5 thg 10, 2009

Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không... chính là nhờ công học hành của các cháu

Sống trên đời, mỗi người chúng ta thường tự hỏi liệu đâu là sức mạnh thực sự của con người? Và nhà khoa học người Anh Francis Bacon (thế kỉ XVI-XVII) đã nói một câu rất nổi tiếng:”Tri thức là sức mạnh”.Vậy có phải sức mạnh chính là lượng tri thức mà ta sở hữu?
Đầu tiên, ta được biết tri thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh nhưng lúc nào cũng có liên quan đến những khái niệm như hiểu biết, ý nghĩa, thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi và kích thích trí não trong các lĩnh vực khoa học, tự nhiên, xã hội,…Đối với mỗi con người, tri thức là “hành trang” mà chúng ta giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp, quá trình tri giác, học tập, tiếp thu, giao tiếp, tranh luận, lý luận, rèn luyện, thực hành hay kết hợp các quá trình này…như trong câu:”Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.Vì vậy, nếu ta có thể sở hữu được càng nhiều tri thức thì cũng đồng nghĩa với việc ta đang có sức mạnh và lợi thế trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người, mọi phạm vi của xã hội.
Qủa thật, “tri thức là sức mạnh”, là hành trang và là chìa khóa mở cửa tương lai. Điều này đã được chứng thực từ những bài học lịch sử quý báu từ nước bạn như: sinh ra ở đời Thục Hán, là người đất Dương Đô, Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh tài trí hơn người, thông thạo binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn,tài đức lưỡng bị,… làm quân sư cho Lưu Bị.Ông đã bao lần vận dụng các tri thức , suy đoán và nhìn xa trông rộng về thời tiết, về chiến thuật và cả tâm lí địch để đánh thắng bao trận vẻ vang, lưu danh muôn thuở vào sử vàng như trận Xích Bích lẫy lừng, vang dội. Chính vì sức mạnh của tri thức nơi ông nên ông được hậu thế gọi là “vạn đại quân sư”, coi là tấm gương sáng cho muôn thuở…Riêng trong lịch sử Việt Nam, năm 938, Ngô Quyền đã áp dụng kế đóng cọc dưới lòng sông Bạch Đằng để đánh bại quân Nam Hán và xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa mùa xuân năm 939. Qua đó, ta càng thấy được sức manh của tri thức.Thế vì sao tri thức là rất quan trọng cho phát triển ở thế giới hiện tại? Đơn giản là để sống, chúng ta phải biến đổi những nguồn lực mà chúng ta có thành đồ vật mà chúng ta cần; vì ngày mai tốt đẹp hơn, con cái chúng ta được giáo dục và trang bị những khả năng thích nghi cao hơn, môi trường tự nhiên - xã hội được cải thiện tốt hơn... thì chúng ta phải có tri thức. Dự báo, đến đầu thế kỷ XXI, gần hai phần ba GDP trong những nước OECD chủ chốt là dựa vào việc tạo ra và phân phối tri thức.Nhìn lại thế kỷ XX, tri thức đã chuyển hoá rất nhanh thành công nghệ phục vụ đời sống. Chẳng hạn ở lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, trước đầu thể kỷ XX, trung bình phải mất 30 năm để lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn; nhưng đến cuối thế kỷ XX, khoảng cách đó rút ngắn xuống còn 5 năm hoặc ngắn hơn nữa.Hiện nay, khoảng cách trên tiếp tục được rút ngắn, và việc thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến việc tạo ra, trao đổi và quản lý tri thức đang là vấn đề trung tâm của sự phát triển toàn cầu. Nhờ vào tri thức mà những sản phẩm "trong mơ" thành hiện thực, những sản phẩm đắt đỏ thành giá rẻ... trong khi tính năng lại tăng lên. Đơn cử, trong vòng 20 năm cuối cùng của thế kỷ XX, chi phí cho một chiếc máy tính đã giảm hơn 10.000 lần, còn khả năng hoạt động của nó lại tăng lên tương ứng (hơn 10.000 lần).Thế nên, trong công cuộc phát triển của mỗi một quốc gia cũng như toàn cầu, một khi người dân nắm bắt được những cách thức mà qua đó tri thức có thể cải thiện được đời sống của họ thì họ sẽ được kích thích để tìm ra những tri thức mới, và bản thân họ trở thành tác nhân của sự phát triển..Tuyên ngôn có tính cách mạng của Francis Bacon (1561-1626): "Tri thức là sức mạnh" - hiện đang đúng hơn bao giờ hết. Ngày nay, chúng ta đem so sách Tri thức với Ánh sáng (Báo cáo tình hình phát triển thế giới của WB, 1998) và gọi tri thức là "thế phẩm toàn năng tối hậu" (nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ Alvin Toffler). Gọi "thế phẩm", vì nó trôi nổi khắp hành tinh; gọi "toàn năng", vì nó vô tận và vô địch; gọi "tối hậu", vì nó là yếu tố linh hoạt nhất, quan trọng nhất của tất cả các yếu tố sản xuất, dù ta có đo được hay không.
Hiện tại,nhu cầu và tầm quan trọng về việc tiếp thu tri thức càng được nâng cao hơn, tiêu biểu là việc phổ cập giáo dục ở toàn quốc và ước mơ thi đậu Đại học càng gia tăng…Đặc biệt hơn khi ở một số quốc gia đang phát triển và phát triển như Hàn Quốc, Nhật thì việc thi đậu Đại học càng mang yếu tố quyết định hơn nữa. Điều này rất đáng khen và tự hào.Việc có được chiếc bằng Đại học dường như thể hiện được tri thức, học vấn của con người và trở thành bước đệm vững chắc cho tương lai họ.Tuy nhiên, chúng ta không nên quá áp đặt nặng nề vào việc học và chiếc ghế Đại học vì nếu ta làm như vậy thì việc học sẽ trở thành áp lực, thậm chí sẽ dẫn đến tỉ lệ tự tử vì rớt Đại học tăng cao và tạo bằng cấp giả để đối phó…Thế thì chẳng phải càng tệ nạn hơn sao? Càng đáng phê phán hơn ! Tóm lại tri thức chính là sức mạnh có thể đem so sánh với hình ảnh cây quyền trượng, chiếc vương miện quyền lực của vua chúa thời xưa rất uy quyền và mạnh mẽ thế nhưng nếu vị vua không biết dùng những quyền lợi đó để phụng sự cho dân thì âu cũng sẽ bị thất bại, bị ghét bỏ, trở thành vết nhơ trong lịch sử.
Vì vậy, để không trở thành những “vị vua” thất bại, chúng ta phải học,trau dồi tri thức một cách chọn lọc,”học, quý ở tinh”,học vì những mục đích đúng đắnnhư để trau dồi nhân cách, để làm người, để biết rồi đưa cái biết ra mà hòng giúp ích cho gia đình, xã hội và phải không ngừng ham, hiếu học:”Mỗi ngày mình biết them những điều chưa biết,mỗi tháng chẳng quên những điều đã biết, như vậy cóp thể coi là người hiếu học”,”Học, học nữa.”.Sách Trung Dung có câu:”Học cho rộng,hỏi cho kĩ,nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sang tỏ,làm cho hết sức.”.Học vấn , học hành, trau dồi tri thức có như thế mới học làm người được… Tuy nhiên, thế giới chúng ta đang tồn tại sự bất bình đẳng cố hữu trong mọi vấn đề liên quan đến tri thức, trong đó đáng chú ý là việc tiếp cận với tri thức. Dường như khoảng cách này ngày càng tăng khi tỷ lệ ứng dụng tri thức bị chậm lại và bị gián ở nơi này hay đối tượng này, thì ở nơi kia (đối tượng kia) lại thuận lợi và gia tăng. Một khi khoảng cách này ngày càng mở rộng thì thế giới của chúng ta sẽ bị phân tách sâu sắc hơn nữa. Bởi vì nguồn vốn và các nguồn lực khác cho phát triển và do phát triển đem lại ngày càng chảy vào các nước lớn và tập trung trong tay những người giàu. Là bởi vì họ nắm giữ những hệ thống tri thức khổng lồ và cực mạnh; họ được trang bị hầu như tất cả trong khi những người nghèo gần như trắng tay. Họ lướt trên mạng Internet trong khi nhiều người khác còn mù chữ. Thế nên, trong niềm phấn chấn của chúng ta về xa lộ thông tin toàn cầu, đừng quên hàng triệu người khác, hàng triệu ngôi làng và khu ổ chuột đó đây không có điện thoại, điện năng hoặc nước sạch; hay những đứa trẻ đi học không có bút chì, mực viết, sách vở; và phần lớn đồng loại của chúng ta chưa biết hoặc chưa được sờ đến chiếc máy vi tính; hơn một nửa dân số thế giới chưa bao giờ được gọi hay nhận một cuộc điện thoại nào. Đối với người nghèo, điều hứa hẹn của thời đại thông tin và toàn cầu hoá về sự đổi thay, với khẩu hiệu tri thức cho tất cả mọi người trong ngôi làng toàn cầu, có lẽ cũng tỏ ra xa xôi như một vì sao xa lắc. Phải chăng đang tồn tại và không thể xoá bỏ khu vực ngoại vi trong ngôi làng toàn cầu ấy, vì những lý do đã được toan tính? Tuy nhiên, cơ hội "nhảy vọt" cho những nước nghèo và người nghèo không phải là không có. Họ có thể tiếp cận với tri thức một cách thành công bằng chính khả năng thực hiện quá trình hấp thụ, ứng dụng, chuyển tải và sáng tạo tri thức mới với hiệu quả cao nhờ biết tranh thủ những kênh thông tin vừa tầm. Vấn đề trước tiên đối với mỗi quốc gia và cá nhân, chính là sử dụng giáo dục như là chiếc chìa khoá để tiếp cận, mở rộng, nâng cao, tham dự vào quá trình... và gia nhập vào dòng chảy của tri thức nhân loại. Làm sao để hàng tỷ tế bào thần kinh trong mỗi bộ óc con người được nuôi dưỡng, bồi bổ và hoạt động thật tốt. Đây chính là điều có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi người, mỗi quốc gia - dân tộc, cũng như toàn thể loài người. Và như vậy, lại phải trở về giải quyết bài toán ban đầu về ăn - uống, ở - mặc, đi lại, học hành, việc làm... cho "một con người".Trong gia đình, trong nhà trường,các bậc sinh thành, thầy cô không nên đặt nặng kết quả, thành tích học tập lên con mà nên cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện học sao cho thoải mái, dễ tiếp thu và ham học-sẽ hiệu quả hơn.Đặc biệt, trong xã hội, chính phủ, Nhà nước, các đơn vị cấp cao nên quan tâm, tạo cơ hội cho tất cả trẻ em, người lớn trong cả nước được tiếp cận với nền giáo dục, với con số, con chữ…như tài rợ, giúp đỡ mở các lóp học tình thương, lớp học bổ túc cho người nghèo, gặp nhiều khó khăn…đồng thời tìm kiếm công ăn việc làm cho họ để họ có thể chuyên tâm trong việc học hơn…
Câu nói của Francis Bacon : "Tri thức là sức mạnh” quả thực rất chính xác trên mọi mặt. Vì thế nếu một đất nước nếu thiếu tri thức thì cũng đồng nghĩa với việc yếu kém. Bác Hồ đã từng nói: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu đươc hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu." (Bác viết trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường" - Tháng 9/1945). Là thế hệ trẻ, chúng ta càng hiểu rõ những điều cần và phải làm vì tương lai nước nhà trong tương lai: phải không ngừng cố gắng trau dồi tri thức. Riêng bản thân tôi, câu nói:”Tri thức là sức mạnh” sẽ mãi là hành trang không thể thiếu trên con đường xây dựng đất nước ngày mai…Hãy chứng tỏ sức mạnh bằng chính tri thức mà bạn có được…
12a6-16-0910

6 nhận xét: