30 thg 9, 2008

An toàn giao thông

Trần Võ Anh Quân 12A5
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

An toàn giao thông là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của Việt Nam mà hầu hết quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt, Việt Nam là một đất nước đang phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế đang tăng trưởng và mức sống ngày càng sung túc đồng nghĩa với việc các thành phố, thị xã, thị trấn của đất nước cũng đang đổi thay. Trước đây, phố xá Hà Nội tràn ngập xe đạp, ngày nay xe máy và ô tô chen nhau trên đường. Theo thống kê bình quân mỗi năm trên địa bàn cả nước xảy ra trên 25.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 11.000 người, bị thương trên 20.000 người, trong đó có hàng nghìn người bị tàn tật suốt đời. Vậy tuổi trẻ chúng ta cần phãi làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Đó là câu hỏi mà tất cả chúng ta phãi suy nghĩ.


Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông trên cả nước đang tăng nhanh, trong đó 73% nguyên nhân gây ra tai nạn là do mô tô, xe máy. áo cáo cũng giải thích về nguyên nhân gia tăng các vụ tai nạn giao thông là do sự phát triển nhanh chóng về số lượng mô tô xe máy trên toàn quốc dẫn đến tình trạng quá tải các phương tiện tham gia giao thông. Theo thống kê, hiện nay, tổng số phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký là 72.640 chiếc, trong đó, mô tô, xe máy chiếm tỷ lệ 96%. Theo đó, phần lớn các vụ va chạm xảy ra trên đường đều do xe máy gây ra.Được biết, năm 2005 toàn quốc xảy ra 14.141 vụ tai nạn giao thông và 73,4% nguyên nhân cũng là do mô tô, xe máy. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, bình quân mỗi tháng trên cả nước xảy ra hàng ngàn vụ tai nạn giao thông (TNGT); có 35 người chết và cả trăm người bị thương mỗi ngày. Trong số những nạn nhân của TNGT, 40% ở trong độ tuổi trẻ, từ 15 đến 24 tuổi. Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á, TNGT gây ra tổn thất cho Việt Nam vào khoảng 900 triệu USD/năm, chưa kể những đau thương, mất mát mà gia đình, xã hội vẫn phải tiếp tục gánh chịu sau khi người thân bị tai nạn.


Tai nạn giao thông hiện đang liên tục tăng trên toàn cầu, khu vực Đông Nam Á cũng không ngoại lệ. Tại Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm 2007, đã xảy ra gần 8.000 vụ tai nạn khiến 7.122 người tử vong, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi ngày, gần 40 người tử vong vì tai nạn giao thông và gần gấp đôi số đó bị các thương tật ở vùng đầu. Đây là kết quả của sự gia tăng dân số, hiện đại hóa, khi lượng xe cộ phát triển không đồng hành với những biện pháp giao thông an toàn. Hạn chế về ý thức của người dân, cũng như việc tuyên truyền chưa mạnh mẽ khiến số tai nạn giao thông không ngừng tăng lên. Theo thống kê, mỗi năm trung bình tại Việt Nam, tai nạn giao thông khiến trên 12.000 người chết và gần 30.000 người bị chấn thương sọ não với nhiều di chứng để lại.



Riêng 7 ngày đón tết Đinh Hợi 2007 (từ 16/02 đến 22/02/2007) bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra 83 vụ tai nạn giao thông, làm 55 người tử vong và 93 người bị thương; so với tết Bính Tuất 2006 tăng 96 vụ (20,8%), tăng 41 người chết (12,3%), tăng 70 người bị thương (12,2%). Bước sang năm 2007, tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng, nhiều vụ rất nghiêm trọng, đây là vấn đề nhức nhối được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm.


Tai nạn giao thông hiện đang liên tục tăng trên toàn cầu, khu vực Đông Nam Á cũng không ngoại lệ. Tại Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm 2007, đã xảy ra gần 8.000 vụ tai nạn khiến 7.122 người tử vong, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi ngày, gần 40 người tử vong vì tai nạn giao thông và gần gấp đôi số đó bị các thương tật ở vùng đầu. Đây là kết quả của sự gia tăng dân số, hiện đại hóa, khi lượng xe cộ phát triển không đồng hành với những biện pháp giao thông an toàn. Hạn chế về ý thức của người dân, cũng như việc tuyên truyền chưa mạnh mẽ khiến số tai nạn giao thông không ngừng tăng lên. Theo thống kê, mỗi năm trung bình tại Việt Nam, tai nạn giao thông khiến trên 12.000 người chết và gần 30.000 người bị chấn thương sọ não với nhiều di chứng để lại.


Về nguyên nhân gây tai nạn giao thông thì “xe gắn máy vẫn chiếm giữ vị trí hàng đầu với hơn 70% số vụ tai nạn…”. Theo quan sát của tôi, người điều khiển xe gắn máy dù chạy trong TP hay trên đường quốc lộ cũng thường hay cho xe lấn qua đường ô tô, chạy sát hông ô tô hoặc chen giửa 02 xe ô tô khi qua ngã tư ngã ba nên rất dễ gây tai nạn. Một nguyên nhân khác của xe gắn máy thường gây tại nạn là các thanh niên “choai choai” thường hay lạng lách đánh võng khi lưu thông trên đường rất dễ va chạm gây tai nạn. Hay các xe gắn máy chở hàng do các thanh niên điều khiển thường chạy rất ẩu và luôn lấn đường phía bên kia cũng thường gây tai nạn giao thông.


Sự coi thường luật giao thông của những ngừơi tham gia giao thông. Đây có thể coi là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông.Trên đường, dù là đường trong phố hay là đường quốc lộ đều có kẻ vạch quy định làn đường cho ôtô, làn đường cho xe gắn máy. Nhưng hiện nay, xe gắn máy chạy lấn tuyến là chuyện bình thường và tại nạn xảy ra cho hành động chạy lấn tuyến này chiếm tỷ lệ rất cao.Trên các đường phố đều có vạch đường hay làm cầu vựơt dành cho người đi bộ băng qua. Khi đến gần vạch đường cho người đi bộ các phương tiện cơ giới phải giảm tốc độ (trong trường hợp đoạn đường không có đèn tín hiệu). Nhưng người đi bộ phần lớn không sử dụng những ưu tiên cho mình mà cứ băng qua đường bất cứ chỗ nào. Người lái xe khi đã ngồi sau tay lái không được uống dù 1 ngụm bia. Nhưng ở nước ta, lái xe ôtô và xe máy uống bia là chuyện bình thường. Chúng ta có thể nhìn qua các quán bia vào buổi chiều, xe máy chật cứng vỉa hè.Và có thể nêu lên vô số hiện tượng về không tôn trọng luật giao thông.Tại các nước tiên tiến, người dân rất tôn trọng luật giao thông dù trên đường hầu như không thấy bóng của cảnh sát giao thông, do đó xe ôtô nhiều nhưng tai nạn rất ít.Sự coi thường luật giao thông đã trở thành thói quen mà ít bị phạt. Đó là nguyên nhân chính gây ra nhiều tại nạn giao thông.

Việc kiểm soát thực thi luật giao thông của các ngành kiểm tra giao thông chưa thật sự nghiêm chỉnh. Có thể nêu ra nhiều ví dụ về sự kiểm soát thiếu nghiêm chỉnh của các ngành kiểm tra giao thông. Ở nước ta, ngoài cảnh sát giao thông còn có thanh tra giao thông. Hai lực lượng này có một nhiệm vụ chung là kiểm soát sự thực thi luật giao thông. Lực lượng thì nhiều nhưng như trên đã nêu thì sự coi thường luật giao thông vẫn thường xuyên xảy ra. Nên chăng việc kiểm tra thực thi luật giao thông chỉ giao cho cảnh sát giao thông và lực lượng này phải được thanh tra chặt chẽ. Đơn vị nào để xảy ra hiện tượng vi phạm luật giao thông tại khu vực mình phụ trách thì phải bị phạt.Ở nước ta, cảnh sát giao thông khi xử lý các tai nạn thường giữ phương tiện của cả người tuân thủ luật lẫn người vi phạm luật gây tại nạn. Và thường chủ phương tiện lớn phải trợ cấp cho chủ phương tiện nhỏ. Ví dụ: mặc dù xe mô tô hay xe đạp đi sai tuyến đâm vào ôtô, nhưng chủ xe ôtô vẫn phải chịu chi phí cấp cứu và chữa bệnh cho người đi xe đạp hay môtô, thậm chí phải sửa chữa xe cho họ. Cách giải quyết như vậy gần như khuyến khích người phạm luật. Cảnh sát giao thông phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Hiện nay trên thực tế có tình trạng cảnh sát giao thông thường nhận tiền của người vi phạm rồi cho qua. Vì người vi phạm muốn đưa tiền cho cảnh sát để đỡ mất thì giờ đi nộp phạt và chi phí thường bằng ½ tiền phạt chính thức. Vậy thì tại sao chúng ta lại không có cơ chế thưởng cho cảnh sát giao thông theo tỷ lệ tiền phạt (thậm chí tỷ lệ thưởng có thể bằng 50% tiền phạt). Như thế sẽ khuyến khích cảnh sát thực thi nghiêm chỉnh luật giao thông và cảnh báo người tham gia giao thông phải tôn trọng luật.

Nhằm giảm thiểu số tai nạn giao thông tại các nước châu Á, đặc biệt tại Việt Nam, nâng cao ý thức người dân về an toàn giao thông, Quỹ phòng chống thương vong châu Á đã thực hiện nhiều chương trình dành cho cộng đồng như: Tặng nón bảo hiểm cho trẻ em, Giáo dục phổ biến các vấn đề về an toàn giao thông, các chiến dịch tuyên truyền. Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIPF): là tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, được thành lập với mục đích giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, hạn chế những thương vong, tổn thất cho mọi người, đặc biệt là trẻ em. Quỹ đã thực hiện việc giáo dục về an toàn giao thông cho các trường tiểu học toàn quốc và phát động các chiến dịch về an toàn giao thông. Chương trình “Mũ bảo hiểm dành cho trẻ em” đã trao tặng 300.000 mũ bảo hiểm cho các học sinh tiểu học tại Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia. Chương trình hiện nay đang được mở rộng đến châu Phi. Công ty mũ bảo hiểm Protec đơn vị hoạt động phi lợi nhuận của AIPF, là nơi đã sản xuất đầu tiên mũ bảo hiểm dành cho vùng nhiệt đới, và mũ tiêu chuẩn dành cho trẻ em. Nhà máy Protec đã tiếp nhận những công nhân làm việc là người khuyết tật. Toàn bộ những sản phẩm làm ra cùng với lợi nhuận mang lại sẽ phục vụ cho các họat động vì cộng đồng.

Chúng ta không được phép chấp nhận thương vong do giao thông như là một hậu quả tất yếu của phát triển kinh tế. Mỗi một mạng sống đều quý giá. Nhân ngày Sáng tạo, vì chúng ta coi trọng an toàn giao thông đường bộ, tất cả chúng ta - trong cuộc sống riêng, trong công việc và trong các cộng đồng của mình - hãy giúp đỡ lẫn nhau để ngăn không cho thương tật do tai nạn giao thông lấy đi những ích lợi do sự thịnh vượng kinh tế còn mới mẻ của Việt Nam mang lại. Mọi người hãy nghĩ an toàn là trên hết và xin đừng đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm.

Từ nội dung bài viết, khẳng định ý thức chấp hành không nghiêm Luật giao thông của con người vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông ở nước ta thời gian qua. Để hạn chế tai nạn rủi ro, thời gian tới chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ, tích cực, kiên quyết của mọi cấp, mọi ngành và điều quan trọng từng người phải đề cao ý thức tuân thủ Luật khi tham gia giao thông. Trước mắt, phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về an toàn giao thông nói riêng, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật giao thông, khắc phục triệt để tình trạng "phạt cho qua", từng bước loại bỏ những nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Hy vọng đây là những thông tin có ích để các chủ phương tiện và mọi người suy ngẫm phòng ngừa tai nạn rủi ro, bảo vệ cuộc sống của chính mình và cộng đồng khi tham gia giao thông, đem lại hạnh phúc cho mọi nhà.

1 nhận xét:

  1. có thể cho dẫn chứng về an toàn đường sắt vào dc ko
    \

    Trả lờiXóa