“Chiếc bình nứt” của Duy
TT (19.10.2011) - Những ngày này, bạn bè khóa 34 (khoa tâm lý giáo dục, Trường ĐHSP TP.HCM) chuẩn bị cho chuyến thực tập cuối cùng của đời sinh viên, thì chàng lớp trưởng Nguyễn Ngọc Duy lại oằn mình chống chọi giành sự sống.
Duy (giữa) rất tích cực thảo luận nhóm trong giờ học - Ảnh: Thái Bình |
Tai họa đã ập xuống cuộc đời Duy cách đây tám tháng, đang khi đi thực tập tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Niềm tin trong bóng tối
"Có lúc muốn buông xuôi để giải thoát cuộc đời nhưng trong đầu có gì đó cứ thôi thúc phải cố lên" NGUYỄN NGỌC DUY |
Chuyến đi ấy dự kiến kéo dài cả tháng, nhưng mới được tám ngày thì Duy bỗng nôn ộc máu tươi. Duy được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). “Cứ nghĩ bệnh vu vơ, nằm viện vài ngày rồi tiếp tục đi thực tập, ai ngờ...” - Duy nghẹn lời.
Đất trời như sụp đổ khi bác sĩ nói Duy bị suy thận giai đoạn cuối, ngoài ra còn mắc thêm lao phổi, phù và suy tim. Uống thuốc dồn dập nên sau đó Duy bị di chứng suy gan. Đau đớn hơn, đôi mắt Duy cứ mờ dần, mờ dần.
Nằm trên giường bệnh mà nước mắt Duy cứ chực trào ra, không phải vì những cơn đau thấu trời mà vì nghĩ đến cảnh bạn bè hào hứng thực tập nghề trên bục giảng. Từ quê nhà, gia đình báo tin hai đứa em trai của Duy mắc chứng đau đầu phải dở dang việc học. Ba vào chăm sóc Duy, lúc trở về nhà không may lại bị tai nạn. Mẹ ở quê ra, thấy con trai gầy xác xơ nên cứ khóc suốt. Vậy là Duy có cơ hội sử dụng mớ kiến thức tâm lý của mình: “Mẹ à, mọi chuyện rồi sẽ qua!”.
“Không phải là an ủi mẹ mà mình tin như thế”, chàng trai trẻ bộc bạch. Có lẽ chính vì vậy mà cậu gượng dậy được trong lúc ai cũng nghĩ sắp nói lời vĩnh biệt Duy. Hằng ngày, chàng lớp trưởng vẫn miệt mài đến trường. Mắt không còn nhìn rõ, Duy dùng đôi tai cảm nhận bài giảng. Không thể ghi chép được, Duy chọn lọc kiến thức nạp vào đầu. Nhưng rồi có những ngày thân xác rã rời, Duy gục xuống bàn học giữa lớp...
Phải sống sao cho xứng...
Sống cùng “vết nứt cuộc đời” Hồi còn đứng lớp dạy kỹ năng sống cho trẻ, Duy thường kể câu chuyện về một chiếc bình nứt cứ mặc cảm vì không mang đầy nước về nhà, nhưng nhờ vết nứt mà nó tưới tắm cho những cây hoa khoe sắc bên đường. Duy bảo mỗi người có những khuyết điểm rất riêng biệt, mỗi người là một chiếc bình nứt. Nghĩ vậy nên trong lòng Duy thật bình thản. |
Thật bất ngờ khi thấy Duy xuất hiện trong một vở kịch tại đêm họp mặt truyền thống của khoa tâm lý giáo dục. Trong vở kịch, Duy sắm vai vị giám đốc oai vệ, nhưng bạn bè ngồi bên dưới cứ lo chàng lớp trưởng ngất xỉu trên sân khấu thì khổ. Thì ra, dù mang đủ thứ bệnh trong mình nhưng Duy vẫn tham gia xây dựng ý tưởng, dàn dựng, tập dượt và diễn xuất kịch.
Chưa hết, mới tháng trước cậu còn là chủ xị tổ chức chuyên đề “Tình yêu thời @” của Câu lạc bộ “Ngôi nhà trái tim” do chính Duy sáng lập, với những hoạt động gắn với chuyên môn nhằm tạo sân chơi học thuật cho sinh viên của trường và sinh viên tâm lý giáo dục.
“Hôm nào không thấy Duy là cả lớp bồn chồn lo lắng”, cô sinh viên Trần Thị Vinh cho biết. Theo lời Vinh, Duy rất chân thành với bè bạn. Chính vì vậy khi Duy ngã bệnh có rất nhiều bạn bè chăm sóc và giúp đỡ, có một bạn nữ cùng lớp còn dọn đến thuê phòng trong cùng nhà trọ để lo cơm nước cho Duy.
Chúng tôi tìm đến phòng trọ đúng lúc Duy vừa đi bấm huyệt về. Tối qua, cậu đã khiến cả khu nhà trọ nhốn nháo khi bỗng lịm đi vì cảm lạnh do chờ xe buýt quá lâu dưới trời mưa.
Nghe Duy kể chuyện đi xe buýt mà thương: “Mấy lần chạy thận bị tụt huyết áp, đến trạm xe buýt gần nhà mình đòi xuống nhưng chẳng ai nghe, vậy là qua tuốt luốt. Còn chuyện té khi lên xuống xe buýt cứ như cơm bữa”. Mắt nhìn lờ mờ nhưng Duy cứ dũng mãnh băng qua đường Hàm Nghi. Bạn nói thật lòng: “Tôi qua đường là bằng... niềm tin, đi dứt khoát như vậy cho xe cộ dễ tránh mình”.
Từ một chàng trai nặng 62kg, da dẻ hồng hào, giờ Duy chỉ còn 50kg, da sạm đen. Duy kể: “Lần bị hôn mê co giật cả chục ngày, có lúc muốn buông xuôi để giải thoát cuộc đời nhưng trong đầu có gì đó cứ thôi thúc phải cố lên”.
Bốn tháng trước, khi đôi mắt dần tối tăm, trong đầu Duy cũng nhen lên ý nghĩ chán nản, nhưng rồi cậu nghĩ lại “biết bao nhiêu người mù cũng sống được, sao mình lại không”. Bác sĩ nói bệnh suy thận giai đoạn cuối có những trường hợp tự hồi phục kỳ diệu, và Duy hi vọng phép mầu đó sẽ đến với mình. Nhưng còn một động lực khác khiến Duy nỗ lực giành sự sống: “Bạn bè đối xử tốt quá nên mình phải sống sao cho xứng với họ”.
HUỲNH THÁI BÌNH
Nhiều lời ấm áp dành cho “chiếc bình nứt”
Trả lờiXóaTT - Ngay sau khi đọc bài “Chiếc bình nứt của Duy” (TT ngày 19-10, viết về tấm gương vượt qua bệnh tật hiểm nghèo để tiếp tục đến trường của sinh viên Nguyễn Ngọc Duy, khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM), rất nhiều bạn đọc đã gửi email bày tỏ sự cảm phục trước nghị lực vượt khó của Nguyễn Ngọc Duy và động viên Duy tiếp tục là “chiếc bình nứt” đáng yêu giữa đời.
Dù mắt không nhìn rõ nhưng Duy vẫn nhiệt tình giơ tay phát biểu trong giờ học - Ảnh: T.B.
Bạn đọc Bichlaiqn288 viết: “Người như Duy nếu không mắc bệnh hiểm nghèo sẽ là chỗ dựa cho nhiều người”. Tấm gương vượt khó của Duy cũng khiến bạn Hồng Thắm nhìn lại bản thân: “Mình hạnh phúc hơn Duy vì khỏe mạnh nhưng đôi khi lại cảm thấy chán đời. Đọc bài báo trên mình rất cảm động và nhận ra cuộc sống còn nhiều ý nghĩa, hãy sống như thể rằng ngày mai mình sẽ chết”.
Bạn đọc Ngọc Diệp viết: “Mỗi ngày của bạn trôi qua trong đau đớn, bệnh tật... nhưng cũng là những tháng ngày sống hết sức ý nghĩa. Cuộc sống này không thiếu những chiếc bình gấm hoa đẹp đẽ, lòe loẹt khoe sắc... nhưng lại rất dễ vỡ, mong manh rồi tan biến. Ngẫm ra nó chẳng đáng là gì so với những chiếc bình nứt âm thầm rắc hương thơm cho đời”.
Còn bạn Thanh Thảo cứ ấm ức sao rủi ro lại đến với một chàng trai học giỏi, hiền lành, giàu nghị lực. Bạn Thanh Thảo mong muốn “mọi người góp tay chia sẻ để chiếc bình nứt đó mãi tưới tắm hương thơm cho đời”. Đặc biệt, một bạn đọc ký tên “Bạn đọc” ước ao về một phép mầu sẽ đến với Duy. Một số bạn đọc đã xin địa chỉ, điện thoại của Duy để trực tiếp đến hỗ trợ vật chất, tinh thần cho Duy.
THÁI BÌNH
Một người gùi nước ở Ấn Độ, có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu của một sợi dây và rồi được đeo lên cổ anh ta để mang về nhà. Một trong hai cái bình thì còn rất tốt và không bị chút rò rỉ nào cả. Cái còn lại bị nứt một chút nên nước bị vơi trên đường về nhà, chúng chỉ còn lại có hai phần ba.
Trả lờiXóaHai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện, trong khi cái bình nứt thì cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: “Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua”.
Anh ta hỏi lại cái bình: “Sao lại phải xin lỗi? Mà ngươi xin lỗi về chuyện gì?”.
Cái bình nứt đáp lại: “Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã phải làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi”.
Với lòng trắc ẩn của mình, người gùi nước rất thông cảm với cái bình nứt, ông ta nói: “Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường”
Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước.
Người gùi nước liền nói: “Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không?”. Thật ra, ta đã biết rất rõ về vết nứt của ngươi, và ta đã lấy điểm yếu đó để biến nó thành lợi điểm. Ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày trong khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng từ những chỗ rò rỉ của ngươi. Giờ đây, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy để trang trí nhà cửa của ta. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa duyên dáng để làm đẹp ngôi nhà của mình.
Trong cuộc sống cũng vậy, ai cũng đều có những vết nứt, vì vậy chẳng ai là hoàn hảo cả, tất cả chúng ta đều có thể là cái bình nứt, nhưng nếu chúng ta biết chấp nhận và tận dụng nó, thì mọi thứ đều có thể trở nên có ích.
Hãy nhớ, trong điểm yếu chúng ta sẽ luôn tìm thấy lợi điểm.
Phương Thảo
(Theo Chicken)
Nhiều lời ấm áp dành cho “chiếc bình nứt”
Trả lờiXóaTT - Ngay sau khi đọc bài “Chiếc bình nứt của Duy” (TT ngày 19-10, viết về tấm gương vượt qua bệnh tật hiểm nghèo để tiếp tục đến trường của sinh viên Nguyễn Ngọc Duy, khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM), rất nhiều bạn đọc đã gửi email bày tỏ sự cảm phục trước nghị lực vượt khó của Nguyễn Ngọc Duy và động viên Duy tiếp tục là “chiếc bình nứt” đáng yêu giữa đời.
Dù mắt không nhìn rõ nhưng Duy vẫn nhiệt tình giơ tay phát biểu trong giờ học - Ảnh: T.B.
Bạn đọc Bichlaiqn288 viết: “Người như Duy nếu không mắc bệnh hiểm nghèo sẽ là chỗ dựa cho nhiều người”. Tấm gương vượt khó của Duy cũng khiến bạn Hồng Thắm nhìn lại bản thân: “Mình hạnh phúc hơn Duy vì khỏe mạnh nhưng đôi khi lại cảm thấy chán đời. Đọc bài báo trên mình rất cảm động và nhận ra cuộc sống còn nhiều ý nghĩa, hãy sống như thể rằng ngày mai mình sẽ chết”.
Bạn đọc Ngọc Diệp viết: “Mỗi ngày của bạn trôi qua trong đau đớn, bệnh tật... nhưng cũng là những tháng ngày sống hết sức ý nghĩa. Cuộc sống này không thiếu những chiếc bình gấm hoa đẹp đẽ, lòe loẹt khoe sắc... nhưng lại rất dễ vỡ, mong manh rồi tan biến. Ngẫm ra nó chẳng đáng là gì so với những chiếc bình nứt âm thầm rắc hương thơm cho đời”.
Còn bạn Thanh Thảo cứ ấm ức sao rủi ro lại đến với một chàng trai học giỏi, hiền lành, giàu nghị lực. Bạn Thanh Thảo mong muốn “mọi người góp tay chia sẻ để chiếc bình nứt đó mãi tưới tắm hương thơm cho đời”. Đặc biệt, một bạn đọc ký tên “Bạn đọc” ước ao về một phép mầu sẽ đến với Duy. Một số bạn đọc đã xin địa chỉ, điện thoại của Duy để trực tiếp đến hỗ trợ vật chất, tinh thần cho Duy.
THÁI BÌNH
Câu chuyện chiếc bình nứt
Trả lờiXóaThứ ba, 15/09/2009 14:56
Hồi ấy ở bên Tàu có một người gánh nước mang hai chiếc bình lớn treo hai đầu một đòn gánh đeo ngang cổ. Một trong hai bình ấy bị một vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo luôn luôn đem về đủ lượng một bình đầy nước . Cuối đoạn đường dài từ con suối đến nhà, chiếc bình nứt lúc nào củng vơi chỉ còn một nữa bình. Suốt hai năm trời ngày nào củng vậy người gánh nước chỉ mang về nhà có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất hảnh diện về thành tích của mình, đã hoàn tất một cách tuyệt hảo nhiệm vụ nó được tạo ra để thi hành. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình và khổ sở vì chỉ hoàn tất được có một nữa công việc nó được tạo ra để làm. Sau hai năm chịu đựng cái mà nó cho là một thất bại chua cay, một ngày nọ nó lên tiếng với người gánh nước bên suối : " Con thật xấu hổ vì vết nứt bên hông, đã làm rỉ mất nước trên đường về nhà bác " Người gánh nước trả lời : " Con đã chẳng để ý thấy chỉ có hoa mọc trên đường đi bên phía của con à? Đó là vì ta vẫn luôn biết khuyết điểm của con nên ta đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con, và mỗi ngày trên đường mình đi về con đã tưới nước cho chúng nó…. Hai năm nay ta vẫn luôn hái được mấy bông hoa đẹp để chưng trên bàn. Nếu mà con không phải là con y như thế này, thì trong nhà đâu có được trang hoàng đẹp đẻ như vậy? " Mỗi người trong chúng ta đều có những khuyết điểm riêng biệt.
Ai cũng đều là chiếc " Bình nứt " cả. Nhưng chính các vết nứt và khuyết điểm đó của từng người trong chúng ta mới khiến cho đời sống chung của chúng ta trở nên thú vị và làm chúng ta thỏa mãn. Chúng ta phải chấp nhận cá tính của từng người trong cuộc sống, và tìm cho ra cái tốt trong họ. Vạn hạnh cho tất cả các bạn " BÌNH NỨT " của tôi .
that la mot tam guong sang cho moi nguoi hoc tap! Toi tin ban se vuot qua duoc tat ca nho nghi luc song phi thuong va niem tin manh liet!Nhat dinh nhung dieu tot dep nhat se den voi ban!co len ban nhe!Cuoc doi nay se khong phu nhung nguoi nhu ban dau.
Trả lờiXóa