Lời xin lỗi
14/02/2011 0:31
Một vụ va quệt xe nhỏ tí lại dẫn đến chém giết nhau, người chết, người bị thương, người vào tù. Dân chúng bảo nếu người này xin lỗi người kia thì sẽ chẳng xảy ra cớ sự. Một đứa con không nghe lời bố, bị bố xách dao ra đòi chặt tay. Láng giềng bảo nếu đứa con xin lỗi bố nó thì ông sẽ không tức giận như vậy.
Hai người hàng xóm nhà sát cạnh nhau, chó của người này qua sân người kia bắt gà ăn. Người kia xây rào bảo vệ gà nên lỡ chắn luôn lối đi của người nọ, hai bên xảy ra xích mích suốt mấy năm trời. Rốt cuộc, người nọ bày kế đặt thuốc nổ giết chết người kia. Mọi người lại bảo, nếu ngay từ đầu, họ biết xin lỗi nhau thì hậu quả sẽ không tàn khốc đến như thế.
Vậy ra, lời xin lỗi thật là quan trọng, nó có thể xoa dịu những cơn “lửa lòng” bất chợt đẩy người ta vào tội ác. Nhưng tại sao khi gặp chuyện, xin lỗi lại không phải là phương án đầu tiên của nhiều người?
Thói quen của một người không phải bẩm sinh mà có. Đó là cả một quá trình người đó học hỏi từ môi trường sống của mình. Gia đình chính là môi trường đầu tiên, cũng là nơi ảnh hưởng mạnh mẽ và phần lớn đến tính cách, thói quen của chúng ta, từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Thói quen xin lỗi cũng vậy. Hãy nhìn lại xem trong gia đình mình, liệu lời xin lỗi có được tận dụng đúng mức như mình nghĩ.
Có lẽ trong nền văn hóa phương Đông, và có khi cả phương Tây nữa, không nhiều người cho rằng cha mẹ nên xin lỗi con cái, hoặc khắt khe hơn là không ai cho phép con cái được quyền đòi hỏi cha mẹ xin lỗi mình. Cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng và dạy bảo con cái, bởi thế họ lúc nào cũng đúng đối với con. Nhưng trên đời làm gì có ai hoàn hảo, nên mới có chuyện trớ trêu là cô giáo dạy không được vượt đèn đỏ, nhưng bố chở con đi học thì... cứ vượt ào ào. Thầy bảo không được chửi tục, mà ngày nào cũng nghe bố mẹ chửi nhau. Ai cũng dặn con nít làm sai phải biết xin lỗi, nhưng rõ ràng bố mẹ trách lầm con, mà sao không xin lỗi con? Con nũng nịu thì bố mẹ càng rầy nặng thêm. Vậy, nó cũng tương đương với việc... “học mà không thấy hành”.
Lời xin lỗi trong gia đình bỗng dưng bị thu hẹp lại, dường như nó chỉ dành cho những người nhỏ tuổi hơn, phụ thuộc hơn. Và khi những người nhỏ tuổi, phụ thuộc đó lớn lên và tự lập dần, họ sẽ kế tục “truyền thống” ấy, họ luôn có nhu cầu nhận được lời xin lỗi mà không tự đòi hỏi điều quan trọng đó ở chính mình. Đó là một thói quen không tốt và hậu quả của nó thì ai cũng biết rồi…
Vậy ra, lời xin lỗi thật là quan trọng, nó có thể xoa dịu những cơn “lửa lòng” bất chợt đẩy người ta vào tội ác. Nhưng tại sao khi gặp chuyện, xin lỗi lại không phải là phương án đầu tiên của nhiều người?
Thói quen của một người không phải bẩm sinh mà có. Đó là cả một quá trình người đó học hỏi từ môi trường sống của mình. Gia đình chính là môi trường đầu tiên, cũng là nơi ảnh hưởng mạnh mẽ và phần lớn đến tính cách, thói quen của chúng ta, từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Thói quen xin lỗi cũng vậy. Hãy nhìn lại xem trong gia đình mình, liệu lời xin lỗi có được tận dụng đúng mức như mình nghĩ.
Có lẽ trong nền văn hóa phương Đông, và có khi cả phương Tây nữa, không nhiều người cho rằng cha mẹ nên xin lỗi con cái, hoặc khắt khe hơn là không ai cho phép con cái được quyền đòi hỏi cha mẹ xin lỗi mình. Cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng và dạy bảo con cái, bởi thế họ lúc nào cũng đúng đối với con. Nhưng trên đời làm gì có ai hoàn hảo, nên mới có chuyện trớ trêu là cô giáo dạy không được vượt đèn đỏ, nhưng bố chở con đi học thì... cứ vượt ào ào. Thầy bảo không được chửi tục, mà ngày nào cũng nghe bố mẹ chửi nhau. Ai cũng dặn con nít làm sai phải biết xin lỗi, nhưng rõ ràng bố mẹ trách lầm con, mà sao không xin lỗi con? Con nũng nịu thì bố mẹ càng rầy nặng thêm. Vậy, nó cũng tương đương với việc... “học mà không thấy hành”.
Lời xin lỗi trong gia đình bỗng dưng bị thu hẹp lại, dường như nó chỉ dành cho những người nhỏ tuổi hơn, phụ thuộc hơn. Và khi những người nhỏ tuổi, phụ thuộc đó lớn lên và tự lập dần, họ sẽ kế tục “truyền thống” ấy, họ luôn có nhu cầu nhận được lời xin lỗi mà không tự đòi hỏi điều quan trọng đó ở chính mình. Đó là một thói quen không tốt và hậu quả của nó thì ai cũng biết rồi…
Sao Xanh - Báo Thanh niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét