Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng việc học sinh đánh nhau,mang vũ khí vào trường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến,chỉ tồn tại ở những nước phương Tây hay ở những nước lân cận. Đồng thời cũng vì thế mà bộ Giáo Dục chỉ đưa ra những qui định qua loa như:”Học sinh không được đánh nhau,không mang vũ khí vào trường”nhưng không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung, . Song thời gian gần đây, những vấn đề này đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
Đánh nhau,mang vũ khí vào trường hay còn gọi là bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở Việt Nam.Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội.Những hành động này xảy ra ở nhiều dạng như xúc phạm,lăng mạ,đay nghiến từ đó dẫn tới đánh nhau,tra tấn,làm hại sức khỏe,cơ thê con người.
Ngày nay chỉ gần lên mạng thì cũng đã có hàng tá clip đánh nhau của các học sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót.Tại TP.HCM,2 nam hs (1 em lớp 7,1 em lớp 9) trường THCS Nguyễn Huệ,Q.4,xích mích khi chát với nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau trong ngày tổng kết trường,khiến 1 em bị thương nặng).1 nữ học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam"xả" lên mặt nữ sinh trường khác.
Những hành động trên là do sự phát triên thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống,ngoài ra do ảnh hưởng của phim, ảnh, sách, báo,game mang tính bạo lực,sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.Nền giáo dục nặng về kiến thức,đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người,từ đó dẫn nên những vấn đề về
tâm lí của tuổi học trò.Bực dọc,ức chế không thê chia sẻ hay được sự quan tâm của người lớn,thầy cô.Các học sinh có những hành động bạo lực trong nhà trường đê “xả” đi những ức chế trong người,những học sinh có những hành động này cũng là do mặc cảm với bản thân,với bạn bè nên có xu hướng hù dọa đê được nê trọng.Ngoài cách xa lánh các bạn ấy thì chúng ta phải cố gắng giúp đỡ mở rộng vòng tay chào đón đê các bạn ấy trở lại thành những học sinh ngoan hiền chứ không phải quậy phá dùng vũ lực đê ức hiếp người khác.
Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ thì sẽ có nhiều học sinh sẽ trở thành nạn nhân hoặc là kẻ gây ra bạo lực trong vấn nạn bạo lực học đường này,những kết quả mà ta không hề mong muốn sẽ xảy ra.Đối với nạn nhân:tôn thương về thê xác và tinh thần,tôn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại,tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.Đối với kẻ gây ra bạo lực làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội;bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.Đê xóa bỏ vấn nạn bạo lực học đường trong nhà trường,ngoài đặc ra những qui định,chúng ta phải tuyên truyền giáo dục,cải cách nhân phẫm,tư vấn tâm lí cho những đối tượng gây ra bạo lực và nạn nhân của bạo lực học đường, có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác đê phòng ngừa và triệt tiêu vấn nạn này.Ngoài xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và khống chế hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực,mạnh dạn lên án bạo lực gia đình.
Qua câu nói của Mahatma Gandhi: “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bân được.”Chúng ta thấy rằng không chỉ 1 vài cá nhân mà làm chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ ngày nay,cũng còn rất nhiều bạn trẻ tài năng là tương lai của đất nước.Qua vấn đề trên,chúng ta phải có những quan điêm,nhận thức,hành động đúng đắn,hình thành những quan niệm sống tốt đẹp và phải cố gắng học tập đê phát triển đất nước,nâng cao xã hội văn minh.
Những qui định của bộ Giáo Dục cũng chỉ là những qui định,muốn vấn nạn về việc đánh nhau mang hung khí vào trường kết thúc thì người lớn,thầy cô giáo trong trường phải trở thành những tấm gương sáng để học sinh,con cái noi theo.Và quan trọng nhất là do chúng ta,những học sinh phải biết tự ý thức về chính mình,cố gắng học tập đê có tương lai tốt đẹp mai sau.
hay đấy, tôi thích đấy, nhưng mà tôi vẫn cảm thấy hơi thiếu cái j đó. nhưng dù sao vẫn cảm ơn
Trả lờiXóakhông ai được chép cái này vào bài văn của mình biết chưa, học đi, thi rồi
Trả lờiXóabài làm không hay cho lắm
Trả lờiXóafyyy
Trả lờiXóaốp lưng iphone 7 nillkin
Trả lờiXóacase in hình ảnh prynt
Trả lờiXóa