26 thg 9, 2008

Mọi phẩm chất ở trong hành động 1

Phan Ngọc Thùy Dung
Lớp: 11TA2

Đề: Anh(chị) suy nghĩ gì về quan niệm:
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”. Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người, để chính chúng ta là những con người có lối "sống đẹp” và cũng để cố gắng làm cho mộng tưởng trở thành lý tưởng, ảo tưởng trở nên thực tại, như 1 chân lí đã đc đúc kết rằng:“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Vậy phẩm chất là gì?Đức hạnh là nhữg điều chi?Làm sao để nhận thấy nó đang tiềm ẩn trong thế giới nội tâm của mỗi cá nhân?Thật sự, tôi chưa đủ lớn để định nghĩa hay giải thích rõ ràng chính xác về những phạm trù sâu xa như thế.Nhưng nói 1 cách đơn giản, tôi ý thức đc rằng khi 1 cá nhân có thể hết lòng làm việc vì 1 tập thể, 1 người giàu có sẵn lòng cho đi của cải vật chất để giúp các cụ già neo đơn, các em nhỏ mồ côi khuyết tật…thì đó là 1 trong những phẩm chất của đức hạnh!Bởi tình yêu trong đức tính cao quý đó cũng chính là động lực, là sức mạnh để con người đối xử nhân ái với nhau bằng một tình thương vô điều kiện, một sự tri ân không cần sự đền đáp, một sự trăn trở trước cái đói, cái nghèo, bơ vơ của những đứa trẻ bất hạnh.
Tôi kể các bạn nghe câu chuyện này nhe.Tôi vốn dị ứng với các bạn thanh niên tóc tai nhuộm xanh, nhuộm đỏ, ăn mặc thiếu vải...Có một lần, tôi ăn ở 1 tiệm phở bên đường. Một đôi thanh niên như thế bước vào và ngồi ngay bàn đối diện. Quả thật, tôi ăn mất ngon.Lúc ấy, một ông lão bán vé số lại gần mời tôi mua. Tôi lắc đầu từ chối, mà không nhìn kỹ ông già. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng: mình không thể giúp hết tất cả những người bán vé số, thì tốt hơn hết là từ chối, và không mua vé số của bất kỳ ai. Còn muốn giúp đỡ người nghèo khó thì còn cả trăm ngàn cách khác để giúp đỡ.Ông lão đi sang bàn đối diện nơi đôi thanh niên kia ngồi và chìa tập vé số ra. Cô gái ngước lên, nhìn chăm chăm vào ông. Tôi chờ đợi một thái độ khó chịu hay một cái gì tương tự... Nhưng không, cô gái nhìn ông già và hỏi: "Ông ăn phở không, con kêu cho ông 1 tô?". Và như để ông già tin chắc rằng mình nghe không lầm, cô ấy nói tiếp: "Ông ăn đi, con trả tiền". Tôi như lùng bùng cả lỗ tai. Tôi đã từng nghĩ rằng mình là người sống không xấu (quả thật là không xấu). Tôi đã từng ác cảm với những thanh niên mà tôi nghĩ là xấu... Nhưng trong trường hợp này, hành động của tôi không thể so sánh được với cô bạn trẻ "lai căng" ấy (cách tôi gọi những người thanh niên mà tôi ác cảm, như tôi đã nói lúc đầu).
Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:
"Khi em sinh ra Mọi người đều cười Riêng em thì khóc tu tu Hãy sống sao để khi chết đi Mọi người đều khóc Còn môi em thì nở nụ cười”
Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp, một phong thái phóng khoáng, lạc quan, một phẩm giá cao quý trong mỗi hành động để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!

4 nhận xét:

  1. Bài viết đúng kiểu bài, lập luận chặt chẽ,văn viết gợi cảm, dẫn chứng tiêu biểu,suy nghĩ chân thành, để lại ấn tượng tốt cho người đọc

    Trả lờiXóa
  2. Em xin góp thêm một đề nữa của chủ đề hành động.
    Anh (chị) hãy suy nghĩ về câu nói sau của Tuân Tử: "Đường tuy ngắn, chẳng đi chẳng đến. Việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng nên"

    Trả lờiXóa
  3. cung binh thuong thui

    Trả lờiXóa