Lưu Quang Vũ có viết trong tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”: ”Không thể sống bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo. Tôi muốn là cái tôi vẹn toàn”. Nêu suy nghĩ của anh/chị về trích dẫn trên.
Bài làm
Trong xã hội ngày nay, cuộc sống không cho phép ta thực sự sống thật với lòng mình, nhưng cũng không thể chấp nhận lối sống giả dối, ngang ngược mà theo Lưu Quang Vũ đó là kiểu sống “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”, mà cấn phải hướng tới sự chân thực trong tâm hồn – “cái tôi vẹn toàn” cho bản thân.
Cách nói “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo” thể hiện hai nét tính cách khác biệt ở một con người, giả tạo và chân thành trong ứng xử với mọi người xung quanh. Trong khi đó, “cái tôi vẹn toàn” nói lên một sự thống nhất biểu hiện đạo đức trong suy nghĩ lẫn hành động, đó là sự khẳng khái và chân thực. Như thế, câu nói của Lê Quang Vũ nhằm nói lên nhắm nói lên lòng mong muốn, đề cao sự trung thực, đồng thời phản bác lối sống giả dối vẫn hiện hữu trong đời sống ngày nay.
Trước hết, cần nói đến tác hại của cách sống không thật với suy nghĩ của chính mình, đối với bản thân, nó khiến cho họ chịu một áp lực nặng nề trong tinh thần phải đối phó với những người xung quanh, bản thân khi đó không có sức sống, khát vọng cống hiến thực sự. Không những thế, trong quan hệ giao tiếp lại không đạt được lòng tin tưởng giữa người với người, nên không đạt được hiệu quả trong công việc, từ đó, không thể đóng góp được thành quả lao động cho xã hội.
Mặt khác, không thể phủ nhận ước muốn sống thật là chính đáng, có thể nói, đó là cuộc chiến nhân cách của con người. Kết quả là, những con người luôn hướng tới sự chân thật trong bản thân và chân thành với mọi người luôn có một sức sống tươi trẻ và gầy dựng được thành công và thiện cảm trong các mối quan hệ xã hội.
Có thể xem vụ việc một cảnh sát trả lại số tiền hơn chục triệu đồng cho người bị mất đã được đưa tin gần đây là một ví dụ điển hình về việc sống thật với bản thân đem lại cho chính mỗi người lòng thanh thản, hạnh phúc giúp đỡ người khác và thiện cảm lớn lao đối với người khác. Trong trường hợp này, nó đã tạo được một hình ảnh mẫu mực cho cảnh sát nhân dân nói chung mà lâu nay luôn gây ác cảm với nhiều tiêu cực xã hội, gây được một lòng tin lan rộng cho người dân. Như thế, sống chân thực không chỉ tạo ra uy tín cho bản thân mà còn bồi đắp thêm những giá trị nhân văn bình dị cho cuộc sống hằng ngày.
Chính vì thế, phê phán cái giả dối và đề cao sự chân thực luôn được nhắc tới trong mọi mặt của đời sống. Từ trường học, học sinh đã được dạy dỗ về lối sống thành thực trong nhân cách, ở ngoài xã hội, người dân luôn được răn đe với những hình phạt cho những tội danh mà sự dối trá đã gây hại cho người khác như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham nhũng, lạm dụng tín nhiệm, biển thủ tài chính... Từ đó, ta cũng cần lưu ý những trường hợp cần phải ứng xử linh hoạt giữa sự thật và cái không phải sự thật nhưng cũng chưa đến là một sự dối trá nặng nề. Điển hình là trong ứng xử hôn nhân, quá khứ của bản thân cần được cân nhắc những gì nên nói, những gì không nên nói cho người bạn đời, sự không thành thật này không trực tiếp gây hại, mà đó chính là sự bảo vệ khôn ngoan cho hạnh phúc hiếm có của mỗi cá nhân. Như vậy, giữa sống giả dối và sống chân thực đôi khi không thể rạch ròi với những ứng biến không lường, những trường hợp đặc biệt trong cuộc sống.
Vì lẽ đó, mỗi người cần xác định cho bản thân một lối sống đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh cá nhân nhất dựa trên mục tiêu mà ta hướng tới. Nhưng lối sống được lựa chọn luôn phải hướng về những giá trị của sự thật để đảm bảo cho hạnh phúc và nhân phẩm cá nhân bới cuộc sống rồi sẽ vạch trần tất cả và nó cũng được xây dựng chỉ dựa trên sự thật.
Như thế, lối sống chân thực, khẳng khái với bản thân không chỉ là một lối sống cao đẹp được Lưu Quang Vũ nhắc đến mà đây thực sự là kim chỉ nam cho những giá trị trong cuộc sống, để cuộc sống không chỉ lợi ích hơn với xã hội mà con tươi đẹp hơn với mỗi con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét