14 thg 9, 2009

Mục đích của việc Học

21-12A6
Ngày nay, vai trò của giáo dục luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia trên toàn thế giới đang chuyển sang giai đoạn phát triển một nền văn minh mới – nền văn minh tri thức. Vì vậy việc học là rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Và mục đích học tập mà UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một trong nhiều mục đích khác mà được sự ủng hộ đông đảo của cá nhân trên toàn thế giới.

Từ xưa đến nay con người không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức của nhân loại. Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức cho bản thân mình từ thầy cô giáo bạn bè trên tư liệu sách vở và học ở ngoài cuộc sống. “Học là làm” - “Học phải đi đôi với hành” lời dạy có ý nghĩa quan trọng đối với việc học của chúng ta. Chúng ta phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để làm phong phú hơn cho đời sống của chúng ta. Làm người ở đời phải có có học, cần am tường hiểu biết mọi vấn đề xã hội, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta. Việc học còn cho con người ta sự hiểu biết về đạo lí làm người, cách đối nhân xử thế, cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, đó là “học để chung sống”. Và “học để khẳng định” là ta phải chứng minh cho mọi người thấy ta có năng lực, ta không vô dụng trong cuộc đời. Ta có thể thay đổi được hoàn cảnh, chiến thắng chính bản thân mình. Ngoài ra, đây cũng là một niềm tin để ta có thêm động lực để học tập, để thành công. Vậy câu đề xướng của UNESCO muốn đưa ra cho chúng ta thấy rõ hơn về mục đích học tập, cho ta biết ngoài học tập ra, chúng ta còn phải biết áp dụng việc mình học trong thực tế, trong xã hội.

Tính chất về nội dung của câu đề xướng được chia ra hai khía cạnh, hai cấp độ khác nhau : “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức. Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được chúng ta giải quyết và tiếp thu. Tuy nhiên những điều ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ trong khi đó điều ta chưa biết lại là biển cả rộng lớn bao la. Vì vậy còn có nhiều miền tri thức cần được chúng ta khám phá học hỏi. Sau khi được thõa mãn được “dấu chẩm hỏi” trong đầu chúng ta, chúng ta có thể biết tại sao lại có mưa, tại sao lại có Mặt Trời... Và “Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức vào hành động trong cuộc sống, từng bước hoàn thiện nhân cách...Qua kiến thức đã học, chúng ta có thể biết được mùa mưa bắt đầu khi nào, thời tiết ra sao để vận dụng trong việc canh nông, để việc trồng trọt trở nên thuận lợi. Hay là chúng ta học được cách giúp đỡ mọi người, học được tính nhân đạo, khoan dung, độ lượng, ta có thể giúp cụ già qua đường, giúp nhặt lại của rơi cho người làm mất...Rất nhiều hành động chúng ta có thể là đối với cuộc sống xung quanh ta, có như thế, ta mới thấy mình có ích trong cuộc sống. Và cuối cùng, “học để tự khẳng định mình” được xem như một niềm tin, là một động lực để ta mở được cánh cửa của thành công trong mọi công việc. Có niềm tin vào chính mình, ta mới có năng lượng để thực hiện những gì chúng ta muốn, và phải có sự kiên trì, sự cố gắng, chúng ta mới thành công. Dẫn chứng đơn giản nhất là trong việc học tập của chúng ta. Chúng ta phải biết tin vào chính mình, phải chiến thắng được bản thân, tin rằng mình sẽ làm được và cố gắng học tập và rồi kết quả chúng ta đạt được là những điểm mười đỏ chói trong tập, là những lời khen của thầy cô và ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè.

Việc nào thì cũng có mặt trái của nó. Chúng ta phải cần phê phán những kẻ học mà không có mục đích. Ngày nay, rất ít bạn trẻ xác định được mục đích học tập cho mình. Việc học có thể bị ba mẹ ép buộc gây nên việc chán nản trong học tập. Có những kẻ học qua loa cho có, học đối phó để lên trả bài, như thế họ sẽ không biết đến được sự tuyệt vời của kiến thức xung quanh ta.

Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải xác định rõ ta học vì ai, vì cái gì để ta còn có thể giúp ích cho bản thân chúng ta, làm thay đổi cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Ngoài ra, mục đích của học tập giúp ta thành công, đạt được nhiều điểm tốt, nắm bắt được kiến thức bổ ích quý giá để áp dụng trong thực tế cuộc sống, xây dựng đất nước phát triển đi lên ngang tầm với cái cường quốc trên thế giới.

Mục đích học tập của UNESCO đề xướng thật đúng đắn và có ý nghĩa to lớn trong việc học tập ngày nay của mỗi chúng ta trước những thay đổi từng ngày từng giờ của thế giới. Hiểu rõ và thực hiện theo đúng như thế thì một tương lai tươi sáng đang chờ đón chúng ra. Hãy tìm cho mình mục đích để học tập, có như thế ta mới khẳng định được chính mình, mới có chìa khóa để mở ra cánh cửa của sự thành công.

44 nhận xét:

  1. Nguyễn Hà Thanh _20_12A6lúc 10:10 9 tháng 10, 2009

    Ưu điểm: Thao tác viết đoạn tốt, bố cục chặt chẽ
    Khuyết điểm: Dẫn chứng chưa phong phú.
    Đề nghị: Cần bổ sung nhiều dẫn chứng về mặt phê phán những kẻ không có mục đích trong việc học.

    "Việc nào thì cũng có mặt trái của nó. Chúng ta phải cần phê phán những kẻ học mà không có mục đích. Ngày nay, rất ít bạn trẻ xác định được mục đích học tập cho mình. Việc học có thể bị ba mẹ ép buộc gây nên việc chán nản trong học tập. Có những kẻ học qua loa cho có, học đối phó để lên trả bài, như thế họ sẽ không biết đến được sự tuyệt vời của kiến thức xung quanh ta."

    >>>Thêm vào : -Học không phải là mục đích chính, vào trường vào lớp để chơi với bạn bè mà không tập trung vào việc học.
    -Gian lận trong thi cử, trong học tập
    -Xin điểm, làm bằng tốt nghiệp giả...
    -Không có tinh thần cầu tiến trong học tập...

    Trả lờiXóa
  2. Hồ Thị Bảo Trân_29_12A6
    I.Nhận xét:

    1. Bố cục: bài viết có bố cục đầy đủ gồm các phần mở bài, giải thích ý nghĩa từ ngữ, vấn đề, bìng và luận, phương hướng. Mặc hạn chế là chưa trải đều các ý cho từng phần, phần giải thích có chút sai xót và tính đúng đắn chưa cao, không thể nói “Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời” vì có thể sẽ có những người không đủ điều kiện hay vì một lí do nào đó sẽ không học, chúng ta có thể sửa lại là học là một thiêng chức, hay là việc làm có tính trách nhiệm cao và dựa trên quyền lợi của mỗi cá nhân mà được họ thực hiện hằng ngày. Ngoài ra, phần phương hướng hành động còn nhầm lẫn đặt ở cuối đoạn bình và luận.

    2. Hệ thống luận điểm: chưa rõ ràng ở phần bình. Còn lặp từ nhiều, ví dụ mở đầu cho mở bài và phần bình đều nhắc tới “…ngày nay…”

    3. Dẫn chứng: còn thiếu dẫn chứng thực tế


    II.Đề nghị:

    ·Cần tham khảo thêm một số khái niệm về việc học để có những định nghĩa chính xác, cụ thể và mang tính khái quát cao hơn

    ·Đưa ra những dẫn chứng về việc học “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” và dẫn chứng về mặt tiêu cực cùng hậu quả để từ đó nhấn mạnh việc học theo đúng mục đích, một cách trong sáng, là vô cùng quan trọng


    III.Sửa chữa:

    Sửa lại mở bài: Trong bối cảnh hiện này, vai trò của giáo dục luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Hơn thế nữa, các quốc gia trên toàn thế giới đang chuyển sang giai đoạn phát triển một nền văn minh mới – nền văn minh tri thức. Vì vậy việc học là rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Và mục đích học tập mà UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một trong nhiều nhận định cụ thể và chính xác đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của cá nhân trên toàn thế giới.


    Bổ sung lại phần giải thích: Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. theo mình bạn nói sai rồi việc học đâu phải chỉ có ở trường lớp, chúng ta luôn không ngừng học tập từ cuộc sống, nên có thể nói học là việc làm cả đời.

      Xóa
    2. bài hay như vậy mà nhận xét như cấy đít

      Xóa
    3. cung binh thuong cho chua hay lam

      Xóa
  3. doc co ve duoc nhung khong hay cho lam

    Trả lờiXóa
  4. doc hay vai te nhung hoi ngan, dai hon 1 chut thi...

    Trả lờiXóa
  5. cho hỏi mấy bạn ở đầu là ai mà nhận xét kĩ thế. Mìh thấy bài này cũng được rồi mà.

    Trả lờiXóa
  6. haha ta lầ ma đey!!!!!!! ^^

    Trả lờiXóa
  7. tớ thík trang web này mog mn ủng hộ!!

    Trả lờiXóa
  8. Trả lời
    1. kam on
      tui da doc cug duiok duok ma

      Xóa
    2. mai thi học kì bài lợi ích việc học.....lấy cái này dc ko ta

      Xóa
  9. hay do chu!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  10. Về phần lí lẽ thì không có gì dể chê, nhưng còn thiếu sự sàng tạo và cần nêu thêm lợi ích của việc học tập.

    Trả lờiXóa
  11. Đọc bài văn thấy hơi nhàm chán, chưa phong phú về cách dẫn chứng.

    Trả lờiXóa
  12. tôi thấy bài rất hay và có ý nghĩa ....nên tổng hợp thêm nhìu bài trong 1 chuyên mục...và nhìu khía cạnh khác nhau....để mọi ng` cùng tham khảo trên nhìu phương diện

    Trả lờiXóa
  13. tôi thấy bài này cũng được đấy chứ...tạm ổn

    Trả lờiXóa
  14. Bài này cũng hay nhưng bố cục hình như chưa chặt chẽ

    Trả lờiXóa
  15. vật vã chiến đấu mai nộp bài
    có bác nào giống e k?

    Trả lờiXóa
  16. cung duoc . ban nen chinh sua lai chac se hay hon day . thanks

    Trả lờiXóa
  17. Được đấy chứ!!

    Trả lờiXóa
  18. không có hay gì hết

    Trả lờiXóa
  19. tau đọc mà tau chộ răng nủ hay chi hết

    Trả lờiXóa
  20. bay đoc thì chộ ngắn còn tau chép đến sái tay rồi đây naỳ dài quá

    Trả lờiXóa