26 thg 9, 2009

Trăm hay không bằng tay quen

Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn truyền dạy cho con cháu những bài học quý báu về cuộc sống được đút kết từ kho tàng tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Một trong những bài học đó được thể hiện qua câu tục ngữ đó là “ Trăm hay không bằng tay quen”. Và cho tới ngày hôm nay bài học này càng thể hiện rõ giá trị của nó đối với cuộc sống mỗi con người.


Câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen” được ông cha ta đút kết từ thời xa xưa. Cho nên từ “trăm” trong câu tục ngữ được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, “trăm” là một từ cổ, được hiểu là nói. Nếu chúng ta hiểu từ “trăm” theo nghĩa thứ nhất thì câu tục ngữ sẽ có nghĩa: “ Nói hay không bằng làm giỏi”. Còn với nghĩa thứ hai thì từ “trăm” được hiểu là nhiều, nếu ta kết hợp nghĩa thứ hai thì câu tục ngữ sẽ có nghĩa: “ biết nhiều không bằng làm tốt”. Tuy rẳng mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau, nhưng mỗi nghĩa đều có giá trị riêng của nó. Nếu chúng ta chọn theo cách hiểu thứ hai thì chúng ta có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa câu tục ngữ trên là: lý thuyết không bằng thực hành. Đó cũng là ý nghĩa khái quát của bài học mà ông cha ta muốn truyền đạt cho con cháu chúng ta.

Để xem xét sự đúng, sai trong câu tục ngữ trên, ta cần phải căn cứ vào cuộc sống thực tế , hoàn cảnh của mỗi con người vì mỗi câu tục ngữ, mỗi bài học đều nghĩa tương đối. Có khi ý nghĩa của câu tục ngữ đúng với người này nhưng lại không đúng với người khác. Có đôi lúc trong cuộc sống thì việc thực hành lại có giá trị hơn lý thuyết. Trong đời sống hằng ngày, ta hay bắt gặp những anh thợ sửa xe, họ phải sửa đi sửa lại nhiều lần thì họ mới trở thành một anh thợ giỏi. Cụ thể nhất là trong việc học văn rèn chữ, nếu chúng ta không vận dụng sáng tạo, chăm chỉ siêng năng thì việc học văn sẽ chẳng còn lợi ích. Ngược lại, có đôi lúc thì lý thuyết lại có giá trị chỉ đạo thực hiện. Anh thở kỹ sư, muốn xây được những tòa nhà cao chọc trời, những cây cầu rộng lớn thì anh phải vận dụng lý thuyết đã học để vận dụng vào thực tiễn nhằm đảm bảo không gây trở ngại ảnh hưởng đến công trình. Nếu anh kỹ sư không vận dụng lý thuyết thì hậu quả khó mà lường trước được. Cũng như việc một người bác sĩ giỏi nếu anh ta không học tập tốt ở trưởng thì làm sao có thể chữa bệnh cho người khác. Vì vậy mà xét theo mỗi trường hợp thì tùy vào từng trường hợp mà câu tục ngữ biểu hiện được giá trị và ý nghĩa của nó.

Trong xã hội chúng ta ngày nay có một số ngưởi không xem trọng cả lý thuyết lẫn thực tế. Họ chỉ biết nói cho có rồi không làm. Ví như một số quan chức chính phủ chỉ biết hứa hẹn nhiều điều nhằm lấy lòng tin nhân dân rồi lại làm nhân dân thất vọng về việc họ làm, có đôi lúc họ cũng chẳng làm để người dân cứ phải khổ sở gây thiệt hại cho chính quốc gia đó. Một số nhà máy dù biết rõ rằng việc thải chất thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nhưng họ vẫn cứ thải, diển hình như vụ nhà máy Vedan cách đây không lâu. Tất cả những hành dộng trên đều gây ra những hậu quả lớn cho cả loài người cả trong hiện tại lẫn tương lai.

Vì thế mà việc cân bằng giữa thực hành và lý thuyết nhằm phát huy và kế thừa bài học quý báu đó của ông cha ta là điều quan trọng, nhất là với mỗi học sinh chúng ta, để đạt dược kết quả tốt trong việc học tập hiện tại cũng như là trong tương lai. Đói với nhà trường và mỗi gia đình, việc giáo dục con cái cũng như học sinh cũng cần phải điều hòa giữa thực hành lẫn lý thuyết, có khi thực hành nhiều sẽ giúp các học sinh phát huy hết năng lực vốn có thông qua lý thuyết được học. Xả hội cũng vậy, “nói đi đôi với làm” sẽ giúp ổn định xã hội, tạo lòng tin cho nhân dân, giúp nước nhà càng phát triển.

Tóm lại, qua câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”, ta rút ra được bài học quý báu mà ông cha ta mốn truyền đạt lại cho con cháu từ xưa tới nay. Đó là lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Do vậy, mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải siêng năng học tập, vận dụng những bài học vào thực tế một cách sang tạo nhằm tạo ra những giá trị tốt cho cuộc sống hiện tại và tương lai


12A12-19-0910

35 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. cung duoc ai la nguoi viet day zay xin chan thanh cam on nhe

      Xóa
  2. (...blah...blah...blah...)

    Trả lờiXóa
  3. sao viết sai chính tả nhiều thế !!!

    Trả lờiXóa
  4. bai cua ban chua duoc sau sac cho lam

    Trả lờiXóa
  5. trăm hay ko bằng tay quen nói về lý thuyết ko bằng thực hành. bạn làm lý thuyết đi đôi với thực hành là lạc đề rồi đó

    Trả lờiXóa
  6. NEU TOI VIET BAI NAY CO^ GIAO CHO 8 DIEM THI GOOD

    Trả lờiXóa
  7. ban oi lac de roi tai sao ly thuyet lai di doi voi thuc hanh vi bai nay noi ly thuyet chi la mot phan con thuc hanh moi la chu yeu co ma

    Trả lờiXóa
  8. toi co bai khac hay hon day ai muon bit thi tui cho

    Trả lờiXóa
  9. hay co y nghia thanks anh chi nhiu nha

    Trả lờiXóa
  10. bai cung dc nhung dai wa

    Trả lờiXóa
  11. hay qua mai minh fai kiem tra bai nay roi

    Trả lờiXóa
  12. 11A9 truong thpt My Tho nam dinh

    Trả lờiXóa
  13. kung dc nhung daj wa aj ma co thoi gjan ngoi chep chu

    Trả lờiXóa
  14. lac. de mat r hxhx

    Trả lờiXóa
  15. dung la lac de that...ji lai kug chag de lai an tuog sau sac nao

    Trả lờiXóa
  16. cung hoi lac de day ban a ma neu co cho toi 10 diem thi toi cam on nhieu i love you

    Trả lờiXóa
  17. Cung dc,nhug bon minh lam kieu khac co

    Trả lờiXóa
  18. bài không rõ luận điểm,bố cục chưa chặt chẽ,nội dung muốn nói đến khá tốt.cảm ơn bạn

    Trả lờiXóa
  19. ui may quá ... kiếm được bài ngon kinh .. cảm ơn bạn ^^


    Trả lờiXóa
  20. tam dk thi cug co ma chep la dk roi

    Trả lờiXóa
  21. Con lợn !dở như chó

    Trả lờiXóa