Đề thi cao đẳng môn Văn 2012
“Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính
con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp.”
Hãy viết một bài văn ngắn
(khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên.
------------------------------------
Gợi ý làm bài của báo Giáo dục
Thí sinh cần đáp ứng
đúng các yêu cầu cơ bản của đề bài: Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình
bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Nghề nghiệp không làm
nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề
nghiệp”.
Thí
sinh có thể trình bày nội dung theo những cách thức khác nhau. Sau đây là một cách
làm cụ thể :
-
Giới thiệu vấn đề: có ai đó đã nói rằng : “điều quan trọng nhất của con người
là chọn cho mình một nghề để mưu sinh và sống với nó đến cuối đời”. Tuy nhiên,
có nhiều người đã chọn nghề theo xu hướng của dư luận. Việc chọn lầm nghề để lại
những hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng
“Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người
mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”.
Sau đây chúng ta thử phân tích và bàn luận về ý kiến trên.
-
Giải thích :
+
Nghề nghiệp là công việc chuyên môn, làm theo sự phân công lao động của xã hội.
+
Phân công xã hội ngày càng nhiều, càng sâu nên xã hội có nhiều ngành nghề và giữ
vị trí khác nhau trong xã hội.
+
Xã hội thường xuyên phát triển; có nghề nghiệp mới phát sinh nhưng cũng có những
nghề nghiệp phải bị tàn lụi. Do đó có nghề dễ mang lại sự thành công (danh tiếng,
tiền của, địa vị…) nhưng cũng có nghề không được như vậy. Cho nên dẫn đến sự tồn
tại trong xã hội quan niệm về sự cao quý, sang hèn, tốt xấu… trong nghề nghiệp.
-
Bàn luận:
+
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người
vì
* Mỗi nghề đều có đặc điểm,
vị trí riêng trong cuộc sống xã hội.
* Nghề nghiệp nảy sinh từ
nhu cầu xã hội, do đó mọi nghề đều cần thiết cho cuộc sống, vì thế mỗi nghề đều
có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, do đó nghề chân chính nào
cũng đều cao quý cả.
* Tuy nhiên do đặc trưng
riêng của một số ngành nghề, do ý nghĩa đặc biệt của nó đối với đời sống, một số
ngành nghề được đặc biệt biểu dương: nghề dạy học, nghề thầy thuốc…
+ Mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp vì
* Con người là chủ thể của
hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá trị của hoạt động
nghề nghiệp.
*
Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy
có kẻ tốt, người xấu, chính vì thế điều này tạo nên giá trị của nghề nghiệp.
*
Trong những ngành nghề được biểu dương đặc biệt vẫn có những “con sâu làm rầu nồi
canh”. Trong những ngành nghề do bị thành kiến mà bị coi thường vẫn có những
con người cao quý, có cách hành xử được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi.
*
Làm rõ tại sao con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp (dẫn chứng). Chính
tư cách và đức hạnh sáng ngời của con người làm cho người khác phải tôn trọng
nghề nghiệp của họ.
-
Bài học nhận thức và hành động:
+
Cần nhận thức: không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề
thấp hèn. Cần phê phán quan niệm phân biệt này vì nó không đúng đắn, nó tồn tại
trong xã hội phong kiến ngày xưa và không nên tiếp tục trong cuộc sống ngày
nay.
+
Cần thấy những việc làm không chính đáng: ví dụ
như trộm cướp, gian dối… để kiếm sống không phải là nghề nghiệp chân
chính như chúng ta đang bàn.
+
Cần thấy giá trị đúng đắn của nghề nghiệp; nghề nghiệp chân chính nào cũng có
giá trị và đều đáng được trân trọng. “Giá trị của một con người là lợi ích của
họ mang lại cho người khác chứ không phải là nghề nghiệp của họ”.
+
Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt
(sang hèn…) về nghề nghiệp của một số người. Cần chọn nghề phù hợp với năng lực,
với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
+
Với nghề nghiệp cần “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chuyên tâm rèn luyện tay
nghề, giữ gìn lương tâm nghề nghiệp, trao dồi đạo đức để làm hiển vinh nghề
nghiệp, giá trị bản thân.
- Tổng kết : “Không phải nghề nghiệp
mang đến sự cao quý cho con người mà chính con người mang đến sự cao quý cho
nghề nghiệp” là một ý kiến đúng đắn, nó là một lời khuyên, một lời nhắc nhở đối
với mọi người nhất là đối với thanh niên đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn
nghề nghiệp.
hay
Trả lờiXóadở
Trả lờiXóathank nhiu
Trả lờiXóaT xí bài này 12a1 đứa nào vào đọc nhớ đừng chép...Hưng đây
Trả lờiXóa