệt. Các em chẳng có gì là khác biệt cả”. Điều này quả thực khác biệt với những lời hoa mỹ chúc tụng thường thấy trong một lễ tốt nghiệp ngay cả tại Mỹ.
Giáo viên trung học của Đại Học Welleslay, Damid McCullough
Các em luôn được nuông chiều, nâng niu, bảo bọc, che chở… săn sóc rào đón, nịnh nọt và được rót vào tai những lời ngọt ngào.
“Trên khắp đất nước, không có ít hơn 3,2 triệu sinh viên tốt nghiệp từ 37,000 trường trung học. Điều này có nghĩa là 37 000 học sinh tiêu biểu được đọc bài diễn văn, 37,000 chủ tịch lớp, 92,000 giọng ca nổi bật, 340,000 vận động viên” Ông đã nói như vậy trong bài diễn văn phát biểu tại Boston Herald. “Ngay cả khi các em là duy nhất trong số hàng triệu người, trên hành tinh có 6,8 tỷ người điều này có nghĩa là có gần 7,000 người giống các em.”
McCullough đưa ra nhắn gửi đến những bậc cha mẹ trong xã hội hiện đại, luôn nỗ lực hết mình để săn thành tích của con cái, rằng “Các em luôn được nuông chiều, nâng niu, bảo bọc, che chở… săn sóc rào đón, nịnh nọt và được rót vào tai những lời ngọt ngào.”
Nhưng ông cũng cho biết thêm trong một đoạn Video ở Kênh Wellesley Channel trên youtube. “Như các em thấy, nếu mọi người ai cũng đặc biệt, thì chẳng có ai là đặc biệt cả. Nếu mọi người đều lấy được danh hiệu, danh hiệu đó trở nên vô nghĩa… Hiện nay, những người Mỹ như chúng ta đều yêu những hư danh hơn là thành tựu thực sự... Một cuộc sống trọn vẹn, cuộc sống khác biệt, cuộc sống xứng đáng đã là một thành tựu rồi,” và ông khuyến khích họ “Làm bất cứ điều gì các em muốn không cần bất cứ lí do nào hơn là các em yêu nó và các em tin rằng nó quan trọng.”
Tờ Boston Herald đã tường thuật rằng những lời của McCullough đã được đón nhận nồng nhiệt bởi những người tham dự. Gần cuối bài phát biểu, ông nói, “Niềm vui ngọt ngào nhất của cuộc sống, chỉ đến khi các em thật sự nhận ra rằng các em không đặc biệt. Vì ai cũng như nhau cả mà thôi.”
Nhìn lại một thế hệ trẻ Việt đang yếu dần
Chúng ta nghĩ việc nạp nhiều kiến thức là chúng ta đang mạnh lên, nhưng không, kiến thức lý thuyết chỉ khiến các bạn yếu dần mà thôi! Giữa cuộc đua của một thế hệ trẻ năng động, giới trẻ Việt có đang kiệt sức?
Rõ ràng, bài phát biểu trên rất thiết thực và mang lại nhiều giá trị cho những học sinh sắp bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời. Theo như lời của bạn Uyên Nga (20t, HCM): “Xã hội bây giờ chạy theo thành tích khiến nó tự đáng mất đi nhiều thành tựu chân thành và đáng giá khác. Cám ơn thầy McCullough đã rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh tư tưởng của thế hệ trẻ bây giờ!”
Triết lý giáo dục của phương Tây luôn muốn học sinh của họ giỏi toàn diện, cả về thể chất lần tinh thần và tâm hồn. Không chỉ chỉ kiến thức trong sách vở, mà còn là những trải nghiệm cuộc sống, những thất bại và những lần va vấp. Những trải nghiệm và thất bại đó chính là chìa khóa thành công trong tương lai. Tốt nghiệp trung học chưa đủ, học sinh còn cần tốt nghiệp trường đời để có thể trưởng thành thật sự.
Nhưng dường như giáo dục VN lại đang đi ngược lại với những tư tưởng tiến bộ ở trên.
Ngay từ lớp 1, các em đã bắt đầu kiếp mọt sách bằng những bài tập nặng nề tính lý thuyết, những cuốn sách dày cộp oằn trên lưng trẻ thơ. Chính áp lực từ những năm đầu đời đã khiến các em lao theo cái gọi là danh hiệu để đạt thành tích. Và để đối phó với lượng kiến thức khổng lồ, các em phải dành những thời gian trải nghiệm cuộc sống để đến lớp học thêm và các trung tâm Anh ngữ. Có thể chúng ta sẽ nghĩ, các bậc cha mẹ có quyền lựa chọn để con mình không cần học nhiều mà chơi. Nhưng khi sống trong một bộ máy đang chạy ào ào, nhà nhà đi học thêm, người người đi học thêm chẳng lẽ cha mẹ nào để con mình tụt hâu, đội sổ của lớp.
Với chương trình học quá nặng, các em phải đến lớp học thêm
Và chương trình học ấy cứ kéo mãi cho đến hết lớp 12, vẫn những lý thuyết về mạch điện mà chưa từng biết sửa một cái bóng đèn cháy, vẫn những bài học về cấu tạo tế bào mà chưa một lần được quan sát qua kính hiển vi, vẫn học chất này tác dụng với chất kia ra hỗn hợp nào đó nhưng chưa bao giờ được tận mục sở thị.
Áp lực học và quan niệm phải thi vào đại học bằng mọi giá đã khiến tuổi 18 của các bạn trẻ Việt Nam ngập ngụa trong những câu chữ và con số. Trong khi bạn bè thế giới bắt tay vào thực hiện ước mơ, đi du lịch khám phá thế giới… thì chúng ta đang ở đây, phấn đấu ngày đêm vì tấm bằng đại học mà chưa chắc ra trường đã xin được việc.
Chúng ta nghĩ việc nạp nhiều kiến thức là chúng ta đang mạnh lên, nhưng không, kiến thức lý thuyết chỉ khiến các bạn yếu dần mà thôi! Giữa cuộc đua của một thế hệ trẻ năng động, giới trẻ Việt có đang kiệt sức?
Các bạn nhở ở nước ngoài được trải nghiệm những điều thú vị ngoài sách vở
Ý kiến của bạn Minh Đức trên báo Tuổi Trẻ đã thực sự gây nên hoang mang cho cả một thế hệ “Có lẽ người lớn ở VN sợ con trẻ thất bại, vì nếu chúng thất bại thì có thể ảnh hưởng đến bộ mặt gia đình? Vì thế, chúng ta được định hướng sẵn theo một con đường, ngại thất bại. Người lớn chúng ta có bao giờ tự hỏi tại sao VN đến giờ không có thế hệ nào có những phát kiến, sáng tạo làm thay đổi thế giới? Hay chúng ta chỉ cho rằng chỉ có phương Tây mới là cái nôi sáng tạo?”
Xin lấy tạm một câu của thầy McCullough làm lời kết: Thế hệ trẻ Việt Nam ơi, “Đừng nghĩ là "các em chỉ sống một lần" mà hãy nghĩ là là "các em sống một lần tốt nhất".
Hãy thử sống một lần tốt nhất!
Nguyên văn bài diễn văn gây chấn động dư luận
Tôi vô cùng hãnh diện và cám ơn Tiến sĩ Wong, tiến sĩ Keough, Cô Novogroski, Cô Curran, thành viên hội đồng quản trị giáo dục, gia đình và các em bè của những học sinh, quý ông và quý bà của trường Trung học Wellesley năm 2012, đã cho phép tôi được vinh dự trình bày bài phát biểu của mình vào buổi chiều hôm nay. Cám ơn tất cả mọi người.
Và bây giờ chúng ta ở đây, tại buổi lễ tốt nghiệp, khi cuộc sống luôn hướng về tương lai tuyệt vời phía trước (Và đừng nói về “Còn việc kết hôn thì sao?”, hôn nhân là một khía cạnh của cuộc sống và nó không có nhiều ảnh hưởng. Lễ kết hôn chỉ xoay quanh cô dâu – trung tâm của sự hào nhoáng. Không có gì hơn một danh sách toàn những đòi hỏi vô lý, chú rể chỉ đứng đó. Không quá trang nghiêm, đó là một đám rước mang tính mọi-người-hãy-nhìn-vào-tôi-này. Nhưng cũng không xô bồ. Không phải là một lời tuyên thệ mang tính khác biệt. Và các em có thể tưởng tượng một chương trình truyền hình dành để xem những chàng trai đang thử những bộ lễ phục. Cha của họ ngồi im với đôi mắt trầm ngâm xen lẫn niềm vui và sự hoài nghi, những người anh em của họ thì ngồi trong một góc thầm ghen tỵ. Đối với nam giới, việc bước trên thảm cưới, sau bao nhiêu sự chịu đựng đến giới hạn, phát nổ và trong một phút sơ ý… suốt nửa đời còn lại chỉ đơn thuần như con đường ođến tủ lạnh. Số liệu thống kê cho biết một nửa trong số đó sẽ ly hôn.
Nhưng trong buổi lễ tốt nghiệp hôm nay là một sự khởi đầu mới. Từ ngày hôm nay trở về sau, ngay cả khi đau ốm và khỏe mạnh, mặc cho những khủng hoảng tài chính, mặc cho những khùng hoảng tuổi trung niên, cùng những sự tha thứ cho những lần nóng nảy, vượt qua mọi khác biệt tưởng như không thể hòa giải và rất nhiều điều khác, các em sẽ mãi mãi tốt nghiệp trung học và cầm tấm bằng chứng nhận của các em đến cuối đời.
Không, buổi tốt nghiệp này là một nghi lễ khởi đầu tuyệt vời của cuộc sống, với những người tham dự và những nghi thức thích hợp. Thông thường, tôi ghét nói những gì sáo rỗng, nó thường rất vô nghĩa, nhưng tại đây chúng ta đang ở trên một sân chơi bình đẳng. Đó chính là vấn đề. Điều này nói lên vài thứ. Và những đồng phục nghi lễ khuôn mẫu… không có hình dáng khác biệt, không có kích cỡ, một cái vừa cho tất cả. dù các em là nam hay nữ, cao hay thấp, mọt sách hay lười biếng, nữ hoàng ăn chơi hay là sát thủ X – Box, mỗi người đều mặc bộ trang phục này, các em có thể dễ dàng nhận thấy, chúng giống nhau đến từng chi tiết. Và bằng tốt nghiệp của các em, ngoại trừ cái tên các em ra thì cũng đều giống hệt nhau cả.
Tất cả điều này hiển nhiên như nó phải thế, bởi vì chẳng ai trong các các em đặc biệt.
Vâng, các em chẳng có gì đặc biệt, Các em không phải là trường hợp ngoại lệ nào cả.
Cho dù các em có đọat những chiến tích lẫy lừng trong đội bóng U9, cho dù các em được đánh giá ở hạng xuất sắc trong số các học sinh lớp 7, cho dù các em nhận được bao nhiêu chứng nhận về văn chương, như Mister Rogers hay Aunt Sylvi, cho dù các em tham gia vào bao nhiêu cuộc diễu hành đòi công lý... các em cũng chẳng có gì đặc biệt.
Vâng, ngày từ nhỏ các em đã được nuông chiều, nâng niu như trứng, dìu dắt, bảo bọc từng chút…, những người lớn có khả năng sẽ làm nhiều thứ để dẫn dắt các em, ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng, tắm rửa cho các em, dạy dỗ, huấn luyện, lắng nghe, khuyên răn, khuyến khích, an ủi và thúc đẩy các em hãy đứng lên và bắt đầu lại. Các em bị tán tính, lừa phỉnh, nài nỉ. Các em chỉ toàn nghe những lời ngon ngọt nồng nhiệt. Vâng, chính xác là vậy. Và dĩ nhiên họ có mặt trong tất cả những trò chơi, vở kịch, màn độc tấu và hội chợ khoa học của các em. Những nụ cười nồng cháy khi các em bước vào một căn phòng, và người ta há hôc miệng đầy thích thú mỗi lần các em nhoẻn miệng cười. Và bây giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Không thể phủ nhận, tất cả chúng tôi ở đây là vì các em, với niềm tự hào và đầy hứng khởi của cộng đồng…
Nhưng đừng bao giờ lầm tưởng các em có chút gì đó đặc biệt. Vì các em không hề đặc biệt.
Các bằng chứng thực nghiệm có ở khắp mọi nơi, những con số này ngay cả những giảng viên người Anh cũng không thể phớt lờ. Newton, Natick, Nee… tôi được phép nói Needham, phải không nào?… Có 2000 sinh viên tốt nghiệp trung học tại đây. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên… Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng vậy, mặc dù ông ta thực sự là một hiện tượng.
Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng không có gì đặc biệt
"Nhưng, Dave", các em đang hét lên, "Walt Whitman nói em là phiên bản của sự hoàn hảo! Epictetus nói em có tia lửa của thần Zeus" Và tôi không đồng ý. Vậy thị chẳng lẽ có đến 6,8 tỷ ví dụ của sự hoàn hảo, 6,8 tỷ tia lửa của thần Zeus. Các em thấy đấy, nếu tất cả mọi người đặc biệt, thì chẳng có ai đặc biệt cả. Nếu tất cả mọi người đều được khen thưởng, danh hiệu trở nên vô nghĩa. Có một điều chúng ta không nói ra nhưng ai cũng hiểu là, học thuyết của Darwin bắt nguồn từ một nỗi sợ hãi vô hình của con người, đó là nỗi sợ hãi bị diệt vong – hiện nay chính chúng ta gây nên sự sợ hãi cho chính mình, chúng ta yêu sự hư danh hơn là những thành tựu thật sự. Chúng ta xem chúng như những yếu tố quan trọng - và chúng ta vui vẻ thỏa hiệp với các tiêu chuẩn, bỏ qua thực tế, nếu chúng ta nghi ngờ đó là cách nhanh nhất, cách duy nhất để có một cái gì đó để ghi dấu ấn, một cái gì đó để khoe mẽ, một cái gì đó với thúc đẩy mình vươn lên một bậc cao hơn của xã hội. Không còn đơn giản là cách thức các em vận hành trò chơi, thậm chí không nằm ở vấn đề chiến thắng hay thất bại, học hỏi tiếp hoặc phát triển, hoặc dám thân làm việc gì đó ... Bây giờ vấn đề nằm ở câu hỏi "Vậy điều này có thể mang lại cho tôi cái gì?" Kết quả chúng ta đang rẻ mạt giá trị của sự nỗ lực. Đó là một loại bệnh dịch và theo cách này thì ngay cả trung học Wellesley - một trong số trường trung học tốt nhất trong 37000 trường trung học trên toàn quốc - cũng không miễn. Nơi tốt không đồng nghĩa với đủ tốt. Và tôi hy vọng các em hiểu ý tôi khi tôi nói "một trong những trường tốt nhất." Tôi nói "một trong những trường tốt nhất" để chúng ta có thể cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Tuy nhiên, theo logic chỉ có thể có một thứ tốt nhất. Các em tốt nhất hoặc các em không.
Nếu các em đã học được điều gì đó trong suốt bao nhiêu năm qua, tôi hy vọng đó là tri thức và niềm đam mê nghiên cứu chứ không phải là những bảng ghi thành tích. Tôi cũng hy vọng rằng các em đã nghiệm ra câu mà viết kịch người Hy Lạp vĩ đại Sophocles đã nói với chúng ta: "Trí thông minh là yếu tố chính để tạo nên hạnh phúc". (Tất nhiên, trong một vài trường hợp cá biệt, hạnh phúc có thể là một que kem!). Tôi cũng hy vọng các em đã học đủ để nhận ra rằng các em đã học ít thế nào, các em đã học ít đến mức mà hôm nay mới chỉ là bắt đầu. Các em đã đến đây từ vị trí nào, đó mới là vấn đề.
Hãy tận hưởng cuộc sống hết mình
Và khi các em vừa bắt đầu, trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles. Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thỏa hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lý hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả những thứ các em thích và những người các em cảm mến bằng tất cả tấm lòng của mình. Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào.
Cuộc sống đang hoàn thiện, cuộc sống có khác biệt, cuộc sống có sự liên quan, đó là thứ mà các em hiểu được chứ không phải là một thứ gì đó được nhồi trong máy tính hay mẹ bắt các em làm. Các em sẽ nhìn thấy những người cha bị thương để bảo vệ cho quyền được sống, được tự do của con mình. Và theo đuổi niềm hạnh phúc đó là một động từ chủ động. Nhưng tôi nghĩ, "theo đuổi" ở đây có nghĩa là từ bỏ những khoảng thời gian các em nằm nhà để xem những con vẹt đang nói chuyện trên Youtube. Tổng thống Roosevelt nhiều tuổi vẫn cưỡi ngựa và sống một cuộc sống tích cực. Tác giả Thoreau vẫn muốn cố gắng sống thật ý nghĩa, rút hết sinh lực để cống hiến cho các tác phẩm. Nhà thơ Mary Oliver dạy chúng ta phải chiến đấu, chiến đấu trong những cơn bão tố. Điều quan trọng ở đây đó là các em phải làm cho mình luôn bận rộn và chiến thắng các mục tiêu. Đừng chờ đợi nguồn cảm hứng và sáng tạo tự tìm đến với các em. Hãy tỉnh dậy, ra ngoài và bùng nổ, tự tìm thấy nó và giữ chặt nó trong tay. (Và giờ đây, trước khi các em vội vã ra ngoài để "tậu" một hình xăm YOLO cho đúng phong trào, hãy dừng 1 chút để tôi chỉ ra điều phi lý ở đây. Rõ ràng các em không chỉ sống một lần mà mỗi ngày các em có 1 cuộc đời. Đừng nghĩ là "các em chỉ sống một lần" mà hãy nghĩ là là "các em sống một lần tốt nhất". Và hình xăm YOLO thì không mang lại cho các em những giá trị ấy, vì thế chúng ta nên quyết định nó chẳng có ý nghĩa gì cả.)
Tuy nhiên, cũng không nên lấy việc ai đó xăm một hình đang thịnh hành làm bằng chứng cho lối sống buông thả, hãy coi đó như một hệ quả hoàn hảo mà quá trình hoàn thiện cuộc sống chúng ta có thể đã tạo ra và trải qua. Vấn đề là khi nào chúng ta có thể nghĩ về những thứ quan trọng hơn. Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho người 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra, các em chẳng có gì đặc biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
Chúc mừng. Chúc các các em may mắn. Hãy làm mọi thứ vì lợi ích của các em thân và của nhân loại, đó đã là một cuộc sống phi thường.