30 thg 9, 2008

Không thể biện minh

An toàn giao thông là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của Việt Nam mà hầu hết quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt, Việt Nam là một đất nước đang phát triển nhanh chóng. Theo thống kê bình quân mỗi năm trên địa bàn cả nước xảy ra trên 25.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 11.000 người, bị thương trên 20.000 người, trong đó có hàng nghìn người bị tàn tật suốt đời. Vậy tuổi trẻ chúng ta cần phãi làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Đó là câu hỏi mà tất cả chúng ta phãi suy nghĩ.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, bình quân mỗi tháng trên cả nước xảy ra hàng ngàn vụ tai nạn giao thông (TNGT); có 35 người chết và cả trăm người bị thương mỗi ngày. Trong số những nạn nhân của TNGT, 40% ở trong độ tuổi trẻ, từ 15 đến 24 tuổi. Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á, TNGT gây ra tổn thất cho Việt Nam vào khoảng 900 triệu USD/năm, chưa kể những đau thương, mất mát mà gia đình, xã hội vẫn phải tiếp tục gánh chịu sau khi người thân bị tai nạn. Tai nạn giao thông hiện đang liên tục tăng trên toàn cầu, khu vực Đông Nam Á cũng không ngoại lệ. Tại Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm 2007, đã xảy ra gần 8.000 vụ tai nạn khiến 7.122 người tử vong, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi ngày, gần 40 người tử vong vì tai nạn giao thông và gần gấp đôi số đó bị các thương tật ở vùng đầu. Đây là kết quả của sự gia tăng dân số, hiện đại hóa, khi lượng xe cộ phát triển không đồng hành với những biện pháp giao thông an toàn. Hạn chế về ý thức của người dân, cũng như việc tuyên truyền chưa mạnh mẽ khiến số tai nạn giao thông không ngừng tăng lên. Theo thống kê, mỗi năm trung bình tại Việt Nam, tai nạn giao thông khiến trên 12.000 người chết và gần 30.000 người bị chấn thương sọ não với nhiều di chứng để lại.
Về nguyên nhân gây tai nạn giao thông thì “xe gắn máy vẫn chiếm giữ vị trí hàng đầu với hơn 70% số vụ tai nạn…”. Theo quan sát của tôi, người điều khiển xe gắn máy dù chạy trong TP hay trên đường quốc lộ cũng thường hay cho xe lấn qua đường ô tô, chạy sát hông ô tô hoặc chen giửa 02 xe ô tô khi qua ngã tư ngã ba nên rất dễ gây tai nạn. Một nguyên nhân khác của xe gắn máy thường gây tại nạn là các thanh niên “choai choai” thường hay lạng lách đánh võng khi lưu thông trên đường rất dễ va chạm gây tai nạn. Hay các xe gắn máy chở hàng do các thanh niên điều khiển thường chạy rất ẩu và luôn lấn đường phía bên kia cũng thường gây tai nạn giao thông.

Sự coi thường luật giao thông của những ngừơi tham gia giao thông. Đây có thể coi là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông.Trên đường, dù là đường trong phố hay là đường quốc lộ đều có kẻ vạch quy định làn đường cho ôtô, làn đường cho xe gắn máy. Nhưng hiện nay, xe gắn máy chạy lấn tuyến là chuyện bình thường và tại nạn xảy ra cho hành động chạy lấn tuyến này chiếm tỷ lệ rất cao.

Dù đã biết rằng tác hại của tai nạn giao thông là rất lớn nhưng nhiều người vẫn xem thường sinh mạng của mình. Một số người đã không thực hiện đúng luật giao thông mà khi được nhắc nhở còn tỏ thái độ bất mãn với cảnh sát giao thông. Nhiều thanh niên trẻ tổ chức những cuộc đua xe thần tốc, coi sinh mạng của mình như rơm rác. Những thanh niên đó đã không biết lo cho tương lai, mà còn phá hoại công sức mà các đấng sinh thành đã nuôi mình khôn lớn. Còn đối với một số tài xế ôtô khi ngồi sau tay lái thì phóng nhanh, vượt ẩu bất chấp mạng sống của nhiều người trên đường, cầm lái vượt quá thời gian quy định mà không nghỉ ngơi, nạn tranh giành khách lộng hành,… Các chủ xe vì kiếm đồng lời đã “ép” tài xế (người làm thuê cho mình) phải cho xe chạy càng nhanh càng tốt và tai nạn đương nhiên xảy ra. Riêng người đi xe gắn máy thì vượt đèn đỏ, lạng lách, chở hai, chở ba, chạy xe trong tình trạng say rượu. Ngay cả người đi bộ cũng băng qua đường, đi dưới lòng đường tự nhiên. Đ ó l à nh ững hành động tiêu cực trong khi tham gia giao thông rất đáng lên án. Chính những hành động đó đã cướp đi sinh mạng của biết bao người để lại sự tiếc thương trong lòng người thân.
Ðã đến lúc tất cả mọi người cùng phải vào cuộc và xem cuộc chiến chống vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông như cuộc chiến chống HIV/AIDS vậy. Làm được thế mới có thể hạn chế được tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, giúp cho xã hội ổn định phát triển và ngày càng tiến bộ văn minh. Vì khi mọi người đều có ý thức tham gia giao thông đó cũng là điều khẳng định sự văn minh của con người, của đất nước. Trong nhiều năm qua có rất nhiều tổ chức đoàn thể đã tham gia tích cực trong công tác tuyên chiến với tình trạng vi phạm an toàn giao thông, như Ðoàn thanh niên đã làm rất tốt công tác tuyên truyền về ý thức tham gia giao thông trong lực lượng đoàn viên thanh niên. Đã có 01 điều cấm trong chương trình công tác Ðoàn và phong trào thanh niên trường học đối với đoàn viên thanh niên học sinh là không được đi xe gắn máy đến trường. Với việc làm này, tình hình học sinh đi xe gắn máy đến trường không còn nữa, song khi ở nhà, cha mẹ vẫn cứ cho con mình sử dụng xe gắn máy nên tình trạng học sinh vi phạm an toàn giao thông cũng như gây tai nạn vẫn xảy ra. Ðiều đó đã cho thấy sự tích cực của chúng ta trong công tác phòng chống vi phạm an toàn giao thông còn bộc lộ sự thiếu ý thức nghiêm trọng.

Chúng ta không được phép chấp nhận thương vong do giao thông như là một hậu quả tất yếu của phát triển kinh tế. Mỗi một mạng sống đều quý giá. Nhân ngày Sáng tạo, vì chúng ta coi trọng an toàn giao thông đường bộ, tất cả chúng ta - trong cuộc sống riêng, trong công việc và trong các cộng đồng của mình - hãy giúp đỡ lẫn nhau để ngăn không cho thương tật do tai nạn giao thông lấy đi những ích lợi do sự thịnh vượng kinh tế còn mới mẻ của Việt Nam mang lại. Mọi người hãy nghĩ an toàn là trên hết và xin đừng đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm.

Riêng chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải rèn luyện và tu dưỡng đức tính thật hiện tốt an toàn giao thông, để giảm thiểu tai nạn giao thông. Cố gắng phấn đấu để trở thành một công dân tốt.Đừng để chết vì thiếu hiểu biết về luật giao thông.
Bùi Minh Tùng 12A5

1 nhận xét: