Nguyễn Đặng Hùng Tâm- 12TA2 VTS
Hiện nay có rất nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố , thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đó là điều tốt nhưng đằng sau đó còn có những mặt xấu chúng ta cần phải mổ xẻ.
Bình thường, nhìn đồng loại bất hạnh, kẻ có chỉ số lương tri ít ỏi nhất cũng xúc động. Huống chi đồng loại nọ lại là những em bé mới tí tuổi đầu đã bị cho thuê làm “đạo cụ” xin ăn, những em ngước đôi mắt chỉ còn tròng trắng lên nhìn đám thực khách đang mải ăn uống nài mua vé số … Những cánh diều bất hạnh này không hề biết bay. Nhem nhuốc mặt mũi đã đành, cả lý lịch cũng mù mờ nốt. Cha mẹ là ai, ở đâu, mấy tuổi…phần lớn chúng đều lắc đầu. Chúng không ở đâu xa, quanh xóm ngõ, phố phường, vỉa hè, các bệnh viện Nhi đồng, Từ Dũ, hoặc tốt số hơn thì trong trường mù Nguyễn Đình Chiểu, trung tâm phục hồi chức năng Võ Thị Sáu, các cơ sở từ thiện Tam Bình, Thiên Phước, chùa Diệu Giác, mái ấm Hướng Dương, nhà mở Hoa Hồng. Đến với bọn trẻ này là những doanh nghiệp, những tổ chức thiện nguyện trong và ngoài nước, các Việt Kiều (nhất là Việt Kiều Mỹ). Và thường nhất, đông nhất là các cơ sở tôn giáo, các tiểu thương, sinh viên học sinh trẻ. Tất cả dù vài tỷ đồng, vài ngàn đồng, dù thi thoảng, dù đều đặn hàng tháng, năm này qua năm khác, dù ẩn danh, hiển danh…thì phần lớn đều là tự nguyện. Đó là một hành động nhân đạo xuất phát từ lòng hảo tâm, lòng yêu thương đồng loại của con người,. Vì vậy nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận nuôi dạy trẻ em cơ nhỡ, lang thang, khuyết tật, mồ côi đến trưởng thành và tạo công ăn việc làm ổn định cho chúng. Chẳng hạn như Trung tâm Nhân đạo Quê Hương là nơi nuôi dạy trẻ em mồ côi, khuyết tật, tại trung tâm này, trên 4.000 trẻ em bất hạnh đã được nuôi dạy trưởng thành và được tạo điều kiện công ăn việc làm, hiện Trung tâm đang nuôi dạy và chăm sóc 340 cháu; Trường mái ấm Bà Chiểu ở 149/1 Nguyễn Văn Đậu - Phường 11 - Quận Bình Thạnh. TP. HCM là một ngôi trường nuôi trẻ em nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi ở độ tuổi từ 6-16 tuổi, các em ở đây được học chữ và được học nghề để các em không phải đi bán thân hoặc làm những việc khác. Nếu bỏ mặc những đứa trẻ đó thì chúng sẽ vô giáo dục, trở thành những kẻ vô công rỗi nghề rồi dẫn đến phạm tội như câu “nhàn cư vi bất thiện”... Tuy nhiên cũng có những người lấy danh nghĩa nhận nuôi trẻ em lang thang, cơ nhỡ nhưng thực ra là bóc lột sức lao động, bắt các em làm việc như bán kẹo, ăn xin,… ở các trung tâm thành phố. Như trong bài báo trên VietNamNet : “7h các tối, cu Tùng (11 tuổi - quê ở Hoằng Hoá, Thanh Hoá)cắp chiếc rá nhựa xếp đầy kẹo cao su rảo bước “càn” địa bàn đã được chủ giao. Hàng chục đứa trẻ khác cũng hối hả lên đường "làm nhiệm vụ", đứa bán hàng, đứa ăn xin, bụng nơm nớp nghĩ đến trận đòn của những kẻ thuê mình...”. Hay những tổ chức săn trẻ sơ sinh, nhận nuôi trẻ em để bán ra nước ngoài,… theo báo Tuổi Trẻ ngày 25/9 : “Th., một cô gái 16 tuổi lầm lỡ và mang thai. Hay tin, một nhóm người tìm đến gạ gẫm đưa đi “mắc võng”. Sinh xong, Th. nhận được 20 triệu đồng, còn đứa nhỏ được người ta đưa đi...”. Hay các trung tâm nhân đạo cho người nước ngoài nhận các em bé VN làm con nuôi nhưng khi đã ra khỏi biên giới rồi thì số phận các em bé đó không ai biết được sẽ ra sao. Nguyên nhân là do tiền, lòng tham con người là vô đáy nên mới có thể làm những hành động vô nhân đạo đó, bất chấp tất cả để có tiền. Tình trạng này đang phổ biến ở VN, đang bị người dân, báo đài,… lên án và pháp luật trừng trị.
Nhà nước phải có các biện pháp giải quyết tình trạng buôn bán, bóc lột sức lao động trẻ em, phải kiếm soát chặt chẽ khi cho nhận con nuôi, … và chúng ta phải tham gia, giúp đỡ, làm các hoạt động từ thiện để giúp đỡ trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, khuyết tật … để các em có thể vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp như một công dân nước VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét