Lạm phát điểm 10
TNO .19/05/2011 0:55 Mấy ngày trước cả nhà tôi rất vui, vì cậu con trai học bậc tiểu học thông báo: thi kiểm tra học kỳ 2 đạt 3 điểm 10. Trước đó, kiểm tra học kỳ 1 cu cậu cũng có thành tích đáng nể, giành trọn 30 điểm/3 môn. Quá giỏi!
Tôi mừng, vì con còn nhỏ mà học giỏi thì sau này lên lớp lớn hơn chắc chắn sẽ nắm được căn bản và tiếp tục học giỏi.Tôi vui mừng nói với con trai: “Chắc chắn con sẽ được xướng tên khi nhận phần thưởng”. Con trai nói lại: “Chưa chắc đâu ba ơi”. Tôi giật mình và chợt nghĩ thầm: “Chẳng lẽ cu cậu nói dối”. Tôi hỏi: “Sao chưa chắc hả con?”. Con trai nói: “Lớp con toàn là học sinh giỏi, bạn nào cũng 3 điểm 10”. Cậu con trai còn kể, vì quá nhiều học sinh giỏi nên ngày mai cô giáo đề nghị cả lớp “hiệp thương” bầu chọn danh sách 10 em được lên sân khấu nhận phần thưởng!
Tôi đem câu chuyện của con trai nhà tôi kể với một người bạn làm công tác giáo dục. Anh bạn còn thông tin cho tôi biết năm học 2009-2010 nhiều trường còn có những lớp đạt 100% học sinh giỏi như lớp 1/1 trường Tiểu học Trần Bình Trọng (Q.5), trường Tiểu học Minh Đạo (Q.5) có 8/10 lớp 1, 3/10 lớp 2, 1/11 lớp 5, 1/12 lớp 4 đạt học sinh giỏi...
Tôi bần thần không biết mừng hay lo. Ngồi nhẩm tính: cứ theo cái đà “lạm phát” điểm 10 thế này, chắc chắn 20 năm nữa đất nước ta toàn là người giỏi (vì số em học sinh này được đào tạo quá "bài bản" toàn là học sinh giỏi - trong đó có con mình).
Câu chuyện không phải của riêng ai. Thành tích là tốt nhưng không phải vì nó mà đua theo để rồi cả một thế hệ sau này trống rỗng kiến thức, hậu quả của một thời đi học chỉ quen với cách học “tủ” để được điểm cao. Không nên tạo ra một tiền lệ chạy theo thành tích, nhất là đối với trẻ em. Là phụ huynh tôi có quyền được biết học lực thực chất của con mình. Vì đây là niềm vui tinh thần vô cùng cần thiết, khi cha mẹ dày công nuôi con ăn học, nên cần phải được đánh giá đúng năng lực. Một khi đánh giá đúng thực chất, là dạy cho trẻ biết được thực lực của mình để vươn lên. Điểm số chỉ là một yếu tố, còn kiến thức rất quan trọng, tạo nền móng cho sự phát triển của một thế hệ.
Đối với công tác giáo dục, quan trọng là phải đánh giá đúng thực chất để nhận ra nhân tài tiếp tục bồi dưỡng thành những tài năng cho quốc gia, đồng thời phát hiện ra những mặt yếu của các em để uốn nắn, giúp đỡ và điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp.
Như Quỳnh
vậy xin cho tôi hỏi, nguyên nhân từ đâu mà có bệnh thành tích ? các bậc phụ huynh chê nền giáo dục chạy theo thành tích, chê này chê nọ, chê lên chê xuống,... vậy đã bao giờ các vị tự hỏi lại xem mình có hoàn toàn vô can không, hay mình có lỗi gì không ? Các em là học sinh tiểu học, có sự cố gắng phấn đấu, hoàn thành bài vở thì được điểm cao. Trường người ta dạy tốt học tốt thì được điểm cao có gì mà thực chất hay không thực chất ? Nếu muốn nói về vấn đề này thì trước hết các vị nên hỏi lại mình là mình cho con đi học thì mong muốn điều gì, điều con học được hay những con số cao trong bảng điểm. Tôi đặt ra câu hỏi thế này chắc không ít phụ huynh trả lời mạnh mồm ngay : "tất nhiên là vì kiến thức rồi". Vậy tôi xin hỏi lại, nếu các cháu bị điểm kém, thì các bậc phụ huynh xử trí ra sao ? Nói thẳng là ko ít mắng mỏ : " chỉ có ăn vs học cũng ko xong ", hay "mày làm bố mẹ xấu hổ",... vậy ko phải là bệnh thành tích sao ? cái bệnh thành tích trong giáo dục cũng nhờ 1 phần lớn từ "công lao" của các bậc phụ huynh, những người luôn mở mồm ra là chê trách này nọ nhưng bản thân lại là cái cốt lõi, cái nguyên nhân sâu xa của vấn đề.
Trả lờiXóaPhong cách xe như xế lớn đặc biệt
Trả lờiXóaxe điện bánh to
đi được 60km/h và s max là 80km, bán giá rẻ tại decalsaigon.
đại hưng 668
Trả lờiXóa