Đề : Ngạn Ngữ Trung Hoa có
câu : “Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi”
Bài Làm
Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và
quá trình đó sẽ thật khó khăn,chuân truyên biết bao nếu chúng ta không có sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo những người giúp ta chập chững làm quen với kiến
thức về thế giới xung quanh.Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người
còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người
không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế,
dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào người
thầy cũng đều mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện,
hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh.Chính vì vậy
ngạn ngữ Trung Hoa có câu : “Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi” để bộc
lộ rõ nét điều đó.
Trên thực tế trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta tự học
là điều cần thiết nhất nhưng điều gì có thể giúp ta tiếp thu kiến thức một cách
tốt nhất đơn giản nhất, dễ hiểu nhất là một gánh sách hay một người thầy?Vậy
sách là gì? “Sách” là tài liệu cung cấp kiến thức nhiều mặt của đời sống cho
người học, xã hội, giúp cho con người có được nhiều tri thức cần thiết để thành
công.Còn “Người thầy giỏi”: là người truyền đạt, cung cấp kiến thức cho người học.
Đồng thời người thầy cũng là người hướng dẫn cách thức tìm tòi, khám phá những
kiến thức từ đời sống và sách vở, là người theo sát, uốn nắn… để giúp ta có được
những kiến thức và hình thành nhân cách tốt đẹp. Đọc sách
giúp ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm ,mở mang kiến thức và đặc biệt đọc sách
giúp ta cảm thấy thoải mái ,yêu đời hơn và đọc sách có rất nhiều lợi ích khác.
Tuy nhiên,để đạt được hiệu quả tốt,cần phải có những quyển sách hay ,phù hợp với
lứa tuổi ,và việc cần chú trọng nhiều nhất đó chính là cách đọc sách .Đọc sách
phải nghiên cứu ,suy ngẫm tìm tòi,chắt lọc những điều hay để áp dụng vào cuộc sống
chứ không phải đọc để lấy thành tích.Đọc sách nhiều mà không hiểu chỉ làm cho
ta cảm thấy thêm mệt mỏi ,chứ không giúp ta mở mang thêm kiến thức.Vì vậy cầm
trong tay một quyển sách hay chưa phải là tốt,mà tất cả phụ thuộc vào việc ta
có biết đọc quyển sách đó hay không.Vì vậy vai trò của người thầy quan trọng
hơn sách vở nhiều.
Thầy là người có kinh nghiệm,có trình độ hiểu biết cao biết
cách chọn lọc kiến thức, có phương pháp sư phạm nên dễ dàng truyền thụ kiến thức
cho ta một cách nhanh nhất, ít tốn thời gian nhất những kiến thức cơ bản phong
phú và bao nhiêu điều hay lẽ phải.Thầy biết cách khơi gợi. dẫn đắt có thể mang
lại hứng thú, say mê và có thể hướng dẫn cách làm cho ta một cách chính xác,
khoa học nhất.Thầy là người giúp ta khai trí, rèn tâm,luyện đức,kĩ năng để ta vững
bước vào đời. Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy
ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la,một ta không thể
nào tự nắm bắt,chọn loc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ
hơn,họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa ta đến gần hơn với kiến thức. Một người
thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm,chăm sóc tìm hiểu
về ta bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi
ta,khơi dậy và phát triển cái nội lực của ta. Qua đó đã cho thấy vai trò của
người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân
vận động nhiều hơn.Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào
chính bản thân mình.Dạy cho ta biết tự học,tự đọc sách,tìm tòi,tra cứu phát hiện
ra những điều mới mẻ,sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả.Nghĩa là giúp
ta phát triển trí tuệ tư duy,tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải
thụ động dù là tri thức tiên tiến.Chính vì nhờ thầy cô ,những đam mê,năng khiếu
tìm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là
người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho ta bằng tất cả
kiến thức mình có.Là người hiểu ta,tìm ra những phương pháp hay giúp ta hiểu
bài sâu và nhanh,khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm.Ân cần
khuyên bảo khi ta mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho ta hay áp đặt ta một
cách máy móc. Nếu trẻ em là tờ giấy
trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng
hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai
trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri
thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp
hơn. Vì thế kính trọng thầy, cô không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người
làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn
minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những
hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó
là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng
tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử,
Chu Văn An,Bác Hồ… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học
trò và mọi người.Thầy Chu Văn An dù đã làm quan nhưng vẫn luôn nhớ về công ơn của
người thầy. Khi về thầy vẫn khoanh tay đứng hầu và nghe lời thầy dạy bảo. Bác Hồ
cũng là người thầy mà nhân dân ta luôn kính trọng, vì Bác đã dạy cho ta nhiều đạo
lí làm người đúng đắn,… Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như
thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề
cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây,
dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy
trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Ngày
nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao
nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền
thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học
sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy
cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy
đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có
những câu chuyện đau lòng mà ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc
phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều
hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại.Quên đi công
ơn thầy cô đã dạy bảo mình. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học
sinh đó.Vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền
đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với
tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy
thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù
xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người
thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau.Vai trò ấy rất quan trọng nhưng thầy
không suốt đời ở bên cạnh ta. Do đó, ta cũng cần tự học, học từ sách vở, từ bạn
bè, từ cuộc sống,… để kiến thức thêm phong phú và mở rộng.
Chúng ta
có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy,cô. Thầy, cô đã truyền
thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người
chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa,
luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết
kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự
tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền
thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ
trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở
ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục
ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào
thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Trong cuộc sống hôm nay
Internet, công nghệ thông tin, trình độ khoa học kĩ thuật đang phát triển ở mức
độ cao, chúng ta có thể học kiến thức ở mọi lúc, mọi nơi nhưng lời dạy của người
thầy xưa vẫn giữ nguyên giá trị. Chúng ta phải có thái độ tôn sư trọng đạo, thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất đối với thầy cô,học tập và làm theo những lời thầy cô hướng dẫn,truyền
dạy.Một lời nói lễ phép, một câu
chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay
phức tạp,tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.Chúng ta hãy tranh thủ sắp xếp
công việc của mình ổn thỏa để có thể về thăm thầy cô trong các dịp lễ, tết
,ngày 20/11.
Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh,gian nan. Trên
con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta,giữ một
vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người.Bác Hồ kính yêu nhắn gửi đến
chúng ta: “ Chữ là mắt. Người không có chữ coi như bị mù. Không có chữ con người
ta bé nhỏ trước tất cả..”. Tóm lại,ta
có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức là vô cùng
thiết yếu trong việc đào tạo thế hệ trẻ kể cả trong quá khứ ,hiện tại và tương
lai chúng ta.
Bài này tuy mình không biết của ai nhưng phải rất chân thành cảm ơn người viết. Bài viết rất hay, gãy gọn mà sâu sắc trong từng lời văn, phân tích đầy đủ và tổng quát vấn đề. Đây là một trong những bài văn nghị luận xã hội hay nhất mà mình được đọc.
Trả lờiXóaBài viết rất hay và ý nghĩa, lời văn sâu sắc, phân tích các vần đề hết sức tinh tế. Một bài văn thể hiện được sự am hiểu cũng như trải nghiệm của người viết. Rất đáng trân trọng. Thích câu " Một gánh sắc không bằng một người thầy giỏi.
Trả lờiXóakeyword: nhung quyen sach hay nen doc
bài viết này rất tốt nhưng có nhiều thiếu sót.Nhưng viết vậy là đạt điểm cao rồi
Trả lờiXóacho hỏi chân truyên là gì
Trả lờiXóa