Dị ứng với... làm việc nhóm
TT - Thích làm việc một mình, không thích hợp tác với người khác... Đó là những đặc điểm dễ nhận thấy của căn bệnh dị ứng với... làm việc nhóm.
Với tinh thần làm việc nhóm, đội ngũ cán bộ trẻ của Tổng công ty Phong Phú đã đưa ra nhiều sáng kiến có hiệu quả trong sản xuất - Ảnh: K.ANH |
Có một nghịch lý khá phổ biến trong không ít công ty có nhiều người trẻ, giỏi đầu quân, đó là các bạn trẻ càng có tài thì càng dễ trở thành... kẻ thua cuộc trong các hoạt động cần tinh thần “teamwork” (làm việc theo nhóm). Vì sao như vậy?
Nhóm có nhiều “sao”: thảm họa!
Phải tập nếm thất bại! Phương thuốc hiệu nghiệm nhất để trị căn bệnh dị ứng làm việc tập thể là: hãy thử một lần nếm qua cảm giác thất bại, gắng sức dẹp bỏ sự kiêu ngạo, cái “tôi” quá lớn của mình. Phải học cách nhìn nhận sự việc khách quan, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, nhân viên, hoàn cảnh hoặc cấp trên... khi gặp thất bại. Hãy tập nhận trách nhiệm về mình và tự hỏi: “Mình học được gì từ thất bại này? Có phải đó là do bản thân không chịu lắng nghe? Mình có thể làm gì để nâng cao tinh thần và sự đoàn kết nhóm? Nếu cấp trên ở vị trí của mình, anh/chị ấy sẽ nhìn nhận và giải quyết vấn đề như thế nào?“. Anh Nguyễn Hữu Trí (giám đốc điều hành Học viện đào tạo kỹ năng mềm Breakthrough Power) |
Tương tự, một cán bộ nhân sự trẻ cho biết: “70% số người làm ở chỗ tôi tốt nghiệp loại ưu hoặc có bằng cao học trở lên, nhiều bạn từng du học với học bổng toàn phần. Chúng tôi từng tin sự thông minh, nhanh nhạy sẽ giúp họ dễ hòa hợp, giúp nhau giải quyết vấn đề tốt nhất”. Tuy nhiên trái với mong đợi của ban lãnh đạo, mỗi khi được giao một dự án cần tinh thần đội nhóm, năng suất làm việc của các bạn trẻ này lại giảm sút trầm trọng ...
L.Tâm (bộ phận tín dụng một ngân hàng trong nước) còn chuyển chỗ làm vì không chịu được áp lực phi lý từ các đồng nghiệp. “Trong cùng một vấn đề, các đồng nghiệp xét nét, hoạnh họe nhau từng chút một. Đáng nói hơn, khi phát hiện ý kiến của mình có vẻ nổi trội và khiến sếp quan tâm hơn, họ sẽ ghim trong lòng ít nhiều. Là lính mới càng dễ bị bắt nạt”, L.Tâm ấm ức giải thích lý do mình chuyển chỗ làm.
Tập lui để cùng tiến!
Nhớ lại khoảng thời gian theo học tại Trường NUS (Singapore), anh Nguyễn Hữu Trí (một sếp trẻ) trăn trở về những lần chứng kiến sinh viên Việt bị bạn bè quốc tế “bỏ rơi”. “Tôi còn nhớ trong một tiết học, khi giáo sư kêu mọi người hãy tự tạo nhóm để thảo luận, chưa đến 5 phút ai nấy đều đã chọn được bạn cho mình. Nhìn lại chỉ còn sáu sinh viên Việt đứng trơ trọi”.
“Theo quan sát của tôi, các bạn trẻ Việt có tài thường tự tin vào năng lực cá nhân, nhưng mặt khác họ thiếu kinh nghiệm sống. Do đó, trong môi trường tập thể, họ sẽ dốc hết sức thể hiện “kỹ năng cá nhân” với sự hiếu chiến cao nhất. Chưa kể bạn trẻ Việt thường chủ quan khi nhận xét về người khác, ít khi nào chịu nhìn lại bản thân mình liệu đã đủ thân thiện, chủ động trong các mối quan hệ hay chưa”, anh Trí phân tích.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Hà Hoài Thu (phó giám đốc điều hành Trung tâm tư vấn & đào tạo kỹ năng quản lý Traininghouse) cũng nhận định tương tự.
Theo bà Thu, tinh thần của teamwork là làm việc theo nhóm để phát huy tối đa năng lực của các cá nhân, nhằm đạt được thành tích cao nhất cho nhóm. Một nhóm lý tưởng gồm một thủ lĩnh giữ vai trò lãnh đạo (leader) và các thành viên (team members). Thế nhưng các sếp trẻ hoặc những bạn trẻ có tài thường thích đứng ở góc độ người lãnh đạo hơn là lui về làm lính... từ đó dẫn đến việc khó hòa hợp trong nhóm, ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công việc.
Theo nhiều chuyên gia về nhân sự, năng lực cá nhân là yếu tố rất quan trọng trong công việc, nhưng đó chỉ là điều kiện “cần” chứ chưa “đủ”. Một người tài giỏi nếu muốn thành công cần biết lùi hay tiến kịp thời để tập thể cùng tiến. Sự thăng tiến của mỗi cá nhân bền vững và thật sự có ý nghĩa khi đặt vào sự thành công chung của tập thể”, bà Hoài Thu đúc kết.
CÔNG NHẬT
heheeeeeeeeeeeeeee
Trả lờiXóachang co j thu vi nen chang ai them wan tam
miếng dán kính cường lực iphone
Trả lờiXóa