14 thg 9, 2009

Học hành

Trường THPT Võ Thị Sáu Tp. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 9 năm 2009
Họ tên: Phạm Hoàng Quỳnh Trâm
Lớp : 12A6
Môn: Ngữ Văn
Bài viết số 1
Đề bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý “Hãy phát biểu ý liến của mình về mục đích học tập mà UNESCO đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Năm 1996, UNESCO đã đưa ra bản báo cáo đề xướng về mục đích học tập “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Vậy chia sẻ với tôi ý kiến của bạn về mục đích này.

Trước tiên bạn hiểu “học” là gì? “Học” là những trau dồi những kiến thức của mình qua sách vở, cuộc sống thường ngày. “Biết” là hiều biết những kiến thức hoặc khám phá về một vấn đề, việc nào đó mà mình quan tâm đến. “Chung sống”- những quy tắc chuẩn mực để sống trong một xã hội. “Tự khẳng định mình” là sự nỗ lực, vươn lên để mọi người nhìn nhận giá trị, khả năng của mình. “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” được xem là bốn trụ cột quan trọng, then chốt của ngành Giáo dục. “Học để biết, học để làm” là học để hiểu sâu rộng những gì trong sách vở, thường thức cuộc sống, từ đó vận dụng vào đời sống. “Học để chung sống” là biết sống vì nhau để cùng phát triển, hiểu biết, tôn trọng lịch sử, truyền thống, giá trị văn hóa tinh thần của nhau. “Học để tự khẳng định mình” mang ý nghĩa bất kể mình có hoàn cảnh ra sao, chỉ cần ta có nỗ lực chăm chỉ học hành, rèn luyện kiên trì ắt có ngày sẽ thành công, tự khẳng định giá trị con người mình.

“Làm người sự học đứng đầu

Khai thông trí tuệ, mở sâu kho tàng

Kiến thức từ học phát quang

Như kho sách quý, vào hàng doanh nhân.”

“Học để biết” được xem như tiền đề, khởi đầu sự học, vì thế người xưa gọi các thầy giáo trường làng- những người dạy chữ đầu tiên là thầy giáo “khai tâm” mỗi người. Những chữ đầu đời ấy là những viên gạch đầu tiên để ta xây nên lâu đài kiến thức của mình. Dù là tiến sĩ, bác học chăng nữa, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, như vậy học để biết là học suốt đời. Có những người học rất nhiều sách, vấn đề nào cũng quan tâm, nhưng ta không thật sự đi sâu vào lĩnh vực nào, nếu hỏi thật cặn kẽ thì hoá ra ta chẳng biết gì. Người xưa đã bảo “Một nghề thì sống đống nghề thì chết”. Tóm lại học không chỉ để biết, học còn để hiểu và quan trọng hơn là học để làm và làm chuyên nghiệp.

Khi ta tư duy “học để làm” thì ta sẽ biết trọng tâm vào cái gì. Ta sẽ biết cái gì là bắt buộc học, cần học và nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa cái ta học và cái xã hội cần. Và khi ta tư duy học ta sẽ quan tâm nhiều đến kinh nghiện thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Ta từng nghe đến chuyện những học sinh giành giải I, II cuộc thi Toán, Lý cấp Quốc gia khối THPT nhưng không lắp nổi chiếc máy thuộc động cơ bốn kỳ, một điều mà học sinh THCS ở các nước khác thực hiện dễ dàng. Vì vậy, học để biết thì có rất nhiều, học để làm sẽ có khả năng làm việc tốt, thích nghi nhanh với mội trường làm việc sau này.

“Học để sống” là một chương trình gồm nhiều lĩnh vực với các mục tiêu khác nhau bao gồm việc truyền thụ cho cá nhân từ lúc thơ ấu đến suốt đời những giá trị về dân chủ, đoàn kết, hoà bình nhằm trang bị cho ta những kỹ năng, tri thức bước vào đời, tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Ta đamg hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, nếu ta không học cách sống cùng nhau thì ta sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

“Học để tự khẳng định mình” đòi hỏi ở ta sự kiên trì, nỗ lực. Ngày nay , khi đọc sách báo, ta thường thấy những tấm gương vượt khó, gia đình khó khăn phải vừa học vừa phụ giúp gia đình nhưng các bạn vẫn là học sinh giỏi, được mọi người khâm phục.

Qua những điều trên, ta nhận ra rằng chỉ học để biết thôi thì vẫn chưa đủ mà ta cần kết hợp với thực hành để cùng nhau xây dựng một đất nước hoà bình, bền vững, mà để làm được điều đó cần sự nỗ lực, quyết tâm của tuổi trè- những người chủ tương lai của đất nước./.

1 nhận xét:

  1. LÊ TẤN THỊ MỸ TIÊN-26-12a6-VTSlúc 08:49 12 tháng 10, 2009

    +Nhận xét:
    -Bố cục: bạn chưa làm đủ 6 phần, thiếu phần phương hướng hành động.
    -Phần luận cứ, luận điểm, rõ ràng, khá chặt chẽ.
    -Có dẫn chứng cụ thể. Nhưng có phần có có phần ko.
    -Bạn có thêm nhiều câu nói để làm bài viết thêm phong phú.
    -Kết bài nên nhắc lại câu đề xướng của UNESCO

    +Đề nghị:
    -Bạn nên đưa ra đẫn chứng cho từng luận điểm để bài viết được rõ ràng hơn.
    -Bạn phải thêm phần phương hướng hành động

    +Sửa một đoạn: (bổ sung phần phương hướng hành động)
    Mỗi nguời phải tự đề ra cho mình những mục đích học tập chính đáng. Gia đình nên động viên con em mình tham gia các hoạt động ngoại khóa, giúp nâng cao kĩ năng sống. Nhà trường nên xây dựng các phòng thực hành, tăng cường các hoạt động ngoại khoá để mọi người có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Về phía xã hội thì cần phải luôn khuyến khích thế hệ trẻ thực hiện mục đích học tập chính đáng, góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu mạnh, khen thưởng những cá nhân vượt khó khăn đạt thành tích tốt, phê phán những người xem nhẹ việc học... Có những định hướng hành động như vậy thì mới mong đất nước ta ngày càng văn minh, tiến bộ.

    LÊ TẤN THỊ MỸ TIÊN-26-12a6-VTS

    Trả lờiXóa