12 thg 6, 2011

Văn hóa ứng xử của người VN

tto .28/02/2011 10:34:09 SA

Thân gởi tòa soạn và bạn đọc, xin đừng vội tự ái dân tộc khi tôi nói rằng, văn hóa, giáo dục, tư duy, tập quán và lối sống của người Việt Nam còn có quá nhiều bất cập, bảo thủ và lạc hậu. Ở trường lớp, ngoài chuyện bị nhồi nhét kiến thức thì học sinh, sinh viên chẳng được trang bị cho mình những kinh nghiệm, những kỷ năng sống thiết thực cũng như cách sống tích cực như độc lập và tự lập.
Trong gia đình, vì thiếu hiểu biết, thiếu ý thức hoặc do quá cảm tính, nhiều bậc cha mẹ thương yêu, nuông chiều, bảo bọc, bao che hay giáo dục con theo kiểu áp đặt một cách thái quá (con cái không được khuyến khích, hướng dẫn để làm quen và thích nghi với cuộc sống độc lập và tự lập ngay từ khi còn nhỏ).
Con cái đã trưởng thành nhưng họ vẫn tiếp tục bị các bậc cha mẹ gây áp lực, can thiệp vào bất cứ chuyện gì liên quan đến đời sống riêng tư của họ, chẳng hạn như việc chọn lựa nghề nghiệp, hôn nhân gia đình, sinh con đẻ cái, v.v… Từ đó, những đứa trẻ này khi lớn lên và ra đời dễ cảm thấy bỡ ngỡ, hụt hẫng, thiếu tự tin và sợ hãi trước những khó khăn, va vấp của cuộc sống, một số khác bị khủng hoảng tâm lý hoặc có nguy cơ trở thành những phần tử hư hỏng, vướng vào tệ nạn xã hội. Người Việt có quá nhiều nhược điểm, nhiều thói hư tật xấu, (tôi không cảm nhận được điều gì hay ho và cao cả để thế giới phải ngưỡng mộ cả), điển hình như: thiếu trung thực, thiếu uy tín, thiếu chuyên nghiệp, thiếu nguyên tác, thiếu kỷ luật, thiếu trật tự, thiếu tính phục thiện, bảo thủ, thực dụng, cẩu thả, khôn vặt, tráo trở, gian trá, tham lam, hay bắt chước, thích học đòi, thích khoe khoan, tự cao tự đại, ăn dơ ở bẩn, ăn tục nói khoét, văn hóa ứng xử nói chung rất thấp kém (một ví vụ nhỏ: rất ít khi nói lời xin lỗi hay nói tiếng cám ơn), v.v…
Trong xã hội Việt Nam, hàng ngày tôi chứng kiến nhiều thứ rất ngược đời. Một ví dụ nhỏ: Những việc cần quan tâm, chia sẻ như việc cứu giúp người giữa đường gặp nạn chẳng hạn thì đám đông vô cảm hoặc làm ngơ (sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi), những điều cần được tôn trọng như sinh hoạt, cuộc sống riêng tư của người khác thì lại lắm chuyện soi mói, gièm pha hay đâm chọc qua lại này nọ (trong gia đình hay trong sinh hoạt bà con xóm giềng).
Những bất cập, những điều tồi tệ trong nền văn hóa, giáo dục của Việt Nam là chuyện đáng báo động, tôi nghĩ, toàn xã hội cần nhìn nhận lại mình một cách công tâm để sớm tìm giải pháp khắc phục và cải thiện. Đừng tiếp tục bảo thủ, chống chế, tự ru ngủ mình, kêu gào những âm thanh chói tai về sự tự hào, tự tôn dân tộc.
                                                                                                                                                          NGUYỄN VIỆT


27/02/2011 8:20:57 CH
Tôi cũng là người Việt Nam nhưng có lẽ do hay tiếp xúc với người nước ngoài, nghe họ cám ơn, xin lỗi liên tục nên tôi cũng "nhiếm" thói quen đó. Tuy nhiên ở Việt Nam việc xin lỗi cũng chẳng dễ dàng gì. Ví dụ, cách đây vài ngày khi lùi xe máy tôi đã sơ ý chạm vào ống quần của một người đàn ông đang đỗ xe ngược lại, biết trời mưa nên xe khá bẩn tôi đã mỉm cười và xin lỗi mình vô ý, đổi lại tôi nhận được một cái nhìn khó chịu và khuôn mặt lạnh như băng, tôi cảm tưởng lời xin lỗi của mình rơi xuống nước. Hay một lần khác, vì tránh người khác vượt phải mà suýt va chạm với một chị đi xe máy đang xi nhan sang đường, sau câu xin lỗi của tôi là một tràng xối xả "con điên, mắt mù à?" vv và vv. Thực sự, ngoài việc ngại nói lời cảm ơn và xin lỗi, người Việt mình còn cần lắm cách đáp lại một cách văn minh lịch sự.
QUYNH CHI
Lời xin lỗii không khó nói!
27/02/2011 6:43:49 CH
Tôi đồng ý như bạn Ng Sơn Cao. Trong các trường hầu như không quan tâm dạy các em nói lời xin lổi khi mình phạm sai lầm 1 điều gì đó?! Theo tôi thì ngành giáo dục nên chú trọng dạy thêm các em biết nói lời xin lổi bất cứ ở đâu khi có lỗi (ngoài đường,nơi công cộng...). Như vậy thì dần các em sẽ biết nói lời xin lỗi và xã hội sẽ "có nhiều người biết nói lời xin lỗi". Rất mong.
 BÙI THẾ TÀI




2 nhận xét:

  1. de tung xuong mat ho cuoc song thuong nhat mot vien soi nho niem vui,hay chao va mim cuoi voi ai do ngay hnay.

    Trả lờiXóa
  2. bạn Nguyễn việt thân mến,khi viết những dòng "lên án" những tính xấu của người Việt Nam, đáng lẽ ra bạn phải tự nhủ với bản thân rằng mình cũng là người VIỆT NAM, và chẳng có lí do gì một người việt nam lại bóc trần những gì xấu xa của đất nước mình.Có thể đó là những điều bạn mắt thấy tai nghe trong cuộc sống hăng ngày hay chính bạn là "nạn nhân" của những người "Việt xấu tính" kia nhưng hãy nhớ rằng ở đâu cũng có người nọ người kia, bạn không thể làm một phép đồng hóa cho tất cả những người con đang sống trên mảnh đất Việt Nam.Đừng chỉ nhìn từ một phương diện, một khía cạnh như năm ông thầy bói xem voi, hãy nhớ về quá khứ hào hùng của hàng trăm, hàng chục năm về trước để thấy tự hào về đất nước nơi mình sinh ra.Ngay cả đối với Nhật Bản, một đát nước mà khiến cho cả thế giới phải cúi đầu trước họ vì những phẩm chất cao đẹp, cũng tồn tại những "con sâu làm giàu nồi canh".Vì thế đừng bao giờ đánh giá một vấn đề theo cái nhìn phiếm diện, việc nhận định vể người việt nam chỉ là một khía cạnh nhỏ trong những vấn đẻ ma bạn phải nhìn nhận trong cuộc sống của chính mình!!!!!!!

    Trả lờiXóa