Điểm 1
(Dân trí) - Cô là sinh viên ưu tú, trên mọi mặt: học tập, ngoại ngữ, hạnh kiểm… đều xuất sắc nên được xét đi học ở nước ngoài trong chương trình hợp tác giáo dục. Kết quả đầu tiên khi sang học ở trường bạn của cô nữ sinh ưu tú ấy là bài luận điểm 1.
Bài luận ấy được giảng viên ở trường bạn đánh giá là rất tốt, rất hay nhưng ông chỉ có thể cho cô điểm 1 với lời nhắc nhở: “Vì cô là sinh viên nước ngoài nên tôi mới châm chước cho điểm 1 và còn đứng đây để nói chuyện với cô thế này. Nếu không cô đã phải nhận điểm 0 và bị kỷ luật rất nặng”.
Lý do là trong bài luận của mình, cô sinh viên sử dụng, sao chép nguyên văn từ nhiều nguồn tài liệu nhưng không ghi trích dẫn.
Nhiều sinh viên sao chép của người khác nhưng không hiểu rằng mình đang ăn cắp. (Ảnh minh họa)
Cô nữ sinh bị sốc về điểm 1 đầu tiên trong quãng đường học hành của mình. Sau đó, cô gái suy ngẫm rất nhiều về bài luận “đạo văn” bởi “kiểu đạo” này nào có xa lạ với cô cũng như nhiều học trò trong nước khác ngay, thậm chí là rất quen thuộc từ những ngày đầu đến trường.
Khi về nước, nói chuyện với cô hiệu trưởng, cô nữ sinh mới hay, ở nước ngoài, hành vi sử dụng, sao chép ý tưởng của người khác mà không trích dẫn là một tội rất nặng, thuộc về phạm trù đạo đức. Nghe cô hiệu trưởng nói, cô sinh viên hỏi: "Nếu em sao chép ý tưởng, câu văn của người khác nhưng được người ta cho phép không yêu cầu phải ghi trích dẫn thì có bị xem là “đạo văn” không cô?".
Bà hiệu trưởng ngỡ ngàng, hỏi lại: "Làm gì có ai cho em ý tưởng, câu văn của mình mà không phải trích dẫn."
Cô học trò đáp: "Từ hồi cấp 1, trước khi thi học kỳ hay thi học sinh giỏi, cô giáo luôn làm sẵn những bài văn mẫu, yêu cầu chúng em học thuộc và đến ngày vào thi chỉ việc chép lại. Như vậy có phải là “đạo văn” không cô?".
Bà hiệu trưởng lặng người. Bởi bà không thể trả lời được câu hỏi của cô sinh viên và bà biết nhiều người nữa cũng sẽ không trả lời được câu hỏi này.
Nhưng giờ bà hiểu thêm lý do vì sao việc đạo văn, ăn cắp ý tưởng của người khác ở nước ngoài là một điều cực kỳ ghê gớm nhưng điều này xuất hiện tràn lan ở các bậc học trong nước, nhất là bậc Tiểu học và Đại học. Rất nhiều sinh viên không biết rằng đó là hành vi ăn cắp vì các em đã được dạy “ăn cắp” từ nhỏ.
Và đó cũng là nguyên căn của việc nền giáo dục của chúng ta đang phải tự đóng cửa, không thể hợp tác với nền giáo dục hội nhập, tiên tiến vì thiếu đi yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục là tính trung thực.
Hoài Nam
Một bài viết thật đáng đọc. Cảm ơn tác giả Blog đã giới thiệu. Tôi đã tìm bài gốc trên Dân trí, phải nói đọc trên đó không ấn tượng bằng đọc tại đây có lẽ vì ở đó phông chữ nhỏ quá.
Trả lờiXóaNgay từ nhỏ chúng tôi cũng đều phải học văn mẫu. Qua bài này mới thấy giáo dục nước nhà còn nhiều vấn đề quá.
Nghị luận xã hội ơi bạn có thể kiểm tra lại xem sao mỗi lần truy cập vào Blog của bạn thì trình duyệt tự động chuyển đến cuối trang, hơi bất tiện đó. Không biết phải tại máy tính mình không. Mình xài Firefox 17.0.1 Không biết các bạn đọc khác có gặp tình trang này không
Trả lờiXóaXin lỗi nhé! mình kiểm tra lại thì thấy chỉ khi duyệt bằng Firefox mới bị còn duyệt bằng Google chrome thì không. Chắc là lỗi cục bộ thôi.
XóaĐây là thực trạng chung trong giới sinh viên sắp ra trường hiện nay rồi, bản thân trong giáo dục cũng toàn nêu lên những lý thuyết suông, không có tính ứng dụng cao thì làm sao một sinh viên sắp tốt nghiệp có thể mường tượng để hoàn thành một đề án có chất lượng được.
Trả lờiXóaĐúng là vấn đề giáo dục của nước mình còn bị ảnh hưởng nặng về vấn đề lý thuyết nhiều quá, ngay từ nhỏ phải tập cho trẻ thói quen tự vận động thì mới mong nước mình phát triển nỗi.
Trả lờiXóabao da samsung note 7
Trả lờiXóabán bao da iphone 6 plus
Trả lờiXóa