27 thg 12, 2012

Điểm 1 và việc Đạo văn, Tính trung thực


Điểm 1

(Dân trí) - Cô là sinh viên ưu tú, trên mọi mặt: học tập, ngoại ngữ, hạnh kiểm… đều xuất sắc nên được xét đi học ở nước ngoài trong chương trình hợp tác giáo dục. Kết quả đầu tiên khi sang học ở trường bạn của cô nữ sinh ưu tú ấy là bài luận điểm 1.

Bài luận ấy được giảng viên ở trường bạn đánh giá là rất tốt, rất hay nhưng ông chỉ có thể cho cô điểm 1 với lời nhắc nhở: “Vì cô là sinh viên nước ngoài nên tôi mới châm chước cho điểm 1 và còn đứng đây để nói chuyện với cô thế này. Nếu không cô đã phải nhận điểm 0 và bị kỷ luật rất nặng”.
Lý do là trong bài luận của mình, cô sinh viên sử dụng, sao chép nguyên văn từ nhiều nguồn tài liệu nhưng không ghi trích dẫn.
Nhiều sinh viên sao chép của người khác nhưng không hiểu rằng mình đang ăn cắp. (Ảnh minh họa)
Nhiều sinh viên sao chép của người khác nhưng không hiểu rằng mình đang ăn cắp. (Ảnh minh họa)
Cô nữ sinh bị sốc về điểm 1 đầu tiên trong quãng đường học hành của mình. Sau đó, cô gái suy ngẫm rất nhiều về bài luận “đạo văn” bởi “kiểu đạo” này nào có xa lạ với cô cũng như nhiều học trò trong nước khác ngay, thậm chí là rất quen thuộc từ những ngày đầu đến trường.
Khi về nước, nói chuyện với cô hiệu trưởng, cô nữ sinh mới hay, ở nước ngoài, hành vi sử dụng, sao chép ý tưởng của người khác mà không trích dẫn là một tội rất nặng, thuộc về phạm trù đạo đức. Nghe cô hiệu trưởng nói, cô sinh viên hỏi: "Nếu em sao chép ý tưởng, câu văn của người khác nhưng được người ta cho phép không yêu cầu phải ghi trích dẫn thì có bị xem là “đạo văn” không cô?".
Bà hiệu trưởng ngỡ ngàng, hỏi lại: "Làm gì có ai cho em ý tưởng, câu văn của mình mà không phải trích dẫn."
Cô học trò đáp: "Từ hồi cấp 1, trước khi thi học kỳ hay thi học sinh giỏi, cô giáo luôn làm sẵn những bài văn mẫu, yêu cầu chúng em học thuộc và đến ngày vào thi chỉ việc chép lại. Như vậy có phải là “đạo văn” không cô?".
Bà hiệu trưởng lặng người. Bởi bà không thể trả lời được câu hỏi của cô sinh viên và bà biết nhiều người nữa cũng sẽ không trả lời được câu hỏi này.
Nhưng giờ bà hiểu thêm lý do vì sao việc đạo văn, ăn cắp ý tưởng của người khác ở nước ngoài là một điều cực kỳ ghê gớm nhưng điều này xuất hiện tràn lan ở các bậc học trong nước, nhất là bậc Tiểu học và Đại học. Rất nhiều sinh viên không biết rằng đó là hành vi ăn cắp vì các em đã được dạy “ăn cắp” từ nhỏ.
Và đó cũng là nguyên căn của việc nền giáo dục của chúng ta đang phải tự đóng cửa, không thể hợp tác với nền giáo dục hội nhập, tiên tiến vì thiếu đi yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục là tính trung thực. 
Hoài Nam

19 thg 12, 2012

Tình mẹ


Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...

Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:


Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.
Mời độc giả gửi các bài viết về  những kỷ niệm ngọt ngào và những tình cảm thiêng liêng về người mẹ, người bà của mình. Bài viết hay sẽ được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam. Chúng tôi sẽ chọn ra bài viết chất lượng để trao quà tặng của báo. Bài viết gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vnhoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...
“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...” 

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

 “Công cha như núi Thái sơn.
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

 “Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán! 

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con. 

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình./.

15 thg 12, 2012

Suy ngẫm về lối sống


Lời mẹ dặn trước lúc con lấy chồng

Mẹ bảo, cãi nhau với đàn ông thì đừng có chạy ra ngoài mà oang oang khắp nơi. Anh ta tiến về phía con một bước thì con hãy bước về phía anh ta hai bước.

Mẹ bảo, lúc giận đừng có cãi nhau, có thể không nói gì, không giặt quần áo của chồng, nhưng không được cãi nhau với chồng.

Mẹ bảo, ngôi nhà chính là chỗ đóng quân của người phụ nữ, cho dù có xảy ra chuyện gì thì cũng đừng có bỏ đi. Bởi vì, đường trở về rất khó khăn.

Mẹ bảo, hai người trong nhà đừng có lúc nào cũng chỉ nghĩ đến sĩ diện, hai người sống với nhau, sĩ diện quan trọng lắm sao? Nếu thế thì ra ngoài sống thế nào được?

Mẹ bảo, bất kể một người đàn ông giàu có, nhiều tiền như thế nào thì anh ta vẫn hy vọng có thể nhìn thấy con sạch sẽ thơm tho ở trong một ngôi nhà sạch sẽ tươm tất và đợi anh ta.

Mẹ bảo, đàn ông tốt rất nhiều, anh ta sẽ không bao giờ đi ôm người phụ nữ khác. Nhưng trong cái xã hội như thế này, có rất nhiều phụ nữ xấu sẽ dang tay ra ôm lấy người đàn ông của con.

Mẹ bảo, phụ nữ nhất định phải ra ngoài làm việc, cho dù là kiếm được nhiều hay ít, làm việc chính là sự thể hiện giá trị cuộc sống của bản thân. Nếu con cứ ở nhà mãi, anh ta sẽ có cơ hội nói trước mặt con rằng: “Tôi đang nuôi cô đấy.”

Mẹ bảo, con đi làm bên ngoài, dù có bận lắm là bận thì vẫn phải làm việc nhà, nếu không thì dùng tiền của mình mà tìm một người giúp việc theo giờ. Việc trong nhà nhất định phải lo liệu tốt, con cái cũng phải nuôi dạy cho tốt.

Mẹ bảo, anh ta vì con mà làm những việc con không bao giờ ngờ tới, con có thể cảm động, có thể khen ngợi, nhưng nhất quyết không được châm chọc kiểu “hôm nay mặt trời mọc đằng tây rồi hay sao”. Vì nếu như vậy, sau này anh ta sẽ không bao giờ làm bất cứ việc gì vì con nữa.

Mẹ bảo, chẳng có ai là một nửa của ai cả, ý nghĩ của con mà không nói ra thì ai mà biết được. Cần cảm nhận cái gì, ghét việc gì, con phải nói ra thì người ta mới hiểu được.

Mẹ bảo, bố mẹ anh ta cũng là bố mẹ con, cho dù bố mẹ anh ta đối xử với con không được tốt cho lắm, thì con cũng phải đối tốt với họ. Bởi họ là bố mẹ của anh ta.

Mẹ bảo, một khi đã quyết định sống cùng người đó rồi, thì đừng có oán thán cuộc sống khó khổ, nếu như con đã chọn anh ta, thì đừng có oán trách anh ta.

Mẹ bảo, nhiều tiền như thế thì có tác dụng gì, anh ta đâu? Anh ta đang ở đâu?

Mẹ bảo, cả đời này chúng ta có thể tiêu hết bao nhiêu tiền? Đừng mua những đồ xa xỉ mà làm gì, sống hạnh phúc là tốt rồi.

Mẹ bảo, đừng có dọa con cái là “mẹ không cần con”. Lúc cáu giận đừng có đuổi con cái ra khỏi nhà, chẳng may không thấy nó thật, con sẽ rất đau khổ.

Mẹ bảo, đừng đánh con cái, lại càng không nên lôi ra ngoài mà đánh.

Mẹ bảo, tình yêu mà cứ đánh đấm, đâm giết nhau đúng là mãnh liệt thật, cũng rất lãng mạn, nhưng không thực tế. Cứ bình thường thôi là được.

Mẹ bảo, cái gì thì cũng đều là duyên phận cả. Mẹ bảo, cuộc sống luôn thay đổi, phải biết trân trọng từng ngày.
Nguyên

14 thg 12, 2012

Clip kêu gọi trung thực của sinh viên gây ấn tượng


(TNO) Thời gian gần đây, một video clip kêu gọi tính trung thực, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, do một nhóm sinh viên Việt Nam thực hiện được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao và đăng lại.

Clip mang tên Hands do một nhóm 5 sinh viên ở các trường: ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ĐH Hoa Sen thực hiện cách đây một năm.
Thời gian gần đây clip này nhận được nhiều sự quan tâm của giảng viên và sinh viên, kể cả các tổ chức nước ngoài.
Hands được đăng tải trên blog chính thức của Tổ chức Minh bạch quốc tế, trên trang web của Đại sứ quán Anh, trình chiếu trong một hội thảo về phòng chống tham nhũng tại Hà Nội và gần đây nhất là trong một hội thảo về chống đạo văn trong trường học tại Trường ĐH Hoa Sen vào ngày 9.12 vừa qua. 

Hình ảnh bàn tay bị bôi đen sau nhiều lần thực hiện hành vi không liêm chính - Ảnh chụp từ clip
Hình ảnh xuyên suốt clip là đôi bàn tay từ màu trắng chuyển sang màu đen của một người. Đôi bàn tay trắng tinh của một cô bé học tiểu học có thêm vài vết mực đen khi vào học THCS, rồi đen dần khi cô học THPT sau nhiều lần quay cóp, gian lận.
Đến những năm đại học, hai bàn tay đã đầy màu mực đen, và đến lúc tốt nghiệp, cô bé tiểu học ngày nào nhìn lại mới thấy hai bàn tay đã nhuốm một màu đen.
“Bạn sẽ xây dựng tương lai bằng đôi tay này?”, đó là câu hỏi ở cuối clip dành cho người xem.
Clip này được làm bằng phương pháp stop-motion, ghép từ hơn 700 bức tranh chụp đôi bàn tay mà thành.
Vũ Minh Ngọc, sinh viên năm cuối, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, đại diện cho nhóm, chia sẻ: “Thông qua clip hình ảnh đôi bàn tay, nhóm hy vọng sau khi xem, mỗi người trẻ có thể nhìn lại bàn tay mình và tự đặt câu hỏi: Liệu có bắt gặp hình ảnh của bản thân trong clip hay không? Họ có muốn vào đời với đôi bàn tay như vậy hay không?”.
“Thông điệp mà cả nhóm muốn gửi đến cho các bạn trẻ là sự trung thực trong học tập sẽ đem lại kiến thức thật, chỉ có điều đó mới đem lại thành công trong cuộc sống và sự thanh thản trong tâm hồn”, Ngọc nói thêm.
Hình ảnh đôi bàn tay được chụp từ trên xuống, cũng là hướng của một người nhìn chính đôi tay mình như một cách tự vấn lương tâm mà nhóm sinh viên muốn truyền đạt. Đôi tay bị bôi đen nhưng riêng lòng bàn tay vẫn trắng tinh.
Ngọc cho rằng vì áp lực học đường, vì những tác động mạnh mẽ của xã hội khiến bản thân con người ta thay đổi trong khi bản chất con người vốn tốt đẹp. Đó là lý do lòng bàn tay vẫn trắng tinh dù bàn tay có chuyển màu như thế nào đi nữa.
Từ giữa tháng 12.2012 đến giữa tháng 1.2013, CLB FACE (For A Clean Education) của Trường ĐH Hoa Sen, thực hiện chiến dịch “Vì một nền giáo dục sạch”. Clip Hands là một trong những nội dung CLB sử dụng để tuyên truyền trong chiến dịch này.
Chiến dịch này gồm nhiều hoạt động như khảo sát thói quen sử dụng tài liệu trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, hướng dẫn sinh viên cách xử lý thông tin và trích nguồn, cam kết nói không với mua bán tiểu luận, luận văn, đề án để đạo văn…
“Chúng tôi mong muốn thông qua chiến dịch này, sinh viên sẽ tự suy nghĩ, sáng tạo để học tập tốt hơn thay vì hành vi quay cóp. Bên cạnh đó, hy vọng trong tương lai, hành vi đạo văn, trộm cắp, thiếu trung thực…, sẽ chỉ còn là thiểu số và dần mất đi”, ông Phạm Quốc Lộc, Chủ nhiệm CLB FACE, chia sẻ.
Hoàng Quyên

9 thg 12, 2012

Tiếng Việt

Đề: Mỗi âm thanh mỗi từ ngữ , mỗi quy tắc trong Tiếng Việt,… đều là di sản quý báu mà ông cha ta đã để lại.Di sản đó giúp cho mỗi người chúng ta có hiểu biết,có nhân cách,đồng thời nuôi dưỡng cho cả dân tộc trường tồn và phát triển.Cho nên muốn giữ gìn phẩm chất trong sáng của di sản quý báu đó, cần có một tình yêu sâu sắc , lớn lao đối với di sản.
Bài làm
Có ý kiến cho rằng:” Mỗi âm thanh mỗi từ ngữ , mỗi quy tắc trong Tiếng Việt,… đều là di sản quý báu mà ông cha ta đã để lại.Di sản đó giúp cho mỗi người chúng ta có hiểu biết,có nhân cách,đồng thời nuôi dưỡng cho cả dân tộc trường tồn và phát triển .Cho nên muốn giữ gìn phẩm chất trong sáng của di sản quý báu đó, cần có một tình yêu sâu sắc , lớn lao đối với di sản..”Thật vậy , Tiếng Việt đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta nó nuôi dưỡng tâm hồn ta từ thưở tấm bé .Vì thế mà mỗi chúng ta cần giữ gìn sự trong sáng của di sản ấy di sản ấy bằng một tình cảm chân thành nhất.
 
Tiếng Việt là những gì thân thương, gần gũi nhất  gắn bó mật thiết với cuộc sống của mỗi người chúng ta. Tiếng Việt là lời mẹ ru à ơi , là câu chuyện mỗi đêm bà kể , là lời giảng bài của cô …Tiếng Việt là một di sản quý báu bởi nó là thứ tiếng muôn hình muôn vẻ với những cấu trúc ngữ pháp riêng biệt kết hợp với thanh âm.Tiếng Việt là di sản quý báu còn  bởi nó mang giá trị tinh thần  sâu sắc mà ông cha ta đã để lại.Và một Tiếng Việt giàu và đẹp như ngày nay chúng ta đang có là kết quả của một quá trình phấn đấu lâu dài ông cha ta.
 
Di sản này đã mang đến cho cuộc sống của chúng ta nhiều bài học quý giá.Tiếng Việt mang đến cho ta  sự hiểu biết gúp ta trở thành người có ích cho xã hội và thành công trong cuộc sống.Tiếng Viêt còn giúp ta rèn luyện nhân cách để ta hoàn thiện bản thân để mọi người biết yêu thương quý trọng lẫn nhau và làm cho xã hội ngày càng hạnh phúc.Hơn thế nữa , Tiếng Việt còn được lưu lại trong sách vở , trong những bài ca dao , bài thơ nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người và cả dân tộc giúp cho nó trường tồn và phát triển.Sự đa dạng và phong phú ấy đã tạo nên nét đẹp riêng cho Tiếng Việt của chúng ta. 

Muốn di sản ấy mãi tồn tại thì chúng ta cần phải biết giữ gìn nó.Thế nhưng, trong xã hội hiện nay di sản này đang bị làm cho biến dạng. Việc xen kẽ những từ ngữ nước ngoài, sử dụng ngôn ngữ chat trên Internet hay mới đây sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 do Nhà Xuất Bản Đà Nẵng xuất bản có những lỗi chính tả không thể chấp nhận được...đang làm cho tiếng Việt dần mất đi sự trong sáng vốn có.Thực tế khiến ta bàng hoàng nhận ra rằng Tiếng Việt đang dần bị biến hóa đủ mọi kiểu. Người ta sử dụng chúng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào.Đây là những hiện tượng cần được phê phán và bác bỏ.

Tiếng Việt cần được giữ gìn và bảo vệ để nó mãi trường tồn và muốnlàm được điều đó ta cần có một tình yêu sâu sắc với di sản này. Chúng ta tự hào về đất Việt ngàn năm văn hiến, tự hào về tiếng Việt thân yêu. Thế hệ trẻ ViệtNam cần biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta cần phải loại bỏ thứ ngôn ngữ biến hóa từ tiếng Việt trên mạng với những lỗi sai chính tả hiện nay.Chúng ta cần giữ gìn và phát triển Tiếng Việt nhưng vẫn phải giữ được sự trong sáng của nó, trong một quan điểm đúng đắn, không cực đoan. Để Tiếng Việt được phát triển nhưng không biến mất và không bị đồng hóa.

Là người Việt Nam, chúng ta tự hào về đất nước mình, về tiếng nói dân tộc mình chúng ta tự hào khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình một cách thuần khiết đúng với những gì vốn có của nó. Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Sống thật

Lưu Quang Vũ có viết trong tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”: ”Không thể sống bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo. Tôi muốn là cái tôi vẹn toàn”. Nêu suy nghĩ của anh/chị về trích dẫn trên.
Bài làm
Trong xã hội ngày nay, cuộc sống không cho phép ta thực sự sống thật với lòng mình, nhưng cũng không thể chấp nhận lối sống giả dối, ngang ngược mà theo Lưu Quang Vũ đó là kiểu sống “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”, mà cấn phải hướng tới sự chân thực trong tâm hồn – “cái tôi vẹn toàn” cho bản thân.
Cách nói “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo” thể hiện hai nét tính cách khác biệt ở một con người, giả tạo và chân thành trong ứng xử với mọi người xung quanh. Trong khi đó, “cái tôi vẹn toàn” nói lên một sự thống nhất biểu hiện đạo đức trong suy nghĩ lẫn hành động, đó là sự khẳng khái và chân thực. Như thế, câu nói của Lê Quang Vũ nhằm nói lên nhắm nói lên lòng mong muốn, đề cao sự trung thực, đồng thời phản bác lối sống giả dối vẫn hiện hữu trong đời sống ngày nay.
Trước hết, cần nói đến tác hại của cách sống không thật với suy nghĩ của chính mình, đối với bản thân, nó khiến cho họ chịu một áp lực nặng nề trong tinh thần phải đối phó với những người xung quanh, bản thân khi đó không có sức sống, khát vọng cống hiến thực sự. Không những thế, trong quan hệ giao tiếp lại không đạt được lòng tin tưởng giữa người với người, nên không đạt được hiệu quả trong công việc, từ đó, không thể đóng góp được thành quả lao động cho xã hội.
Mặt khác, không thể phủ nhận ước muốn sống thật là chính đáng, có thể nói, đó là cuộc chiến nhân cách của con người. Kết quả là, những con người luôn hướng tới sự chân thật trong bản thân và chân thành với mọi người luôn có một sức sống tươi trẻ và gầy dựng được thành công và thiện cảm trong các mối quan hệ xã hội.
Có thể xem vụ việc một cảnh sát trả lại số tiền hơn chục triệu đồng cho người bị mất đã được đưa tin gần đây là một ví dụ điển hình về việc sống thật với bản thân đem lại cho chính mỗi người lòng thanh thản, hạnh phúc giúp đỡ người khác và thiện cảm lớn lao đối với người khác. Trong trường hợp này, nó đã tạo được một hình ảnh mẫu mực cho cảnh sát nhân dân nói chung mà lâu nay luôn gây ác cảm với nhiều tiêu cực xã hội, gây được một lòng tin lan rộng cho người dân. Như thế, sống chân thực không chỉ tạo ra uy tín cho bản thân mà còn bồi đắp thêm những giá trị nhân văn bình dị cho cuộc sống hằng ngày.
Chính vì thế, phê phán cái giả dối và đề cao sự chân thực luôn được nhắc tới trong mọi mặt của đời sống. Từ trường học, học sinh đã được dạy dỗ về lối sống thành thực trong nhân cách, ở ngoài xã hội, người dân luôn được răn đe với những hình phạt cho những tội danh mà sự dối trá đã gây hại cho người khác như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham nhũng, lạm dụng tín nhiệm, biển thủ tài chính... Từ đó, ta cũng cần lưu ý những trường hợp cần phải ứng xử linh hoạt giữa sự thật và cái không phải sự thật nhưng cũng chưa đến là một sự dối trá nặng nề. Điển hình là trong ứng xử hôn nhân, quá khứ của bản thân cần được cân nhắc những gì nên nói, những gì không nên nói cho người bạn đời, sự không thành thật này không trực tiếp gây hại, mà đó chính là sự bảo vệ khôn ngoan cho hạnh phúc hiếm có của mỗi cá nhân. Như vậy, giữa sống giả dối và sống chân thực đôi khi không thể rạch ròi với những ứng biến không lường, những trường hợp đặc biệt trong cuộc sống.
Vì lẽ đó, mỗi người cần xác định cho bản thân một lối sống đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh cá nhân nhất dựa trên mục tiêu mà ta hướng tới. Nhưng lối sống được lựa chọn luôn phải hướng về những giá trị của sự thật để đảm bảo cho hạnh phúc và nhân phẩm cá nhân bới cuộc sống rồi sẽ vạch trần tất cả và nó cũng được xây dựng chỉ dựa trên sự thật.
Như thế, lối sống chân thực, khẳng khái với bản thân không chỉ là một lối sống cao đẹp được Lưu Quang Vũ nhắc đến mà đây thực sự là kim chỉ nam cho những giá trị trong cuộc sống, để cuộc sống không chỉ lợi ích hơn với xã hội mà con tươi đẹp hơn với mỗi con người.

HIV/ADIS: Không phân biệt đối xử

Đề 10: Nêu suy nghĩ và hành động của anh/chị về lời kêu gọi của Kofi Anna: “Hãy cùng tôi đánh đổ thành lũy của sự im lặng, kỳ thị và phân biệt đối xử dịch bệnh này”.
Bài làm
Trải qua hơn hai thập kỷ tồn tại, cho dù ý thức trước dịch bệnh HIV/AIDS trong người dân đã được cải thiện ở các nước kém phát triển lẫn các nước tiên tiến thế nhưng vẫn còn đó sự xa rời, khó chịu đối với những người mắc phải. Vì thế, lời kêu gọi “hãy cùng tôi đánh đổ thành lũy của sự im lặng, kỳ thị và phân biệt đối xử dịch bệnh này” của Kofi Anna đã thúc đẩy một ý chí mạnh mẽ hơn để cùng đoàn kết và đương đầu với căn bệnh thế kỷ này.
Trong câu nói trên, “thành lũy của  sự im lặng, kỳ thị và phân biệt đối xử” chính là thái độ xa lánh đã ăn sâu vào nếp nghĩ của  rất nhiều người, những ánh mắt, vẻ mặt ghét bỏ thậm chí là những hành động xua đuổi với những bệnh nhân HIV/AIDS. Chính vì sự phân biệt đối xử nặng nề tưởng chừng như không thể lay chuyển này, hành động “đánh đổ” tức là loại bỏ sự xua đuổi, ghét bỏ và nâng cao ý thức một cách tích cực chính là việc làm bức thiết nhất. Thế nhưng, cuộc chiến không khoan nhượng này chỉ có thể thành công bởi sự nỗ lực của rất nhiều người, sự hợp tác hết mình này mới có thể tạo ra sự thay đổi bước ngoặt. Vì vậy, lời kêu gọi của Kofi Anna đã thể hiện đầy đủ sự quyết tâm tới cùng để chống lại sự phân biệt đối xử đang dần dần biến căn bệnh này thêm nguy hiểm.
Bởi ý thước trước dịch bệnh này là yếu tố tiên quyết đề đẩy lùi nó nên càng nguy hại hơn khi một xã hội kỳ thị không nhận ra tác hại của việc im lặng và kỳ thị với những người mắc. Trước hết, đối với bản thân người mắc, càng bị xa lánh họ càng ý thức kém hơn về việc lây lan cho người khác, cùng với đó, không có sự giao tiếp, sẻ chia, họ càng thêm hủy hoại bản thân và căm thù người khác, dù rằng tình trạng của họ có thể tích cực hơn và có thể đóng góp cho công việc như những người bình thường. Bao quát hơn, đối với cộng đồng, việc phân biệt đối xử càng làm gia tăng thêm những tệ nạn xã hội, làm căng thẳng hơn mối quan hệ giữa người với người, và  nghiêm trọng hơn, để lại một sự kỳ thị còn nặng nề hơn cho thế hệ tiếp nối. Vì thế, việc đấu tranh với sự kỳ thị này không chỉ có ích với cá nhân mà còn với tập thể, không chỉ tác dụng lên con người của ngày hôm nay mà còn trong tương lai.
Nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị này có thể chia thành hai hướng khác biệt là sự phân biệt đối xử của những con người không có ý thức với bệnh và những con người có giáo dục đầy đủ về HIV/AIDS nhưng không hợp tác phòng chống bệnh bởi sự ích kỷ của bản thân. Với trường hợp thứ nhất, cách đối xử của họ chịu sự ảnh hưởng của định kiến xã hội nặng nề, tuy nhiên, lại dễ dàng định hình lại ý thức để hiểu rõ hơn về bệnh và cởi mở hơn với người mắc. Tuy nhiên, đối phó với sự ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân thì cần có một chặng đường dài và rõ ràng hơn để họ học được sự chia sẻ, cảm thông với sự tủi thân, lẻ loi của người mắc đồng thời có thể tạo nên tác động về giáo dục mạnh mẽ hơn về phòng chống bệnh. Lấy ví dụ về việc áp dụng các biện pháp phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của văn hóa, người Việt rất ngại và khó chịu khi nhắc đến những vấn đề nhạy cảm này, cùng với ý thức kém và quan niệm nặng nề về những bệnh xã hội, công tác phòng chống việc kỳ thị và phân biệt đối xử với dịch bệnh này cần phải kết hợp nhiều yếu tố kể trên.
Để giải quyết tình trạng phân biệt này, đối với trường hợp người dân thiếu ý thức thì cần giáo dục ý thức đầy đủ, tuyên truyền những kiến thức cần thiết một cách ngắn gọn, dễ hiểu, để họ dễ dàng tiếp thu và áp dụng. Còn đối với những người chỉ muốn chăm chăm bảo vệ lợi ích của bản thân, cần tổ chức những chương trình thăm viếng, phỏng vấn về cuộc sống của người mắc để họ có thể tiếp cận để hiểu hơn cuộc sống của những con người khó khăn, dễ bị tổn thương trong xã hội này, thế nên, biện pháp này cần nhiều thời gian mới có thể thực hiện thành công được. Nhưng hơn hết, về lâu dài, các chính sách đối với các đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS ở các nước cần có sự đầu tư cụ thể và khoa học hơn từ khâu phát hiện, điều trị cho người nhiễm đến các chương trình tái hòa nhập cộng đồng cho người nhiễm, người nhiễm tự giúp đỡ nhau và tuyên truyền cách phòng chống cho cộng đồng. Đối với bản thân học sinh, những việc làm trong tầm tay là tự gầy dựng ý thức cho bản thân và kêu gọi những người xung quanh cởi mở hơn với những người mắc bệnh. Như thế, việc phòng chống HIV/AIDS cần phải xuất phát từ những việc nhỏ đến những việc làm bao quát hơn.
Thực tế, gần đây đã có một người trên thế giới đã được chữa trị khỏi căn bệnh thế kỷ này, điều này sẽ không thể xảy ra nếu không có sự đồng lòng hợp tác điều trị, không có bất kỳ kỳ thị hay phân biệt nào. Vì thế, lời kếu gọi của Kofi Anna rất có giá trị trong việc nâng cao ý thức đối với HIVAIDS trong hiện tại và tương lai.

3 thg 12, 2012

Xin thầy hãy dạy cho con tôi



Đây là lá thư của Tổng thống Abraham Lincoln viết gởi cho thầy hiệu trưởng của trường nơi con trai ông theo học.

Kính gửi thầy...

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này:Rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; bên cạnh một chính trị gia ích kỷ sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố...

Xin hãy dạy cho cháu học cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu biết được điều kì diệu của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

Xin hãy dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng để cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào chính kiến của mình, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng điều đó là không đúng...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân Lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã... Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai trả giá mua trái tim và tâm hồn mình.

Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ lẽ phải.

Xin hãy đối xử với cháu dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có can đảm biểu lộ sự thiếu kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình... bởi vì con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

Mong sao thầy cô luôn được kính trọng vì đức độ, tình thương và trách nhiệm.

 Abraham Lincoln

1 thg 12, 2012

Hình thức và Nội dung


Tên Học Sinh : Nguyễn Gia Triều
Lớp : 10A14
Trường : THPT Võ Thị Sáu
Số Thứ Tự : 42
Chủ Đề 10 : Nội Dung – Hình Thức
Đề : Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Bài Làm
Trong cuộc sống , đôi lúc ta chỉ nhìn hình thức bên ngoài của một người mà đánh giá họ . Và điều đó là không đúng . Giá trị của một người không được đánh giá bởi hình thức bên ngoài mà được đánh giá bằng nội dung bản chất bên trong người đó . Vì vậy ông bà ta ngày xưa có câu : “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “ .

Câu này tuy ngắn ngọn nhưng nó mang ý nghĩa rất sâu sắc và là một kinh nghiệm sống quý báu mà ông bà ta để lại . “ Gỗ “ là chất liệu để đóng bàn, ghế, tủ quần áo . “Nước Sơn” là dụng cụ để quét lên cho bàn ghế đẹp hơn , bền hơn . Tuy nghĩa đen là thế nhưng thật chất ý nghĩa sâu sắc của nó là khuyên người ta không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá phẩm chất thật sự của một con người .
Khi đánh giá một vật ta không nên nhìn hình thức của nó mà hãy xem chất lượng của nó . Nhiều người khi đi mua bàn ghế chỉ lo nhìn bề ngoài thấy đẹp là mua nhưng không biết đằng sau hình thức đẹp đẽ đó là một thứ gỗ mục nát . Một sản phẩm tuy bề ngoài không đẹp nhưng chất lượng thì đem về rất hữu dụng và còn xài được bền nữa . Vì vậy chất lượng là cái quan trọng nhất . Trong cuộc sống ta cũng vậy , không ai hoàn chỉnh về cả hình thức và nội dung . Có những người bề ngoài bảnh bao nhưng suốt ngày chỉ biết đi lừa bịp người khác . Có những người nhìn vẻ ngoài tầm thường nhưng bên trong lại là một người hiểu biết , thông minh . Một người con gái đẹp nhưng nói năng vô lễ không tôn trọng ai thì chỉ bị người ta khinh thường . Còn một người bình thường nhưng nói năng lễ phép , thông minh tài giỏi thì vẫn được người đời kính trọng . Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên đạo đức và tại năng của người đó vì đó là cái giá trị thật sự của một con người .Nhưng trong thực tế đôi khi hình thức và nội dung đi chung thì rất là đẹp . Một món hàng vừa đẹp vừa chất lượng thì ai nhìn cũng thích . Một người ăn mặc lịch sự nói năng lịch , thông minh tài giỏi thì ai nhìn vào cũng mến . Do đó cái đẹp lý tưởng chính là khi có cả nội dung và hình thức .
Trong cuộc sống còn nhiều người chỉ xem trọng vẻ bề ngoài mà quên đi cái nội dung bên trong . Những người này thật đáng phê phán . Khi họ làm vậy một ngày nào đó họ sẽ thấy cái hại của nó . Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và phẫm chất thật tốt để . Phải luôn ghi nhớ những điều tốt.
Tóm lại câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “ muốn khuyên ta không được đánh giá người khác chỉ bằng hình thức bên ngoài mà còn phải xem xét nội dung – phẩm chất , tài năng của người đó vì đó là giá trị chân chính của một con người . Và chúng ta phải sống bằng chính thực lực của mình không được lừa dối , giả tạo với mọi người .

Sự kiên định



Bài làm
Trong cuộc sống, chúng ta có những mục tiêu cần thực hiện những công việc cần làm,có thể thất bại sẽ theo sát bạn đến đâu đi nữa rồi bạn cũng sẽ thành công,và bạn cần xác định được muc tiêu của mình để làm được điều đó ta cần phải có sự kiên định. Vậy kiên định là gi? Và nó cần thiết cho chung ta như thế nào?.
Sự kiên định là chúng ta phải vững vàng tiến bước luôn theo đuổi mục đích,không từ bỏ hi vọng của mình và tìm cách để giải quyết ,trước sau như một dám đối diện với những thử thách khó khăn thì cuối cùng khó khắn đó cũng sẽ bị khuất phục bỡi bạn,chính sự kiên định sẽ giúp bạn giải quyết mọi việc một cách dứt khoác và đạt được muc tiêu,sự kiên định đó là sự bảo vệ cho bạn khi gặp những điều không may khi bạn gặp phải.
Trên đời này,những người có sự kiên định thì dù có thử thách gì cũng không thê ngăn được bước tiến của họ vì sự kiên định đã tăng thêm sức mạnh ,khả năng chịu đựng của họ.Họ không dễ đầu hàng trước hoàn cảnh và luôn ngẩng cao đầu đối diện với nó đó là nhờ sự kiên định. Hãy khẳng định với sự kiên định của bạn ,tôi có thể biết được rằng kiên định có tầm quan trọng như thế nào đối với mỗi con người, một số người đã nói sự kiên đình như một toà lâu đài ở trong mỗi người, chính trong toà lâu đài nay họ luôn cố chống chọi lại những thật bại tìm cách xoay sở để thoat khỏi sư thất bại đó tiến đến chiến thắng, có mốt chân lý rằng nếu như bạn có sự can đảm long kiên trì và sự kiên định thì những vật cản cũng không thể quật ngã được bạn,  Booker T. Washington là một nhà giáo dục người Mỹ gốc Phi đã nói rằng :”Không điều gì trên đời có thể xô ngã được mốt người có long trì” vì sự kiên định luôn gắn liền với lòng kiên trì,và không phải ngẩu nhiên người ta đã nói rằng:”Thất bại là mẹ thành công” co thể hiểu câu nói ấy rằng bạn hãy kiên định ròi thành công sẽ đến với bạn,ta có thể nhìn trong cuộc sống rất nhiều con người đã khuỵu gối trước thất bại,chỉ rất ít người có thê đứng lên được.Vậy tai sạo họ có thể đứng lên được trước những thất bại đó? Không phải do một phép màu nào cả mà chính nhờ vào sự kiên định. Nhưng khi ta không có sự kiên định thì dù làm việc gì họ cũng đừng nghĩ đến thành công ,họ sẽ gặp rất nhiều thất bại vì họ không có một ý kiến nhất định không thể xác định được mục tiêu cần thực hiện. Những nhà kinh doanh lớn có thể thành công được là nhờ sự kiên định họ luôn tự tin vào bản than có sức mạnh ý chí.
Bên cạnh đó một số người không thể hiểu ra được sự kiên định là như thế nào,họ không bao giờ tự tin vào chính bản thân của mình không dám đối diện với những thử thách khi vấp ngã không biết tìm cách để đứng lên,hay tìm ra cách giải quyết nó bỏ cuộc trước mọi thử thách ,nếu như ta có sự kiên định không những đạt được những kết qua tốt mà còn được mọi người quý trọng.Nhưng cần phân biệt được kiên định và cứng đầu,không phải lúc nào chúng ta cũng khăng khăng rằng quyết định của mình là đúng mặc dù nó đã sai,cần phải biết lúc nào đúng và lúc nào cần sửa đổi.
Sự kiên định không tự nhien mà có cần phải có sự rèn luyện,trước nhất ta phải có được mục tiêu thực hiện hoặc là mốt đam mà muốn đạt được kết quả,lập kế hoạch để giúp muc tiêu ấy rõ ràng hơn ,cần có sự độc lập,không chịu sự tác động  bên ngoài dù đó là tác động của người thân nếu như nó có hại, cùng hợp tác với những người ủng hộ tới mục tiêu mà bạn đã lập kế hoạch ,điều cuối cùng bạn phải có hy vọng và tự tin vào chính mình.
Qua đó ta có thể hiểu được sự kiên định quan trọng như thế nào, vài trò của nó cần rèn luyện và phát huy được sự kiên định nếu như ai cũng có sự kiên định thì trong cuộc sống có thể sẽ có nhiều thành công hơn,đáng với công sức mà ta bỏ ra.


Cha mẹ - Con cái


Đề: Ca dao có câu:
“Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.”

Suy nghĩ và hành động của anh/chị về lời dạy trên?

Bài làm

Từ xưa,truyền thống của Á Đông là con cái phải thương yêu, hiếu kính,vâng lời cha mẹ. Vì thế ông cha ta đã có câu :
“Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”,
Đấng sinh thành của mình, đã khổ cực nuôi mình khôn lớn, đã trải nghiệm,đi qua cuộc đời nhiều hơn nên cha mẹ có kinh nghiệm sống, những bài học quí giá truyền trao cho con cái, mà những kinh nghiệm, bài học đó đáng lẽ mình phải đi qua nhiều thất bại mới biết được nó.

.Vậy “cá ăn muối ‘’là gì? Là cá ướp,thấm muối. ‘’Cá ươn’’ là gì ? Là cá chết,thịt đã biết chất, có mùi hôi. Vậy “Cá không ăn muối cá ươn.Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” nghĩa là con cái không nghe lời dạy bảo đúng đắn của cha mẹ là con hư,khó có thể nên người cũng như cá không ăn muối, cá ươn.Con cái phải biết kính trọng, vâng lời cha mẹ mới trọn đạo làm con. Vì cha me là những người từng trải , nhiều kinh nghiệm sống và bao giờ cững mong con nên người. Vì vậy những lời dạy bảo, khuyên nhủ của cha me là rất cần thiết, quý báu với chúng ta vì vậy chúng ta nên nghe theo.

Trong xã hội buộc chúng ta sống sao cho xứng đáng, “kẻo mang tai mang tiếng”. Bởi vì :”Con dại thì cái mang” hay “Mũi dại thì lái chịu đòn” . Người mình dù nhỏ, hay lớn, lỡ làm sai phạm điều gì, bậc làm cha mẹ vẫn bị mang tiếng, bị xã hội chê cười .Do vậy ngay từ thuở bé, con cái luôn cần sự dạy dỗ của cha mẹ, và khi đến trường được sư dìu dắt của thầy cô về đạo đức và giáo dục.Nhớ lại hồi còn nhỏ ở nhà, lúc nào cũng nghe ông bà biểu phải vâng lời cha mẹ, đi đến đâu cũng nghe người lớn biểu phải vâng lời, đến trường thầy giáo cũng biểu phải vâng lời . Lớn lên ta lập gia đình, khi làm cha, làm mẹ, ta tiếp tục dạy con phải vâng lời kể từ khi con còn chập chững biết đi, mới bập bẹ gọi cha, gọi me,ï đến khi con cái khôn lớn, trưởng thành. . .
Mỗi lần cãi lời ông bà, cha mẹ thì bị phạt quì gối, có khi bị cúi đầu khoanh tay xoay mặt vô vách, thậm chí có khi bị đòn nữa. Khi vâng lời, ngoan ngoãn thì được thưởng cho ăn, cho quà, cho đi chơi . . .Tại sao phải vâng lời cha mẹ ? Nay đọc lại thấy ông cha nói cắt nghĩa :”Cha mẹ là người đã trải việc đời, biết rõ được điều hơn lẽ thiệt”. Vậy cha mẹ có dặn bảo điều gì ta phải nghe lời . Cha mẹ là người đi trước, có kinh nghiệm từng trải, có hiểu biết hơn ta, cha mẹ là ông thầy giáo, con cái phải vâng lời cha mẹ. Bởi vì :”Cá không ăn muối cá ươn".
Quả không sai,” cá không ăn muối ắc phải ươn”. Câu cách ngôn này xuất hiện trong bối cảnh Việt Nam ta ngày xưa, thời không có tủ đá, không có tủ lạnh như bây giờ. “Cá” và “muối” rất gần gũi với người mình, nên đối với tuổi trẻ, dễ tạo ấn tượng, có tánh giáo dục cao. Người xưa không dùng hình ảnh trừu tượng hay ước lệ, hoặc lý luận . . . nên câu cách ngôn “ Cá không ăn muối cá ươn”, dễ được học trò tuổi trẻ chấp nhận.“ Cá không ăn muối cá ươn”, ông cha ta viết tiếp : ”Con cải cha mẹ trăm đường con hư”. Nhưng còn một số người không vân lời hay cãi cha mẹ bất hiếu, lễ phép với cha mẹ sẽ bị mọi người khinh thường, không được ai giúp đỡ. Mỗi khi đọc lại chuyện kể vua Tự Đức có lần bị mẹ là bà Từ Dũ phạt. Ai trong chúng ta không thán phục gương hiếu hạnh và vâng lời của vua Tự Đức.Trong phần tiểu dẫn, Luân Lý Giáo Khoa Thư kể câu chuyện giữa Bính và Đinh, có đoạn Đinh nói :”Cha mẹ tôi dặn tôi câu gì thì lúc vắng mặt, cũng như lúc có mặt, tôi chẳng dám sai lời”. Là ông bà, cha mẹ ai không sung sướng, vui mừng nếu nghe con cháu mình nói được như bé Đinh trong Luân Lý Giáo Khoa Thư.
Bất chợt rờ lên mái tóc bạc, nhận ra chúng ta đều ở tuổi “tri thiên mạng” cả, nhưng vẫn còn có cái ước mơ được ngồi bên mẹ, bên cha để nghe lời từ tốn dặn ta rằng : ”Tài bất thắng đức.Tiền tài như phấn thổ, cha ăn mặn, con khát nước . . .”

Trong chúng ta, ai cũng có ít nhất một lần cải cha cải mẹ, thậm chí dối cha mẹ nữa .Nhưng đó cũng chính là bài học quí giá cho mỗi chúng ta về giá trị của sự “Vâng lời cha mẹ” là như thế nào.Vâng lời cha mẹ không dừng lại ở giá trị luân lý, hay ở lý do là vì cha mẹ từng trải nhiều kinh nghiệm  mà còn là tình thương của con cái đối với cha mẹ .Chúng ta, hồi còn nhỏ chăm chỉ học hành, lớn lên đi làm viêc luôn giữ gìn đạo đức, không dám vi phạm điều xấu bởi lẽ chúng ta thương cha thương mẹ, sợ làm cha mẹ buồn.

Nay đọc lại câu ca dao :Cá không ăn muối cá ươnl, con cải cha mẹ trăm đường con hư. Chúng ta cảm thấy thật thấm thía biết bao. Cha mẹ là người nuôi lớn ta dạy cho ta điều hay lẽ phải bảo vệ ta. Vì thế chúng ta phải biết kính trọng, vâng lời, học giỏi không cãi và nói dối để cha mẹ vui lòng và được mọi người yêu mến.

Kỉ luật học đường


Họ tên: Nguyễn Lương Kim Phụng                            Lớp: 10A14                                                STT: 28


Bài làm

Trên con đường đưa đến sự thành công, học tập là một vấn đề hết sức quan trọng và là yếu tố cần thiết nhất để mang đến sự thành đạt cho mỗi con người. Chính vì thế, môi trường học đường đang và rất được mọi người chú trọng đến, đặc biệt là kỉ luật học đường.

Kỉ luật là những quy định cho một tập thể trong một phạm vi nào đó nhằm mục đính cho sự phát triển toàn diện của tập thể đó. Vì vậy kỉ luật học đường là những nội quy trong môi trường học đường mà giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nhằm đạt được mục đích tốt, mang lại hiệu quả tối đa trong việc dạy và học. Chẳng hạn như học sinh phải đi học đúng giờ, giáo viên cũng phải nhận lớp đúng lúc để không làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu và truyền đạt kiến thức,v.v…

Ngày nay, vấn đề kỉ luật học đường cần phải được nâng cao và quản lí chặt chẽ hơn nữa vì trường học là nơi giáo dục, bồi dưỡng các em trở thành những người giúp ích cho tương lai của đất nước thì những vấn đề về kỉ luật trong học đường càng trở nên quan trọng trong quá trình bồi dưỡng nhân cách sau này của các em. Chẳng hạn như phải tập cho các em thói quen lễ phép với người lớn hơn mình, quan tâm giúp đỡ mọi người và những người khó khăn là phẩm chất mà học sinh cần có được. Một người học sinh biết tuân thủ đúng kỉ luật, nội quy chung bao giờ cũng là người được người khác kính trọng, yêu quý, tự làm chủ được bản thân, nhận được sự tin tưởng của mọi người, là người công dân tốt cho xã hội. Lấy điển hình là một học sinh luôn đi học đúng giờ, lễ phép với giáo viên và mọi người, luôn làm bài tập được giao và biết tự trau dồi kiến thức cho mình, chắc chắn sẽ trở thành một người con ngoan trò giỏi, được giáo viên yêu mến và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người xung quanh.

Song song đó vẫn còn khá nhiều học sinh vẫn không nhận thức được tầm quan trọng của kỉ luật học đường, vẫn còn thường xuyên vi phạm và xem thường sự nhắc nhở của mọi người. Chính vì thể cần phải có những hình thức xử phạt thật nghiêm đối với những học sinh là thành phần cá biệt. Đối với các trường hợp đi học trễ, thường xuyên không làm bài, không nghe giảng trên lớp hoặc lo ra, cúp học, cần phải thông báo cho gia đình và xử phạt thật nghiêm khắc để kịp uốn nắn các em khi còn có thể, đảm bảo cho việc học tập và giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt cho đất nước.

Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải thực hiện tốt những nội quy, kỉ luật mà tập thể đề ra. Bên cạnh đó cần có những phần thưởng khuyến khích và động viên các em để các em có thể cố gắp phấn đấu học tập và chấp hành tốt nội quy của nhà trường. Riêng em, em sẽ cố gắng chấp hành tốt nội quy để thầy cô vui lòng, bạn bè quý mến và đem lại niềm vui cho ba mẹ.

Kỉ luật là nhân tố quan trọng góp phần quyết định nên chất lượng đào tạo học sinh cho trường học. Chính vì thể chúng ta cần phải chấp hành thật tốt nội quy để có thể tạo nên một trường học tốt, chất lượng cao và kỉ luật đúng đắn.

Thầy và Sách


Đề : Ngạn Ngữ Trung Hoa có câu : “Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi”
Bài Làm
            Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn,chuân truyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh.Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào người thầy cũng đều mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh.Chính vì vậy ngạn ngữ Trung Hoa có câu : “Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi” để bộc lộ rõ nét điều đó.
            Trên thực tế trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta tự học là điều cần thiết nhất nhưng điều gì có thể giúp ta tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất đơn giản nhất, dễ hiểu nhất là một gánh sách hay một người thầy?Vậy sách là gì? “Sách” là tài liệu cung cấp kiến thức nhiều mặt của đời sống cho người học, xã hội, giúp cho con người có được nhiều tri thức cần thiết để thành công.Còn “Người thầy giỏi”: là người truyền đạt, cung cấp kiến thức cho người học. Đồng thời người thầy cũng là người hướng dẫn cách thức tìm tòi, khám phá những kiến thức từ đời sống và sách vở, là người theo sát, uốn nắn… để giúp ta có được những kiến thức và hình thành nhân cách tốt đẹp. Đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm ,mở mang kiến thức và đặc biệt đọc sách giúp ta cảm thấy thoải mái ,yêu đời hơn và đọc sách có rất nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên,để đạt được hiệu quả tốt,cần phải có những quyển sách hay ,phù hợp với lứa tuổi ,và việc cần chú trọng nhiều nhất đó chính là cách đọc sách .Đọc sách phải nghiên cứu ,suy ngẫm tìm tòi,chắt lọc những điều hay để áp dụng vào cuộc sống chứ không phải đọc để lấy thành tích.Đọc sách nhiều mà không hiểu chỉ làm cho ta cảm thấy thêm mệt mỏi ,chứ không giúp ta mở mang thêm kiến thức.Vì vậy cầm trong tay một quyển sách hay chưa phải là tốt,mà tất cả phụ thuộc vào việc ta có biết đọc quyển sách đó hay không.Vì vậy vai trò của người thầy quan trọng hơn sách vở nhiều.
            Thầy là người có kinh nghiệm,có trình độ hiểu biết cao biết cách chọn lọc kiến thức, có phương pháp sư phạm nên dễ dàng truyền thụ kiến thức cho ta một cách nhanh nhất, ít tốn thời gian nhất những kiến thức cơ bản phong phú và bao nhiêu điều hay lẽ phải.Thầy biết cách khơi gợi. dẫn đắt có thể mang lại hứng thú, say mê và có thể hướng dẫn cách làm cho ta một cách chính xác, khoa học nhất.Thầy là người giúp ta khai trí, rèn tâm,luyện đức,kĩ năng để ta vững bước vào đời. Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la,một ta không thể nào tự nắm bắt,chọn loc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn,họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa ta đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm,chăm sóc tìm hiểu về ta bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi ta,khơi dậy và phát triển cái nội lực của ta. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn.Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình.Dạy cho ta biết tự học,tự đọc sách,tìm tòi,tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ,sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả.Nghĩa là giúp ta phát triển trí tuệ tư duy,tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến.Chính vì nhờ thầy cô ,những đam mê,năng khiếu tìm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho ta bằng tất cả kiến thức mình có.Là người hiểu ta,tìm ra những phương pháp hay giúp ta hiểu bài sâu và nhanh,khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm.Ân cần khuyên bảo khi ta mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho ta hay áp đặt ta một cách máy móc. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế kính trọng thầy, cô không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.  Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử, Chu Văn An,Bác Hồ… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò và mọi người.Thầy Chu Văn An dù đã làm quan nhưng vẫn luôn nhớ về công ơn của người thầy. Khi về thầy vẫn khoanh tay đứng hầu và nghe lời thầy dạy bảo. Bác Hồ cũng là người thầy mà nhân dân ta luôn kính trọng, vì Bác đã dạy cho ta nhiều đạo lí làm người đúng đắn,… Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại.Quên đi công ơn thầy cô đã dạy bảo mình. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.Vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau.Vai trò ấy rất quan trọng nhưng thầy không suốt đời ở bên cạnh ta. Do đó, ta cũng cần tự học, học từ sách vở, từ bạn bè, từ cuộc sống,… để kiến thức thêm phong phú và mở rộng.
            Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy,cô. Thầy, cô đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Trong cuộc sống hôm nay Internet, công nghệ thông tin, trình độ khoa học kĩ thuật đang phát triển ở mức độ cao, chúng ta có thể học kiến thức ở mọi lúc, mọi nơi nhưng lời dạy của người thầy xưa vẫn giữ nguyên giá trị. Chúng ta phải có thái độ tôn sư trọng đạo, thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất đối với thầy cô,học tập và làm theo những lời thầy cô hướng dẫn,truyền dạy.Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp,tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.Chúng ta hãy tranh thủ sắp xếp công việc của mình ổn thỏa để có thể về thăm thầy cô trong các dịp lễ, tết ,ngày 20/11.
            Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh,gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta,giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người.Bác Hồ kính yêu nhắn gửi đến chúng ta: “ Chữ là mắt. Người không có chữ coi như bị mù. Không có chữ con người ta bé nhỏ trước tất cả..”. Tóm lại,ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức là vô cùng thiết yếu trong việc đào tạo thế hệ trẻ kể cả trong quá khứ ,hiện tại và tương lai chúng ta.

24 thg 11, 2012

Suy ngẫm về Giàu và Nghèo


Người nghèo rất muốn khoa trương, khi có tiền họ thay điện thoại đời mới, laptop mới, xe tay ga mới, du lịch dài ngày... và sau đó lại bắt đầu chu kỳ kiếm tiền => tiêu tiền... 

>Người giàu chính đáng không tiêu tiền ngu ngốc/Những nỗi khổ của con nhà giàu

Tôi cho rằng những điều trong bài viết "Người giàu và người nghèo khác nhau thế nào" là rất đúng, đọc xong rồi ngẫm lại tại sao lại có những vụ sập bẫy muaban24h, người giàu không bao giờ mắc phải những lỗi như vậy, chỉ có người nghèo tiền bạc hoặc tri thức mới tham lam và dễ mắc bẫy như thế.

1. Người giàu kiếm tiền xong => bắt tiền làm việc đẻ ra tiền mới => tiêu tiền.
Người nghèo kiếm tiền xong => tiêu hết => lặp lại vòng tròn.

2. Người giàu sở hữu các máy sinh ra tiền, họ chỉ đóng vai trò là chủ và giám sát các máy đó. Các máy sinh ra tiền có vô số thể loại, liệt kê tạm là: tiền gửi tiết kiệm, khoản mua bảo hiểm, khoản cổ tức từ cổ phần, khoản vốn góp và các cơ sở kinh doanh của bạn bè, họ hàng, các căn nhà - khu đất cho thuê, chiếc xe cho thuê, bản quyền tác phẩm văn học hoặc sáng chế công nghệ, cơ sở kinh doanh thuê người vận hành ...

Bản thân người nghèo chính là cái máy kiếm ra tiền, họ ngừng làm việc thì tiền ngừng về, họ ốm đau thì tiền cũng hết, cùng với thời gian họ cũng rệu rã, kém hiệu suất, tất nhiên càng già càng nghèo.

3. Người làm giàu chính đáng ít khi tỏ ra mình là người giàu. Họ khiêm tốn, có kiến thức và văn hóa sống, họ ứng xử hòa nhã, khiêm tốn, và hay giúp đỡ người khác.

Nhiều người nghèo lại thích tỏ ra mình giàu có. Khi có một khoản tiền nào đó là rất muốn khoa trương, họ thay điện thoại đời mới, laptop mới, xe tay ga mới, du lịch dài ngày..., bắt tiền ra đi không ngoảnh lại và không ngừng nghỉ việc lặp lại chu kỳ tiêu tiền => kiếm tiền...
Đừng tin các câu chuyện cổ tích kiểu "nhà nghèo đẹp trai tốt bụng", hay giúp người nhưng kết thúc vẫn là ... Bụt giúp.

4. Người giàu sở hữu tài sản (những thứ tự động sinh ra tiền mãi mãi) và họ chỉ tìm cách mua thêm tài sản.

Người nghèo (và người đủ ăn trung lưu) sở hữu toàn tiêu sản (những thứ càng dùng càng mất tiền bảo dưỡng và khấu hao). Nhưng họ lại tưởng đó là tài sản và chứng minh sự giầu có của mình qua việc sở hữu đó (xe tay ga, điện thoại đời mới, laptop mới, iPad, xe hơi, màn hình LCD khủng...)
Chẳng hạn, trong làn sóng cổ phần hóa mấy năm trước, có đến 99% cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp được ưu đãi mua cổ phần đã nhanh chóng bán ra thu tiền và ... mua xe ga, điện thoại, laptop, đi nghỉ, xe hơi... để chứng minh họ đã trở nên giàu có.

5. Người giàu hiểu quy luật giá trị và quy luật vận động của đồng tiền, họ ít khi bị lừa kiểu "tuyển nhân viên làm ca 2h, gấp phong bì, lương 3 triệu, nghỉ thứ 7 chủ nhật", "góp vốn cho vay lãi suất 10% tháng", "tham gia bán hàng đa cấp sản phẩm X này ngay- chỉ sau vài tháng là ngồi hưởng thụ thôi",...
Đặc biệt họ không bị cuốn hút bởi các "bí quyết làm giầu nhanh siêu siêu tốc". Với họ việc mua được một loại cổ phần nào đó cổ tức khiêm tốn 10-20% năm, hay đầu tư một khu đất khiêm tốn ngoại ô với mức tăng giá đều đặn hàng năm 20%, hoặc sở hữu một cơ sở kinh doanh với doanh số tăng trưởng hàng năm trên 20% ...đã là những thành công ngoài sức tưởng tượng rồi.

6. Người giàu thường xuyên bị phá sản nhưng không khi nào bị nghèo đói.
Người nghèo chả bao giờ phá sản nhưng họ rất chung thủy với sự nghèo đói.

7. Người nghèo chỉ học cách kiếm tiền, họ không hề học cách giữ tiền và bắt tiền làm việc.

Người giàu thì học cách giữ tiền và bắt tiền làm việc, việc kiếm tiền là hệ quả tất yếu của "giữ tiền" và "bắt tiền làm việc".

8. Người nghèo coi một đồng tiền là một đồng tiền, có giá trị theo sức mua hiện thời.

Người giàu coi đồng tiền là một tên nô lệ bất tử, làm việc không ngừng nghỉ để tạo ra những đồng tiền mới.
Hưng Nghiêm
Chia sẻ những quan điểm của bạn về vấn đề giàu nghèo tại đây
Tin liên quan: