5 thg 10, 2009

Hãy sống trung thực với bản thân và với mọi người

Trong làng kịch nói Việt Nam, nhà văn nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Ông có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch,... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ, là vở kịch có quan niệm về cách sống rất sâu sắc, đoạn cuối vở kịch câu nói độc thoại nội tâm nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt làm cho chúng ta có nhiều suy nghĩ về quan niệm sống: "Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toà vẹn."
Con người chúng ta có hai phần: bên trong là linh hồn, bên ngoài là thể xác. Thể xác và linh hồn phải thống nhất hài hòa thì con người mới tới nhân cách hoàn thiện. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của “tiên cờ” Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa nhân vật Trương Ba lại mắc phải nghịch cảnh linh hồn của mình phải gửi nhờ trong thân xác của người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Câu nói "Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toà vẹn." thể hiện quan niệm sống của chính tác giả đó là: con người phải sống là chính mình, chân thật, không giả dối. Bởi chỉ khi chúng ta là chính mình thì mới có thể tự do thực hiện mong muốn, ước mơ, lí tưởng của mình; tâm hồn mình mới nhẹ nhàng thanh thản. Và sống chân thật thì mọi người mới quí mến, yêu thương. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc mình không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc và đáng ghét trước mặt mọi người. Việc không hài hoà giữ linh hồn và thể xác ảnh hưởng rất nhiều đến cách sống của chúng ta, khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, lấn át và tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý ở con ngừơi. Thể xác chúng ta làm mà linh hồn của chúng ta xấu hổ - thông qua nhân vật Trương Ba cho ta thấy sự mâu thuẩn gay gắt giữa "bên trong" và "bên ngoài" khi nó không hoà hợp thống nhất. Khi phải sống nhờ, sống gửi trong thân xác người khác, không được là chính bản thân mình thì cuộc sống gần như vô nghĩa. Khi chúng ta sống không thực với chính bản thân mình thì từng ngày từng ngày linh hồn của chúng ta sẽ mài mòn rồi chết đi, khi ấy chúng ta không còn là một con người toàn vẹn. Thực tế ngày nay vì danh và lợi có rất nhiều người chọn cách sống "bên trong một đằng bên ngoài một nẻo", họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược lại, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình. Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế từng ngày từng ngày sẽ đưa họ ra xa những người thân bạn bè. Vì vậy con người phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”. Vở kịch của Lưu Quang Vũ không chỉ có ý nghĩa về mặc nghệ thuật mà nó còn cho chúng ta thấy quan niệm sống qua những câu độc thoại nội tâm của nhân vật. Qua tác phẩm chúng ta rút ra được bài học cho chính chúng ta. Chúng hãy trung thực với bản thân mình, đừng tự lừa dối mình cũng như lừa dối những người xung quanh.Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa vì danh và lợi vì nhu cầu của chính bản thân chúng ta.

Vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" cho chúng ta nhiều suy nghĩ về quan niệm sống của con người. Nó cũng cho chúng ta nhiều bài học về lối sống không trung thực. Chỉ khi chúng ta là chính mình thì cuộc sống mới có ý nghĩa, mới đáng sống. Chứ đừng vì danh lợi mà đánh mất linh hồn cao đẹp của chúng ta.
12a12-44-0910

1 nhận xét: