Báo Tây choáng vì 'cơm nắm' Việt... thách thức McDonald’s
Cập nhật lúc :7:14 AM, 22/04/2012
(ĐVO) "Ở Malaysia, McDonald’s đã kiện thương hiệu Gà dùng chữ Mc. Khi cơm kẹp VietMac nổi tiếng toàn cầu, chữ 'Viet' chính là bùa hộ mạng", ông Thanh nói.
Trước hình ảnh một nữ tiếp viên trẻ cắn miếng cơm kẹp VietMac và thốt lên: "Quá ngon! Quá bổ dưỡng!", theo tờ The West Autralian, phản ứng của cô gái không phải là điển hình dành cho thức ăn nhanh, nhưng cơm kẹp rõ ràng là món ăn "độc nhất vô nhị" trên thế giới.
Cơm kẹp VietMac đang gây bão trên thế giới. Đó là hai bánh cơm được ép chặt, kẹp với thịt, rau… Ông Ngô Trọng Thanh, ông chủ VietMac, cho biết: Bánh hoàn toàn không có chất phụ gia, ăn bổ dưỡng hơn nhiều các loại đồ ăn nhanh khác.
Hiện, chỉ sau 1 năm khai trương cửa hàng đầu tiên, VietMac đến nay có tất cả 12 cửa hàng trên khắp Việt Nam và vào mùa hè này, món "cơm nắm" cách tân của người Việt sẽ đến Đức và Anh.
Theo ông Thanh, mục tiêu chinh phục thị trường của VietMac là tạo nên dây chuyền cửa hàng cơm kẹp thuần Việt có một không hai, với đối tượng khách hàng là giới trẻ, dân công sở, người độc thân và các gia đình trẻ. Với giá một phần ăn từ 1 USD đến 1,5 USD, ông Thanh tin tưởng rằng, những người trẻ sẽ rất thích cơm kẹp VietMac.
"Cơm kẹp là một trong những biểu tượng của đồ ăn nhanh trên thế giới. Tôi muốn mang đến cho thực khách cảm giác thưởng thức món ăn như ở nhà. Việt Nam là đất nước lúa gạo, nên tôi đã làm chiếc bánh này bằng gạo", ông Thanh chia sẻ và cho biết thêm: "Suất ăn VietMac gồm cơm kẹp và một bát súp. Đây là điều quan trọng để cân bằng tốt bữa ăn. Theo triết lý này, mọi thứ trên thế giới đều cần phải cân bằng, như: âm - dương, ngày - đêm. Ẩm thực Việt Nam cũng giống như thế!".
Ông chủ VietMac cũng tâm sự: "Cách đây 40 năm, khi tôi còn là một đứa trẻ, gia đình tôi nghèo lắm. Chúng tôi chỉ ăn cơm với rau mỗi ngày. Khi đi học, mẹ thường nắm cơm cho tôi mang tới trường. Nhiều đứa trẻ cùng độ tuổi tôi cũng thế".
Bùi Tang, sinh viên ĐH Hawaii, cho biết, cơm kẹp VietMac là sự kết hợp giữa những hương vị truyền thống với công thức và thói quen ăn uống hiện đại. "Ẩm thực phản ánh nền văn hóa của một đất nước. Cơm kẹp VietMac hoàn toàn phù hợp với xu thế và nhu cầu của một nền kinh tế đang nổi vì mọi người có quá ít thời gian dành cho ăn uống. Người làm ra đồ ăn phải nắm bắt được điều này".
Hiện, với việc McDonald’s vẫn chưa có mặt ở Việt Nam, ông Thanh có thể đăng ký thương hiệu VietMac và chắc chắn không gặp trục trặc nào ở trong nước. Tuy nhiên, ông Thanh thừa nhận, khi mở rộng kinh doanh trên toàn cần thì có thể gặp vướng mắc về tên và đó là lý do tại sao ông đã đăng ký thêm tên Vietburger.
"Ở Malaysia, McDonald’s đã kiện thương hiệu Gà dùng chữ Mc. Vì vậy, với tôi, khi VietMac trở nên nổi tiếng toàn cầu, chữ 'Viet' chính là bùa hộ mạng", ông Thanh cho biết.
Ông Thanh tự tin: "Cơm kẹp VietMac sẽ nổi tiếng. Tôi muốn mọi người trên thế giới thưởng thức cơm kẹp. Nếu bạn có thể tạo ra món ăn vừa kết hợp truyền thống với hiện đại, thì đó đã là thành công rồi”.
Menu của VietMac. |
Cơm kẹp VietMac đang gây bão trên thế giới. Đó là hai bánh cơm được ép chặt, kẹp với thịt, rau… Ông Ngô Trọng Thanh, ông chủ VietMac, cho biết: Bánh hoàn toàn không có chất phụ gia, ăn bổ dưỡng hơn nhiều các loại đồ ăn nhanh khác.
Hiện, chỉ sau 1 năm khai trương cửa hàng đầu tiên, VietMac đến nay có tất cả 12 cửa hàng trên khắp Việt Nam và vào mùa hè này, món "cơm nắm" cách tân của người Việt sẽ đến Đức và Anh.
Theo ông Thanh, mục tiêu chinh phục thị trường của VietMac là tạo nên dây chuyền cửa hàng cơm kẹp thuần Việt có một không hai, với đối tượng khách hàng là giới trẻ, dân công sở, người độc thân và các gia đình trẻ. Với giá một phần ăn từ 1 USD đến 1,5 USD, ông Thanh tin tưởng rằng, những người trẻ sẽ rất thích cơm kẹp VietMac.
Cơm kẹp VietMac đang gây bão trên thế giới. |
"Cơm kẹp là một trong những biểu tượng của đồ ăn nhanh trên thế giới. Tôi muốn mang đến cho thực khách cảm giác thưởng thức món ăn như ở nhà. Việt Nam là đất nước lúa gạo, nên tôi đã làm chiếc bánh này bằng gạo", ông Thanh chia sẻ và cho biết thêm: "Suất ăn VietMac gồm cơm kẹp và một bát súp. Đây là điều quan trọng để cân bằng tốt bữa ăn. Theo triết lý này, mọi thứ trên thế giới đều cần phải cân bằng, như: âm - dương, ngày - đêm. Ẩm thực Việt Nam cũng giống như thế!".
Ông chủ VietMac cũng tâm sự: "Cách đây 40 năm, khi tôi còn là một đứa trẻ, gia đình tôi nghèo lắm. Chúng tôi chỉ ăn cơm với rau mỗi ngày. Khi đi học, mẹ thường nắm cơm cho tôi mang tới trường. Nhiều đứa trẻ cùng độ tuổi tôi cũng thế".
Một cửa hàng cơm kẹp VietMac. |
Bùi Tang, sinh viên ĐH Hawaii, cho biết, cơm kẹp VietMac là sự kết hợp giữa những hương vị truyền thống với công thức và thói quen ăn uống hiện đại. "Ẩm thực phản ánh nền văn hóa của một đất nước. Cơm kẹp VietMac hoàn toàn phù hợp với xu thế và nhu cầu của một nền kinh tế đang nổi vì mọi người có quá ít thời gian dành cho ăn uống. Người làm ra đồ ăn phải nắm bắt được điều này".
Hiện, với việc McDonald’s vẫn chưa có mặt ở Việt Nam, ông Thanh có thể đăng ký thương hiệu VietMac và chắc chắn không gặp trục trặc nào ở trong nước. Tuy nhiên, ông Thanh thừa nhận, khi mở rộng kinh doanh trên toàn cần thì có thể gặp vướng mắc về tên và đó là lý do tại sao ông đã đăng ký thêm tên Vietburger.
"Ở Malaysia, McDonald’s đã kiện thương hiệu Gà dùng chữ Mc. Vì vậy, với tôi, khi VietMac trở nên nổi tiếng toàn cầu, chữ 'Viet' chính là bùa hộ mạng", ông Thanh cho biết.
Ông Thanh tự tin: "Cơm kẹp VietMac sẽ nổi tiếng. Tôi muốn mọi người trên thế giới thưởng thức cơm kẹp. Nếu bạn có thể tạo ra món ăn vừa kết hợp truyền thống với hiện đại, thì đó đã là thành công rồi”.
Những con số thú vị về cơm kẹp VietMac:
- Để ép một chiếc bánh cơm mịn màng, cần một lực tới… hơn 1 tấn. Nếu lực ép không đủ, bánh cơm rất dễ bị bở khi ăn, nhưng ngược lại, nếu lực ép quá lớn, thì hạt cơm sẽ bị vỡ và mất độ dai tự nhiên của nó. Để tìm ra một lực ép lý tưởng, những chuyên gia kỹ thuật của VietMac đã ép thử tới hơn 200 lần trong 3 tháng thử nghiệm.
- Để chọn loại gạo phù hợp, hơn 30 loại gạo đã được đề cử. Gạo tám thơm Hải Hậu suýt được lựa chọn nếu như nó không có nhiều … sạn. Thật tiếc cho loại gạo đặc sản này, nhưng qua đó chúng ta cũng hiểu một phần lý do gạo của chúng ta chưa thể xuất sang các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Mỹ.
- Mỗi chiếc bánh cơm nhìn thật nhỏ và xinh. Nhưng đững vội coi thường. Lượng cơm của nó đúng bằng 1 bát cơm chúng ta ăn hằng ngày. Đôi khi, bạn vẫn còn thòm thèm sau 1 suất VietMac. Chẳng phải do ít cơm, mà bạn biết không: khi nắm cơm lại chúng ta thường ăn được nhiều hơn.
- Và để mỗi bánh cơm vừa đủ độ dai, nhưng vẫn đảm bảo độ dẻo để kết dính, thì việc lựa chọn gạo sẽ là điều quyết định. 3 loại gạo đặc sản đã được phối trộn với nhau, nhưng loại gạo và tỷ lệ phối trộn lại là bí quyết riêng của VietMac. - Salad được kẹp trong mỗi bánh cơm VietMac không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp vitamine và chất xơ để dảm bảo một bữa ăn đủ dinh dưỡng, mà quan trọng hơn nữa, nó mang lại cho Vietmac đủ 4 vị cho một bữa ăn ngon: mặn, ngọt, chua, cay. Cả một thế giới vị giác được thu nhỏ trong những lát salad mỏng manh. - Khi mới bán thử nghiệm, VietMac rất ngạc nhiên khi phần lớn khách hàng gỡ bỏ giấy gói, và ăn bằng cách … xúc thìa. Chuyện lạ này được ghi nhận và phải sau 2 tuần, nguyên nhân mới được làm sáng tỏ: do cách đóng gói theo kiểu gói bánh chưng ban đầu.
Một chuyên viên sản xuất của VietMac được điều sang Singapore, học hỏi cách đóng gói của đồng nghiệp và nay, 80% khách hàng ăn theo kiểu hamburger.
|
xe đạp gấp đa năng
Trả lờiXóa