Trương Ngọc Phương Khanh Lớp: 12A5
Tuổi trẻ suy nghĩ và hành động gì để giảm thiểu tai nạn giao thông
Bài làm:
Sinh mạng của con người là tài sản quý giá nhất. Không vì bất cứ lí do gì mà chúng ta phải tự huỷ hoại bản thân cũng như huỷ hoại người khác. Thế nhưng, hiện nay, vì ý thức người dân quá kém, không tự ý thức chấp hành luật giao thông, họ đã hại đến tính mạng của chính bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của người khác. Trong những năm gần đây, tình trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Vậy thì chúng ta, thế hệ trẻ, phải có những hành động thiệt thực, cụ thể để làm giảm tai nạn giao thông!
Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.
Tai nạn giao thông có thể coi là nguyên nhân gây chết nhiều người nhất. Có khoảng 80 người chết mỗi tháng vì TNGT ở Thành phố Hố Chí Minh. Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ TNGT đó cùng với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và cả của những người chăm sóc người đó. Việt Nam thiệt hại 885 triệu USD/ năm vì TNGT. Mặt khác TNGT gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại nhũng di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, đem đến sự đau đớn, mất mát của người thân người bị nạn. Điển hình nhất là vụ tai nạn ngày 17.7.2008 đã cướp đi tính mạng của hai người thân nhất của gia đình chị Trần Thị Chiên. Đón nhận sự ra đi của chồng và đứa con gái vừa mới 18 tuổi khiến chị rũ rượi như cái xác không hồn, không còn thiết sống gì nữa.
Vậy, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là từ đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, nhưng trước hết đó là ý thức của mỗi con người: coi th ư ờng lu ật ph áp, lu ật giao th ông, không tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt và tự giác. Ch ẳng h ạn nhu có rất nhiều người khi điều khiển các phương tiện giao thông mà không có giấy phép, không am hiểu về luật giao thông. Gần nhất là các bạn học sinh cấp hai, cấp ba, chưa đủ tuổi mà đã “cưỡi” trên một chiếc xe phan khối lớn, chưa kể đến các bạn còn chở hai chở ba. Còn về phương tiện, chúng không được kiểm định an toàn hàng năm. Xe cộ ở Việt Nam chỉ bị kiểm định một lần khi làm thủ tục đăng ký mà thôi. Cơ quan chức năng không hề quan tâm đến sự xuống cấp sau đó của những phương tiện đang lưu hành trên đường. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. . Nguyên nhân gây tai nạn giao thông còn là do cơ sở hạ tầng cùa nứơcc ta còn rất kém, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Một yếu tố nữa dẫn đến tai nạn giao thông cũng chính là cảnh sát giao thông. Có thể nói họ là những người cầm cân nảy mực đối với giao thông và là người chấp hành luật giao thông nhiều nhất. Tuy là người cầm cân nhưng có nhiều người có thể vi phạm những khuôn khổ giao thông bất kì lúc nào. Ví dụ như một cảnh sát có thể vượt quá tốc độ cho phép nhưng không hú còi. Họ đã vi phạm luật! Việc tuần tra, xử lý vi phạm của lực lực lượng Cảnh sát giao thông chưa kiên quyết (còn làm theo kiểu xin-tha) và chưa mở rộng địa bàn hoạt động (phần lớn chỉ tuần tra ở các khu vực đông dân cư, đường nhựa còn khu vực vùng quê, đường đất rất hiếm khi thấy CSGT lộ diện. ngo ài ra, h ọ kh ông x ử ph ạt ch ặt ch ẽ mà chỉ là “ăn hối lộ”. Điều này cũng là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông một cách gián tiếp!
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố.... T ình trạng phóng nhanh vượt ẩu ngày nay cũng hết sức đa dạng. Họ không nghĩ đến tính mạng của bản thân mình cũng như tính mạng của người đi đường. Hành động rất đáng chê trách. Họ không biết nghĩ đến tương lai của m ình hay sao ma lại làm những điều đó, làm vậy có đ ược ích lợi gì đâu? Nhắc đ ến tai n ạn giao thông ta không thể không đề cập đến tình trạng đua xe hi ện nay. Những trận đua xe như vậy vừa là vi phạm luật, gây nhiều tai nạn nhất, ảnh hưởng đến sinh mạng cũng như sức khoẻ của nhiều ngươì. Mang đến sự bất an cho người đi đường…..
Muốn giảm thiểu tai nạn giao thông của nước ta thì trước hết nên giải quyết và khắc phục các nguyên nhân trên. Là thế hệ tương lai của đất nứơc, tuổi trẻ chúng ta phải có những suy nghĩ và hành động thiết thực để làm giảm tai nạn giao thông của nước ta. Để giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng, chất lượng xe cộ… thì đó là những vấn đề thuộc về nhà nước. Tuổi trẻ chúng ta chỉ có thể góp một ít công lao vào các công việc như là tuyên truyền, làm những công tác tình nguyện ….trước hết, bản thân chúng ta phải nghiêm túc chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ giao thông. Về việc tuyên truyền thì chúng ta có thể xây dựng các vở kịch xoay quanh vấn đề về giao thông hoặc là thi đua với các lớp khác để học sinh có thể tìm ra giải pháp đúng đắn. Hiện nay tình trạng đua xe đang rất phổ biến, mà các đối tượng tham gia thường là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Do đó, chúng ta không những phải tự giác chấp hành luật lệ giao thông mà còn phải chỉ dẫn, khuyến khích các bạn đồng trang lứa nên tuân thủ giao thông, phải biết lên tiếng trước những hành động tiêu cực của mọi người xung quanh khi họ cố tình hoặc sơ ý vi phạm. Tham gia công tác Đoàn là hành động gần nhất để thanh niên có những hành động cụ thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Ví dụ như những việc làm của Đoàn thanh niên như là thực hiện giao lưu trực tuyến về an toàn giao thông đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Như vậy, họ đã làm được một công tác rất có ích!
Qua những hậu quả của tai nạn giao thông hiện nay, đã cho ta thấy giao thông làm mất mát nhiều thứ mà không lấy lại được. Vì thế, mỗi chúng ta nên có những hành động thiệt thực để giảm thiểu tai nạn giao thông, đem đến sự an bình cho mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung. Để làm được điều đó, thì ngay bây giờ mọi người nên chấp hành tốt những quy định khi tham gia giao thông để không có những hối hận sau này.
noi that nghi luan ma dai the nay bon to ngai doc lam!ban nen co dong,ngan gon va bo cuc ro rang tung fan thi co le se hap dan hon day!
Trả lờiXóa1 diem
Trả lờiXóanhug xai tam dc day
=))
cam on ban nhe.minh nghi rang no se giup minh co them kien thuc de viet bai van ma co giao cho
Trả lờiXóabai vjet dc day 8 djem nka
Trả lờiXóabai vjet dc day 8 djem nka
Trả lờiXóaHay lm no jup mk rat nhiu p ak
Trả lờiXóa