12 thg 10, 2012

Lễ và Văn


Họ và tên: LÊ PHẠM HOÀNG MINH Lớp: 10A1 STT: 24
 Đề bài: suy nghĩ của anh chị về quan điểm học tập( tiên học lễ hậu học văn) 
BÀI LÀM 
Bên cạnh học tập thì lễ nghĩa cũng là một phần rất quan trọng và cần thiết giúp con người dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống chính vì lẽ đấy ,dân gian ta có câu “tiên học lễ,hậu học văn”
Trong câu tục ngữ đó, “tiên học lễ”nghĩa là con người trước hết phải có một phẩm chất đạo đức tốt ,phải học được những thái độ ứng xử phù hợp trong xã hội sau khi đã hoàn thành mục đích trên thì mới bắt tay vào học đến những bộ môn khoa học cũng như xã hội ,đấy là “hậu học văn” . Tóm lại câu tục ngữ muốn truyển đạt lại cho thế hệ chúng ta rằng trước tiên phải biết lễ nghĩa , đạo đức mới có thế học tập tốt và giỏi được. Biết kính trên nhường dưới , biết cám ơn và xin lỗi đúng lúc ,kết hợp với học tập chăm chỉ ,nghiêm túc sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt về bài học người xưa truyền thụ.
Từ ngày xưa ,lễ nghĩa đã là một truyền thống quý báu của người Việt Nam .Điều đó giúp con người tạo nên mối quan hệ trong xã hội, không những thế mà chúng ta được mọi người yêu quý, coi trọng. ngoài ra uy tín trong công việc sẽ được nâng cao, sự nghiệp ngày càng phát triển ,thành công. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh Bác Hồ lãnh tụ vĩ đại của đất nước. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhưng chính nhờ sự giáo dục ý thức từ nhỏ cùng với sự cố gắng Bác đã đưa cả đất nước thoát khỏi chiến tranh và được yên vui trong sự ấm no hạnh phúc của hòa bình. Có thế mới thấy được nền tảng nhân cách quan trọng và cần thiết như thế nào.
Tuy nhiên lễ nghĩa không được thể hiện một cách đúng mực, học “văn” mà không học “lễ” thì học tập có thể tốt nhưng mối quan hệ xã hội sẽ không được tốt cũng như không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của mọi người xung quanh.Từ đó cuộc sống của họ sẽ bị cô lập và bị mọi người xa lánh. Chưa hết, không có sự hợp tác giúp đỡ , họ sẽ không được thoải mái dẫn đến những thất bại trong công việc. Như Bác Hồ đã nói” Có đức mà không có tài là người vô dụng. Có tài mà không có đức là người bỏ đi.” Tóm lại , một người không có nhân cách tốt chỉ gặp toàn thất bại trong cuộc sống .
Chính vì lẽ đó, trẻ em từ nhỏ cần nhận được sự giáo dục từ gia đình và nhà trường,nên được rèn luyện một nếp sống tốt, một nền tảng vững chắc. Còn những người đã trưởng thành cần học tập và rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, khả năng tự tin nói trước đám đông. Và điều quan trọng hơn cả là nền giáo dục cần chú trọng vào bộ môn đạo đức ở bậc tiểu học cũng như môn giáo dục công dân của bậc trung học cơ sở, nhằm mục đích giúp học sinh học dược lễ nghĩa và đạo đức.
Người xưa thật đúng đắn khi đúc kết thành công câu tục ngữ “ tiên học lễ, hậu học văn” để dạy cho con cháu ở những thế hệ sau không ngừng học hỏi kiến thức ngày càng sâu rộng . Bên cạnh đó cũng cần phải đặt đạo đức của mình lên hàng đầu. Để thay lời kết xin được khuyên mọi người “ đạo đức là tiền đề cho mọi sự thành công”.                        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét