5 thg 10, 2009

Nhân bất học bất tri lý

Người xưa có câu :
“Ngọc bất trác, bất thành khí
Nhân bất học, bất tri lý”
Nghĩa là ngọc mà không được mài dũa thì không thể trở thành món đồ có giá trị, cũng như người mà không học thì không biết được lý lẽ. Câu nói đó đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Và ngày nay, để xác định một lần nữa mục đích của học tập, UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.”
Học là trau dồi kiến thức tổng quát, là tiếp thu những cái hay, cái mới, cái tiến bộ sáng tạo... là nâng cao khả năng chuyên môn và các kĩ năng khác, đồng thời là hoàn thiện nhân cách của bản thân. Trước hết là chúng ta “học để biết”, để nhận thức được đúng, sai, tốt, xấu, hiểu rõ được các vấn đề. Quả thật là nếu không có học gì cà thì bản thân chúng ta sẽ không có hiểu biết để đánh giá, nhận định đúng một sự việc, vấn đề.
Điều quan trọng hơn là sau khi hiểu được, biết được thì ta phải “làm”, phải vận dụng những gì đã học được vào thực tiễn đời sống. Có như vậy ta mới biết biết được thành quả của việc học đã đem lại, đồng thời thông qua đó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào các hoạt động chung của xã hội.
Mặt khác chúng ta còn “học để chung sống” để tạo dựng các mối quan hệ giữa người với người được hòa thuận, tốt đẹp, đầm ấm hơn nhờ tiếp thu những qui tắc giao tiếp, cách ứng xử và sự tinh tế, nhạy bén trong từng nền văn hóa. Có như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên hòa hợp và có ích với cộng đồng.
Hơn thế nữa là chúng ta còn “học để tự khẳng định mình”, để chứng tỏ bản thân mình học là vì mục đích rõ ràng với ý chí phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu đó. Đó là một quá trình lâu dài và đòi hỏi bản thân người học sự siêng năng, chăm chỉ, sự kiên trì, bền bỉ tới cùng. Tất nhiên thành quả của quá trình “học và làm”như vậy sẽ đem lại nhiều lới ích và xứng đáng với công sức mà ta đã bỏ ra. Như vậy câu nói của UNESCO khẳng định rằng học tập là bước cơ bản cung cấp cho ta tri thức đồng thời hướng dẫn ta sử dụng tri thức vào các mục đích tốt đẹp.
Câu nói của UNESCO đã mở ra cho ta hai khía cạnh chính của việc học: thứ nhất là học phải thông qua việc tiếp thu kiến thức trên lý thuyết; thứ hai là học phải ứng dụng thực hành trong thực tế. Hai phạm trù này luôn sóng đôi với nhau, bổ sung cho nhau và không thể tách rời được. Đây cũng là một trong những bước chính yếu để việc học của một người đạt được kết quả cao. Từ đó tạo cho nền tảng phát triển vững chắc, có năng lực trong công việc chuyên môn, rèn luyện nhân cách bản thân tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ hơn về cả “bộ mặt” lẫn con người.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những người học với mục đích đối phó, qua loa cho có. Do vậy mà họ nắm kiến thức một cách hời hợt, không sâu không chắc. Những dạng người này cho dù có đạt được thành tích cao trong học tập thì cũng rất khó thành công một cách bền vững cho sau này được.
Tóm lại mỗi người trong chúng ta cần ý thức rõ việc học tập, xác định mục tiêu cụ thể, đúng đắn cho bản thân và nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu để tạo lập cho bản thân sự tự tin bản lĩnh mạnh mẽ về năng lực của bản thân, rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách cao đẹp.
12a6-Ngọc Tâm-0910

6 nhận xét:

  1. 23_12A6 (2009_2010)
    _Nhận xét về bố cục, hệ thống luận điểm và dẫn chứng:
    . Bố cục vẫn chưa đủ 6 phần, thiếu phần phương hướng hành động
    . Hệ thống luận điểm tương đối chặt chẽ
    . Phần luận còn sơ sài
    . Phần giải thích khá rõ ràng, đầy đủ
    . Thiếu phần dẫn chứng
    . Kết bài chưa lặp lại câu nói cũa UNESCO
    _Phần đề nghị đối với bài viết:
    . Nên thêm phần dẫn chứng trong thực tế ở mỗi phần bình và luận
    . Nếu được có thể thêm phần luận ca ngợi đối với những thành phần học tập đúng theo mục đích mà UNESCO đã đề xướng
    _Sửa 1 đoạn: (bổ sung phần phương hướng hành động)
    Bản thân mỗi nguời phải tự đề ra cho mình những mục đích học tập chính đáng. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường và xã hội phải luôn hỗ trợ cho học sinh, sinh viên trong cả nước có điều kiện thực hiện. Nhà trường nên xây dựng các phòng thực hành để mọi người có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Gia đình nên động viên con em mình tham gia các hoạt động ngoại khóa, giúp nâng cao kĩ năng sống. Về phía xã hội thì cần phải luôn khuyến khích thế hệ trẻ thực hiện mục đích học tập chính đáng, góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu mạnh. Và có lẽ nhân tố quyết định và quan trọng nhất chính là ở mỗi cá nhân. Mỗi nguời cần định hướng trong việc học tập, nhất là phải luôn đặt ra cho mình những mục đích học tập chính đáng.

    Trả lờiXóa
  2. Sau khi đọc bài văn của bạn, mình có vài lời nhận xét như sau:
    + Ý tứ đầy đủ,lời văn thuyết phục,luận điểm đúng, đủ và rõ ràng,trình bày 8 đoạn đạt yêu cầu.
    + Tuy nhiên, dường như phần PHHĐ và kết bài đã hòa làm một. Do đó, bạn đã thiếu mất 1 phần quan trọng trong bài NLXH của mình
    + Đoạn giải thích từ "học" rất chính xác và cụ thể. Định nghĩa rất hay!

    - Mình có đề nghị như sau:
    + Cần bổ sung thêm vài dẫn chứng theo sau mỗi luận điểm để tăng thêm sức thuyết phục.
    Ví dụ: Ở đoạn 2, câu cuối có thể đưa ra bằng chứng là người kém hiểu biết thì không có khả năng phân biệt phải trái và không biết cách giải quyết tình huống.

    + Ở đoạn cuối (kết bài) cần nhắc lại lời đề xướng của UNESCO như là một lời khẳng định chắc nịch về mục đích học tập, khắc ghi mãi trong thâm tâm để quyết tâm cao độ trong học tập cho tương lai rạng ngời, rực rỡ

    - Mình xin sửa lại đoạn cuối như sau:
    Như vậy, mỗi người trong chúng ta cần ý thức rõ tầm quan trọng của việc học tập, xác định được mục tiêu cụ thể, đúng đắn cho bản thân. Cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt đến mục tiêu đó, đồng thời tạo lập được sự mạnh mẽ, bản lĩnh trong cuộc sống, có niềm tin vào năng lực của bản thân và rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nhân cách cao cả.

    Trả lờiXóa
  3. Câu của UNESCO là nói về cái học thức, còn câu của người xưa là nói về cái học làm người. Không biết mình nghĩ vậy có đúng không ta?

    Trả lờiXóa
  4. tôi nghĩ không có gì sai

    Trả lờiXóa
  5. tôi nghĩ là cần thêm một số dẫn chứng nữa

    Trả lờiXóa
  6. zay cau nay la cua ai vay



    Trả lờiXóa